Em có thể trích tóm tắt bình luận của Lê Xuân Thế về cuốn này để có cái nhìn tổng quan chút (?):
----
Những con số thống kê có giá trị, những hành động, việc làm của một bộ phận nhỏ có tác động mạnh mẽ đến thế giới và đang tạo nên những trào lưu trong thế giới hiện đại – xã hội Mỹ. Dưới góc nhìn của một nhà phân tích – Mark J.Penn giúp chúng ta thấy được rất nhiều mảnh ghép độc lập tạo nên một thế giới hiện đại đa màu sắc.
Những trào lưu mới trong xã hội Mỹ
Tác giả: Mark J.Penn viết chung với E.Kinney Zalesne
Về tác giả: Mark J.Penn đã có hơn 30 năm kinh nghiệm làm cố vấn và là người phân tích kết quả thăm dò dư luận cho các tập đoàn lớn như Ford, Merck, Mc Donal’s và Microsoft. Ông là cố vấn hàng đầu của Bill Gates và Steve Ballmer. Ông cũng từng là cố vấn tranh cử cho 25 nhà lãnh đạo ở Mỹ, Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Châu Âu. Năm 2008, ông là cố vấn cho Thượng nghị sĩ Hillary Clinton trong cuộc chạy đua chiếc ghế Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ.
________________________________________
Cuốn sách nêu lên 75 xu hướng rất nhỏ nhưng tiềm ẩn sức mạnh thay đổi tương lai (trong đó Việt Nam cũng góp 1 xu hướng ) như Tỷ lệ phụ nữ độc thân cao, Sống một nơi làm việc một nơi, Gia đình đa sắc tộc, Nghiện phẫu thuật thẫm mỹ… Bằng những con số thống kê rất có giá trị, cuốn sách phân tích và so sánh một cách có hệ thống nhằm minh chứng rằng những xu hướng mặc dù nhỏ này nhưng đang lan tỏa và tăng lên theo thời gian. Về không gian, tác giả lấy xã hội Mỹ để đánh giá và lấy ví dụ.
Tác giả lấy con số 1% để thấy:
– Nếu những tên khủng bố Hồi giáo thuyết phục được chỉ 1/10 trong số 1% dân số Mỹ rằng chúng đã làm đúng thì đội quân của chúng sẽ có thêm 300.000 lính – nhiều hơn con số cần thiết để phá hủy xã hội Mỹ.
– Nếu Bin Laden (may mắn là hắn đã bị tiêu diệt ) hay những kẻ đứng đằng sau lôi kéo 1% trong tổng số 1 tỷ người Hồi giáo dùng bạo lực thì cả thế giới sẽ có thêm 10 triệu tên khủng bố – lớn hơn nhiều lần lực lượng quân đội và cảnh sát trên toàn thế giới.
Bố cục sách chia làm 15 phần, mỗi phần đều có những xu hướng nhỏ khác nhau:
- I. Tình yêu, tình dục và Những mối quan hệ
- II. Trong công việc
- III. Chủng tộc và tôn giáo
- IV. Sức khỏe và sống khỏe
- V. Cuộc sống gia đình
- VI. Đời sống chính trị
- VII. Vị thành niên
- VIII. Thực phẩm, Đồ uống và Ăn kiêng
- IX. Phong cách sống
- X. Tiền bạc và đẳng cấp
- XI. Thị hiếu và Thời trang
- XII. Công nghệ
- XIII. Nghỉ ngơi và giải trí
- XIV. Giáo dục
- XV. Quốc tế
Khi đọc cuốn sách này mình quan tâm nhiều đến nhóm chủ đề Công nghệ và Quốc tế:
– Xu hướng nghiện Internet, thích giao du: như nhiều ý kiến cho rằng những người nghiện Internet chính là những “kẻ bại trận” trong các hoạt động giao tiếp thì xu hướng này đánh giá những người sử dụng công nghệ nhiệt thành nhất ở Mỹ giờ đây cũng là những người hòa đồng ở đất nước này. Có lẽ không dấu hiệu nào minh chứng cho hiện tượng này rõ ràng hơn những dịch vụ nhắn tin trực tuyến và những thành viên của mạng xã hội Facebook.com. Đây là những tiện ích cho phép mọi người tương tác với nhau, chia sẻ hình ảnh, nhắn tin với nhau.
– Đối ngược lại với xu hướng trên, cuốn sách nêu ra
xu hướng của Những kẻ bảo thủ kiểu mới. Điều này các bạn sẽ nhận ra nhóm người này ngay khi nội dung xu hướng này được nêu ra ngay sau đây.
Có 2 nhóm trong xu hướng này đó là:
1. Những người không biết hoặc gặp trở ngại khi sử dụng công nghệ mới, họ chịu dựng rất kém trước những lỗi gián đoạn. Họ những người lớn tuổi, những người ở khu vực nông thôn, khu vực ít có cơ hội tiếp cận công nghệ.
2. Còn với nhóm sau này thì họ chính xác là những kẻ bảo thủ kiểu mới:
họ có thái độ phản đối rõ ràng với các sản phẩm và tiện ích máy tính, từ chối Internet vì sợ bị lộ bí mật cá nhân… Họ không phải những kẻ thiếu thốn công nghệ do môi trường hay hoàn cảnh mà họ có rất nhiều cơ hội tiếp cận nhưng họ quay lưng với nó.
Từ đó xu hướng này nhận định những người kiên quyết từ chối sử dụng Internet lại là những người trẻ, sống ở khu vực thành thị và rất nhiều trong đó là công nhân viên chức.
Vậy bạn hay bạn bè, người thân của bạn đang nằm trong nhóm xu hướng này? Và đừng quá chú ý vì đây sẽ vẫn là một xu hướng của rất nhiều người trong tương lai
Tiếp theo, một nội dung được đánh giá khá sâu và nêu rõ thực trạng nền kinh tế Việt Nam và cái nhìn của thế giới về Việt Nam – Các doanh nghiệp Việt Nam:
Nhắc đến Việt Nam thì người Mỹ vẫn nghĩ về đây là nơi mà nước Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến tranh. 15 năm, 58.000 lính Mỹ và cuộc đào thoát nhục nhã tháng 4 năm 1975 từ Tòa Đại sứ Mỹ.
Và giờ đây, dưới sự lãnh đạo của **** Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã trở thành một trong những nước thu hút đầu tư lớn nhất thế giới.
Năm 2006, người Mỹ tiêu thụ hàng hóa Việt Nam lớn gấp 10 lần lượng hàng hóa người Việt Nam tiêu thụ của Mỹ. Nước Mỹ mua mọi thứ từ Việt Nam, từ tiêu đen tới cà phê, gạo và hải sản. Trong vòng 15 năm qua, Việt Nam đã làm được nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, hình thành tầng lớp trung lưu. Tỉ lệ người nghèo tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Tp.HCM đã giảm từ 60% năm 1999 xuống 25% năm 2006, cùng với đó là tầng lớp trung lưu tăng gấp đôi – chiếm hơn một nữa cư dân thành thị. Năm 2001, tỉ lệ người Việt sống ở thành phố có tài khoản tại các ngân hàng tăng gấp 3 lần, chiếm khoảng 1/3 dân số.
Qua xu hướng này ta có cái nhìn tổng quan hơn về những gì Việt Nam đã đạt được dưới cái nhìn khách quan từ cuốn sách.
75 xu hướng khác nhau được phân tích và nhìn nhận tinh tế từ cuốn sách này – rất đáng cho các bạn đọc và suy ngẫm. Bên cạnh đó cũng có thể thấy Việt Nam chúng ta được đánh giá khá cao và thực tế là như vậy — Tự hào một chút