- Biển số
- OF-42452
- Ngày cấp bằng
- 5/8/09
- Số km
- 14
- Động cơ
- 465,736 Mã lực
Lâu lâu không viết nhăng cuội điều gì đấy, như một chút tâm tình thủ thỉ. Dù sao thì tháng ngày cứ chuội đi qua các mùa, các kỳ nghỉ lễ, và những chuyến du lịch đó đây.
Chỉ là chiều thứ 5 vừa rồi, sau khi đi làm về, lóc cóc đến gặp ông bác sĩ để lấy thuốc kháng sinh chữa viêm họng và những tràng ho kéo dài. Ông bác sĩ già thấy tyroide có vẻ hơi tendue, mới bảo Mày cần diễn đạt cảm xúc bản thân nhé, không thể cứ nuốt ngược trong lòng, chẳng tốt đâu ; ) Bố khỉ, bác sĩ général mà cứ như bác sĩ tâm lý vậy. Làm sao mà ông biết buổi sáng mình vừa quạu với con bé đồng nghiệp hỗn nhỉ.
Ừ thì giãi bày tâm sự, đành lên 1 forum lảm nhảm như rất nhiều năm về trước vẫn làm. Để thỉnh thoảng những dòng thác lũ, sẽ tĩnh lặng trở thành con suối hiền hòa nơi bìa rừng vắng.
Nơi em về ngày vui không em?
Họa hoằn câu hát cũ của người họ Trịnh lại khiến ta lẩn thẩn nghĩ, không biết em của ngày xưa xa, nếu thấy ta bây giờ như thế, có vui không?
Ta bây giờ, lang thang mãi vẫn chưa qua khuôn cửa 10 năm trước. Nơi căn hộ có balcon nhìn ra ngọn đồi tím dần trong hoàng hôn, tiếng chuông nhà thờ vẳng lên từ khu phố cổ mỗi buổi sáng cuối tuần. Trước cửa nhà, cây hạnh nhân trổ hoa hồng nhạt vào dịp giáp Tết, và cây thông vươn cao vững chãi, mang trên vai ngàn ngàn ngôi sao đêm lấp lóa để ta chiêm ngắm khi leo lên bậc tam cấp trở về sau ngày làm việc.
Có kỷ niệm nào thanh thỏa như một sớm tháng Năm nắng chói, ta xách kéo xuống vườn cắt bó đinh tử hương cắm trong bình nước trong. Những bông hoa thơm tho, sạch sẽ, những bông hoa của mùa xuân và của thời hoa mộng.
Mà thật ra, lòng ta đôi khi đã lãng quên mùa xuân, dù thời hoa mộng vẫn còn đó trong những chuyến đi ngắn, dài.
Dường như cả cuộc đời chỉ dành để ra đi, và ra đi mãi. Những chuyến bay đêm, những xe bus đường dài, những ga tàu chở đầy gió, hay taxi collectif phi như điên giữa các hẻm núi và bờ biển từ Essaouira đến Agadir.
Mấy năm qua, ta chẳng viết về một Thổ Nhĩ Kỳ với những người dân chất phác niềm nở, về ngôi làng Safranbolu chìm trong tuyết trắng. Buổi sáng tỉnh dậy nơi căn nhà gỗ konak truyền thống, nhìn qua khung cửa sổ thấy các mái nhà trĩu nặng tuyết, và những khu vườn ngủ vùi. Không gian yên ắng quá, giống như ta đang đi dạo vào một trang sách của Pauxtopxki, nơi quang cảnh thanh sạch, lòng người tươi mát, và những cuộc gặp gỡ tình cờ, thoáng qua, nhưng dư âm vang vọng mãi.
Dogubayazit, tỉnh lị nằm ở đường biên giới giữa Thổ và Iran. Nơi ta mất 14 tiếng đi bus ròng rã từ Istanbul, băng qua những thành phố lạnh lẽo bên bờ biển Đen, qua cả con đường tơ lụa với caravansary đẹp đẽ ở Silvas. Những bình nguyên tuyết phủ, những dãy núi cao, có hồ nước Uzungol đóng băng trong thung lũng, bên cạnh một điện thờ trắng toát uy nghiêm. Để đến được lằn ranh biên giới phía đông Thổ, mà chính phủ Pháp khuyến cáo dân du lịch tình hình chính trị không ổn định, nơi cứ 100m lại có một đồn công an chặn xe ô tô kiểm tra giấy tờ người dân, nhất là vị khách ngoại quốc bé tí mắt đen tóc đen từ đâu rơi tõm xuống vùng đất khỉ ho cò gáy này!
Dogubayazit, hẻo lánh xa xôi là thế, mà ta định bụng nhất quyết đến đây, để ngắm tận mắt lâu đài Ishak Pacha duyên dáng kiêu hãnh ngự trên đồi cao, được bao quanh bởi các triền núi màu xanh lục, màu vàng nhạt và đỏ nâu. Từ đây, ta trở thành một phần của đất trời bao la, những bình nguyên bằng phẳng chạy miên man phía dưới, thảng hoặc ánh lấp lánh của tuyết chiếu lên làm trái tim ta ấm áp. Và đỉnh núi Ararat mạnh mẽ, khoáng đạt, như tiếng gọi miên man của tự do. Đôi khi, những đêm tối trời, trước lúc rúc vào cơn ngủ, ta mơ màng nhớ về tòa lâu đài ấy, với mái vòm tròn màu hồng nhạt, với những gian phòng bằng đá cẩm thạch giữ bao câu chuyện hoàng cung, với những ô cửa sổ nhìn ra tứ bề thung lũng, vùng trời, những khuôn cửa xênh xang đầy nắng và bơi lim dim trong ánh sáng. Ở đó, ta đã trôi về một kiếp khác, một mộng du khác, một truyền thuyết khác. Thuở con người sinh ra là những vị thần, bước ra từ hồ nước nóng thermale, cơ thể đẹp đẽ cường tráng căng trào nhựa sống. Và vầng mặt trời đậu trên vai, rồi lặn sau lưng ngày.
Quả thật mặt trời đã mọc trên vai ta, ở thung lũng Cappadocia kì dị, miền trung Thổ. Một xứ sở lạ lùng, trong những hang động và trong lòng đất là vô vàn di chỉ của những nền văn minh thuở sơ khai. Còn trên mặt đất, những khối đá với muôn hình thù khác biệt mọc lấm chấm khắp các thung lũng. Những thung lũng tình yêu, thung lũng màu hồng, thung lũng màu đỏ. Ta đã rảo bước cả ngày không biết mệt, dưới lớp tuyết dày trắng xốp ngập tới đầu gối, vừa đi vừa trò chuyện cùng hai mẹ con nhà Yasmina. Cô gái Yasmina học văn ở trường đại học Istanbul, còn bà mẹ sống ở Paris, nhân kì nghỉ đông đi thăm con gái, sau khi đã lang tang tứ xứ ở Israel, Palestine và Pakistan, bị cảnh sát Israel truy vấn suốt một ngày liền vì tại sao trong túi có 1 con dao (Để gọt táo ăn thôi mà!!! ; )))) và cái bật lửa (để hút thuốc đấy : ) Chẳng biết bao giờ có thể cùng nhà ấy lê la ở Iran, đến thành cổ Ispahan tràn đầy hoa hồng, thảm dệt và những điện thờ còn in dấu thuở vàng son.
Cappadocia, vùng du lịch ồn ào nhộn nhịp nhất của đất nước này, lại là nơi ta lặng lẽ ngắm một trong những bình minh thanh tĩnh nhất. Buổi sáng mùa đông lạnh cóng, ta dậy sớm, thị trấn Goreme vẫn còn ngái ngủ trong lớp sương mờ. Ta đi men theo đường mòn vòng lên triền núi, thỉnh thoảng lại nhảy cóc qua vài vũng bùn sũng nước bởi vết xe lăn trên tuyết. Thung lũng cô độc, mơ màng, ta chọn một điểm nhìn thoáng đãng, trông lên bầu trời đã la đà biết bao khinh khí cầu chở khách ngắm Cappadocia từ trên không. Và khi mặt trời mọc trên vai ta, sưởi ấm một bên má, rồi xoải đôi cánh khổng lồ của mình dát vàng lên khắp các vách núi, miền đất diễm lệ mà nghèo khó này lại khải hoàn bài ca của người Hittites, người Perses và người La Mã. Lần lượt các vương triều đã đi qua nơi đây, các đền đài, những bức vẽ trên hang đá, những cuộc chinh phạt...Có nền văn minh vĩ đại nào mà chẳng lụi tàn theo thời gian?
Vậy đấy, tháng Một của năm 2025. Ở khúc đầu của thiên niên kỷ này, liệu có còn lặp lại les années folles?
Những tình bạn tưởng chưa bao giờ rời xa.
Những trảng cỏ xanh mùa xuân. Những lễ hội Trung Cổ vẫn xoay tròn điệu farandole chóng mặt.
Những đêm mùa hạ lập lòe đom đóm, sau cơn mưa, khi chúng ta ngồi bên nhau và bên bè bạn. Cùng xem một bộ phim trong khuôn viên. Tuổi trẻ trôi nhanh như chớp tắt bầy đom đóm xanh hôm nào.
Chỉ còn cánh rừng miên man, miên man. Hồ nước lặng im trên núi cao giữ gìn ký ức sâu văn vắt.
Chỉ còn những cung đường xa xăm, xa xăm. Qua biển rộng, qua xứ sở của tuyết và gấu, qua những đồi cam và olives, thung lũng hoa hồng. Qua sa mạc. Trong sa mạc, ta đã thấy những ngôi sao rơi. Vẫn hào hoa và phù du đến thế. Có lẽ tuổi trẻ của ta cũng đã rơi đâu đó trên sa mạc mất rồi.
Chỉ còn những tháng và những ngày. Ngày tháng rộng dài, những vị thần mang mặt trời trên vai, đại dương trong lồng ngực, và những giấc viễn du trong đầu.
Những vị thần ngồi nhớ nhung các truyền thuyết. Như Homère nhớ Ithaca. Và như nàng Pénélope nhớ tình yêu.
5.1.25
Chỉ là chiều thứ 5 vừa rồi, sau khi đi làm về, lóc cóc đến gặp ông bác sĩ để lấy thuốc kháng sinh chữa viêm họng và những tràng ho kéo dài. Ông bác sĩ già thấy tyroide có vẻ hơi tendue, mới bảo Mày cần diễn đạt cảm xúc bản thân nhé, không thể cứ nuốt ngược trong lòng, chẳng tốt đâu ; ) Bố khỉ, bác sĩ général mà cứ như bác sĩ tâm lý vậy. Làm sao mà ông biết buổi sáng mình vừa quạu với con bé đồng nghiệp hỗn nhỉ.
Ừ thì giãi bày tâm sự, đành lên 1 forum lảm nhảm như rất nhiều năm về trước vẫn làm. Để thỉnh thoảng những dòng thác lũ, sẽ tĩnh lặng trở thành con suối hiền hòa nơi bìa rừng vắng.
Nơi em về ngày vui không em?
Họa hoằn câu hát cũ của người họ Trịnh lại khiến ta lẩn thẩn nghĩ, không biết em của ngày xưa xa, nếu thấy ta bây giờ như thế, có vui không?
Ta bây giờ, lang thang mãi vẫn chưa qua khuôn cửa 10 năm trước. Nơi căn hộ có balcon nhìn ra ngọn đồi tím dần trong hoàng hôn, tiếng chuông nhà thờ vẳng lên từ khu phố cổ mỗi buổi sáng cuối tuần. Trước cửa nhà, cây hạnh nhân trổ hoa hồng nhạt vào dịp giáp Tết, và cây thông vươn cao vững chãi, mang trên vai ngàn ngàn ngôi sao đêm lấp lóa để ta chiêm ngắm khi leo lên bậc tam cấp trở về sau ngày làm việc.
