- Biển số
- OF-186818
- Ngày cấp bằng
- 25/3/13
- Số km
- 1,319
- Động cơ
- 346,258 Mã lực
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/chay-xe-he-thay-canh-sat-giao-thong-la-tim-dap-chan-run-2927057.html
"Tôi thấy người Việt ra đường, ai cũng đều sợ cảnh sát giao thông. Phải chăng người Việt không nắm rõ luật và hay phạm luật khi đi đường nên mới sợ sệt như vậy?
Tôi nghĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) cũng chỉ là người quản lý, giám sát người dân đi đường sao cho an toàn và thuận tiện hơn. Như vây, nếu chúng ta đi đúng luật, chấp hành đầy đủ khi đi đường thì có gì mà phải sợ? Hay là “căn bệnh sợ CSGT” đã ăn mòn vào suy nghĩ của mỗi người?
Chính vì điều đó mà tôi thấy mỗi khi người Việt bị CSGT tuýt còi là mặt ai cũng đỏ phừng lên, tim đập loạn xạ và y như rằng lòi ra những tật xấu sau:
1. Chạy trốn: Trong nhiều trường hợp, khi liếc thấy CSGT đang đứng ven đường, yêu cầu dừng xe lại hoặc rượt đuổi phía sau, nhiều người "gan to, tay ga cứng" tìm đường thoát nạn bằng cách rồ ga vụt chạy hòng thoát được sự truy đuổi của CSGT. Trường hợp này không ít, chủ yếu là các thanh niên to khoẻ, bặm trợn và liều lĩnh.
2. Xin xỏ, lấy đủ thứ lý do trên trời dưới đất ra năn nỉ dù đã biết mình sai. Chiêu này tôi thấy rất phổ biến, hầu như người Việt nào cũng đã dùng mỗi khi bị CSGT bắt lỗi. Họ van xin hay bịa ra những tình huống bi đát nhằm lấy lòng thương của CSGT.
Những lý do mà họ thường đưa ra là: "Nhà em có người ốm đang nằm trên viện, nên em vội quá nên chạy vượt quá tốc độ mong anh thông cảm", hay nhẹ nhàng hơn là: "Tại đường này em không quen nên lỡ đi ngược chiều"… Tại sao người vi phạm lại phải nói dối? Bởi những lý do đó đâu có mất tiền nên cứ thoải mái bịa, miễn sao lấy được sự thương cảm của CSGT để họ bỏ qua cho mình là được.
Ngày 19/12, một video được tung lên mạng khiến cộng đồng ngỡ ngàng trước hình ảnh một thiếu nữ Sài Gòn khóc lóc, quỳ lạy CSGT khi bị bắt xe. Thay vì chấp hành hiệu lệnh dừng xe thì cô gái lại bỏ chạy và bị CSGT truy đuổi vào tận con hẻm nhỏ. Đến khi bị bắt, cô gái dở trò khóc lóc, van xin, và rồi quỳ lạy giữa đường để được CSGT tha lỗi.
3. Đút lót tiền: Hình thức này xảy ra khi các hình thức trên không hiệu quả. Nếu không xin đươc, không gọi điện cho người thân được thì chỉ bằng cách này sẽ "ok" nhất. Vì mức tiền đút lót có lẽ nhẹ hơn mức tiền phạt, khoảng 100.000 đồng. Phần nữa nếu bị phạt sẽ bị lập biên bản, các giấy tờ liên quan sẽ bị các "chú" CSGT cầm và chờ ngày lên nộp phạt mới được lấy về. Thật là rặc rối và mất thời gian.
Nếu bắt gặp phải những anh CSGT chân chính không nhận tiền đút lót và lập biên bản thì lập tức nổi khùng, đôi co…, thậm chí là chửi bới cả CSGT.
4. Gọi điện cho người thân, những người có chức có quyền. Những trường hợp này bây giờ tôi thấy cũng không hiếm. Họ cho biết mình là con của ông A, cháu của ông B, em của ông C quyền cao chức trọng. Họ nghĩ chỉ cần một cú điện thoại nói chuyện qua lại thì lập tức sẽ được CSGT bỏ qua và cho đi.
Nếu không xin CSGT được là họ lại nghĩ ngay đến chuyện chửi bới, hoặc đút lót tiền, kết hợp với năn nỉ, cầu xin như ở trên.
Tại sao người Việt mỗi vi phạm luật giao thông bị bắt lại có những thói xấu đó? Phải chăng vì mức tiền đút lót nhẹ hơn tiền phạt? Giải quyết nhanh gọn, không bị phiền phức, tiện lợi cho cả đôi bên?
Nếu ý thức chấp hành nộp phạt của người Việt chúng ta kém như vậy thì tôi hỏi: Đưa ra luật để làm gì?
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại ý thức tham gia giao thông của mình đã tốt chưa? Xem mình đã chấp hành đúng luật không? Nếu phạm luật thì chúng ta nên nghiêm chỉnh chấp hành đóng phạt.
Chúng ta mà làm được như vậy, tôi nghĩ đất nước mới văn minh lên được, tai nạn sẽ từ đó giảm đi và cũng dẹp được vấn nạn mãi lộ CSGT trên đường bấy lâu nay."
