Thảo luận Những thói quen chạy phân khối lớn khiến xe mau hỏng

bourdinnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-84662
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
792
Động cơ
418,262 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Nhiều thói quen tưởng chừng vô hại nhưng người lái xe phân khối lớn cần tránh nếu không muốn xe hư hỏng sớm.



Chạy âm côn

Hiện tượng phổ biến ở người chưa có nhiều kinh nghiệm chạy xe côn. Âm côn là cách gọi của hiện tượng vừa chạy vừa rà côn khiến cho bộ ly hợp không đóng hẳn và cũng không tách hẳn, nếu chạy trong một thời gian dài sẽ gây mòn má côn dẫn đến trượt côn và mất độ bám. Nguy hiểm hơn việc âm côn liên tục sẽ khiến bát côn bị xước và thậm chí có thể gây cháy hoặc vỡ lá côn do quá nhiệt gây mất lực kéo. Việc làm này không chỉ khiến cho chủ xe phải dắt bộ mà còn phải móc hầu bao một khoản tiền không hề nhỏ.

Kéo ga khi vừa khởi động máy

Ở một số dòng xe hiện đại có chức năng không cho phép ga khi chưa đạt đủ nhiệt độ cần thiết cho máy, cũng là để đảm bảo các chi tiết có thể được bôi trơn đầy đủ. Với hầu hết xe, thói quen nổ máy và nẹt pô hoặc chạy ngay gây hại về mọi mặt bởi khi máy còn nguội dầu nhớt chưa lưu thông, các chi tiết chưa được bôi trơn cũng như động cơ chưa đạt đủ nhiệt độ để giãn nở đều, ma sát giữa các chi tiết lúc này là lớn nhất và hao mòn theo đó cũng là lớn nhất. Nổ máy và chạy ngay sẽ khiến khối động cơ sớm xuống cấp nghiêm trọng. Một số dòng xe đặc biệt như MV Agusta, KTM hay Harley-Davidson nếu như nổ máy và kéo ga ngay khi máy còn nguội có thể khiến cho động cơ hư hại và không thể hoạt động lại được.

Đá số 'sống' khi chưa đủ tua máy

Đá số “sống” là cách gọi của việc chuyển số không dùng côn. Đây được xem là cách giữ gìn bộ côn hiệu quả nhất, đặc biệt là với những chuyến hành trình dài. Tuy nhiên đá số “sống” khi chưa đủ vòng tua thì ngược lại hoàn toàn, việc làm này khiến cho chủ nhân sớm phải thay thế hộp số do hiện tượng hóc số hay tự nhảy số do sang số không hết, cong lá số, hóc chân số khiến cho việc chuyển số gặp nhiều khó khăn. Một số người còn thực hiện đá số “sống” mà không hề có kinh nghiệm, dễ khiến hộp số hư hại nhanh nhất do vỡ bánh răng hoặc vỡ rãnh số.

Cắt côn nẹt pô liên tục

Các chuyên gia của hãng đều khuyến cáo rằng hành động này rất có hại. Đa số người dùng cũng biết vê côn thường xuyên vừa gây tốn xăng không cần thiết, vừa khiến động cơ nhanh bị quá nhiệt và dễ hao mòn các chi tiết máy. Tuy nhiên, do là thao tác thú vị, nhiều người vẫn khó bỏ thói quen này ngay cả khi biết là nó có hại cho động cơ.

Rà phanh liên tục khi xuống dốc

Thói quen không hãm số mà sử dụng phanh liên tục khi xuống dốc thường bắt gặp ở lái mới, hành động khiến cho dầu phanh trong ống nhanh bị sôi, má phanh bị quá nhiệt và chai gây mất khả năng phanh cũng như đĩa phanh tím lại và mất khả năng ma sát. Tất cả hiện tượng dẫn đến việc hệ thống phanh mất tác dụng, trở nên nghiêm trọng khi đang đổ đèo. Ngay cả khi có ABS, dùng phanh không đúng cách khi đổ nhiều dốc liên tục cũng khiến hệ thống mất tác dụng. Một số trường hợp dẫn tới cháy đĩa hay thậm chí vỡ đĩa có thể gây lộn xe rất nguy hiểm.

Theo Xe Đời Sống
 

bourdinnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-84662
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
792
Động cơ
418,262 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
7 thao tác cơ bản khi lái mô tô PKL
Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ cũng tăng thêm sự an toàn và giúp mọi người thoải mái hơn khi điều khiển mô tô phân khối lớn. Những kỹ thuật này đã được ông Henry Iu, huấn luyện viên trưởng khu vực châu Á phụ trách hướng dẫn đào tạo học viên tham gia các khóa học kỹ năng lái xe an toàn của Ducati – DRE giới thiệu mới đây.


Trong chương trình nâng cao trình độ tay lái dành cho biker do Ducati Việt Nam vừa tổ chức lần đầu tiên cho khu vực phía Nam, tại trường đua HappyLand ở tỉnh Long An, ông Henry Iu đã đưa ra những chiêu thức xử lý tình huống khi lái xe mô tô phân khối lớn. Điều thú vị là những bài học này cũng áp dụng hiệu quả cho người lái xe máy, xe tay côn phổ thông sử dụng thường nhật.

1. Bẻ hết ghi-đông bẻ ngoặt về bên tay phải khi dựng chống nghiêng. Ở vị trí này, ghi-đông sẽ tạo khoảng trống giúp biker dễ dàng lên/xuống xe mà không bị vướng hông và đùi vào tay cầm lái. Đây là thao tác khá mới lạ vì từ trước đến nay hầu hết biker Việt giữ thói quen với việc ghi-đông được bẻ ngoặt về bên trái cho “thuận chiều”.



