Dưới một góc nhìn khác
https://baomoi.com/5-quoc-gia-tren-the-gioi-khong-the-bi-xam-luoc/c/27336451.epi
Dù là một trong những nước nghèo nhất thế giới, tuy nhiên Afghanistan lại nằm trong danh sách 5 quốc gia không thể bị xâm lược và lịch sử đã chứng mình điều này ít nhất hai lần.
Đứng đầu trong bảng xếp hạng năm quốc gia không thể bị xâm lượcchính là Mỹ - quốc gia có nền khoa học quân sự và lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: BI.
Đây cũng là quốc gia có dân số thuộc đông và sở hữu vũ khí trong dân cao nhất thế giới hiện nay. Nếu có bất cứ kẻ nào muốn đặt chân xâm lược lên đất Mỹ, kẻ đó sẽ phải đối mặt với 330 triệu người dân Mỹ và tỷ lệ sở hữu súng đạn vào khoảng... 88 khẩu súng trên mỗi 100 dân. Nguồn ảnh: BI.
Đó là chưa kể tới việc, Quân đội Mỹ là một đội quân nhà nghề, có kinh nghiệm thực chiến tại những chiến trường nóng bỏng nhất trên thế giới. Ngoài ra, nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ cũng có quy mô cực kỳ khủng khiếp và nếu nước Mỹ chuyển toàn bộ nền công nghiệp của nước này sang phục vụ quốc phòng, sản lượng kinh khủng của Mỹ sẽ đè bẹp mọi quốc gia nào dám bén mảng đến "Xứ sở Tự do" này. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng những quốc gia
không thể xâm lược được chính là Nga - một đất nước mà hai đội quân mạnh nhất lịch sử thế giới là đội quân của Napoleon và đội quân của Hitler đều đầu hàng vì khí hậu quá khắc nghiệt và diện tích quá rộng lớn. Nguồn ảnh: BI.
Người dân Nga cũng có tinh thần yêu nước, tính dân tộc rất lớn. Trong lịch sử, người Nga đã từng đốt bỏ cả thành Moscow để khiến quân của Napoleon chết rét hay chiến đấu đến những người lính cuối cùng chỉ để cầm chân quân phát xít Đức. Nguồn ảnh: BI.
Đã hai lần, lịch sử chứng minh việc nước Nga và quân đội Nga nghiền nát hai đội quân mạnh nhất thế giới. Ngày nay, dù không còn lãnh thổ vĩ đại như thời Liên Xô nhưng nước Nga vẫn rất rộng lớn với lãnh thổ trải rộng trên 11 múi giờ và khó có một thế lực nào có thể gây sức ép nhiều hướng cùng lúc lên toàn nước Nga nhất là ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: BI.
Liên Xô đóng quân 15 năm, Mỹ đóng quân 17 năm, tuy nhiên việc chinh phục được Afghanistan là điều bất khả thi. Các lực lượng khủng bố vẫn cứ tồn tại, thậm chí còn mở rộng về quy mô và việc "bình định" được quốc gia này rõ ràng là điều không thể. Nguồn ảnh: BI.
Trở ngại lớn nhất đối với bất cứ một thế lực nào muốn xâm chiếm Afghanistan chính là địa hình hiểm trở và lợi thế chiến lược khiến quốc gia này luôn có một hoặc nhiều quốc gia khác lân cận... chống lưng. Ví dụ như thời Chiến tranh Afghanistan - Liên Xô; Mỹ chính là "kẻ chống lưng" cho Afghanistan. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, dân số của Afghanistan chỉ là 34 triệu, tuy nhiên có rất nhiều lực lượng khủng bố hiếu chiến như Taliban hay Mujaheddin sẵn sàng chiến đấu tới những người đàn ông cuối cùng trong trường hợp Afghanistan lại một lần nữa bị xâm lược. Chưa kể tới việc, dù có chiếm được Afghanistan, việc bình định được quốc gia này vẫn là điều không tưởng. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo là Trung Quốc - quốc gia có 1,3 tỷ dân - nghĩa là dân số đông hơn dân số Mỹ 1 tỷ người. Trong trường hợp Trung Quốc bị tấn công một cách tổng lực, chắc chắn rằng quốc gia này sẽ huy động được ít nhất... 500 triệu quân tham chiến vì hiện tại, Trung Quốc đang có khoảng hơn 600 triệu người nằm trong độ tuổi tổng động viên. Nguồn ảnh: BI.
Địa hình của Trung Quốc cũng là một trở ngại cực kỳ lớn đối với bất cứ kẻ nào muốn xâm lược vào quốc gia này. Chưa kể tới việc, Trung Quốc có khả năng sản xuất và cung cấp hàng hóa nội địa một cách kinh hoàng. Nếu Trung Quốc rơi vào chiến tranh, một phần lớn các quốc gia trên thế giới sẽ thiếu hàng hóa tiêu dùng một cách trầm trọng. Nguồn ảnh: BI.
Chưa kể tới việc, dù có chiếm được toàn bộ Trung Quốc, việc kiểm soát được quốc gia này cũng là điều cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi. Thử nghĩ đến việc kiểm soát... 1,3 tỷ dân với hàng trăm dân tộc và hàng chục tôn giáo khác nhau? Ngoài chính quyền Trung Quốc hiện tại, khó có một chính quyền nào kể cả là chính quyền quân sự có thể kiểm soát được một xã hội có quy mô lớn tới như vậy. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng là Ấn Độ, một quốc gia có dân số 1,2 tỷ dân - tương đương với Trung Quốc và có số lượng ngươi đang nằm trong độ tuổi tổng động viên khoảng 489 triệu người. Đây cũng là một quốc gia cực kỳ rộng lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và có quá nhiều tôn giáo, sắc tộc khác nhau. Nguồn ảnh: BI.
Việc đánh bại được quân đội Ấn Độ hay chiếm được toàn bộ Ấn Độ là điều dễ dàng hơn so với việc chiếm được bốn quốc gia kể trên. Tuy nhiên một lần nữa vấn đề bình định sau chiến tranh lại được đặt ra. Giống với Trung Quốc, ngoài chính quyền Ấn Độ hiện tại ra, không có bất cứ chính quyền nào khác có đủ khả năng quản lý được đất nước này. Nói một cách ngắn gọn thì Ấn Độ và Trung Quốc là hai chính quyền duy nhất trên thế giới hiện nay có kinh nghiệm quản lý... tỷ dân. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có một đặc điểm dân tộc, đặc điểm vùng miền, văn hóa, địa lý và lịch sử riêng. Vậy nên kinh nghiệm quản lý tỷ dân của Trung Quốc sẽ không thể áp đặt được vào với Ấn Độ và ngược lại. Vậy nên, đừng dại dột động vào Trung Quốc hay Ấn Độ vì xâm lược được mà không bình định được thì rõ ràng đây chỉ là một cuộc chiến vô nghĩa. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Tổng thống Donald Trump nói chuyện với quân đội nước này, khẳng định vị thế đứng đầu thế giới của Mỹ.
Tuấn Anh
Dưới con mắt của tác giả, Afghanistan cứng thuộc tốp 5