Có rất nhiều con đường để đi tới trường, và ai cũng luôn muốn chọn cho những đứa con yêu thương của mình một con đường bằng phẳng, ít gập ghềnh, ko xa xôi. Nhưng đâu phải ai cũng có thể làm được điều mình mong muốn đó.
Ở nơi vùng núi cao có tên Tà Hừa, Tà Mung, Ta Gia, Khoen On, Mồ Sì San, Xuân Lạc, Bảo Lâm, Ái Quốc, Pá Trả hay Du Tiến ấy, vẫn có những người cha phải nén lo âu lại khi để con mình đơn côi đi trên con đường trơn tuột những ngày mưa gió, bụi mù những ngày nắng đổ, và hoang vắng, hoang vắng đến khó tả khi xã hội của chúng ta đã tồn tại đến thế kỷ 21 này. Vẫn có những bà mẹ phải nén xót xa khi mà những đôi chân bé nhỏ của các con mỗi ngày phải bước vội qua những ngọn núi trên những lối mòn ngoằn nghèo, hun hút để trở về nhà sau 1 ngày học tập. Túi sách đeo bên hông, chiếc cặp lồng tung tẩy trong tay theo nhịp bước, đôi má hồng hồng đang dần xanh xao trong ánh ban chiều, ko người lớn đón đưa, cu anh dắt đứa em, hoặc một nhóm 3, 4 em cứ ríu rít, cứ nói cười làm rộn ràng cả núi rừng đơn sơ, về với người mẹ đang đứng đợi bên mái hiên nhà. Những đứa trẻ này như cỏ cây của núi rừng vậy, cứ thế lớn lên, cứ thế bước vào cuộc đời, bản năng đến khâm phục.
Ở nơi vùng núi cao đó vẫn còn nhiều lắm những lớp học chênh vênh bên sườn núi, mặt trước được dựng từ những tấm liếp cũ nát, hở toác, đằng sau được trát vội vàng bằng thứ đất khô cằn. Giáo viên lên lớp hàng ngày thì chỉ có bàn để giáo án chứ không có ghế ngồi. Vậy mà tấm biển với 2 chữ “HỌC TỐT” vẫn tỏa sáng niềm hi vọng nơi đây.
Ở nơi vùng núi cao đó có những thầy cô hàng ngày miệt mài bên trang giáo án, dưới ánh đèn mờ tỏ hắt trong đêm đen hun hút, mang từng con chữ đến với các em học sinh thân yêu. Cuối tuần, khi ngày của gia đình, ngày của hội tụ đến, có những cô thầy chỉ biết lặng yên nhìn vào hun hút muôn trùng của rừng núi, khi mà điểm bản các thầy cô cắm chốt cách xa trung tâm hàng chục cây số, khi mà quê hương của các thầy cô cách xa nơi đây dễ đến mấy trăm cây. Chúng tôi thực sự ngưỡng mộ những tâm hồn đáng trân quý đó. Họ đã vượt qua những tiếng gọi của đô thị ánh sáng, để ở lại cắm bản bên các em học sinh thân yêu, đôi khi không cùng 1 ngôn ngữ với họ.
TTH chúng tôi đã đến, đã chứng kiến tất cả những gì mà chúng tôi gọi là phi thường, còn các thầy cô và các em học sinh nơi đây lại coi đó là chuyện bình thường. Không thể làm gì hơn cho cô trò nơi ấy, ngoài việc thay mặt những người bạn hảo tâm gửi tặng những món quà nhỏ bé, mộc mạc. Muôn lời không thể nói hết sự cảm kích của chúng tôi với thầy trò nơi đây, nên bằng những hình ảnh mà những người bạn trong đoàn đã chụp, tôi xin được cóp nhặt lên đây để lưu lại dấu ấn 1 thời TTH đã đi qua, cũng như để lưu lại những cảm xúc tuyệt vời chúng tôi đã có với các em học sinh, với các thầy cô, với những người dân địa phương và cả và với những người bạn OF nơi chúng tôi đến đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt chương trình của mình.