"Tôi thấy người Việt ra đường, ai cũng đều sợ cảnh sát giao thông. Phải chăng người Việt không nắm rõ luật và hay phạm luật khi đi đường nên mới sợ sệt như vậy?
Tôi nghĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) cũng chỉ là người quản lý, giám sát người dân đi đường sao cho an toàn và thuận tiện hơn. Như vây, nếu chúng ta đi đúng luật, chấp hành đầy đủ khi đi đường thì có gì mà phải sợ? Hay là “căn bệnh sợ CSGT” đã ăn mòn vào suy nghĩ của mỗi người?
Chính vì điều đó mà tôi thấy mỗi khi người Việt bị CSGT tuýt còi là mặt ai cũng đỏ phừng lên, tim đập loạn xạ và y như rằng lòi ra những tật xấu sau:
1. Chạy trốn: Trong nhiều trường hợp, khi liếc thấy CSGT đang đứng ven đường, yêu cầu dừng xe lại hoặc rượt đuổi phía sau, nhiều người "gan to, tay ga cứng" tìm đường thoát nạn bằng cách rồ ga vụt chạy hòng thoát được sự truy đuổi của CSGT. Trường hợp này không ít, chủ yếu là các thanh niên to khoẻ, bặm trợn và liều lĩnh.
2. Xin xỏ, lấy đủ thứ lý do trên trời dưới đất ra năn nỉ dù đã biết mình sai. Chiêu này tôi thấy rất phổ biến, hầu như người Việt nào cũng đã dùng mỗi khi bị CSGT bắt lỗi. Họ van xin hay bịa ra những tình huống bi đát nhằm lấy lòng thương của CSGT.
Những lý do mà họ thường đưa ra là: "Nhà em có người ốm đang nằm trên viện, nên em vội quá nên chạy vượt quá tốc độ mong anh thông cảm", hay nhẹ nhàng hơn là: "Tại đường này em không quen nên lỡ đi ngược chiều"… Tại sao người vi phạm lại phải nói dối? Bởi những lý do đó đâu có mất tiền nên cứ thoải mái bịa, miễn sao lấy được sự thương cảm của CSGT để họ bỏ qua cho mình là được.
Ngày 19/12, một video được tung lên mạng khiến cộng đồng ngỡ ngàng trước hình ảnh một thiếu nữ Sài Gòn khóc lóc, quỳ lạy CSGT khi bị bắt xe. Thay vì chấp hành hiệu lệnh dừng xe thì cô gái lại bỏ chạy và bị CSGT truy đuổi vào tận con hẻm nhỏ. Đến khi bị bắt, cô gái dở trò khóc lóc, van xin, và rồi quỳ lạy giữa đường để được CSGT tha lỗi.
3. Đút lót tiền: Hình thức này xảy ra khi các hình thức trên không hiệu quả. Nếu không xin đươc, không gọi điện cho người thân được thì chỉ bằng cách này sẽ "ok" nhất. Vì mức tiền đút lót có lẽ nhẹ hơn mức tiền phạt, khoảng 100.000 đồng. Phần nữa nếu bị phạt sẽ bị lập biên bản, các giấy tờ liên quan sẽ bị các "chú" CSGT cầm và chờ ngày lên nộp phạt mới được lấy về. Thật là rặc rối và mất thời gian.
Nếu bắt gặp phải những anh CSGT chân chính không nhận tiền đút lót và lập biên bản thì lập tức nổi khùng, đôi co…, thậm chí là chửi bới cả CSGT.
4. Gọi điện cho người thân, những người có chức có quyền. Những trường hợp này bây giờ tôi thấy cũng không hiếm. Họ cho biết mình là con của ông A, cháu của ông B, em của ông C quyền cao chức trọng. Họ nghĩ chỉ cần một cú điện thoại nói chuyện qua lại thì lập tức sẽ được CSGT bỏ qua và cho đi.
Nếu không xin CSGT được là họ lại nghĩ ngay đến chuyện chửi bới, hoặc đút lót tiền, kết hợp với năn nỉ, cầu xin như ở trên.
Tại sao người Việt mỗi vi phạm luật giao thông bị bắt lại có những thói xấu đó? Phải chăng vì mức tiền đút lót nhẹ hơn tiền phạt? Giải quyết nhanh gọn, không bị phiền phức, tiện lợi cho cả đôi bên?
Nếu ý thức chấp hành nộp phạt của người Việt chúng ta kém như vậy thì tôi hỏi: Đưa ra luật để làm gì?
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại ý thức tham gia giao thông của mình đã tốt chưa? Xem mình đã chấp hành đúng luật không? Nếu phạm luật thì chúng ta nên nghiêm chỉnh chấp hành đóng phạt.
Chúng ta mà làm được như vậy, tôi nghĩ đất nước mới văn minh lên được, tai nạn sẽ từ đó giảm đi và cũng dẹp được vấn nạn mãi lộ CSGT trên đường bấy lâu nay."
Chỉnh sửa cuối: