[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TẠI SAO LIÊN XÔ NÉM BOM THỤY ĐIỂN TRONG THẾ CHIẾN THỨ HAI?

Trong Thế chiến thứ Hai, Thụy Điển tuyên bố trung lập. Thế nhưng, Liên Xô đã ném hơn 100 quả bom xuống các thị trấn, làng mạc của Thụy Điển. Vì sao lại vậy?
Cuộc không kích của Liên Xô vào Stockholm đã đạt được 2 mục đích: Thụy Điển đã ngừng hỗ trợ Phần Lan chống lại Liên Xô và điệp viên Vasily Sidorenko được trả tự do ngay sau đó không lâu.

Không hoàn toàn trung lập

Trong Thế chiến thứ Hai, Thụy Điển đã không thể tránh khỏi cuộc xung đột quân sự như họ đã hy vọng. Dưới áp lực của Đệ tam đế chế, nước này phải đồng ý cho quân Đức quá cảnh qua lãnh thổ của mình. Hơn nữa, Stockholm đã đi chệch khỏi chính sách trung lập của mình không chỉ dưới áp lực mà còn khá tự nguyện. Trong chiến tranh Liên Xô - Phần Lan, Thụy Điển tuyên bố mình là một quốc gia “không hiếu chiến”. Tuy không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột, nhưng nước này vẫn tích cực cung cấp vũ khí, đạn dược và quân tình nguyện cho Phần Lan. Và cuối cùng Thụy Điển cũng phải tham gia vào các cuộc chiến.
Theo tính toán của Thụy Điển, trong Thế chiến thứ Hai lãnh thổ của họ bị Đức ném bom 10 lần, Anh 12 lần, trong khi Liên Xô phải chịu trách nhiệm 7 vụ. Tuy nhiên, Moscow không thừa nhận một phần trong số đó.

Cuộc không kích đầu tiên

Ngày 14/1/1940, lần đầu tiên máy bay Liên Xô ném bom Thụy Điển. Sau khi bay qua miền Bắc Phần Lan và vịnh Bothnia, 3 máy bay ném bom DB-3 đã đến cảng Lulea của Thụy Điển. Khi tuyết rơi dày và tầm nhìn hạn chế, họ quay sang đảo Kallaxön (phía Nam Lulea), thả khoảng 10 quả bom. May mắn thay, không có thương vong, chỉ có một số tòa nhà dân cư bị hư hại.

1660011758050.png

1660011789696.png

1660011869444.png

1660011813436.png

1660011823703.png

1660011838548.png


Máy bay ném bom DB-3

Trên đường trở về, do hết nhiên liệu, buộc các máy bay của Liên Xô phải hạ cánh xuống Phần Lan và bị quân đội nước này bắt giữ. Thái tử Gustaf Adolf (Công tước của Västerbotten) đang ở miền Bắc Thụy Điển vào thời điểm đó, ngay lập tức đến hiện trường cùng với các nhân viên quân sự cấp cao để đánh giá tình hình. Nhiều giả thiết được họ đưa ra, chẳng hạn: các máy bay Liên Xô đang hướng tới thành phố Kemi của Phần Lan, nhưng bị lạc đường; hoặc những chiếc DB-3 được giao nhiệm vụ ném bom một sân bay quân sự ở Kallaxön, để cảnh cáo Thụy Điển vì nước này hỗ trợ Phần Lan chống Liên Xô... Tuy nhiên, Moscow không thừa nhận vụ việc này là do không quân nước này gây ra.

Tiến công Pajala

Tối ngày 21/2/1940, 7 máy bay ném bom của Liên Xô xuất hiện trên bầu trời ngôi làng Pajala của Thụy Điển (cách biên giới với Phần Lan 10km) và dội hơn 130 quả bom, làm hư hại nghiêm trọng 1 nhà thờ, thiêu rụi 1 xưởng cưa và một phần khu dân cư ở đó. Một quả bom đã đánh trúng nơi đóng quân của Trung đoàn Norrland Dragoon. May mắn thay quả bom không phát nổ. Điều kỳ diệu là trong cuộc không kích này chỉ có 2 người dân bị thương.
Sau khi xảy ra sự việc trên, Thụy Điển liên lạc với giới chức Liên Xô để tìm lời giải thích. Mãi đến ngày 6/3, sau khi điều tra sự việc, phía Liên Xô trả lời rằng bom rơi vào làng Pajala là do lỗi điều hướng máy bay của phi công. Ngay sau khi chiến tranh mùa Đông kết thúc, 1 phái đoàn Liên Xô đã đến thăm làng Pajala để đánh giá thiệt hại do họ gây ra. Mặc dù Thụy Điển ước tính thiệt hại khoảng 45.000 kronas (tiền Thụy Điển), nhưng Liên Xô chỉ bồi thường cho nước này 40.000 kronas.

Tiến công thủ đô

Vào ngày 22/2/1944, Thủ đô Stockholm đã bị máy bay ném bom. Lực lượng phòng không Thụy Điển đã không phát hiện ra 4 máy bay ném bom nước ngoài đang hướng tới thủ đô. Trong khi hệ thống phòng không của Thụy Điển chưa kịp phản ứng thì 4 máy bay đã thả hàng loạt bom xuống Stockholm. Tuy nhiên, cũng giống như các lần trước, cuộc không kích chỉ phá hủy 1 nhà hát và làm bị thương 2 người.

1660012125823.png

1660012171848.png

1660012273279.png

1660012385231.png

Máy bay Liên Xô ném bom Stockholm

Khi mảnh bom được xác định là của Liên Xô, một câu hỏi được đặt ra: đó có phải là một sai lầm hoặc có một cuộc xâm lược hoàn toàn bởi Liên Xô mới chỉ bắt đầu? Tuy nhiên, nó đã sớm được khẳng định rằng không có cuộc xâm lược của Liên Xô sắp xảy ra. Nhưng câu hỏi vẫn còn cho đến ngày nay: mục đích của cuộc tiến công này là gì? Vào tháng 2/1944, Không quân Liên Xô đã tiến hành các vụ ném bom ồ ạt Phần Lan. Các cuộc tiến công đặc biệt khốc liệt đã được thực hiện nhằm vào Helsinki, Turku và Kotka; đặc biệt là Mariehamn trên quần đảo Aland, nơi cách Thụy Điển không xa.
Cuối cùng, Thụy Điển kết luận rằng cuộc không kích Stockholm là một sự cố và các máy bay ném bom của Liên Xô chỉ đơn giản là lạc đường do đêm tối. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Thụy Điển đã phẫn nộ rằng không giống như người Anh, đã xin lỗi, Liên Xô không muốn thừa nhận lỗi của mình. Vậy đâu là lý do? Theo các nhà phân tích, việc làm trên của Liên Xô là để cảnh báo Thụy Điển không được hỗ trợ và gửi quân đến Phần Lan như đã làm trong chiến tranh mùa Đông và thả ngay viên sỹ quan tình báo Liên Xô Vasily Sidorenko đang bị họ bắt giữ. Vasily Sidorenko bị Thụy Điển bắt vào năm 1942 vì tội gián điệp. Nhiều lần Liên Xô yêu cầu Thụy Điển thả Sidorenko, nhưng Stockholm không những từ chối mà còn kết án ông 12 năm tù. Đã có lần Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov đã “nổi nóng” với đặc phái viên Thụy Điển Wilhelm Assarsson, rằng: “Bạn đang để Sidorenko chết vì đói và bị ngược đãi. Hãy trả tự do cho anh ấy, đó là điều chúng tôi đang đòi hỏi, trước hết và quan trọng nhất”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Xung đột Ukraine: Lợi ích và giá trị của Nga

Trang mạng Katehon đăng bài viết của Tổng biên tập Alexander Dugin, nhà triết học người Nga và là lãnh đạo Phong trào Á-Âu quốc tế, về ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine đối với cục diện thế giới. Sau đây là nội dung bài viết:
Số phận của trật tự thế giới đang được định đoạt ở Ukraine. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không phải là cuộc xung đột cục bộ giữa hai thế lực chưa phân chia quyền lực rõ ràng, mà là khởi nguồn của lịch sử. Vậy Ukraine đứng về phía nào? Thoạt nhìn, người ta dễ dàng cho rằng họ đứng về phía quốc gia-dân tộc mình, cụ thể là các giá trị quốc gia và lý tưởng của họ. Ukraine mới có được cơ hội trở thành một quốc gia tương đối độc lập cách đây không lâu, sau khi Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, họ không có bất kỳ căn cứ lịch sử nào. Do đó, tính hợp pháp của nhà nước là vấn đề gây tranh cãi gay gắt.
Có hai dân tộc sinh sống ở hai khu vực khác nhau trên lãnh thổ Ukraine - khu vực phía Tây và khu vực phía Đông. Những người ở khu vực phía Tây tự coi mình là một dân tộc độc lập, trong khi những người ở khu vực phía Đông lại coi mình là một phần của nước Nga rộng lớn, vô tình bị tách khỏi đó. Ukraine có cơ hội tạo ra một nhà nước, nhưng khi tính đến vị thế của hai dân tộc, thì hai khu vực được cho gần như là ngang nhau trong một chính thể chung. Và điều này đã tạo điều kiện cho địa chính trị - một yếu tố bên ngoài - phát huy tác dụng. Phương Tây đã nhìn thấy ở một Ukraine độc lập cơ hội để tạo dựng chỗ đứng nhằm kiềm chế sức mạnh tiềm tàng của Nga sau khi nước này nổi lên từ đống tro tàn của của Liên Xô.
Sau đó, nhiệm vụ được đặt ra là chính thức hóa bản sắc phương Tây ở Ukraine. Để làm được điều này, phương Tây cần thực hiện một cuộc hủy diệt văn hóa và, nếu cần thiết, trực tiếp tiêu diệt người dân ở phía Đông Ukraine. Phương Tây đã nhất trí với quan điểm cực đoan rằng họ phải tạo ra một nhóm dân tộc giả tạo và dập tắt tư tưởng thân Nga ở miền Đông Ukraine. Đó là lý do họ sử dụng hệ tư tưởng phát xít nhằm nhanh chóng tạo dựng một quốc gia Ukraine chưa từng tồn tại trong lịch sử. Đối với phương Tây, việc đưa hệ tư tưởng phát xít vào Ukraine là cách duy nhất để nhanh chóng xây dựng một nền tảng chống Nga trên lãnh thổ nước này. Nếu không có hệ tư tưởng này và nếu chỉ duy trì nền dân chủ tương đối ở Ukraine, thì tiếng nói của người dân ở khu vực phía Đông đất nước sẽ cản trở việc xây dựng nền tảng nói trên.
Việc các lực lượng tân phát xít thân phương Tây giành chính quyền ở Ukraine diễn ra theo từng giai đoạn. Từ đầu những năm 1990, các phong trào và đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc bắt đầu được hình thành, gây ảnh hưởng đến giới trẻ và gieo rắc tư tưởng bài Nga trong tâm trí họ. Đồng thời, bản sắc của người Ukraine mang tính hai mặt: một mặt hướng về phương Tây tự do; mặt còn lại hướng về Nga.

1660232473207.png

1660232683822.png

1660232494230.png

1660232572018.png

1660232601359.png

1660232718470.png

Phong trào Maidan tại Ukraine

Sự kiện Maidan năm 2013-1014 tạo ra một bước ngoặt mang tính quyết định. Với sự hỗ trợ trực tiếp và công khai của phương Tây, một cuộc đảo chính đã diễn ra và liên minh những kẻ bài Nga đã giành chính quyền. Những phần tử theo chủ nghĩa tân phát xít và những người theo chủ nghĩa tự do đã tập hợp trong một chính phủ mới. Các nhà tài phiệt theo tư tưởng tự do Poroshenko và Kolomoisky đã tham gia công cuộc biến Ukraine thành một quốc gia theo tư tưởng tân phát xít. Phương Tây yêu cầu họ chống Nga và họ đã tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch này.
Tiếp theo là phản ứng sáp nhập Crimea của Nga và cuộc nổi dậy của vùng Donbass thân Nga. Khi đó, Nga dự định chia Ukraine thành hai khu vực - Tây Ukraine và Nước Nga mới - theo ranh giới của hai dân tộc, nhưng kế hoạch này đã bị cản trở vì một số lý do. Sau đó, Kiev có cơ hội tiến hành quá trình phân hóa các vùng lãnh thổ phía Đông. Cuộc diệt chủng ở phương Đông bắt đầu với động lực mới. Nó không chỉ liên quan đến vùng Donbass không ngừng kháng cự, mà còn liên quan đến Nước Nga mới, bao gồm cả khu vực Donetsk và Luhansk đang bị chính quyền Kiev kiểm soát và tất cả các phần còn lại ở phía Đông Nam. Phương Tây không chỉ làm ngơ trước điều này, mà còn góp sức bằng mọi cách có thể. Trong trường hợp này, có thể nói phương Tây đã hy sinh các giá trị vì lợi ích của chính họ. Địa chính trị hóa ra còn quan trọng hơn cả chủ nghĩa tự do.

1660233217107.png

1660233256923.png

1660233271451.png

1660233300649.png

1660233321046.png

Quân đội Nga tại Crimea

Năm 2022, Ukraine đã chính thức trở thành một quốc gia chống Nga. Mối quan tâm lớn nhất của họ ở thời điểm này là tái chinh phục Donbass và Crimea, gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hoàn thành cuộc diệt chủng ở phía Đông đất nước, sở hữu vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh học có khả năng răn đe Nga. Và hệ tư tưởng của nhà nước Ukraine là sự kết hợp của chủ nghĩa bài Nga, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phương Tây và chủ nghĩa tự do.
Trước tình thế này, Nga đã tiến hành một “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine nhằm phi quân sự hóa và xóa bỏ tư tưởng phát xít ở quốc gia láng giềng phía Tây. Chiến dịch quân sự đặc biệt này khiến phương Tây rơi vào tình thế khó khăn: Giờ đây, họ không những phải giải thích lợi ích của mình mà còn phải biện minh cho chủ nghĩa phát xít ở Ukraine, thứ mà họ không thể tiếp tục che giấu. Vì vậy, chủ nghĩa phát xít tự do với tư cách là một hệ tư tưởng thực dụng của Ukraine bắt đầu được phương Tây chấp nhận. Biểu hiện thực tế của điều này chính là việc Maxim Marchenko, cựu chỉ huy tiểu đoàn Aidar và là nhân vật từng bị Nga cáo buộc tàn sát người dân Donbass, nghiễm nhiên trở thành người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự của thành phố cảng Odessa.
Có thể thấy tham vọng địa chính trị của phương Tây là mở rộng NATO, duy trì mô hình đơn cực, tiếp tục tiến trình toàn cầu hóa và quá trình biến nhân loại thành một khối duy nhất dưới sự kiểm soát của cái gọi là “chính phủ thế giới” nhằm cứu lấy vị thế bá quyền của Mỹ đang sụp đổ trước mắt.

1660233443486.png

Maxim Marchenko

Điều này tương ứng với sự lan truyền của hệ tư tưởng kết hợp giữa chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa cá nhân hướng tới mục tiêu phá hủy văn hóa, dập tắt sự bất đồng chính kiến, tố cáo những người vi phạm các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do, đòi hỏi nữ quyền và quyền cho người chuyển giới, truyền bá chủ nghĩa hậu hiện đại, phá hủy có chủ ý và chế nhạo di sản văn hóa cổ điển, đưa nhân loại sang một chiều không gian ảo (theo dự án của Meta, một tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga).
Những gì được xây dựng một cách giả tạo ở Ukraine (như hệ tư tưởng tự do chống Nga của các thế lực tân phát xít) đã nhận được sự ủng hộ của phương Tây, nơi mà tư tưởng bài Nga được đưa vào hệ thống giá trị bắt buộc, và việc không tán thành với điều này sẽ vấp phải sự trừng phạt dưới hình thức hành chính hoặc vũ lực. Giờ đây, đối mặt với hoạt động quân sự đặc biệt của Nga, chủ nghĩa tự do cuối cùng đã hòa nhập với chủ nghĩa phát xít.