Ở nơi vùng núi cao có tên Tà Hừa, Tà Mung, Ta Gia, Khoen On, Mồ Sì San, Xuân Lạc, Bảo Lâm, Ái Quốc, Pá Trả hay Du Tiến ấy, vẫn có những người cha phải nén lo âu lại khi để con mình đơn côi đi trên con đường trơn tuột những ngày mưa gió, bụi mù những ngày nắng đổ, và hoang vắng, hoang vắng đến khó tả khi xã hội của chúng ta đã tồn tại đến thế kỷ 21 này. Vẫn có những bà mẹ phải nén xót xa khi mà những đôi chân bé nhỏ của các con mỗi ngày phải bước vội qua những ngọn núi trên những lối mòn ngoằn nghèo, hun hút để trở về nhà sau 1 ngày học tập. Túi sách đeo bên hông, chiếc cặp lồng tung tẩy trong tay theo nhịp bước, đôi má hồng hồng đang dần xanh xao trong ánh ban chiều, ko người lớn đón đưa, cu anh dắt đứa em, hoặc một nhóm 3, 4 em cứ ríu rít, cứ nói cười làm rộn ràng cả núi rừng đơn sơ, về với người mẹ đang đứng đợi bên mái hiên nhà. Những đứa trẻ này như cỏ cây của núi rừng vậy, cứ thế lớn lên, cứ thế bước vào cuộc đời, bản năng đến khâm phục.
Ở nơi vùng núi cao đó vẫn còn nhiều lắm những lớp học chênh vênh bên sườn núi, mặt trước được dựng từ những tấm liếp cũ nát, hở toác, đằng sau được trát vội vàng bằng thứ đất khô cằn. Giáo viên lên lớp hàng ngày thì chỉ có bàn để giáo án chứ không có ghế ngồi. Vậy mà tấm biển với 2 chữ “HỌC TỐT” vẫn tỏa sáng niềm hi vọng nơi đây.
Ở nơi vùng núi cao đó có những thầy cô hàng ngày miệt mài bên trang giáo án, dưới ánh đèn mờ tỏ hắt trong đêm đen hun hút, mang từng con chữ đến với các em học sinh thân yêu. Cuối tuần, khi ngày của gia đình, ngày của hội tụ đến, có những cô thầy chỉ biết lặng yên nhìn vào hun hút muôn trùng của rừng núi, khi mà điểm bản các thầy cô cắm chốt cách xa trung tâm hàng chục cây số, khi mà quê hương của các thầy cô cách xa nơi đây dễ đến mấy trăm cây. Chúng tôi thực sự ngưỡng mộ những tâm hồn đáng trân quý đó. Họ đã vượt qua những tiếng gọi của đô thị ánh sáng, để ở lại cắm bản bên các em học sinh thân yêu, đôi khi không cùng 1 ngôn ngữ với họ.
TTH chúng tôi đã đến, đã chứng kiến tất cả những gì mà chúng tôi gọi là phi thường, còn các thầy cô và các em học sinh nơi đây lại coi đó là chuyện bình thường. Không thể làm gì hơn cho cô trò nơi ấy, ngoài việc thay mặt những người bạn hảo tâm gửi tặng những món quà nhỏ bé, mộc mạc. Muôn lời không thể nói hết sự cảm kích của chúng tôi với thầy trò nơi đây, nên bằng những hình ảnh mà những người bạn trong đoàn đã chụp, tôi xin được cóp nhặt lên đây để lưu lại dấu ấn 1 thời TTH đã đi qua, cũng như để lưu lại những cảm xúc tuyệt vời chúng tôi đã có với các em học sinh, với các thầy cô, với những người dân địa phương và cả và với những người bạn OF nơi chúng tôi đến đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt chương trình của mình.
Chỉnh sửa cuối: