[Thảo luận] NU-E concept - môtô điện của startup Việt

hoaandong

Xe tải
Biển số
OF-813444
Ngày cấp bằng
31/5/22
Số km
433
Động cơ
1,880 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Số 7 Ngách 2 Ngõ 102 Nguyễn Đổng Chi - Hà Nội
Website
AndongLTD.com
NU-E mang thiết kế theo hơi hướng tương lai pha cổ điển, động cơ, pin và nhiều trang bị trên xe đều là loại có sẵn trên thị trường.
NU-E là một môtô điện concept của Nuen Moto, một startup tại TP HCM. Mẫu xe hướng tới phong cách những chiếc phân khối lớn nhưng chạy điện, sản phẩm vốn còn hiếm tại thị trường Việt Nam. Cách tạo nên NU-E dựa trên một công thức quen thuộc trên thị trường hiện nay, startup sẽ tạo hình cho xe và tự sản xuất khung, những linh kiện khác sử dụng loại đã có sẵn trên thị trường.
Bộ khung nhôm cùng một số chi tiết ốp nhựa của xe được Nuen tự gia công. Xe được lên ý tưởng, phác thảo qua các bản vẽ CAD, và sau đó các chi tiết được in 3D để dựng nên bộ khung. Cuối cùng, các chi tiết này được gia công bằng máy CNC, hàn lại với nhau. Công ty này cũng tạo thêm phần ốp nhựa ở thân xe để che phần pin, trung tâm điều khiển.


NU-E là mẫu concept xe môtô điện từ các nhà sáng lập Việt Nam

Xe có trọng lượng khoảng 160 kg, khung nhôm, động cơ gắn phía sau bánh với công suất định mức 6 kW, tối đa là 10 kW.

Yên xe đạng đơn, kích thước nhỏ và thon gọn.

Động cơ hub, gắn bánh sau đến từ nhà sản xuất Trung Quốc QS Motor.

Ghi-đông của xe dạng clip-on, đặt thấp, cho tư thế lái chồm về phía trước.

Nhiều chi tiết trên xe được gia công CNC.

Đèn hậu tích hợp bên trong phần khung.


Bánh trước trang bị đĩa phanh đôi, 6 piston mỗi đĩa phanh.

Xe không được trang bị màn hình, thay vào đó có giá gắn điện thoại tích hợp.

Phuộc sau từ hãng EMC, có thể điều chỉnh.

NU-E là mẫu concept xe môtô điện từ các nhà sáng lập Việt Nam


Ngoài khung và ốp, các chi tiết còn lại của xe được nhập từ các hãng sản xuất linh kiện, bao gồm hệ thống từ ISR Thụy Điển, phuộc từ K-Tech của Anh, gắp sau từ Yamaha R1, kết hợp giảm chấn EMC, vành từ Triumph Trident 660.

NU-E mang thiết kế retro, lấy cảm hứng từ phong cách cafe racer, nhưng được làm mới với những nét thiết kế hiện đại. Yên đơn, tay lái clip-on đặt thấp, cho tư thế ngồi lái chồm về phía trước, trọng tâm thấp.
Xe nặng khoảng 160 kg. Động cơ mua của QS Motor, Trung Quốc, lắp ở trục sau bánh xe, công suất định mức 6 kW, tối đa là 10 kW. Pin cũng được cung cấp từ Trung Quốc, với dung lượng 72V 120Ah, tương đương 8,64 kWh. Nuen cho biết xe có thể di chuyển tốc độ tối đa 150 km/h và quãng đường trong một lần sạc 100 km khi đi tốc độ cao, 200 km nếu đi tốc độ chậm, đều trong thành phố.
Xe không có công-tơ-mét, thay vào đó có giá gắn smartphone, kết nối không dây với xe bằng ứng dụng để hiển thị các thông số của xe. Cách thiết lập này có tính ứng dụng thấp, bởi với một mẫu xe thương mại, không thể phơi chiếc điện thoại nắng, mưa liên tục mỗi khi di chuyển.
Vì phần lớn trong lượng của xe nằm ở khối pin đặt dưới gầm xe, NU-E cho cảm giác lái vững, dễ vào cua, tuy nhiên sẽ hơi mỏi vai cho những chuyến hành trình dài. Động cơ điện nên xe rất bốc ở nước đề, kết hợp trọng lượng lớn, đây không phải là lựa chọn cho những "tay mơ".
Mẫu xe này chỉ là concept, vì thế chưa được cấp biển số, giấy đăng ký để lưu thông trên đường bộ, chỉ lăn bánh thử ở đường nội bộ. Xe chưa được thử nghiệm an toàn. Hệ thống được "bật/tắt" bằng điều khiển, không phải nút trên xe.
Theo Nuen, NU-E concept chỉ như một bản giới thiệu về phong cách sản phẩm. Công ty không có ý định thương mại hóa bản concept này. Gần nhất vào 2024, Nuen muốn bán ra chiếc môtô điện đầu tiên kiểu dáng cafe racer, giới hạn khoảng 50 chiếc. Đó sẽ là mẫu xe đắt tiền nhất của công ty, sau đó là kế hoạch cho một vài mẫu motor điện khác trong những năm tới, với giá ở mức trên 100 triệu đồng. Hãng này nhắm tới môtô điện thể thao bởi ở Việt Nam chưa có sản phẩm này.
Tại Việt Nam, thị trường xe môtô điện có Datbike với mẫu Weaver++, VinFast với mẫu Theon S, cả hai đều có mức giá trên 60 triệu đồng, tuy nhiên mỗi hãng sẽ có chính sách thuê pin, bán kèm pin khác nhau. Weaver++ có tốc độ tối đa 90 km/h, còn Theon S là 99 km/h. VinFast có hệ thống trạm sạc xe máy điện/ôtô điện công cộng trải khắp Việt Nam, trạm sạc của Datbike chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng có hỗ trợ sạc nhanh.
Môtô điện vẫn đang ở giai đoạn mới tại Việt Nam, do đó việc đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ sạc, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi bán, chính sách bảo hành hợp lý là những bài toán mà các hãng phải giải quyết.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top