1660233802768.png

1660233566668.png

1660233705673.png

1660233738261.png

1660233888516.png

Quân đội Nga tiến vào Ukraine
.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc đua trang bị máy bay không người lái giữa Nga – Ukraine

Chưa bao giờ trong lịch sử chiến tranh, máy bay không người lái (drone) lại được sử dụng nhiều như ở Ukraine.

Theo hãng tin AP, cả Nga và Ukraine đều đang phụ thuộc rất lớn vào các thiết bị bay không người lái trong việc xác định chính xác của đối phương vị trí và dẫn đường cho các cuộc tấn công pháo binh. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, sau nhiều tháng chiến đấu, các phi đội máy bay không người lái của cả hai bên đều đã cạn kiệt. Moskva và Kiev đang chạy đua chế tạo và mua các loại máy bay không người lái tiên tiến, có khả năng chống nhiễu, giúp mang lại lợi thế quyết định trên chiến trường.

Động thái này đã được phản ánh qua tiết lộ của Nhà Trắng hôm 11/7 cho rằng Iran đang chuẩn bị gửi hàng trăm chiếc máy bay không người lái cho Moskva. Ông Samuel Bendett, nhà phân tích của tổ chức tư vấn quân sự CNA nói: “Lực lượng máy bay không người lái của Nga có thể vẫn còn khả năng chiến đấu nhưng đã cạn kiệt”. Trong khi đó, Ukraine cũng muốn sử dụng các phương tiện bay này để tấn công các sở chỉ huy và trạm kiểm soát của Nga từ khoảng cách đáng kể.

Không chỉ muốn sở hữu những mẫu máy bay không người lái tối tân nhất, nhu cầu về máy bay cũ của cả hai quốc gia hiện cũng rất lớn. Nga và Ukraine đã nỗ lực sửa chữa những chếc máy bay không người lái nghiệp dư thành phương tiện có khả năng chống nhiễu tốt hơn.
Ông Yuri Shchygol, quan chức cấp cao của Ukraine nói với các phóng viên hôm 13/7: “Con số chúng tôi cần là rất lớn”. Ông tiết lộ Ukraine đã lập một chiến dịch gây quỹ mới mang tên “Phi đội máy bay không người lái”. Ông cho biết ban đầu, Ukraine chỉ tìm mua 200 chiếc máy bay không người lái theo tiêu chuẩn NATO, nhưng nước này đang yêu cầu số lượng nhiều hơn gấp 10 lần.

Các binh sĩ thừa nhận Ukraine không có máy bay không người lái cấp quân sự cần thiết để đối phó với hệ thống gây nhiễu điều khiển bằng sóng vô tuyến của Nga. Các mẫu máy bay dân sự của nước này hầu hết đều bị phát hiện và đánh bại một cách tương đối dễ dàng. So với những tháng đầu xung đột, ông Bendett cho biết hiện ít thấy bằng chứng về việc máy bay không người lái của Nga bị bắn hạ. Ông nhận định: “Phía Ukraine đang đuối sức hơn”.

Trong khi đó, “người hùng” của Ukraine trong những tuần đầu chiến sự là Bayraktar TB-2 (UAV sát thủ ném bom được trang bị vũ khí dẫn đường bằng laser do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất) đã trở nên kém hiệu quả hơn khi đối mặt với hệ thống phòng thủ dày đặc của Nga ở chiến trường miền đông.

1660359462004.png

1660359486347.png

1660359503341.png

Bayraktar TB-2 của Ukraine

Lãnh đạo đơn vị trinh sát trên không giấu tên của Ukraine gần đây bình luận: “Nga đang ở vị thế tốt hơn nhiều vì họ sử dụng máy bay không người lái tầm xa, được chế tạo có khả năng né các hệ thống phòng thủ điện tử”.
Trên mặt đất, các đơn vị tác chiến điện tử phong phú hơn của Nga có thể cắt đứt liên lạc của phi công, làm gián đoạn đường truyền video trực tiếp, bắn hạ phương tiện, hoặc nếu có công nghệ điều khiển buộc đối thủ phải rút lui.

Do đó, Ukraine rất mong muốn sở hữu những mẫu drone tiên tiến có thể sóng sót trước các hệ thống gây nhiễu sóng vô tuyến, gây nhiễu GPS, dựa vào liên lạc vệ tinh và các công nghệ khác để điều hướng. Ông Maksym Muzyka - người sáng lập UA Dynamics, hãng sản xuất máy bay không người lái của Ukraine - cho biết nhu cầu cấp thiết nhất của Ukraine là máy bay không người lái có thể giúp pháo binh tầm xa của phương Tây tấn công các mục tiêu ở xa.

1660358149591.png

1660358103837.png

Binh sĩ Ukraine điều chỉnh hỏa lực pháo binh bằng máy bay không người lái tại chiến tuyến gần Kharkiv. Ảnh: AP

Vào giữa tháng 6, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã liệt kê nhiều loại vũ khí mà Ukraine cần có để đối phó với đà tiến công của Nga. Vị quan chức này tiết lộ Kiev cần 1.000 máy bay không người lái nếu muốn chấm dứt chiến tranh.
Theo giới chuyên gia, nguồn cung máy bay không người lái quân sự tầm xa của Nga vượt trội hơn Ukraine. Tuy nhiên, nguồn cung của Điện Kremlin cũng đang giảm dần. Quân đội Nga đang sử dụng rất nhiều máy bay quadcopter (drone 4 động cơ) - có giá 2.000 USD – trong chiến dịch quân sự này.

1660358372321.png

1660358399401.png

1660358480450.png

Máy bay quadcopter (drone 4 động cơ)

Vào tháng trước, Phó thủ tướng phụ trách phát triển quân sự của Nga - Yury Borisov - cho biết quá trình phát triển máy bay không người lái trước xung đột không mạnh mẽ. Ông tiết lộ Nga đang đẩy mạnh sản xuất nhiều loại drone mặc dù không thể thực hiện ngay lập tức.

1660358727362.png

1660358885262.png

Drone của Ukraine mang chai chất cháy

1660358768011.png

Drone mang lựu đạn

1660359308053.png

1660359004676.png

Drone của Ukraine thả bom cháy trúng cửa tháp pháo của xe tăng T-62 của Nga

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay tấn công không người lái giết người như thế nào?

UAV tiến công là loại máy bay chiến đấu không người lái, được sử dụng để tiến công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên không. Nó có thể được chia thành hai loại, một là sử dụng đầu đạn mang theo để tiến công mục tiêu, hai là sử dụng vũ khí mang theo để tiến công mục tiêu. Máy bay không người lái (UAV) đầu tiên sử dụng đầu đạn của mình để tiến công các mục tiêu mặt đất là UAV chống bức xạ Habi do Israel phát triển, cùng loại tương tự còn có UAV chống bức xạ do Nam Phi và các nước khác phát triển. Loại UAV tiến công này sau khi được phóng đi, với sự hỗ trợ của dữ liệu đặc tính tín hiệu bức xạ radar và thông tin vị trí của radar được cài đặt sẵn, nó sẽ tự động dẫn đường tới trận địa radar, UAV và đầu đạn cùng lao tới ăng ten radar và phá huỷ mục tiêu. Nói một cách chính xác, UAV tiến công này là một loại tên lửa. Loại UAV tiến công thứ hai có thể được tái sử dụng, tiến công mục tiêu bằng cách ném vũ khí mà nó mang theo. Rõ ràng, loại UAV tiến công này có hàm lượng công nghệ cao hơn. Sau đây chủ yếu sẽ giới thiệu loại UAV tiến công thứ hai.

UAV tiến công có nguồn gốc lịch sử từ những năm 1970. Năm 1971, Không quân Mỹ thử nghiệm sử dụng UAV Firebee 147 tiến công mục tiêu trên trường bắn bằng 2 quả bom dẫn đường bằng TV để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng UAV ném vũ khí tiến công các mục tiêu mặt đất. Đồng thời, CIA cũng tập trung vào việc phát triển UAV tiến công. Tuy nhiên, Không quân Mỹ và CIA đã không hợp tác đầy đủ. Đến những năm 1990, tình trạng không ủng hộ và bất hợp tác này đã thay đổi.

1660701207097.png

1660701239630.png

1660701394324.png

1660701415650.png

1660701286451.png

UAV Firebee 147

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ máy tính, thông tin liên lạc và định vị vệ tinh, Cơ quan Nghiên cứu Dự báo Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề xuất khái niệm UAV tiến công chế áp vũ khí phòng không. Không quân Mỹ và CIA bắt đầu cùng nhau phát triển một loại UAV mới. Dựa trên sự phát triển trước đó của CIA về máy bay do thám không người lái, thông qua những cải tiến và nâng cấp về công nghệ, UAV có thể phóng đạn mang theo và tiến công các mục tiêu mặt đất.
Loại máy bay không người lái mới này được đặt tên là Predator và được chia thành hai loại: A và B. Loại trinh sát Predator A là RQ-1, loại tiến công là MQ-1; loại trinh sát Predator B là RQ-9 và loại tiến công là MQ-9. Cả thân và sải cánh của MQ-9 đều lớn hơn MQ-1, các cánh có thể mang 8 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire, gấp bốn lần khả năng mang của MQ-1. Mẫu e này được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 5 năm 2003. Năm 2006, quân Mỹ đặt tên cho UAV tiến công MQ-9 là Reaper.

1660701521972.png

1660701555857.png

UAV RQ-1


1660701640629.png

1660701918841.png

1660701938625.png

UAV MQ-1

1660701981317.png

1660702000257.png

1660702042817.png

UAV RQ-9

1660701784194.png

1660701588232.png

1660701750550.png

1660701704811.png

UAV MQ-9

UAV chỉ là một phần của hệ thống máy bay không người lái. Các thành phần cơ bản của một hệ thống UAV hoàn chỉnh như sau:

1. UAV. Nó sử dụng cánh cố định hoặc cánh rôto và được làm bằng vật liệu composite hiện đại, diện tích mặt cắt phản xạ radar tương đối nhỏ.

2. Thiết bị trên máy bay (vũ khí). Bao gồm thiết bị trinh sát thời gian thực và phi thời gian thực, vũ khí dẫn đường và đạn dược, v.v.

3. Trạm kế hoạch nhiệm vụ. Theo nhiệm vụ, hiệu suất của thiết bị trên máy bay (vũ khí) và điều kiện môi trường của chiến trường, nhân viên phân tích qui hoạch tác chiến sử dụng hệ thống qui hoạch nhiệm vụ để lựa chọn và xây dựng đường bay, độ cao bay và mặt cắt bay, v.v., để mô phỏng và đánh giá hiệu năng đối với việc vận dụng tác chiến của UAV, đưa ra phương án hành động theo thứ tự ưu tiên để người chỉ huy ra quyết định. Sau khi UAV được phóng lên, nó sẽ thực hiện nhiệm vụ tương ứng theo phần mềm tác chiến do hệ thống qui hoạch nhiệm vụ tạo ra, nếu tình huống thay đổi hoặc máy bay cần xử lý, người điều khiển sẽ can thiệp theo thời gian thực.

4. Trạm điều khiển mặt đất. Theo dõi và kiểm soát chuyến bay của UAV thường bao gồm: đài điều khiển bay, được sử dụng để kiểm soát trạng thái bay của máy bay không người lái; đài điều khiển quan sát, được sử dụng để điều khiển thiết bị trên máy bay (vũ khí); đài điều khiển điều hướng, màn hiển thị bản đồ, hiển thị và giám sát thời gian thực theo dõi UAV; đài thông tin tình báo, được sử dụng để tiếp nhận, xử lý và phân phối dữ liệu tình báo.

5. Hệ thống thông tin liên lạc. Chuyển chỉ lệnh từ hệ thống điều khiển mặt đất đến UAV thông qua liên kết dữ liệu, các dữ liệu và thông tin khác nhau của UAV cũng có thể được truyền trở lại trạm điều khiển mặt đất.

6. Hệ thống cất cánh và hạ cánh tự động.

Một hệ thống UAV hoàn chỉnh (không bao gồm trạm qui hoạch nhiệm vụ) thường cần 6 nhân viên vận hành và bảo trì.

Một số hành động sử dụng máy tiến công không người lái

Vào ngày 12/10/2000, tàu khu trục mang tên lửa USS Cole đã bị tiến công bằng bom dạng liều chết của tổ chức Al-Qaida khi đang tiếp nhiên liệu tại cảng Aden, Yemen. Có 17 người chết và 39 người bị thương. CIA xác định rằng bin Laden đứng sau vụ việc. Không lâu sau, máy bay trinh sát không người lái RQ-1 bay đến Kandahar, Afghanistan để tuần tra do thám. Trên trang trại Tarnak ở ngoại ô Kandahar, máy bay trinh sát không người lái RQ-1 đã chụp được bức ảnh của một người, rất giống bin Laden. Sau khi xác minh thêm, người ta tin rằng Bin Laden đang ẩn náu trong một trang trại bỏ hoang ở Tarnak Farm. Được bao quanh bởi những bức tường cao, bên trong trang trại có hơn 80 ngôi nhà làm bằng gạch nung và bê tông, bao gồm nhà ở, nhà kho, nhà thờ Hồi giáo và một tòa nhà văn phòng 6 tầng đổ nát. Bin Laden và gia đình sống trong một khoảng sân nhỏ có tường bao quanh. CIA đã thiết lập một trang trại mô phỏng trong trường bắn thử nghiệm và huấn luyện ở Nevada. Các nhân viên phân tích qui hoạch nhiệm vụ đã sử dụng hệ thống qui hoạch nhiệm vụ để tiến hành các thử nghiệm mô phỏng và đánh giá các hoạt động loại bỏ mục tiêu sắp được thực hiện, đồng thời soạn thảo các kế hoạch hành động cụ thể. Nhưng không rõ vì lý do gì, việc tiêu diệt bin Laden đã bị dừng lại.

Một tuần sau sự kiện "11/9", quân đội Mỹ đã điều động các UAV để thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố ở Kabul, Afghanistan. Vào tháng 10 năm đó, UAV tiến công MQ-1 đã sử dụng tên lửa Hellfire để tiến công một mục tiêu mặt đất ở Kandahar, tạo tiền lệ cho UAV thực hiện các cuộc tiến công mặt đất. Qui hoạch tác chiến trên không của thế giới đã lặng lẽ thay đổi.

1660702303249.png

1660702202928.png

UAV MQ-1 tại Afghanistan

Vào ngày 2/11/2002, một chiếc ô tô đang chạy trên một con đường sa mạc ở tỉnh Malibu, tây bắc Yemen. Ngồi trên xe là Gaid Salim Sinan Harty - một trong những trợ thủ đắc đắc lực của Bin Laden và 5 thành viên khác của tổ chức Al Qaeda. Harty bị Mỹ truy nã vì đã tham gia lên kế hoạch cho vụ việc tiến công tàu khu trục tên lửa USS Cole. Một UAV tiến công MQ-1 bay lượn trên tỉnh Malibu đã theo dõi, khóa chiếc xe và bắn một tên lửa Hellfire, phá hủy chiếc xe và các thành viên đi cùng.

Theo các quan chức Yemen tiết lộ, đại sứ Mỹ tại Yemen, Edmund Hull, đã thu thập được thông tin tình báo về nơi ở của Harty bằng cách mua chuộc và cài cắm người dân địa phương làm người cung cấp thông tin. UAV tiến công MQ-l đã bay đến vị trí tiến công từ trước và phục kích để thực hiện bắn tỉa trên không. Một tuần sau vụ giết hại Harty, quân đội Mỹ tuyên bố rằng một máy bay ném bom thông thường đã phá hủy hang ổ của Muhammad Atif, nhân vật thứ ba của tổ chức Al-Qaida ở Jalabad, Afghanistan. Trên thực tế, đây chính là điều mà UAV tiến công MQ-1 đã làm.

1660702598614.png

Nhóm thánh chiến Hồi giáo al-Qaeda tại bán đảo Arab (AQAP) ngày 23/2/2020 xác nhận, cái chết của Qassim al-Rimi, người sáng lập và là thủ lĩnh nhóm này, chỉ vài tuần sau khi Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt Rimi trong một chiến dịch ở Yemen. “Mỹ đã tiến hành chiến dịch chống khủng bố ở Yemen và tiêu diệt được Qassim al-Rimi, kẻ thành lập và lãnh đạo nhóm al-Qaeda ở bán đảo Arab”, Tổng thống Trump cho biết trong thông cáo được Nhà Trắng công bố.

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

1660820010589.png

1660820070223.png

Trạm điều khiển UAV MQ-1 trên mặt đất

Vào tối ngày 29/3/2004, tại một căn cứ bí mật của Mỹ ở Trung Đông. Màn hình của trạm điều khiển UAV trên mặt đất hiển thị hình ảnh thời gian thực của mặt đất bên ngoài căn cứ không quân Ballard ở miền bắc Iraq. Chuẩn tướng Frank Gorenz, ngồi trên đài chỉ huy, nhìn thấy ba người đang làm việc với những chiếc cuốc sắt trên đường cao tốc. Độ phân giải của những hình ảnh do UAV tiến công MQ-1 quay lại rất cao, và ba người đã đặt một thiết bị nổ tự chế trong hố đào. Gorenz ra lệnh tiến công, và nhân viên điều hành ngồi trên bàn điều khiển quan sát lập tức phát lệnh tiến công. UAV tiến công MQ-1 bay lượn xung quanh căn cứ không quân đã bắn tên lửa Hellfire vào mục tiêu, khiến 3 người thiệt mạng tại chỗ. Gorenz đã cố gắng răn đe kẻ thù thông qua vụ việc này: "Chúng tôi đã đưa ra lời cảnh báo đối với kẻ thù, cả ngày lẫn đêm, Mỹ đang theo dõi mọi động thái của bạn. Nếu bạn tiếp tục cản trở cuộc chiến ở Iraq, chúng tôi có thể phát động tiến công bất cứ lúc nào".

1660819846812.png

1660819824920.png

UAV MQ-1 trong một phi vụ tại Iraq

Vào năm 2007, trên một con đường sa mạc ở Yemen, Mỹ đã lần đầu tiên thực hiện hành động thanh trừng một công dân Mỹ, công dân Mỹ bị giết có tên là Anwar Aoraki. Từ tháng 01/2001 đến tháng 4/2002, ông là một lãnh tụ tại Nhà thờ Hồi giáo Dar Al Shijra ở Virginia. Trước sự kiện "11/9" hai tên không tặc từng đến đây cầu nguyện. Sau khi đến Yemen, Aoraki đã kêu gọi người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới tiến hành các cuộc tiến công khủng bố vào nước Mỹ.
Năm 2006, tình hình ở Afghanistan trở nên xấu đi đáng kể, và quân đội Mỹ đã tiến vào khu vực biên giới của Pakistan để dọn dẹp tàn tích của Taliban. Tổng thống Bush đã viết trong hồi ký của mình: "Tôi nhận ra rằng cuộc khủng hoảng sắp xảy ra ... Quân đội của chúng ta đã gặp phải sự kháng cự bất ngờ...” Một tờ báo Pakistan có dòng tiêu đề: "Các binh sĩ Mỹ đã vi phạm chủ quyền của Pakistan". Sự phẫn nộ của công chúng đã nổ ra ở Islamabad, lưỡng viện đã nhất trí thông qua một nghị quyết lên án các hành động quân sự của chúng ta.

1660820276701.png

1660820130752.png

1660820176524.png

UAV MQ-1 tại Afghanistan

"Tôi đang tìm cách khác để vào các khu vực bộ lạc (Pakistan). Một máy bay không người lái Predator có thể tiến hành giám sát video và phóng bom dẫn đường bằng laser. Tôi ủy quyền cho các cơ quan tình báo gia tăng sức ép đối với những kẻ cực đoan. Một vài chi tiết trong hành động này vẫn là cơ mật, có điều, sau khi tôi ra lệnh, các phương tiện truyền thông bắt đầu đưa tin về các cuộc tiến công lớn do Predator phát động ... Báo cáo cuối cùng mà tôi nhận được nói rằng, Al Qaeda đang lúng túng ở tất cả các bên của khu vực biên giới (Pakistan), với những khó khăn bên trong và bên ngoài". "Trong số này, có thể có một mặt là làm giả thành tích chính trị của mình, nhưng mặt khác, nó cho thấy vị thế của UAV tiến công Predator trong tâm trí của George W. Bush.

Đặc điểm sử dụng của UAV tiến công

Thông qua phân tích việc Mỹ sử dụng UAV tiến công để thực hiện các hoạt động diệt trừ mục tiêu, có thể tóm tắt các đặc điểm sau:

Môi trường sử dụng đặc thù. UAV tiến công thường thực hiện các hoạt động tiêu diệt có lựa chọn ở các quốc gia và khu vực nắm quyền kiểm soát hoàn toàn trên không. Ở các quốc gia và khu vực này, không có hệ thống phòng không hiện đại nào có thể gây nhiễu và đối đầu với chuyến bay của UAV tiến công, ví dụ ở các quốc gia như Afghanistan, Iraq và Sudan. Ngày 01/5/2011, khi bin Laden bị tiêu diệt ở ngoại ô Islamabad, Pakistan, Mỹ chỉ có thể cử đội biệt kích "báo biển" bí mật đột nhập không phận Pakistan bằng trực thăng trong thời gian ngắn để tiến công và không thể sử dụng UAV tiến công để thực hiện tiêu diệt mục tiêu chọn lọc.


Bảo đảm thông tin tình báo đầy đủ và kỹ lưỡng. Việc sử dụng UAV tiến công để tiến hành tiêu diệt mục tiêu chọn lọc, việc bảo đảm tình báo gián điệp và tình báo tín hiệu đầy đủ, triệt để là điều kiện tiên quyết và then chốt. Các quốc gia như Mỹ, Israel, Anh từ lâu đã coi tung tích của Soleimani là nhiệm vụ ưu tiên của các cơ quan gián điệp và quân đội, nhất là khi ông ta xuất hiện ở Iraq. Theo hồi ức của cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến đặc nhiệm Mỹ Stanley McClear, vào tháng 01/2007, lực lượng tác chiến đặc nhiệm đã theo dõi Soleimani, người đang đi theo một đoàn xe vào miền bắc Iraq, "để tránh giao tranh hỏa lực và những vấn đề chính trị tranh cãi sau đó, tôi quyết định cần phải giám sát đoàn xe này chứ không tiến hành tiến công". Cùng năm đó, tại thành phố Basra, miền nam Iraq, quân đội Anh đã cử một biệt đội đổ bộ đường không để theo dõi và nhắm vào mục tiêu Soleimani. Theo báo cáo, vào tháng 6/2019, Tổng thống Mỹ Trump đã thông qua một kế hoạch hành động nhằm mục tiêu loại bỏ Soleimani. Trên cơ sở theo dõi, phân tích các đặc điểm và quy tắc hành động của Soleimani, ngày 2/01/2020, Mỹ lại nắm được hành trình chi tiết của Soleimani và tuỳ tùng thông qua một người cung cấp thông tin. Với sự hỗ trợ đầy đủ của thông tin tình báo, chiến dịch tiêu diệt mục tiêu chọn lọc cuối cùng đã hoàn thành.

Rất khó để thực hiện tìm thấy là tiêu diệt. Soleimani rất nổi tiếng ở Trung Đông, với những đặc trưng tướng mạo rõ ràng, kế hoạch hành trình cụ thể của ông ta được bộc lộ đầy đủ. Dù vậy, kể từ khi Soleimani ra khỏi cabin, phải mất gần 10 phút để phóng tên lửa Hellfire. Theo một quan chức Mỹ, trong đêm cùng ngày mà Soleimani bị tiêu diệt, ở Yemen, Mỹ cũng nhắm mục tiêu vào Abdul Reza Shahlai, một chỉ huy quan trọng và là quan chức tài chính của "Lữ đoàn Quds" của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran, nhưng đã không giết được ông ta.

1660820521116.png

1660820769829.png

1660820613401.png

1660820635407.png

Tên lửa Hellfire

Kiểm soát thiệt hại phụ. Tính đến dư luận trong nước và dư luận quốc tế, Mỹ cố gắng giảm thiểu thiệt hại khác trong các hoạt động loại bỏ mục tiêu chọn lọc của mình. Về thời gian, thường chọn vào lúc nửa đêm, nơi vắng dân cư, về mặt không gian, các hành động này thường tránh các khu vực tập trung thường dân, về lựa chọn vũ khí thì cũng tận dụng hết tính năng. Năm 2017, UAV tiến công MQ-9 Reaper đã sử dụng tên lửa không đối đất Hellfire model-AGM-114R9X để tiến công một thủ lĩnh tổ chức khủng bố ở Idlib, Syria. Ảnh chụp màn hình đoạn video cho thấy phần đầu của chiếc xe mà thủ lĩnh tổ chức khủng bố Ahmed Hassan Abu Hail Masri đang lái đã bị một lưỡi dao xuyên thủng, xé toạc một vết hở lớn và thân xe về cơ bản không còn nguyên vẹn. Với việc thay thế đầu đạn phân mảnh, loại tên lửa này có thể được sử dụng để loại bỏ các nhân vật có giá trị cao ngay cả ở những nơi có số lượng dân thường tương đối lớn. Vào ngày 11/01/2020, trong một chiến dịch tìm diệt mục tiêu chọn lọc ở khu vực Imam Sa thuộc tỉnh Kunduz, Afghanistan, giám đốc tài chính của Taliban là Mohabra đã bị bắn chết ở đông bắc Afghanistan, chiếc xe mà hắn ta ngồi trên đó còn lưu lại bề mặt cắt hình dạng con cá độc nhất của tên lửa AGM-114R9X.

1660820823669.png

1660820864968.png

1660821215005.png

Tên lửa AGM-114R9X

1660820932273.png

1660821003856.png

1660821055314.png

1660821118014.png

Xe ô tô trúng tên lửa AGM-114R9X

...................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,073
Động cơ
192,794 Mã lực
CUỘC CHIẾN ẤN ĐỘ - PAKISTAN NĂM 1971

Cuộc chiến tổng lực giữa Pakistan và Ấn Độ năm 1971 đã làm người Pakistan hết ảo tưởng là quân đội Hồi giáo, có thể đánh bại những người Hindu “yếu ớt” và Ấn Độ tiếp tục chứng tỏ được ưu thế quân sự của mình trước đối thủ Pakistan.
Sau các cuộc chiến tranh năm 1947 và 1965, cuộc chiến năm 1971 là cuộc xung đột lớn thứ ba giữa Ấn Độ và Pakistan. Bất chấp một số xung đột ở Kargil năm 1999 và các điểm khác trên biên giới, Ấn Độ và Pakistan đã không xảy ra một cuộc chiến tranh lớn trong suốt 50 năm qua.

Sau khi tách khỏi Ấn Độ thành quốc gia độc lập tháng 8/1947 theo kế hoạch Mountbatten của Anh, Pakistan tìm cách thôn tính tiểu vương quốc Jammu và Kashmir (nơi có 70% dân số theo đạo Hồi), phế truất Maharaja của Jammu và Hari Singh của Kashmir (người theo Ấn Độ giáo). Sau khi tiến hành các hoạt động xâm nhập, lợi dụng tôn giáo để xúi giục những người theo đạo Hồi nổi dậy chống chính quyền, ngày 20/10/1947, Pakistan đưa quân đánh chiếm Jammu và Kashmir. Maharaja và Hari Singh chạy sang Delhi (Ấn Độ) yêu cầu giúp đỡ và ký hiệp ước sáp nhập Kashmir vào Ấn Độ (20/10/1947). Trên cơ sở đó, Ấn Độ cho quân nhảy dù xuống Kashmir, nhanh chóng giành quyền kiểm soát, đẩy lùi quân Pakistan.

1660963464552.png

1660963494713.png

1660963549278.png

Chiến tranh Pakistan -Ấn Độ năm 1947

Tháng 12/1947, Quân đội Pakistan cùng với lực lượng nổi dậy Hồi giáo tiếp tục tiến công vào khu vực Tây Nam Kashmir; tới tháng 5/1948 mở rộng chiến sự lên phía Bắc và Tây Bắc Kashmir. Nhờ vai trò trung gian hòa giải của Liên hợp quốc, ngày 31/12/1948, 2 bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, vấn đề Jammu và Kashmir vẫn là nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 nước vào những năm 1965 và năm 1971.

Bối cảnh cuộc chiến

Cuộc chiến xảy ra giữa Ấn Độ và Pakistan vào tháng 12/1971, bắt nguồn từ cuộc bầu cử Quốc hội Pakistan vào năm 1970 sau khi đảng Awami do giáo chủ Mujibur Rahman, đại diện cho cộng đồng người Hồi giáo tại vùng lãnh thổ Đông Pakistan (quốc gia Bangladesh hiện nay) giành thắng lợi. Thế nhưng, Thủ tướng Pakistan khi đó, Zulfikar Ali Bhutto từ chối trao chiếc ghế thủ tướng lại cho Giáo chủ Rahman, đồng thời ra lệnh cho quân đội thẳng tay đàn áp những người Hồi giáo có thiện cảm với đảng Awami.
Ngày 25/3/1971, Quân đội Pakistan chiếm giữ thành phố Dhaka (thủ đô của Bangladesh hiện nay) ở vùng lãnh thổ Đông Pakistan, bắt giữ Giáo chủ Rahman và ra lệnh giải tán đảng Awami. Thế nhưng hành động này của chính quyền Pakistan đã gây bất bình trong nội bộ quân đội để đến ngày 27/3/1971, Đại tá Ziaur Rahman quyết định ly khai khỏi Quân đội Pakistan và tuyên bố sẽ thành lập quốc gia Bangladesh. Hành động này của Đại tá Rahman không những nhận được sự hậu thuẫn của Ấn Độ mà cả của Liên Xô. Riêng Mỹ lại phản ứng gay gắt về việc thành lập một quốc gia mới ở Đông Pakistan chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Liên Xô. Vì vậy, Tổng thống Mỹ Richard Nixon quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Pakistan để giải thể chính quyền mới ở vùng lãnh thổ Đông Pakistan bằng vũ lực.

1660964012977.png

1660964067990.png

1660964104270.png

Đại tá Ziaur Rahman

Hậu quả là bạo lực tăng cao ở Đông Pakistan, hàng triệu người Đông Pakistan phải chạy tị nạn vào lãnh thổ Ấn Độ ở các bang Tây Bengal, Bihar, Assam, Meghalaya và Tipura nhằm tránh các vụ thảm sát gây ra bởi Quân đội Pakistan. Ở phía Tây Pakistan, chính quyền của Thủ tướng Bhutto, được sự hậu thuẫn cả về mặt ngoại giao và quân sự của Mỹ, lăm le tiến công Ấn Độ.
Trước tình hình căng thẳng của một cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan không thể nào tránh khỏi, Thủ tướng Ấn Độ, bà Indira Gandhi, có chuyến công du đến Moskva ngày 9/8/1971 để ký kết hơn 20 hiệp định hợp tác cả về kinh tế và quân sự với Liên Xô. Hành động này của Thủ tướng Gandhi khiến Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng Liên Xô muốn thông qua Ấn Độ để bành trướng thế lực ở Nam Á. Vì thế, Mỹ quyết định “bật đèn xanh” để Pakistan tiến công Ấn Độ.

1660964186725.png

1660964160471.png

Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi

Cuộc chiến bắt đầu

Từ tháng 10/1971, Mỹ tăng cường các chuyến bay vận chuyển khí tài quân sự cho Pakistan. Từ các căn cứ quân sự ở Nhật và Philippines, các máy bay vận tải quân sự C-130 và C-141 của Không quân Mỹ ngày đêm đáp xuống các sân bay Islamabad và Karachi của Pakistan, mang theo nhiều vũ khí. Hàng trăm cố vấn quân sự Mỹ cũng được đưa đến Pakistan dưới nhiều vỏ bọc khác nhau.
Ngày 3/12/1971, Pakistan tiến công Ấn Độ, bắt đầu bằng các cuộc ném bom ồ ạt các căn cứ quân sự Ấn Độ dọc theo biên giới phía Tây Bắc. Ở phía Đông, Quân đội Pakistan cũng đồng loạt tiến công vào lãnh thổ Ấn Độ. Ấn Độ đánh trả một cách quyết liệt cả trên bộ, trên không và trên biển. Trên bộ, Quân đội Ấn Độ với vũ khí, khí tài hiện đại do Liên Xô trang bị không những chống trả hữu hiệu các cuộc tiến công mà còn thọc sâu vào bên trong lãnh thổ Pakistan ở phía Tây và chiếm giữ một vùng lãnh thổ rộng đến 4.000km2 .

1660964297452.png

1660964468065.png

1660964570059.png

Không quân Ấn Độ trong chiến tranh Pakistan - Ấn Độ năm 1971

1660964371363.png

1660964670694.png

1660964700537.png

1660964749261.png

1660964913965.png

1660964768175.png

Chiến tranh Pakistan - Ấn Độ năm 1971

Trên biển, Hải quân Ấn Độ làm chủ tình thế sau khi liên tiếp mở 2 chiến dịch Trident và Pythus vừa tiến công đánh phá các tàu chiến Pakistan; đồng thời, phong tỏa việc tiếp tế bằng đường biển cho Quân đội Pakistan ở vùng lãnh thổ phía Đông. Trên không, các máy bay chiến đấu MiG-21 và Mirage III của Không quân Ấn Độ đã thực hiện trên 4.000 phi vụ săn đuổi máy bay đối phương và yểm trợ các cuộc phản công trên bộ của quân nhà.
Đến ngày 16/12/1971, do không thể chống lại các cuộc tiến công của Ấn Độ nên Quân đội Pakistan ở phía Đông do tướng Niazi chỉ huy tuyên bố đầu hàng, dẫn đến việc thành lập Nhà nước Bangladesh ở phần lãnh thổ phía Đông Pakistan. Ở phía Tây, Pakistan cũng đình chỉ các hoạt động quân sự.
Cuộc chiến tranh năm 1971 được coi là chiến thắng “vang dội” nhất trong lịch sử hiện đại của Ấn Độ về mặt quân sự. Sau 2 tuần chiến đấu gần 100.000 binh sĩ Pakistan đã phải đầu hàng Ấn Độ. Đây là sự đầu hàng có quân số đông nhất trong chiến tranh kể từ Thế chiến Hai. Tuy nhiên, chiến thắng này không chỉ đến nhờ quyền phủ quyết của Moskva tại Liên hợp quốc mà còn xuất phát từ tầm nhìn xa của New Delhi trong việc ký một hiệp ước an ninh với Liên Xô.


1660965037815.png

1660965124507.png

1660965145406.png

1660965177335.png

1660965506928.png

1660965550342.png

1660965566684.png

Phương tiện chiến tranh của Pakistan bị Ấn Độ phá hủy và bắt giữ trong chiến tranh Pakistan - Ấn Độ năm 1971

Trong khi đó, đối thủ của Ấn Độ cũng không phải là yếu. Quân đội Pakistan đã được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu đến từ Jordan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Về mặt tinh thần và trang, thiết bị quân sự thì được sự hậu thuẫn của Mỹ, Trung Quốc và Anh. Bên cạnh đó, Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất cũng đã điều một phi đội máy bay chiến đấu và Indonesia cũng đã cử ít nhất một tàu chiến để tham chiến cùng Hải quân Pakistan. Tuy nhiên, sự can dự của Liên Xô đã bẻ gãy các gọng kìm đang sẵn sàng “bóp nghẹt” Ấn Độ.

1660965378081.png

1660965453945.png

Ký kết hiệp định ngừng chiến Pakistan - Ấn Độ năm 1971

Đối đầu giữa các siêu cường

Ngày 10/12/1971, tình báo Ấn Độ đã thu được tin tình báo cho biết, được lệnh của Tổng thống Nixon, Hải quân Mỹ đã điều tàu sân bay USS Enterprise mang theo 70 máy bay chiến đấu và ném bom, cùng tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS King, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur, Parsons và Tartar Sam, tàu tiến công đổ bộ USS Tripoli cỡ lớn và tàu ngầm hạt nhân cơ động đến Ấn Độ Dương.

1660965765737.png

1660965802860.png

1660965833643.png

Tàu sân bay USS Enterprise

1660965887533.png

1660965962931.png

1660965938413.png

Tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS King

1660965996085.png

1660966021600.png

1660966043562.png

Tàu tiến công đổ bộ USS Tripoli

Đến ngày 11/12/1971, lực lượng trên của Mỹ đã có mặt ở ngoài khơi vịnh Bengal của Ấn Độ. Các máy bay chiến đấu xuất phát từ tàu sân bay Enterprise thực hiện các phi vụ áp sát lãnh hải và lãnh thổ Ấn Độ để gây áp lực. Cùng với đó, tàu sân bay Eagle của Hải quân Anh đã tiến gần đến vùng lãnh hải của Ấn Độ. Anh và Mỹ đã lên kế hoạch phối hợp tạo thành một gọng kìm để gây sức ép lên Ấn Độ: trong khi các tàu chiến của Anh tiến vào vùng biển Ảrập và nhắm vào bờ biển phía Tây của Ấn Độ, Mỹ đã điều tàu chiến tới vịnh Bengal ở phía Đông.

1660966136489.png

1660966205471.png

1660966222667.png

1660966236383.png

Tàu sân bay Eagle của Hải quân Anh

Để đáp trả hành động của Mỹ, ngày 13/12/1971, Hải quân Liên Xô đã phái tàu sân bay mang trực thăng Kiev, 5 chiến hạm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân cùng 2 tàu ngầm đến vịnh Bengal dưới sự chỉ huy của Đô đốc Vladimir Kruglyakov, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương để bảo vệ Ấn Độ theo tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và An ninh 2 nước đã ký kết. Phía Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giáng trả đích đáng nếu Mỹ can thiệp bằng quân sự vào cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan. Nhằm tránh một cuộc đối đầu gây căng thẳng quá mức giữa Mỹ và Liên Xô như đã từng xảy ra tại Cuba vào đầu thập niên 60, Liên hợp quốc kêu gọi Mỹ và Liên Xô bình tĩnh tìm biện pháp giải quyết thích hợp. Cuộc chiến tranh giữa Pakistan và Ấn Độ kéo dài từ ngày 3/12/1971 đến tháng 1/1972 mới chấm dứt khi lực lượng Hải quân Mỹ được lệnh rút ra khỏi Ấn Độ Dương. Các tàu chiến của Hải quân Liên Xô cũng được lệnh quay về lại căn cứ Vladivostok vào ngày 7/1/1972. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cũng kết thúc.

1660966317059.png

1660966351151.png

1660966411662.png

1660966429467.png

Tàu sân bay mang trực thăng Kiev của Liên Xô
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PAKISTAN đã phát triển vũ khí hạt nhân như thế nào?

Kể từ khi Mỹ tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại vào ngày 16/7/1945, cho đến nay đã có 9 quốc gia trên thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Israel, Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistan) sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này; trong đó, con đường để trở thành quốc gia hạt nhân của Pakistan rất “đặc biệt”.
Theo Tổ chức sáng kiến đe dọa hạt nhân, tính đến năm 2016 ước tính Pakistan có từ 100 đến 120 đầu đạn hạt nhân, nhưng có đủ nguyên liệu chế tạo khoảng 200 đầu đạn.

1661051631450.png

1661051699933.png

1661051666339.png

Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan

Pakistan bắt đầu các nỗ lực hạt nhân trong suốt những năm 1950 với tư cách là một chương trình năng lượng. Nó được thúc đẩy một phần bởi Chương trình “Nguyên tử cho hòa bình” của Mỹ, nhằm phổ biến công nghệ năng lượng hạt nhân trên toàn cầu. Năm 1956, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Pakistan (PAEC) được thành lập. Năm 1962, Mỹ đã trao cho Pakistan lò phản ứng đầu tiên mang tên PARR-1, công xuất 5 megawatt. Trong thời kỳ đầu, Chủ tịch PAEC Ishrat Usmani đã tập trung nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực. Theo đó, từ năm 1955 đến năm 1974, Pakistan đã gửi số lượng lớn nhân tài sang Mỹ, Liên Xô và Anh để nghiên cứu công nghệ hạt nhân; đồng thời, thành lập Viện Khoa học và công nghệ hạt nhân Pakistan (PINSTECH) vào năm 1965.
Mặc dù tuyên bố chương trình hạt nhân chỉ vì mục đích hòa bình, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy Pakistan đã có ý định khác. Thực tế này đặc biệt rõ ràng sau chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1965, mà phần thắng nghiêng về Ấn Độ.

Phát triển vũ khí

Chương trình hạt nhân được ưu tiên hơn sau khi Pakistan bị Ấn Độ đánh bại năm 1971, khiến Đông Pakistan chia tách và trở thành Bangladesh ngày nay. Sự kiện này là bước ngoặt khiến Pakistan quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân. Năm 1972, Tổng thống Zulfikar Ali Bhutto (sau này là thủ tướng) đã tổ chức một cuộc gặp mặt các nhà khoa học về chương trình vũ khí hạt nhân, trong đó có nhà vật lý Munir Ahmad Khan. Được đào tạo tại Mỹ, Khan từng làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne và từng là trưởng bộ phận kỹ thuật lò phản ứng của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Ông cũng đã có 4 năm làm việc cho một công ty nghiên cứu về máy ly tâm khí để làm giàu uranium tại Hà Lan...

1661051829785.png

Tổng thống Zulfikar Ali Bhutto

Cùng thời gian này, Pakistan nhận được sự hỗ trợ của quốc tế cho chương trình hạt nhân của mình. Canada đã cung cấp một lò phản ứng hạt nhân nước nặng 137 megawatt được lắp đặt tại Nhà máy điện hạt nhân Karachi; Pháp cung cấp nhà máy tách plutonium Chashma... Tuy nhiên, trước sức ép của cộng đồng quốc tế sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ năm 1974, Canada và Pháp đã ngừng hỗ trợ Pakistan, khiến chương trình hạt nhân của nước này tiếp tục bị ngưng trệ.

Dự án-706

Tháng 12/1975, Tiến sĩ Khan cùng gia đình rời Hà Lan về Pakistan, mang theo các bản thiết kế xây dựng máy ly tâm để làm giàu uranium và danh sách các nhà cung cấp có thể mua được các thiết bị để phục vụ cho việc chế tạo máy ly tâm. Sau khi về nước, ông được giao phụ trách Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ thuật ở Kahuta (sau này là Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Khan). Khan đã đề nghị hướng phát triển bom nguyên tử bằng uranium được làm giàu cao (HEU) chứ không phải plutonium, thông qua Dự án-706.
Mặc dù Dự án-706 đã bắt đầu dưới thời Thủ tướng Zulfikar Ali Bhutto, nhưng ảnh hưởng của ông chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Vào ngày 5/7/1977, Tướng Ziyahak lên nắm quyền thông qua một cuộc đảo chính quân sự. Sau khi trở thành Tổng thống Pakistan, ông đã hỗ trợ Khan cho việc nghiên cứu hạt nhân, nhưng tại thời điểm này Mỹ đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt Pakistan.
Năm 1979, cuộc chiến Liên Xô - Afghanistan nổ ra. Để ngăn chặn Liên Xô mở rộng về phía Tây, Mỹ cần phải xây dựng một hành lang an toàn. Pakistan nghiễm nhiên trở thành sự lựa chọn tốt nhất. Vì lý do này, Mỹ đã thay đổi thái độ trước đây và không chỉ đồng ý cho Pakistan tiếp tục nghiên cứu hạt nhân mà còn viện trợ cho nước này 400 triệu USD để phát triển kinh tế.
Bắt đầu từ đầu những năm 1980, Pakistan đã tiến hành một loạt “các cuộc thử nghiệm lạnh”, liên quan đến một thiết bị hạt nhân không có vật liệu phân hạch. Pakistan cũng tăng cường liên minh với Trung Quốc để chống lại Ấn Độ. Đặc biệt, ngày 26/5/1990, Trung Quốc đã giúp Pakistan thử nghiệm một quả bom của nước này (Pak-1) tại bãi thử Lop Nur. Cùng với đó, Pakistan cũng đạt được thỏa thuận với Triều Tiên về tên lửa đường đạn Nodong để đổi lấy công nghệ làm giàu uranium của Pakistan.

Thử nghiệm hạt nhân

Trong những năm 1990, Pakistan tiến hành các thử nghiệm khả thi tại Ras Koh Hills, Baluchistan phía Tây Nam nước này. Pakistan cũng đã cải tiến đáng kể công nghệ tên lửa của mình, phát triển tên lửa đường đạn tầm trung Ghauri (phiên bản Nodong của Triều Tiên).

1661052373900.png

1661052465345.png

Tên lửa đường đạn tầm trung Ghauri

Ngày 11/ 5/1998, Ấn Độ liên tiếp thử nghiệm 5 vụ thử hạt nhân, trong đó 1 quả bom nhiệt hạch và 4 quả bom phân hạch. Mặc dù các nhà lãnh đạo quốc tế kêu gọi Tổng thống Sharif không phản ứng với các cuộc thử nghiệm của Ấn Độ; thậm chí Mỹ còn đề nghị viện trợ quân sự bổ sung nếu Pakistan từ chối thử nghiệm. Tuy nhiên, ngày 28/5/1998 Pakistan đã cho nổ các thiết bị đầu tiên của mình mang tên Chagai-I tại bãi thử Ras Koh Hills, hai ngày sau, nước này tiến hành một cuộc thử nghiệm bổ sung Chagai-II, đưa quốc gia này chính thức trở thành quốc gia hạt nhân của thế giới.

1661053045616.png

1661052959132.png

Vụ thử Chagai-I tại bãi thử Ras Koh Hills

1661052718585.png

1661052846805.png

Các nhà khoa học Pakistan tham gia thử nghiệm Chagai-I tại bãi thử Ras Koh Hills

Năm 2002, Pakistan đã thử nghiệm thành công liên tiếp 3 tên lửa, tất cả đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và thông thường. Cho đến nay, Pakistan đã chứng tỏ với thế giới rằng nước này không chỉ sở hữu vũ khí hạt nhân mà còn sở hữu khả năng tiến công hạt nhân cực mạnh.

Quan điểm về sử dụng vũ khí hạt nhân của Pakistan

Không giống như Ấn Độ, Pakistan không có học thuyết không sử dụng đầu tiên liên quan đến kho vũ khí hạt nhân của mình. Sau vụ thử năm 1998, Thủ tướng Sharif khẳng định rằng sở hữu vũ khí hạt nhân của Pakistan là “vì lợi ích tự vệ quốc gia… để ngăn chặn hành động xâm lược, dù là hạt nhân hay thông thường”. Năm 2002, Tổng thống Pervez Musharraf tuyên bố rằng Pakistan sẽ “đáp trả toàn bộ sức mạnh” nếu bị tiến công.

1661053129611.png

1661053150283.png

1661053185017.png

1661053404684.png

1661053375780.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sát thủ diệt máy bay ném bom hạt nhân Liên Xô: Mạnh mẽ nhưng yểu mệnh

Một dự án máy bay mạnh mẽ ra đời nhằm chống lại những mối đe dọa từ máy bay ném bom hạt nhân của Liên Xô nhưng sự thay đổi tư duy chiến tranh đã khiến nó mãi mãi chỉ nằm trên giấy.

Sát thủ diệt máy bay ném bom hạt nhân Liên Xô

Kể từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, các nhà hoạch định chiến lược Mỹ bị ám ảnh bởi mối đe dọa từ các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Liên Xô. Những phi cơ này đặc trưng bởi tầm bay rất xa và có thể mang theo vũ khí hạt nhân.

Mối đe dọa này được Không quân Mỹ sử dụng như một lời biện minh cho khá nhiều thiết kế máy bay đánh chặn kết hợp giữa tốc độ cao, tầm bay xa và vũ khí mạnh mẽ để đánh chặn máy bay ném bom Liên Xô.

Đầu những năm 1950, Không quân Mỹ đề xuất loại máy bay đánh chặn tầm xa, hiệu suất cao để đối phó với máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô. Chương trình được gọi là LRI-X. 8 nhà thầu đã tham gia chương trình, trong đó Convair đã thành công với 2 mẫu máy bay đánh chặn được phê duyệt là F-102 và F-106.

F-102 Delta Dagger được đánh giá là một thiết kế thảm họa, khi không đạt được mục tiêu như thiết kế ban đầu. Dù vậy, 1.000 chiếc đã được chế tạo, hoạt động từ năm những năm 1950 đến năm 1976.

1661310639693.png

1661310659974.png

1661310723151.png

1661310673608.png

Máy bay chiến đấu F-102

Thiết kế máy bay đánh chặn tiếp theo là F-106 Delta Dart. Thiết kế này đã khắc phục được nhiều nhược điểm trên F-102. Chiếc tiêm kích đánh chặn này có độ tin cậy và hiệu suất chiến đấu cao hơn.

1661310796293.png

1661310890914.png

1661310957747.png

Máy bay chiến đấu F-106

Bên cạnh những mẫu máy bay đánh chặn được chế tạo và đưa vào biên chế, Mỹ còn nhiều thiết kế đầy tham vọng, nhưng chúng chỉ tồn tại trên giấy, và là nạn nhân điển hình của việc thay đổi công nghệ chiến tranh từ đối phương.
Tập đoàn North American đề xuất chiếc máy bay đánh chặn đầy tham vọng mang tên XF-108 Rapier. XF-108 được thiết kế với cánh tam giác. Diện tích cánh khá lớn cho phép mang nhiều nhiên liệu hơn. Nó có khoang vũ khí bên trong thân có thể mang theo 3 tên lửa đánh chặn GAR-9A.

1661311111350.png

1661311057831.png

1661311084249.png

1661311151022.png

Máy bay chiến đấu XF-108 Rapier

1661311291172.png

1661311344532.png

1661311445253.png

Tên lửa đánh chặn GAR-9A

Trong bản thuyết minh thiết kế trình lên Không quân Mỹ, XF-108 dự định với tốc độ tối đa tới Mach 3 (khoảng 3.700 km/h), nhờ vào 2 động cơ phản lực J93, loại sử dụng trên máy bay siêu âm XB-70.

Tốc độ này vượt quá mong đợi của Không quân Mỹ. XF-108 có bán kính chiến đấu khoảng 2.000 km. Cảm biến chính là radar xung Doppler đầu tiên của Mỹ AN/ASG-18. Radar này có khả năng "lockdown/shotdown", nhưng chỉ có thể theo dõi một mục tiêu.

Đúng người nhưng không đúng thời điểm

Từ tháng 9/1958, một số thay đổi thiết kế trên XF-108 đã được thực hiện cho kết quả rất khả quan. Một mô hình tiền sản xuất bằng gỗ đã được chế tạo. Tháng 9/1959, dự án được đặt tên là Rapier, sau một cuộc khảo sát do Bộ tư lệnh không quân Mỹ tiến hành với các phi công.
Tuy nhiên, ở thời điểm chương trình XF-108 đang có những tiến triển tốt, Không quân Mỹ bắt đầu ít quan tâm đến việc mua máy bay đánh chặn mới, vì những thay đổi đáng kể trên chiến trường.
Giai đoạn 1950-1960 cho thấy những thay đổi lớn trong việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ và Liên Xô. Vai trò tấn công hạt nhân của các máy bay ném bom chiến lược đã gần như chuyển sang cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Sự thay đổi này khiến vai trò của một máy bay đánh chặn mới trở nên kém quan trọng. Ưu tiên mới của Mỹ là phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo.
Dự án tiêm kích đánh chặn Mach 3 XF-108 chính thức bị khai tử vào cuối năm 1959. Dù dự án Rapier bị khai tử, nhưng những công nghệ dự định sử dụng trên chiến đấu cơ này đã được áp dụng cho máy bay ném bom trên tàu sân bay A-5 Vigilante.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NĂM KHẨU PHÁO NỔI TIẾNG VÀ ẤN TƯỢNG TRONG LỊCH SỬ

Pháo binh ra đời - hỏa lực mạnh mẽ đã thay đổi “bộ mặt” chiến tranh. Suốt gần 700 năm qua, pháo binh không ngừng được cải tiến, phát triển; chúng được sử dụng rộng rãi và góp phần quan trọng vào thắng lợi trong các cuộc chiến tranh. Dưới đây là những khẩu pháo nổi tiếng và ấn tượng trong lịch sử.

Schwerer Gustav - khẩu pháo khổng lồ

Năm 1934, Bộ chỉ huy tối cao Quân đội Đức đã yêu cầu Tập đoàn Krupp thiết kế một khẩu pháo đủ mạnh để hủy diệt những pháo đài ở Maginot Line (Pháp). Đạn của những khẩu pháo này phải xuyên được tường bê tông dày 7m và 1.000mm thép tiêu chuẩn. Tiến sĩ Erich Müller đã tính toán rằng để làm được điều đó thì khẩu pháo này phải bắn ra được viên đạn nặng 7 tấn và có đường kính 800mm.
Sau 5 năm nghiên cứu, siêu pháo Schwerer Gustav ra đời. Khẩu pháo này nặng 1.350 tấn, dài 47.3m, rộng 7,1m và cao 11,6m. Vì kích thước quá khổ nên khẩu pháo này phải được di chuyển trên 4 làn đường ray chạy song song, với kíp chiến đấu lên đến vài trăm người. Mặc dù tốn kém trong khâu vận hành nhưng Schwerer Gustav đã không phụ sự kỳ vọng của Quân đội Đức. Khẩu pháo này có thể bắn được đạn HE (đạn nổ mạnh) nặng 4,8 tấn với tầm bắn đến 48km và đạn AP (xuyên giáp) nặng 7,1 tấn với tầm bắn 38km.

1661598326912.png

1661598360601.png

1661598395590.png


Trong những năm "phục vụ quân đội", nó đã trở thành một thứ vũ khí hủy diệt thực sự, tham gia nhiều chiến dịch, tàn phá nhiều thành phố, pháo đài với những viên đạn khổng lồ từ khoảng cách mà quân đồng minh không thể nào đánh trả. Sau khi chiến tranh kết thúc, khẩu pháo đã bị Quân đội Mỹ chiếm giữ và tháo dỡ để tránh rơi vào tay Liên Xô. Tuy hiện nay khẩu pháo đã không còn nhưng nó vẫn là một biểu tượng lịch sử trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ Hai và là niềm tự hào về công nghệ chế tạo vũ khí của Đức.

1661598563673.png

1661598448518.png

1661598467973.png


Karl Gerät - khẩu pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất

Khẩu pháo tự hành đáng sợ này được thiết kế và chế tạo bởi nhà thầu quân sự lâu đời nổi tiếng Rheinmetall. Tuy không có kích thước như “con quái vật” Schwerer Gustav nhưng có ưu điểm hơn là “khả năng cơ động”. Karl có cỡ nòng khủng đến 600mm. Loại đạn nặng nhất mà nó có thể bắn lên đến 2.170kg. Do tỉ lệ nòng khá ngắn nên tầm bắn cũng không xa, loại đạn nhẹ nhất nặng 1.250kg cũng chỉ bay được khoảng 10km.

1661598677520.png

1661598658518.png

1661598733893.png


Vận hành cũng rất phức tạp, để một khẩu Karl có thể hoạt động thì nó cần cả một ê kíp xe hậu cần tải đạn, cẩu đạn, bảo trì… hùng hậu. Nạp đạn cũng rất lâu, cứ 10 phút nó mới thực hiện được 1 phát bắn. Tuy có nhiều nhược điểm, Karl Gerät vẫn là thứ vũ khí mang tính răn đe, uy hiếp cực mạnh. Mỗi một viên đạn “găm xuống đất” đều để lại 1 cột khói hình nấm và uy lực sát thương rất lớn. Khi di chuyển ở khoảng cách ngắn thì nó có thể “bò” ở tốc độ 6 đến 10km/h còn khi đi xa thì bắt buộc phải tháo rời nó ra, đưa lên xe lửa rồi mới chở đi.

1661598774189.png

1661598821499.png

1661598930922.png

1661598831650.png


................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tsar Cannon - khẩu đại bác có hoa văn tinh xảo nhất

Khẩu pháo này được chế tạo vào năm 1586 tại Moscow bởi nhà chế tạo đại bác tài ba người Nga - Andrey Chokhov. Đây là vũ khí thời trung cổ duy nhất thuộc danh sách tốp 5 này. Nó cũng là khẩu pháo có cỡ nòng rất lớn, đến 890mm. Khẩu pháo được đúc bằng đồng, dài 5,34m và nặng khoảng 39 tấn. Khẩu pháo này mang tính biểu tượng là chủ yếu, nó không chỉ là một thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự thời đó mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị bởi những hoa văn cầu kỳ tinh xảo nhất.

1661659772905.png

1661659813763.png

1661659713871.png

1661659731670.png

1661659753114.png



Katyusha - đàn Organ “khủng khiếp” nhất

Katyusha, hay thường gọi là Cachiusa, không chỉ là tên của bài hát được nhiều người ưa tích mà còn là tên của một huyền thoại đã làm nên thương hiệu của pháo binh Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống quân xâm lược. Katyusha không phải là mẫu “pháo” đặc biệt nhất trong danh sách này do nó không có nòng pháo mà là một dạng bệ phóng rocket và có tốc độ bắn rất cao. Một dàn phóng Katyusha BM-13 chỉ mất từ 7 đến 10 giây để "xả hết" cơ số đạn của nó, “mang” 4,35 tấn thuốc nổ tới khu vực mục tiêu chỉ định, tương đương với hỏa lực của 70 khẩu pháo hạng nặng cùng bắn. Tuy không có độ chính xác cao nhưng Katyusha lại tạo ra mật độ hỏa lực khủng khiếp, trên phạm vi rộng.

1661660201399.png

1661659998249.png

1661659933516.png

1661660018898.png

1661660068590.png

1661660088422.png


Sức mạnh của Katyusha không chỉ ở khả năng sát thương cao mà còn gây ra một sức ép tâm lý rất lớn với âm thanh “ghê rợn”. Khi bay tới mục tiêu, hàng trăm quả rocket sẽ tạo nên những tiếng rít chói tai, khi phát nổ chúng sẽ tạo ra hàng trăm tiếng nổ khủng khiếp gần như cùng lúc ở xung quanh mục tiêu. Điều này tạo hiệu ứng gây sốc tâm lý khủng khiếp cho bộ binh đối phương; những binh sĩ Đức còn sống sót sau khi chịu đựng loạt đạn của Kachiusa hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa vì bị sát thương, bị điếc hoặc bị sốc vì hoảng sợ. Một tù binh Đức bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ vào năm 1941 nói rằng, “Có nhiều tình huống con người ta sợ phát điên bởi hỏa lực rocket của Liên Xô”.

Paris Gun - khẩu pháo có chiều dài nòng lớn nhất

Khẩu "siêu pháo" này được thiết kế bởi Tiến sĩ Fritz Rausenberger người Đức, dùng để tiến công Thủ đô Paris của Pháp. Nó có cỡ nòng ban đầu là 211mm, sau đó được “xoáy nòng” lên đến 238mm. Nòng của Paris Gun dài đến 34m, cho sơ tốc đạn lên đến 1.640m/s (5.924km/h), tương đương với sơ tốc đạn của pháo nòng trơn trên xe tăng hiện đại. Những viên đạn nặng hơn một tạ có thể bay cao 42,3km và xa đến 130km, xa hơn mọi loại pháo ở thời điểm đó.

1661660603469.png

1661660299969.png

1661660334669.png

1661660404970.png

1661660504794.png

1661660368704.png


Trong 20 ngày ở giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ Nhất, đã có gần 400 quả đạn pháo được bắn vào Paris; giết chết 250 người và làm bị thương 620 người. Tuy khả năng sát thương không quá lớn, tốc độ bắn rất chậm và nòng pháo phải được thay thế thường xuyên nhưng Paris Gun cũng đã đạt được mục đích là gieo rắc nỗi kinh hoàng cho Thủ đô Paris.

1661660770613.png

1661660663916.png

1661660484302.png

1661660535928.png

Pháo Paris Gun bắn phá Paris

1661660450678.png

1661660748343.png

Paris bị tàn phá
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,073
Động cơ
192,794 Mã lực
VAI TRÒ CỦA NATO TRONG CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhưng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được coi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh và là nhân tố trực tiếp làm gia tăng căng thẳng cuộc xung đột này.
Nga không chỉ tìm cách ngăn Ukraine gia nhập NATO mà còn muốn tách quốc gia láng giềng này khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của phương Tây.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc xung đột Nga - Ukraine

Sau khi Liên Xô sụp đổ, khối quân sự Vacsava tan rã (1991), lẽ ra NATO không có lý do để tồn tại. Thay vì giải thể NATO, Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục duy trì, phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của khối này với chiến lược “Đông tiến”, mở rộng vùng ảnh hưởng của mình sang các nước Liên Xô (cũ).
Năm 1999, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc gia nhập NATO; năm 2004, Bulgaria, Estonia, Latvia, Litthuania, Romania, Slovakia và Slovenia, Albania, Croatia và Bắc Macedonia tiếp tục gia nhập NATO. Trong thời gian 20 năm, 14 nước thuộc Liên Xô (cũ) hoặc từng chịu ảnh hưởng của Liên Xô đã lần lượt gia nhập NATO ở các mức độ khác nhau. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ, NATO đã triển khai các kế hoạch đưa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự đến các nước ở Đông Âu, tổ chức nhiều cuộc tập trận lớn, tăng cường liên minh gây sức ép với Nga bằng các lệnh trừng phạt, thu hẹp ảnh hưởng của Nga ở khu vực.
Năm 2008, các nhà lãnh đạo NATO hứa sẽ kết nạp Ukraine vào khối; cũng từ đây, mong muốn trở thành thành viên NATO của Ukraine càng lớn dần, khiến Ukraine phải trả một cái giá rất đắt. Đầu năm 2014, phong trào Euromaidan nổ ra ở Ukraine để phản đối xu hướng thân Nga của tổng thống Viktor Yanukovych, sau khi ông từ chối một thỏa thuận lớn với Liên minh châu Âu (EU); sau đó, ông Yanukovych bị phế truất và phải sống lưu vong.