Có kỷ niệm nào thanh thỏa như một sớm tháng Năm nắng chói, ta xách kéo xuống vườn cắt bó đinh tử hương cắm trong bình nước trong. Những bông hoa thơm tho, sạch sẽ, những bông hoa của mùa xuân và của thời hoa mộng.
Mà thật ra, lòng ta đôi khi đã lãng quên mùa xuân, dù thời hoa mộng vẫn còn đó trong những chuyến đi ngắn, dài.
Dường như cả cuộc đời chỉ dành để ra đi, và ra đi mãi. Những chuyến bay đêm, những xe bus đường dài, những ga tàu chở đầy gió, hay taxi collectif phi như điên giữa các hẻm núi và bờ biển từ Essaouira đến Agadir.
Mấy năm qua, ta chẳng viết về một Thổ Nhĩ Kỳ với những người dân chất phác niềm nở, về ngôi làng Safranbolu chìm trong tuyết trắng. Buổi sáng tỉnh dậy nơi căn nhà gỗ konak truyền thống, nhìn qua khung cửa sổ thấy các mái nhà trĩu nặng tuyết, và những khu vườn ngủ vùi. Không gian yên ắng quá, giống như ta đang đi dạo vào một trang sách của Pauxtopxki, nơi quang cảnh thanh sạch, lòng người tươi mát, và những cuộc gặp gỡ tình cờ, thoáng qua, nhưng dư âm vang vọng mãi.
Dogubayazit, tỉnh lị nằm ở đường biên giới giữa Thổ và Iran. Nơi ta mất 14 tiếng đi bus ròng rã từ Istanbul, băng qua những thành phố lạnh lẽo bên bờ biển Đen, qua cả con đường tơ lụa với caravansary đẹp đẽ ở Silvas. Những bình nguyên tuyết phủ, những dãy núi cao, có hồ nước Uzungol đóng băng trong thung lũng, bên cạnh một điện thờ trắng toát uy nghiêm. Để đến được lằn ranh biên giới phía đông Thổ, mà chính phủ Pháp khuyến cáo dân du lịch tình hình chính trị không ổn định, nơi cứ 100m lại có một đồn công an chặn xe ô tô kiểm tra giấy tờ người dân, nhất là vị khách ngoại quốc bé tí mắt đen tóc đen từ đâu rơi tõm xuống vùng đất khỉ ho cò gáy này!
Dogubayazit, hẻo lánh xa xôi là thế, mà ta định bụng nhất quyết đến đây, để ngắm tận mắt lâu đài Ishak Pacha duyên dáng kiêu hãnh ngự trên đồi cao, được bao quanh bởi các triền núi màu xanh lục, màu vàng nhạt và đỏ nâu. Từ đây, ta trở thành một phần của đất trời bao la, những bình nguyên bằng phẳng chạy miên man phía dưới, thảng hoặc ánh lấp lánh của tuyết chiếu lên làm trái tim ta ấm áp. Và đỉnh núi Ararat mạnh mẽ, khoáng đạt, như tiếng gọi miên man của tự do. Đôi khi, những đêm tối trời, trước lúc rúc vào cơn ngủ, ta mơ màng nhớ về tòa lâu đài ấy, với mái vòm tròn màu hồng nhạt, với những gian phòng bằng đá cẩm thạch giữ bao câu chuyện hoàng cung, với những ô cửa sổ nhìn ra tứ bề thung lũng, vùng trời, những khuôn cửa xênh xang đầy nắng và bơi lim dim trong ánh sáng. Ở đó, ta đã trôi về một kiếp khác, một mộng du khác, một truyền thuyết khác. Thuở con người sinh ra là những vị thần, bước ra từ hồ nước nóng thermale, cơ thể đẹp đẽ cường tráng căng trào nhựa sống. Và vầng mặt trời đậu trên vai, rồi lặn sau lưng ngày.
Quả thật mặt trời đã mọc trên vai ta, ở thung lũng Cappadocia kì dị, miền trung Thổ. Một xứ sở lạ lùng, trong những hang động và trong lòng đất là vô vàn di chỉ của những nền văn minh thuở sơ khai. Còn trên mặt đất, những khối đá với muôn hình thù khác biệt mọc lấm chấm khắp các thung lũng. Những thung lũng tình yêu, thung lũng màu hồng, thung lũng màu đỏ. Ta đã rảo bước cả ngày không biết mệt, dưới lớp tuyết dày trắng xốp ngập tới đầu gối, vừa đi vừa trò chuyện cùng hai mẹ con nhà Yasmina. Cô gái Yasmina học văn ở trường đại học Istanbul, còn bà mẹ sống ở Paris, nhân kì nghỉ đông đi thăm con gái, sau khi đã lang tang tứ xứ ở Israel, Palestine và Pakistan, bị cảnh sát Israel truy vấn suốt một ngày liền vì tại sao trong túi có 1 con dao (Để gọt táo ăn thôi mà!!! ; )))) và cái bật lửa (để hút thuốc đấy : ) Chẳng biết bao giờ có thể cùng nhà ấy lê la ở Iran, đến thành cổ Ispahan tràn đầy hoa hồng, thảm dệt và những điện thờ còn in dấu thuở vàng son.
Cappadocia, vùng du lịch ồn ào nhộn nhịp nhất của đất nước này, lại là nơi ta lặng lẽ ngắm một trong những bình minh thanh tĩnh nhất. Buổi sáng mùa đông lạnh cóng, ta dậy sớm, thị trấn Goreme vẫn còn ngái ngủ trong lớp sương mờ. Ta đi men theo đường mòn vòng lên triền núi, thỉnh thoảng lại nhảy cóc qua vài vũng bùn sũng nước bởi vết xe lăn trên tuyết. Thung lũng cô độc, mơ màng, ta chọn một điểm nhìn thoáng đãng, trông lên bầu trời đã la đà biết bao khinh khí cầu chở khách ngắm Cappadocia từ trên không. Và khi mặt trời mọc trên vai ta, sưởi ấm một bên má, rồi xoải đôi cánh khổng lồ của mình dát vàng lên khắp các vách núi, miền đất diễm lệ mà nghèo khó này lại khải hoàn bài ca của người Hittites, người Perses và người La Mã. Lần lượt các vương triều đã đi qua nơi đây, các đền đài, những bức vẽ trên hang đá, những cuộc chinh phạt...Có nền văn minh vĩ đại nào mà chẳng lụi tàn theo thời gian?
Vậy đấy, tháng Một của năm 2025. Ở khúc đầu của thiên niên kỷ này, liệu có còn lặp lại les années folles?
Những tình bạn tưởng chưa bao giờ rời xa.
Những trảng cỏ xanh mùa xuân. Những lễ hội Trung Cổ vẫn xoay tròn điệu farandole chóng mặt.
Những đêm mùa hạ lập lòe đom đóm, sau cơn mưa, khi chúng ta ngồi bên nhau và bên bè bạn. Cùng xem một bộ phim trong khuôn viên. Tuổi trẻ trôi nhanh như chớp tắt bầy đom đóm xanh hôm nào.
Chỉ còn cánh rừng miên man, miên man. Hồ nước lặng im trên núi cao giữ gìn ký ức sâu văn vắt.
Chỉ còn những cung đường xa xăm, xa xăm. Qua biển rộng, qua xứ sở của tuyết và gấu, qua những đồi cam và olives, thung lũng hoa hồng. Qua sa mạc. Trong sa mạc, ta đã thấy những ngôi sao rơi. Vẫn hào hoa và phù du đến thế. Có lẽ tuổi trẻ của ta cũng đã rơi đâu đó trên sa mạc mất rồi.
Chỉ còn những tháng và những ngày. Ngày tháng rộng dài, những vị thần mang mặt trời trên vai, đại dương trong lồng ngực, và những giấc viễn du trong đầu.
Những vị thần ngồi nhớ nhung các truyền thuyết. Như Homère nhớ Ithaca. Và như nàng Pénélope nhớ tình yêu.
5.1.25