1661735217601.png

Ông Yanukovych

1661735256935.png

1661735276271.png

1661735298033.png

1661735329723.png

1661735344829.png

Phong trào Euromaidan

Tháng 3/2014, Nga tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea, hậu thuẫn phe ly khai ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine vẫn không từ bỏ giấc mộng NATO. Năm 2019, Ukraine còn đưa nội dung gia nhập NATO vào Hiến pháp. Ukraine có vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ tại lục địa Á - Âu, là bức tường thành giữa Nga và các nước Đông Âu, cửa ngõ chiến lược án ngữ con đường hướng sang phía Tây của Nga ra Địa Trung Hải. Ngoài ra, Ukraine còn có ý nghĩa biểu tượng và tầm quan trọng lịch sử, thường được ví như “viên ngọc quý trên vương miện của Liên Xô”.

1661735433153.png

1661735450793.png

1661735523959.png

Quân đội Nga tại Crime năm 2014

Nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng căng thẳng khủng hoảng Nga - Ukraine

Sau khi Nga quyết định sát nhập Crimea, các nước thành viên NATO đã công khai phản đối Nga, tăng cường vận động các nước áp đặt lệnh trừng phạt, cô lập Nga trên trường quốc tế. Về quân sự, một mặt NATO tăng cường hợp tác với Ukraine trong huấn luyện, đào tạo quân sự, viện trợ vũ khí, trang bị cho nước này; mặt khác, gia tăng các hoạt động tập trận chung và triển khai lực lượng đến các nước Baltic và Ba Lan để đối phó với Nga. Tính đến nay, viện trợ quân sự Mỹ dành cho Ukraine là 2 tỉ USD; ngoài ra, khoảng gần 30 nước thành viên NATO và EU còn tài trợ việc mua và vận chuyển số vũ khí, trang bị, trị giá khoảng 500 triệu euro (550 triệu USD) cho Ukraine.

1661735653717.png

1661735819346.png

1661735862690.png

1661735948827.png

Tập trận quân sự Ukraine - Mỹ - Ba Lan và Lítva

Ngày 16/3/2022, Mỹ công bố gói viện trợ trị giá 800 triệu USD, gồm 800 hệ thống tên lửa phòng không Stinger; 2.000 tên lửa chống tăng Javelin; 1.000 vũ khí chống tăng hạng nhẹ; 6.000 hệ thống chống tăng AT-4; 11 trực thăng Mi-17; 200 xe bọc thép chở quân; 300 máy bay không người lái chiến đấu Switchblade; 100 súng phóng lựu; 5.000 súng trường, 1.000 súng ngắn, 400 súng máy; 18 hệ thống pháo lựu 155mm và 40.000 viên đạn pháo, 25.000 áo chống đạn và 25.000 mũ chiến đấu. Trước đó, Mỹ cung cấp cho Ukraine 600 hệ thống tên lửa phòng không Stinger; gần 2.600 hệ thống tên lửa chống tăng Javelin; 5 trực thăng Mi-17; 3 xuồng tuần tra; 8 hệ thống rađa; 200 súng phóng lựu và đạn dược, 200 súng máy và hơn 1 triệu lựu đạn, đạn pháo…

1661736091972.png

1661736130861.png

1661736152069.png

Tên lửa phòng không Stinger

1661736269473.png

1661736193257.png

1661736236786.png

Tên lửa chống tăng Javelin

1661736427401.png

1661736474315.png

1661736503573.png

1661736562086.png

Máy bay không người lái Switchblade

Anh đã cung cấp 6.000 tên lửa chống tăng; 120 xe bọc thép; tên lửa chống hạm cho Ukraine. Đức viện trợ cho Ukraine 1 tỉ euro (1,1 tỉ USD) mua 2.000 vũ khí chống tăng, 500 bệ phóng tên lửa phòng không Stinger; 500 tên lửa phòng không Strela. Pháp hỗ trợ Ukraine trang, thiết bị quân sự bao gồm các phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị quang điện tử, vũ khí và đạn dược theo yêu cầu của Ukraine, trị giá 100 triệu euro (110 triệu USD).
Slovakia hỗ trợ Ukraine hệ thống tên lửa phòng không S-300, để đổi lấy hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Tây Ban Nha đã viện trợ cho Ukraine 1.270 vũ khí chống tăng, 700.000 viên đạn; Na Uy viện trợ cho Ukraine 2.000 vũ khí chống tăng M72; Thụy Điển viện trợ 5.000 vũ khí chống tăng AT-4; Phần Lan viện trợ 2.500 súng trường, 150.000 viên đạn, 1.500 vũ khí chống tăng; Canada viện trợ 4.500 hệ thống phóng rốc két M72, 7.500 lựu đạn; Ôxtrâylia viện trợ tên lửa và vũ khí khác trị giá 70 triệu đô la Ôxtrâylia; Cộng hòa Czech cung cấp 20 súng máy hạng nhẹ, 132 súng trường, 70 súng tiểu liên, 108.000 viên đạn, đặc biệt là xe tăng T-72 và xe thiết giáp BMP-1 cho Ukraine, trở thành quốc gia thành viên NATO đầu tiên viện trợ vũ khí hạng nặng cho nước này.

1661736874981.png

1661736794932.png

Súng chống tăng AT-4

1661737072472.png

1661737160349.png

1661737119327.png

Tên lửa chống tăng NLAW của Anh cung cấp cho Ukraine

1661737255892.png

1661737288500.png

Xe tăng T-72 của Séc cung cấp cho Ukraine

1661737681826.png

1661737841970.png

Xe tăng T-72 của Ba Lan cung cấp cho Ukraine
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LITTLE WILLIE XE TĂNG ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

Sự xuất hiện của xe tăng trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho Quân đội Đức. Đến nay, vẫn còn rất nhiều những câu chuyện thú vị xoay quanh những chiếc “chiến xa” này.
Với khả năng cơ động cao, sức đột phá mạnh và ưu thế tự bảo vệ tốt, xe tăng là chỗ dựa tin cậy cho bất cứ người chỉ huy nào trong cả tác chiến tiến công và phòng ngự, giúp tạo ra đột biến, lợi thế trong trận đánh.

1661765759699.png

1661765777064.png


Ngày 6/9/1915, nước Anh đã cho ra đời xe tăng đầu tiên trên thế giới, với biệt danh là Little Willie. Cha đẻ của Little Willie là Ernest Swinton, một Đại tá trong Quân đội Anh. Để cho ra đời loại vũ khí này, ông đã tạo ra chiếc xe tăng sơ khai ban đầu, là sự kết hợp phần gầm bánh xích của chiếc máy kéo Holt chạy bằng xăng với tấm giáp bảo vệ và pháo dã chiến.
Quá trình nghiên cứu và phát triển xe tăng được các kỹ sư Anh đảm bảo bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên, các nước châu Âu khác, đặc biệt là Đức đã tung tình báo vào nội bộ Quân đội Anh. Vì vậy, để bảo mật dự án chế tạo chiếc xe tăng đầu tiên này, tình báo Anh đã tung tin đồn về một dự án “tank” đặc biệt. “Tank” trong tiếng Anh không chỉ có nghĩa là xe tăng mà còn có nghĩa là két đựng nước hoặc thùng chứa chất lỏng. Khi mà xe tăng chưa ra đời, thuật ngữ “tank” rất dễ gây hiểu lầm cho quân đội các nước khác và đó là mục đích của tình báo Anh.

1661765873670.png

1661765925928.png


Mặc dù nhận được rất nhiều kỳ vọng và đã có những thành công ban đầu, nhưng khi vận hành Little Willie lại bộc lộ nhiều điểm yếu, như: khó điều khiển, tốc độ quá chậm, dễ phát sinh nhiệt cao trong cơ động và không thể vượt qua các chiến hào… Vì vậy, nguyên mẫu thứ hai của Little Willie là Big Willie hay còn được gọi với tên khác là Mark I chính thức ra đời để phục vụ trận chiến đầu tiên.

1661766021653.png

1661766051989.png

1661766131225.png

Xe tăng Mark I

Ngày 15/9/1916, trên chiến trường Anh, Đức (gần sông Somme nước Pháp), Quân đội Anh lần đầu tiên sử dụng 49 xe tăng Mark I tiến công, đã gieo rắc nỗi kinh hoàng, khiếp sợ cho Quân đội Đức. Tình báo Đức lúc đó cũng thật sự không hiểu được dự án này từ đâu mà ra. Trên mỗi xe tăng Mark I trang bị 2 khẩu pháo và 4 khẩu súng máy, xe nặng 28,4 tấn, sử dụng động cơ 105 mã lực và có tốc độ 6 đến 8km/h.
Mark I đã được cải tiến rất nhiều so với nguyên bản Little Willie, nó cũng là mẫu xe tăng đầu tiên được sử dụng trong một trận chiến. Hiện nay, chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới Little Willie được trưng bày tại Viện bảo tàng chiến tranh Hoàng gia tại London.

1661766287616.png

1661766319567.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vì sao Bayraktar-TB2 thất bại trong cuộc xung đột Nga - Ukraine?

Theo Washington Post, trong cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay, Không quân Nga mặc dù không chiếm ưu thế hoàn toàn trên không, nhưng các UAV Bayraktar-TB2 của Ukraine cũng không thể tạo ra sự khác biệt, vì chúng rất dễ bị tiến công trước hệ thống phòng không của Nga.
BayraktarTB2 là mẫu UAV hiện đại nhất thuộc biên chế trong Quân đội Ukraine, được cung cấp bởi Thổ Nhĩ Kỳ, với giá đến 5 triệu USD mỗi chiếc.

1661849538347.png

1661849559201.png

UAV Bayraktar-TB2

Trong một bài phân tích trên tờ Washington Post, Bayraktar-TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mang lại cho Ukraine lợi thế cần thiết vì một số lý do. Trước hết, thời gian là yếu tố then chốt; nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ, việc sản xuất các Bayraktar-TB2 rất chậm, đồng nghĩa với việc Ankara không thể cung cấp đủ số lượng cần thiết cho Ukraine đúng thời hạn.
Thứ hai, ngay cả khi Quân đội Ukraine sử dụng Bayraktar-TB2 một cách hiệu quả, họ sẽ phải đối đầu với hệ thống phòng không quá mạnh của Không quân Nga.
Mặc dù BayraktarTB2 được giới truyền thông phương Tây đánh giá cao với những thành công tại chiến trường Syria, Libya và đặc biệt là ở trận chiến NagornoKarabakh, thực hiện các cuộc tiến công chính xác, khiến đối phương thiệt hại nặng nề. Nhưng có một thực tế là, ở những chiến trường này, hệ thống phòng không của đối phương quá yếu, thậm chí là không tồn tại; nên BayraktarTB2 mới có cơ hội thể hiện sức mạnh của mình.
Tại chiến trường Syria và Libya, Bayraktar-TB2 đã tiêu diệt các hệ thống phòng không di động tầm thấp như Pantsir-S1. Nhưng ở chiến trường Ukraine, ngoài Pantsir-S1 nó còn phải đối đầu với Tor-M1, Buk-M2 và nhiều loại vũ khí hỗ trợ khác.

1661849692807.png

1661849728934.png

1661849748657.png

Hệ thống phòng không Tor-M1

1661849800943.png

1661849890153.png

1661849940547.png

Hệ thống phòng không Buk-M2

Tại Ukraine, theo thông tin chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, trong hơn 1 tháng chiến đấu, Quân đội Ukraine đã bổ sung ít nhất 8 Bayraktar-TB2; nâng tổng số Bayraktar-TB2 của Ukraine lên con số 36. Và hiện nay số lượng TB2 của Quân đội Ukraine chỉ còn một số chiếc, và tuyệt đối không thể uy hiếp lực lượng mặt đất của Quân đội Nga.

1661850013884.png

1661850064624.png

1661850399339.png

Bayraktar-TB2 của Ukraine

Một điểm yếu của Bayraktar-TB2 là tầm hoạt động hạn chế. Không giống như một số UAV hiện đại của Mỹ, Bayraktar-TB2 được điều khiển trực tiếp bởi một trạm chỉ huy mặt đất, thay vì thông qua vệ tinh như các UAV tầm xa của Mỹ. Do đó, các sân bay và trạm điều khiển Bayraktar-TB2 phải được bố trí gần tiền tuyến và khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho tên lửa hành trình và Không quân Nga. Các nhà phân tích cho rằng Bayraktar-TB2 sẽ hiệu quả trong các cuộc xung đột cường độ thấp, nhưng sẽ không hiệu quả trên chiến tuyến với các lực lượng Nga. Rõ ràng Ukraine sẽ cần UAV với tầm bay xa hơn, được điều khiển thông qua vệ tinh. Nhưng ngay cả như vậy Nga vẫn có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Nga vẫn chưa tích cực sử dụng UAV của mình. Quân đội Nga hiện đang cố gắng củng cố các vùng lãnh thổ mới chiếm được ở miền Đông Ukraine. Nếu Nga triển khai đủ số lượng UAV, nước này sẽ kiểm soát chặt chẽ mặt đất và bầu trời Ukraine. Cơ hội để Bayraktar-TB2 thể hiện là rất khó.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TARAWA: TRẬN ĐÁNH ĐẪM MÁU NHẤT CỦA THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ

Trận Tarawa là một trận đánh thuộc chiến dịch quần đảo Gilbert và Marshall, diễn ra từ ngày 20 đến 23/11/1943, trong Thế chiến thứ Hai và chứng kiến lực lượng Mỹ mở cuộc tiến công đầu tiên vào trung tâm Thái Bình Dương. Mặc dù sử dụng hạm đội lớn nhất từ trước đến nay và giành thắng lợi, nhưng Mỹ đã phải chịu tổn thất rất nặng nề.

Bối cảnh

Sau cuộc tiến công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng tháng 12/1941 gây cho Mỹ nhiều tổn thất, Washington bắt đầu tăng cường mở các chiến dịch ngăn chặn quân Nhật bằng những chiến thắng quan trọng tại đảo Midway (tháng 6/1942) và Guadalcanal (từ tháng 8/1942 đến tháng 2/1943) ở Nam Thái Bình Dương. Trong khi quân đội của Tướng Douglas MacArthur tiến qua phía Bắc New Guinea, các kế hoạch cho một chiến dịch “nhảy đảo” qua trung tâm Thái Bình Dương đã được Đô đốc Chester Nimitz (chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương) xây dựng. Các chỉ huy Mỹ định hình một loạt chiến dịch tiến công đảo qua trung tâm Thái Bình Dương, với các mục tiêu: đánh chiếm quần đảo Marshall, sau đó là quần đảo Mariana, rồi tiến thẳng vào Nhật Bản.

1661915928435.png

Tướng Douglas MacArthur

Quần đảo Gilbert, một nhóm gồm 16 đảo san hô gần xích đạo, được Mỹ xem là bàn đạp để tiến tới Marshalls và trở thành mục tiêu đầu tiên của chiến dịch Trung Thái Bình Dương. Tháng 11/1943, Mỹ tiến hành một cuộc tiến công mang mật danh “chiến dịch Galvanic”, trong đó mục tiêu chính là hòn đảo nhỏ Betio trong đảo san hô Tarawa thuộc quần đảo Gilbert cách Hawaii khoảng 4.000km về phía Tây Nam. Cuối tháng 12/1941, Tarawa đã bị quân Nhật chiếm giữ.

1661916001792.png

1661916035319.png

Quần đảo Gilbert

Chuẩn bị cho chiến dịch

Đảo Tarawa nằm ở vị trí chiến lược trên hướng tiếp cận của quân đồng minh tới quần đảo Marshall, chia cắt tuyến đường liên lạc và tiếp tế của Mỹ với quần đảo Hawaii. Nhận thấy tầm quan trọng của hòn đảo này, quân đồn trú Nhật Bản do Chuẩn đô đốc Keiji Shibasaki chỉ huy, đã xây dựng trận địa phòng ngự, nhằm biến Tarawa thành một pháo đài kiên cố. Theo đó, với hơn 3.600 binh sĩ và nhân công Nhật đồn trú tại đây đã ngày đêm xây dựng một mạng lưới hệ thống công sự khổng lồ với hơn 500 hầm ngầm và cứ điểm mạnh, cùng vô số cạm bẫy trên đảo. Ngoài ra, lính Nhật còn bố trí 14 khẩu pháo phòng thủ bờ biển (4 trong số đó đã được mua từ Anh trong chiến tranh Nga - Nhật), được bố trí xung quanh hòn đảo cùng với 40 khẩu pháo và 14 xe tăng hạng nhẹ Kiểu 95.

1661916155167.png

1661916181473.png

1661916195582.png

Xe tăng Type-95 của Nhật Bản

Kế hoạch của quân Mỹ

Để phá vỡ hệ thống phòng thủ Tarawa, Đô đốc Chester W. Nimitz (đã giao nhiệm vụ cho Phó Đô đốc Raymond Spruance chỉ huy trận chiến gồm 17 tàu sân bay các loại, 12 thiết giáp hạm, 8 tuần dương hạm hạng nặng, 4 tuần dương hạm hạng nhẹ và 66 khu trục hạm; Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 2. Lực lượng phối hợp chiến đấu có Sư đoàn bộ binh 27 của Lục quân Mỹ. Tổng quân số Mỹ tung vào trận này bao gồm 18.000 lính thuỷ quân lục chiến và 35.000 lính của hải quân và không quân hải quân.

1661916343036.png

Phó Đô đốc Raymond Spruance

Betio là hòn đảo nhỏ có hình dạng giống như một tam giác dẹt trong cụm đảo Tarawa, sở hữu một sân bay chạy từ Đông sang Tây và giáp với đầm phá Tarawa về phía Bắc. Các bãi ở bờ biển phía Bắc có một rạn san hô kéo dài khoảng 1.200m, nước sâu hơn, nên đổ bộ thuận lợi hơn so với các bãi biển ở phía Nam. Mặc dù có một số lo ngại ban đầu về việc liệu tàu đổ bộ có thể vượt qua rạn san hô ở phía Bắc để tiếp cận đảo hay không? Sau khi tính toán và theo dõi thủy triều lên xuống, các nhà lập kế hoạch tin rằng khi thủy triều đủ cao tàu đổ bộ sẽ tiếp cận được đảo.

1661916412928.png

1661916472018.png

1661916487521.png

1661916500377.png

1661916436364.png

Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên đảo Tarawa

Đến rạng sáng ngày 20/11, lực lượng của Đô đốc Spruance đã có mặt ở ngoài khơi Tarawa. Pháo tàu ngoài khơi bắt đầu bắn phá dữ dội vào hệ thống phòng thủ của Nhật trên đảo Tarawa, sau đó các máy bay chiến đấu xuất kích từ tàu sân bay tiến công mục tiêu chi viện cho 3 đơn vị thủy quân lục chiến Red 1, Red 2 và Red 3 lên các tàu, xuồng đổ bộ tiến về phía đảo.
Tuy nhiên, do hiệp đồng không chặt chẽ, xuồng đổ bộ chỉ xuất phát khi máy bay chiến đấu thực hiện những đợt oanh tạc cuối cùng lên đảo. Lính Nhật ra khỏi hầm trú ẩn, và bắt đầu bắn dữ dội vào các tàu, xuồng của quân Mỹ đang tiến vào bờ. Khi đến gần bờ biển, nhiều xuồng đổ bộ bị mắc kẹt trong rặng san hô do thủy triều không đủ cao để vượt qua. Từ trên đảo, hỏa lực các loại của quân Nhật bắn mãnh liệt vào các tàu, xuồng đang mắc kẹt, lính Mỹ buộc phải nhảy xuống nước và bơi vào bờ dưới làn đạn xối xả của các loại hỏa lực. Chỉ có một lực lượng nhỏ lên được bờ nhưng bị quân Nhật nhanh chóng bắt sống.

1661916590423.png

1661916612838.png

1661916628089.png

1661916955470.png

1661916976134.png

1661917006205.png

Xác lính Mỹ và các phương tiện chiến đấu bị phá hủy tại bãi đổ bộ

.....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một cuộc chiến đẫm máu

Chỉ sau khi tăng quân và triển khai thêm các xe tăng M4-A2 Sherman, Thủy quân lục chiến Mỹ mới có thể đổ bộ thành công và bẻ gãy phòng tuyến đầu tiên của Nhật vào chiều cùng ngày. Nhờ hỏa lực từ xe tăng, đến đêm quân Mỹ chiếm được 1/2 đảo. “Kế hoạch hậu cần được tập dượt cẩn thận lại trở thành một thảm họa, thủy quân lục chiến đã tính toán sai thời gian thủy triều lên”, sử gia Oscar Gilbert viết.

1662002748552.png

1662002771078.png

1662002807486.png

1662002828144.png

Xe tăng M4-A2 Sherman trong trận chiếnđảo Tarawa

Ngày hôm sau, các đơn vị thủy quân lục chiến Red 1 (bãi biển phía Tây) được lệnh đánh chiếm Green Beach trên bờ biển phía Tây của Betio. Trong quá trình chiến đấu, Red 1 được hỏa lực của hải quân chi viện. Lực lượng thủy quân lục chiến Red 2 và 3 được giao nhiệm vụ tập kích đường băng trên đảo. Sau đợt giao tranh dữ dội, trận chiến kết thúc vào đầu giờ chiều. Cùng lúc đó, lực lượng quan sát cảnh giới báo cáo quân Nhật đang rút lui theo hướng Đông qua bãi cát hướng về mỏm Bairiki. Để ngăn địch trốn thoát, các đơn vị của Trung đoàn thủy quân lục chiến số 6 đổ bộ lên khu vực này lúc 5 giờ chiều. Kết thúc ngày giao tranh thứ hai, quân Mỹ đã tiến thêm và củng cố vị trí chiếm được.

1662002921788.png

1662002937417.png

1662002962830.png

1662002988922.png


Trong quá trình giao tranh, Chuẩn đô đốc Keiji Shibasaki tử trận, khiến Bộ chỉ huy Nhật Bản lo lắng. Sáng ngày 22/11, quân tiếp viện được đổ bộ và chiều hôm đó Tiểu đoàn 1/Trung đoàn thủy quân lục chiến số 6 bắt đầu tiến công trên khắp bờ Nam của đảo.

1662003046275.png

Chuẩn đô đốc Keiji Shibasaki

Kháng cự cuối cùng

Rạng sáng ngày 23/11, 300 lính Nhật phát động một đợt tiến công cảm tử vào lực lượng Mỹ, nhưng bị hỏa lực chi viện từ pháo binh và hải quân trên tàu chiến Mỹ vùi dập. Trong 3 giờ tiếp theo, pháo binh và Không quân Mỹ liên tục bắn phá các cứ điểm còn lại của quân Nhật. Những ổ đề kháng đơn lẻ của Nhật sau đó cũng bị lực lượng thiết giáp và các cuộc không kích Mỹ tiêu diệt. Trong những ngày tiếp theo, Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên các đảo trong chuỗi đảo Tarawa và quét sạch các cứ điểm phòng thủ cuối cùng của quân Nhật.

1662003597517.png

1662003515453.png

Tàu chiến Mỹ pháo kích đảo Tarawa

1662003166343.png

1662005141066.png

1662003267020.png

Quân Nhật phòng thủ đảo Tarawa bị bắt làm tù binh

Hậu quả

Trong số 3.600 lính Nhật phòng thủ trên đảo, chỉ có 17 người sống sót. Trận chiến kết thúc khi “gần như mọi cấu trúc trên đảo bị phá hủy và đầy rẫy xác chết nhanh chóng thối rữa dưới cái nắng chói chang”, Gilbert viết.

1662003070114.png

1662003086047.png

1662005596513.png

Xác lính Nhật bị giết trong trận chiến đảo Tarawa

1662005634753.png

1662005247433.png

1662005394044.png

1662005730957.png

1662005703738.png

1662005760870.png

1662005860424.png

Pháo bờ biển, máy bay và xe tăng của Nhật bị phá hủy trong trận chiến đảo Tarawa

Thủy quân lục chiến Mỹ cũng phải hứng chịu thương vong nặng nề sau trận chiến Tarawa, với gần 1.000 lính tử trận, hơn 2.100 lính khác bị thương trong 3 ngày giao tranh. Trận chiến Tarawa được coi là một trong những trận đánh có nhiều người tử trận nhất trong Thế chiến II, nhưng cũng từ trận đánh này, các lực lượng thủy quân lục chiến đã có nhiều kinh nghiệm quý giá cho các chiến dịch sau này. Đây cũng là một trong những nền tảng xây dựng nên học thuyết tác chiến đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ, chuyên gia quân sự Robert Beckhusen của WarIsBoring nhấn mạnh.

1662005677308.png

1662004055344.png

1662004121083.png

1662004171356.png

Phương tiện chiến tranh của Mỹ bị phá hủy trận chiến đảo Tarawa

1662004283455.png

1662004557515.png

1662004945052.png

Nghĩa trang lính Mỹ sau trận chiến đảo Tarawa
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,073
Động cơ
192,794 Mã lực
TRẬN ĐỔ BỘ THẦN TỐC ĐÁNH CHIẾM QUÂN CẢNG REAM TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM

Trong chiến dịch giải phóng Cămpuchia khỏi thảm họa diệt chủng Polpot đầu năm 1979, bên cạnh những mũi tiến công trên bộ của các quân khu, các quân đoàn chủ lực, thì Hải quân nhân dân Việt Nam (HQNDVN) cũng đảm nhiệm những hướng tiến công quan trọng. Chỉ trong khoảng 24 giờ đồng hồ, Hải quân ta đã tiến hành đổ bộ đánh chiếm quân cảng quan trọng bậc nhất của Hải quân Polpot.
Để phòng thủ trên hướng biển, địch bố trí Sư đoàn hải quân 164 và Trung đoàn biên phòng 17 của Polpot, cùng các lực lượng trên bộ khác, với hàng trăm tàu thuyền các loại, cùng quân số đông đảo và nhiều loại hỏa lực mạnh. Trước tình cảnh đó, với sự phối hợp cùng không quân và lục quân, HQNDVN đã tiến hành nhiều trận hải chiến. Trong đó, trận hợp công thủy - bộ đánh chiếm quân cảng Ream của quân Khmer Đỏ ngày 09- 10/01/1979 là một chiến thắng rực rỡ của HQNDVN.

1662175033206.png

1662175065628.png


Bối cảnh trận đánh

Ream là một quân cảng của Khmer Đỏ, cách đảo Phú Quốc 25km về hướng Tây Bắc, nằm trong tầm bắn của pháo 130mm, thuộc biên chế Tiểu đoàn pháo binh 21/Vùng 5 Hải quân trên đảo Phú Quốc. Tuy vậy, địa thế của Ream rất phức tạp, có nhiều đảo nhỏ bao bọc, trên đảo có rừng cây rậm rạp, che khuất, thuận lợi cho quân địch che giấu lực lượng, bất ngờ tiến công Hải quân ta. Hơn nữa, vùng biển nơi đây luôn chịu ảnh hưởng của gió mùa và sóng lớn, gây khó khăn cho Hải quân ta cơ động, triển khai lực lượng. Trước ngày 07/01/1979, trong căn cứ Ream có biên chế nhiều tàu chiến của Sư đoàn hải quân 164 của địch, gồm tàu tuần tiễu, tàu phóng lôi, tàu PCF, tàu quét mìn và các thuyền chiến đấu bằng gỗ. Nhưng sau trận đọ sức với HQNDVN ngày 06-07/01/1979, Hải quân Polpot đã bị thiệt hại nhiều tàu. Nhận thấy không còn khả năng đột kích vào Hải quân ta trên biển, chúng đã tự phá hủy, đánh chìm đa số tàu còn lại, và rút lính thủy lên bờ, dựa vào hệ thống công sự, hầm hào ven bờ để chống trả.

Lực lượng hai bên

Về địch, tại căn cứ Ream, ước tính có trên 1.100 tên, gồm 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 63/Sư đoàn 164; 2 trận địa pháo cao xạ 37mm 2 nòng (8 khẩu); 4 trận địa súng cối và súng ĐKZ; 2 trận địa súng máy 12,7mm, cùng nhiều chốt hỏa lực trung liên, đại liên.
Về ta, Lữ đoàn 127 của Vùng 5 Hải quân đã huy động 6 tàu PGM, 6 tàu PCF, và 2 tàu đổ bộ cơ giới LCM-8 từ bãi Tà Lơn sang, để bổ sung cho lực lượng sẵn có của Hạm đội 171 (gồm 4 tàu chiến lớn HQ01, HQ-03, HQ-05, HQ-07, 4 tàu tuần tiễu K-62 100 tấn, 1 tàu PGM).

1662175322808.png

1662175465916.png

1662175512929.png

Tàu HQ01 của Hải quân Việt Nam (nguyên là tàu huấn luyện phóng máy bay USS Absecon (AVP-23) dành cho Hải quân Mỹ)

1662175579163.png

1662175646630.png

Tàu HQ03 của Hải quân Việt Nam (nguyên là tàu USS Forster Hải quân Mỹ)

Hỏa lực chủ yếu của hạm tàu HQNDVN là pháo cao xạ 37mm và 25mm, súng máy 14,5mm và 12,7mm. Một số tàu chiến lớn có pháo lớn cỡ 127mm và 76mm. Ngoài ra, trên nhiều tàu có trang bị các giàn hỏa tiễn phóng loạt H12 để oanh kích diện rộng. Lực lượng trực tiếp đổ bộ gồm 2 tàu PCF (số hiệu 108 và 3825), 4 tàu vedette, 5 tàu PBR, 1 tàu LCM-6, cùng 15 thuyền huy động của nhân dân. Trên các tàu chở theo 2 đại đội bộ binh tăng cường, để làm nhiệm vụ đánh chiếm cảng.

1662175784650.png

1662175934772.png

Tàu đổ bộ PCF

1662175967860.png

1662176014308.png

Tàu đổ bộ LCM-6

Diễn biến chiến đấu

Trước tình hình địch phức tạp trong quân cảng Ream, lực lượng HQNDVN đã tổ chức trinh sát, tiến hành nhiều đợt tập kích hỏa lực, sử dụng hỏa lực hạm tàu, cùng với pháo binh bờ biển và không quân tiêu diệt các ổ đề kháng của địch trên bờ. Hai tàu PCF số 102 và 107 có nhiệm vụ chở bộ phận mũi nhọn của Đại đội 3/Tiểu đoàn 1 đổ bộ lên cảng Ream để đánh chiếm đầu cầu. Chi viện hỏa lực trực tiếp cho bộ phận mũi nhọn là 2 tàu PCF số 103 và 104.

1662176082564.png

1662176107508.png


Chi viện hỏa lực tầm xa bằng hỏa tiễn H12 là 4 tàu PGM số 602, 605, 606, và 607, đảm nhiệm tiêu diệt các hỏa điểm kiên cố của địch trên bờ, trên đảo, bắn dọn bãi đổ bộ, chi viện hỏa lực cho bộ binh.

1662176230531.png

1662176289509.png

1662176335874.png

Tàu tuần duyên PGM

Sau khi bộ phận mũi nhọn đổ bộ thành công, 2 tàu PCF số 108 và 3825 sẽ hộ tống đội hình đổ bộ, đưa toàn bộ lực lượng bộ binh lên bờ.
Ngay trước giờ nổ súng, tàu PGM số 602 được Lữ đoàn 127 điều đi tăng cường cho biên đội tàu 603 và 615 ở Sihanoukville, nên chỉ còn 3 tàu PGM số 605, 606, 607 tiến hành trinh sát cảng Ream. 16 giờ chiều ngày 09/01/1979, biên đội tàu đi đến ngang Hòn Tây Nam thì bị hỏa lực 12,7mm, cối 81, M79, ĐKZ của địch ở trong bờ bắn ra. Ba tàu ta bình tĩnh đánh trả và đã tiêu diệt cụm hỏa lực địch ở Hòn Tây Nam và Hòn Giữa, tiếp tục tiến sâu vào trinh sát cảng Ream.
Biên đội 3 tàu PGM thành đội hình hàng dọc tiến vào, khi cách cảng 2 hải lý thì bị trọng liên 12,7mm ở Bắc Hòn Bãi bắn ra và súng cối 71mm từ trên cảng bắn xuống. Biên đội chuyển thành hàng ngang, dùng hỏa tiễn H12 bắn vào các hỏa điểm địch ở Hòn Dừa, sau đó tiếp cận dùng pháo 37mm bắn nhanh vào các mục tiêu đảm nhiệm. Bọn địch trên bờ ngoan cố chống trả mãnh liệt. Trước tình hình trời sắp tối và xét thấy khả năng ta chưa thể vào cảng được, chỉ huy trận đánh quyết định cho biên đội tàu PGM dừng lại và lùi ra xa thả trôi.
Song song với quá trình trinh sát cảng Ream, chiến sự ở cảng Sihanoukville diễn biến căng thẳng, Lữ đoàn 127 tiếp tục điều 2 tàu PCF số 101 và 3825 lên phối thuộc cho Hạm đội 171, giữ lại 4 tàu PCF, để tiếp tục tiến công cảng Ream vào ngày hôm sau.

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

09 giờ sáng ngày 10/01/1979, 2 tàu PCF số 102 và 107 tiếp tục trinh sát cảng Ream: Tàu 107 đi qua khu vực Hòn Dừa rẽ sang phải trinh sát bờ bên phải và cầu cảng, còn tàu 102 đi thẳng từ ngoài vào trinh sát bờ bên trái cửa vịnh cảng Reem. Biên đội 3 tàu PGM ở vòng ngoài sẵn sàng chi viện. 9 giờ 32 phút sáng, tàu ta vào đến cách cảng 2km thì địch ở 2 cầu cảng dùng hỏa lực cối 81mm, ĐKZ, 12,7mm, 37mm bắn trả. Hai tàu của ta bắn lại mãnh liệt, biên đội 3 tàu PGM cũng chi viện bằng hỏa tiễn H12. Diễn biến chiến đấu rất quyết liệt, suốt 2 tiếng đồng hồ quân ta không tạo được thế đổ bộ. Trước tình hình đó, lúc 11 giờ 30 phút, các tàu ta lại một lần nữa được lệnh rút ra ngoài.
Đến 12 giờ trưa, lực lượng HQNDVN tiến công Ream có thêm 3 tàu PGM (số 602, 603, 615) từ Sihanoukville trở về. Ban chỉ huy Lữ đoàn hải quân 127 hạ quyết tâm đánh địch theo phương án có hỏa lực tăng cường. 12 giờ 30 phút, lực lượng tàu đổ bộ chở theo bộ binh xuất phát từ Bãi Dài. 13 giờ, biên đội 6 tàu PGM chiếm lĩnh vị trí chi viện hỏa lực; 10 phút sau, 2 tàu PCF số 102 và 107 cặp mạn tàu 603 để lấy quân. Đến 13 giờ 15 phút, 2 tàu HQ05 và HQ-07 bắt đầu pháo kích bằng trọng pháo vào cảng Ream; 15 phút sau, các giàn hỏa tiễn H12 trên 6 tàu PGM bắn vào khu vực cảng. Bọn địch trong bờ ngoan cố chống trả điên cuồng, nhưng chúng bị toàn bộ hỏa lực của Hải quân ta áp đảo.

1662523505607.png

1662523538561.png

Tàu HQ07

Lợi dụng thời cơ có lợi, đến 13 giờ 50 phút, 2 tàu PCF số 102 và 107 tăng tốc độ vượt lên trước đội hình 6 tàu PGM để tiến vào cảng Reem. Súng máy 12,7mm trên tàu bắn quét vào cảng. Khi còn cách cảng 1km, hỏa lực trung liên RPD, tiểu liên AK bắt đầu phát huy tác dụng, bắn găm vào khu vực cảng. Địch vẫn chống cự quyết liệt, tàu 107 bị trúng 1 quả đạn M79, 1 chiến sĩ hy sinh, 6 người khác bị thương. Dù bị thương vong, tàu 107 vẫn dũng cảm, vừa bắn chế áp địch vừa cơ động tiến vào cảng. Đến 14 giờ 15 phút, 2 tàu 107, 102 cập cảng Cá, phía bên trái cảng chính. Bộ binh nhanh chóng đổ bộ lên bờ chiếm lĩnh trận địa, vận động tiêu diệt các ổ đề kháng làm bàn đạp cho lực lượng đổ bộ tiếp theo.
Đến 15 giờ 30 phút, lực lượng đổ bộ chủ yếu đã đến vị trí tập kết. Đến 16 giờ, 2 tàu PCF số 108 và 3825 nhận lệnh tiến thẳng vào cảng Ream. Đến 17 giờ, đội tàu vận tải cập cảng Ream, bộ binh lên bờ mở rộng đầu cầu đã chiếm được. Cùng lúc đó, mũi tiến công của bộ binh Sư đoàn 304/Quân đoàn 2 cũng nhanh chóng áp sát, giải phóng cảng Ream. Cùng ngày 10/01/1979, Tiểu đoàn 8/Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101/Vùng 5 Hải quân cũng từ ngã 3 Ream kịp thời tiến vào cảng, cùng với các đơn vị triển khai đội hình phòng thủ bảo vệ các mục tiêu. Tại cảng Ream, ta thu được 2 tàu cá Thái Lan trọng tải lớn, 1 tàu LCU, 2 ca nô, 1 đốc nổi; 10 thuyền vũ trang đang sửa chữa trên đốc; 1 kho đạn, 21 quả ngư lôi; 6 khẩu pháo. Như vậy, trong vòng 1 ngày chiến đấu, các lực lượng của Hạm đội 171 và của Vùng 5 Hải quân đã phối hợp với bộ binh tiến hành đánh chiếm thành công cảng Ream, với tổn thất hạn chế thấp nhất.

1662523670528.png

1662523703027.png

1662523836171.png

Cảng Ream ngày nay
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,269
Động cơ
654,849 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông

Kể từ khi Trung Quốc công bố tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông vào năm 2009, khu vực này đã dần dần được quân sự hóa do Bắc Kinh tìm cách hợp pháp hóa và bảo vệ các yêu sách của mình. Các bên tranh chấp trên biển quan trọng khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đáng chú ý nhất là Việt Nam, nhưng bao gồm cả Indonesia, Malaysia và Philippines, đã tìm cách hiện đại hóa năng lực hải quân và bảo vệ bờ biển của họ để duy trì nguyên trạng ở Biển Đông. Tuy nhiên, những tiến bộ của họ là rất nhỏ khi so với những phát triển quân sự ấn tượng của Bắc Kinh. Thật vậy, chỉ có Việt Nam là có chút khác biệt so với các nước ASEAN về chiều sâu và chiều rộng của quá trình hiện đại hóa quân đội để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn kém xa so với Trung Quốc. Đài Loan - được Bắc Kinh coi là một tỉnh nổi loạn của Trung Quốc - cũng đang âm thầm nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự của mình ở Biển Đông. Và các cường quốc bên ngoài khu vực, bao gồm Ôxtrâylia, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh và Mỹ, đang tăng cường sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông, mặc dù không lắp đặt các cấu trúc quân sự lâu dài để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Các hoạt động của họ dưới hình thức các cuộc tập trận chung định kỳ, các hoạt động tự do hàng hải (FONOP), hoặc là cả hai nhằm đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử.

1662608135991.png

1662608252220.png

View attachment 1662608313570.png
Khu trục hạm USS John S. McCain (DDG 56) trong một chuyến tuần tra FONOP tại Biển Đông

Chương này sẽ chứng minh rằng xét về việc tăng cường lực lượng ở Biển Đông, Trung Quốc là nước chủ động nhất bởi tất cả các dấu hiệu thuyết phục như số lượng và chất lượng vũ khí được triển khai, việc tôn tạo đảo và các cơ sở quân sự được xây dựng hoặc nâng cấp trên các tiền đồn quân sự đang tranh chấp. Tiến sĩ Alexander L. Vuving đã nói rằng việc mô tả tình hình ở Biển Đông như một “Cuộc chạy đua vũ trang” trong khu vực về cơ bản là không chính xác. Để nó thực sự là một cuộc chạy đua, sẽ phải có một số phương thức cạnh tranh và ở đây hầu như không có. Sức mạnh quân sự vượt trội của Trung Quốc đã góp phần làm cho nước này ngày càng tự tin để hành động quyết đoán trong khu vực, chống lại các bên tuyên bố chủ quyền trên biển khác trong ASEAN, chẳng hạn như Việt Nam tại Bãi Tư Chính vào năm 2019 hay Philippines tại Bãi cạn Scarborough vào năm 2012. Do đó, trong tương lai, các bên tranh chấp trong ASEAN sẽ hoặc phải đẩy mạnh nỗ lực hiện đại hóa quân đội để khai thác các điểm yếu của Trung Quốc, ưu tiên hợp tác với các cường quốc bên ngoài khu vực để cải thiện khả năng cân bằng với Trung Quốc, hoặc tốt hơn là thực hiện cả hai việc đó. Nếu không, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thống trị - và có lẽ một ngày nào đó, sẽ hạn chế đáng kể khả năng tiếp cận - những tuyến đường biển chiến lược quan trọng này gây thiệt hại cho cả những nước khác.

1662608498308.png

1662608564960.png

1662608989496.png

Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp trái phép các đảo đá trên Biển Đông

Bắt đầu từ năm 2009, Bắc Kinh đã tìm cách hợp pháp hóa và bảo vệ các yêu sách lãnh thổ tranh chấp của mình ở Biển Đông. Để thực hiện các mục tiêu này, Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược kiểm soát biển đa hướng bao gồm nâng cấp hoặc xây dựng các cơ sở quân sự mới trên các tiền đồn của họ ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tiến hành các cuộc tập trận và tuần tra chủ quyền ở khu vực tranh chấp. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa hoàn toàn triển khai lực lượng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) hoặc Lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAAF) tới các căn cứ hoạt động tiền phương này. Nhưng với những tiến bộ đáng kinh ngạc trong quá trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc trong 9 năm qua, việc này dường như sẽ là tất yếu và làm dấy lên lo ngại trong các nhà lãnh đạo cấp cao của quân đội Mỹ. Chẳng hạn như vào tháng 4/2018, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ, Đô đốc Philip Davidson đã điều trần trước Quốc hội Mỹ rằng “Một khi Quân đội Trung Quốc đã chiếm được hết Biển Đông, Bắc Kinh sẽ có thể tăng cường ảnh hưởng của mình thêm hàng nghìn km về hướng nam và tung phóng sức mạnh sâu vào Châu Đại Dương”, đe dọa các đường liên lạc trên biển an toàn truyền thống của Mỹ. Đô đốc Davis nói thêm rằng Quân đội Trung Quốc (QĐTQ)có thể sẽ sử dụng những căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và bất kỳ lực lượng nào được triển khai đến các đảo này sẽ dễ dàng áp đảo lực lượng quân sự của bất kỳ bên tranh chấp nào khác trên Biển Đông. Nói tóm lại, Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong tất cả các tình huống ngoại trừ chiến tranh với Mỹ.

1662609037107.png

Các nước tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông

1662609127784.png

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam

1662609250644.png

1662609199484.png

1662609217287.png

Tàu cá Trung Quốc đâm tàu cá của Việt Nam

1662609313025.png

1662609349309.png

1662609448805.png

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm tàu CSB Việt Nam

..................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,073
Động cơ
192,794 Mã lực
(Tiếp)

Ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh đã củng cố nhiều căn cứ hoạt động tiền phương bằng tên lửa chống hạm (ASCM) và tên lửa đất đối không (SAM) cùng với các cơ sở lưu trữ ngầm, nhà chứa máy bay, radar và hệ thống cảm biến. Vào cuối tháng 6/2019, Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) ở khu vực đang cạnh tranh gần quần đảo Trường Sa để thể hiện khả năng phòng thu ngày càng cao của quân đội Trung Quốc nhằm ngăn chặn Mỹ và các đồng minh. Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động nạo vét lớn từ năm 2013 đến năm 2017 tại nhiều tiền đồn quân sự của nước này. Bằng cách củng cố các cảng biển, Bắc Kinh hiện có thể neo đậu các tàu sâu hơn tại các căn cứ mới này, chẳng hạn như các tàu chịu trách nhiệm tiếp tế và bảo trì cũng như các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR). Việc nạo vét tôn tạo đảo cũng đã tạo ra ít nhất 3.200 héc ta đất mới ở Trường Sa (cũng như hàng trăm héc ta đất bổ sung ở Hoàng Sa), mở đường cho việc xây dựng các đường băng trên 03 trong số 07 thực thể nhân tạo ở Trường Sa do Bắc Kinh kiểm soát, bao gồm trên đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và đá Xubi. Trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đảo lớn nhất trong số 20 thực thể địa lý do Trung Quốc kiểm soát và có tranh chấp với Việt Nam trong chuỗi đảo, Bắc Kinh được hưởng lợi từ một sân bay hàng chục năm tuổi. Năm 2014, Trung Quốc đã hoàn thành việc mở rộng đường băng ở đó để có thể cho phép các máy bay quân sự cất, hạ cánh. Năm 2016, Bắc Kinh cũng đã triển khai các khẩu đội phòng thủ tên lửa HQ-9 đến đảo Phú Lâm, mặc dù không rõ liệu chúng vẫn ở đó hay được luân phiên triển khai. Cho dù thế nào, việc triển khai và nâng cấp trên khắp Biển Đông đã nâng cao đáng kể khả năng tung phóng sức mạnh của QĐTQ trước các đối thủ trong khu vực.

1662780300545.png

1662780324951.png

Đảo Phú Lâm

1662780409766.png

1662780474231.png

Máy bay J-11B của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm

1662780709388.png

1662780546991.png

1662780615483.png

Trung Quốc triển khai tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 (S-300 phiên bản TQ) trên đảo Phú Lâm

Nếu phải đối mặt với xung đột vũ trang ở Biển Đông, Trung Quốc có thể sử dụng đến lực lượng hải quân, cảnh sát biển và dân quân biển. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Hải quân Trung Quốc là lực lượng hải quân lớn nhất ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, có ít nhất 300 tàu chiến nổi cùng với nhiều tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra và tàu chuyên dụng. Lầu Năm Góc nói thêm rằng thêm rằng Bộ Tư lệnh phụ trách các hoạt động trên Biển Đông, được gọi là Hải quân Chiến khu miền Nam, duy trì trong kho của mình 4 tàu ngầm mang tên lửa đường đạn chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN), 2 tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN), 16 tàu ngầm tiến công động cơ diesel, 11 tàu khu trục (DDG), 19 tàu frigát (FFG), 11 tàu hộ tống (FFL), 3 tàu đốc đổ bộ (LPD), 10 tàu đổ bộ chở xe tăng (LST), 9 tàu đổ bộ hạng trung và 24 tàu tuần tra mang tên lửa. Việc hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc cũng bao gồm việc triển khai một loạt các khả năng chống tiếp cận / ngăn chặn khu vực (A2AD) như ASCM, ASBM, tên lửa hành trình tiến công đất liền (LACM), thủy lôi cũng như các công nghệ hỗ trợ ISR đi kèm.

1662780873687.png


Tàu hải cảnh Trung Quốc

1662780905175.png

1662780935167.png

1662780968015.png

Tàu cá Trung Quốc có vũ trang

.....................
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top