2. Đặt mũi chân trên thanh gác chân. Khi liên tục cầm lái trên quãng đường dài, nếu từ bỏ được thói quen đặt phần giữa đế giày hoặc gót giày trên gác chân thì biker sẽ tránh được các rung chấn từ mặt đường lan dọc theo ống chân lên cả phần thân trên cơ thể, từ đó sẽ cảm thấy giảm thiểu mệt mỏi hơn hẳn. Bên cạnh đó, mũi chân tì trên thanh gác chân sẽ tăng độ đàn hồi cho phần bàn chân, cổ chân, hỗ trợ người lái tăng sự phản xạ linh hoạt khi vận hành xe.


3. Dỡ chân ôm sát yên xe khi chuẩn bị lên xe. Trước khi khởi hành, người lái phải đứng gần phía bình xăng, sau đó từ từ co chân nhấc đùi cẩn thận quàng qua yên xe để “kéo” thân người ngồi lên xe gọn gàng. Tránh trường hợp đứng từ xa vội vàng dỡ chân lấy đà đá cao chân để ngồi lên yên xe, động tác như vậy tưởng chừng “nhanh gọn chuyên nghiệp” nhưngthật ra lại tiềm ẩn nguy cơ dễ mất thăng bằng hoặc đá chân vướng vào yên xe sau nhô cao.

4. Hai cánh tay thả lỏng sau đó đặt tự nhiên thoải mái lên tay cầm lái. Tránh gồng cứng cánh tay dẫn tới cứng vai sẽ kém năng động khi ôm cua hoặc khi rơi vào tình huống giao thông nguy hiểm đòi hỏi biker phải nhanh chóng xoay chuyển người kết hợp đánh ghi-đông lách tránh vật cản.



5. Duỗi hoàn toàn các ngón tay khi bóp càng phanh bên phải. Bên cạnh những lợi ích đã biết của thao tác này, ví dụ nó giúp nhả tay ga đóng bướm ga triệt để (góp phần giảm tốc) thì một lợi ích nhiều người khó ngờ là tránh trường hợp phanh trên đường mấp mô sẽ dằn xóc xe khiến xe chồm lên, khiến người lái theo phản xạ sẽ càng siết chặt tay vặn ga – tăng ga hơn nữa, thúc xe lao tới mất kiểm soát.

6. Bóp càng phanh bên phải để khởi động xe an toàn trên đường dốc. Muốn đề máy một chiếc xe đang đỗ, dựng chống nghiêng, cài sẵn số 1 mà không bị trượt bánh khi cắt côn, điều cần lưu ý là ngồi lên yên, dựng thân xe thẳng đứng, khép chống nghiêng, bóp càng phanh ở bên phải tay cầm lái, bóp tay côn, đề máy, nhả tay côn từ từ, đồng thời nhả càng bóp phanh, sau đó vặn ga nhịp nhàng phù hợp để xe chạy.

7. Trước khi tắt máy đỗ xe, cần cài số để khóa bánh xe. Hành động này thật sự an toàn khi dựng xe với chống nghiêng trên đường dốc, bệ dốc... giúp xe không bị trượt chạy nếu người nào đó vô tình va chạm đến xe.



Một số trang bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe như mũ bảo hiểm, giáp tay/chân...




Một số hình ảnh trong khoá huấn luyện cơ bản sử dụng xe phân khối lớn



Với những người chưa từng sử dụng một dòng xe tay côn nào, sau buổi hướng dẫn cơ bản của Ducati, họ có thể vận hành một mẫu xe 400cc chính xác








Các bài tập căn bản như: đi xe chậm, phanh trong tình huống khẩn cấp sao cho an toàn, đánh lái...được các học viên thực hiện nhiều lần liên tiếp để tạo thành một thói quen khi bước lên xe phân khối lớn.
 

bourdinnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-84662
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
792
Động cơ
418,262 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Những sai lầm phổ biến khi sử dụng xe phân khối lớn

  • Những lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng xe phân khối lớn lại có thể khiến chiếc xe hỏng hóc và chủ xe tốn tiền.
    Để bình xăng cạn




    Đây là lỗi một số người mới chạy hay mắc phải, tương tự như ôtô, khi lượng xăng quá ít sẽ dẫn đến đóng cặn bởi xăng ở nước ta không hẳn sạch sẽ 100% mà vẫn có lẫn các hạt tạp chất nhỏ, thường xuyên để cạn bình dễ dẫn tới lắng đọng các tạp chất và có thể gây nghẹt bơm hay kim phun nhiên liệu hoặc hư hại chế hòa khí do kẹt phao xăng. Một vấn đề nữa khi nhiên liệu cạn, lực hút sẽ mạnh hơn do trong bơm nhiên liệu hút theo một phần không khí, có thể gây kích nổ bên trong họng nạp và dẫn tới hiện tượng động cơ làm việc giật cục.

    Không thực hiện thay dầu, bảo dưỡng đúng kì hạn


    Thói quen xấu của rất nhiều người là chỉ đến khi chiếc xe báo lỗi, hư hại hay hoạt động không còn ổn định mới mang đi bảo dưỡng. Dầu máy và nước mát là 2 thành phần quan trọng nhất, nếu không chú ý thay đúng hạn, đúng chủng loại và dung tích sẽ khiến khối động cơ nhanh chóng bị hỏng và phải thay thế các chi tiết máy. Một số các điều chỉnh khác như tăng xích, dây côn, cùm dây ga, vệ sinh lọc gió, vệ sinh kim phun nhiên liệu… cũng rất hay bị bỏ qua do chủ nhân lười, quên hoặc không chú ý cũng sẽ khiến cho chiếc xe nhanh xuống cấp và có thể gây nguy hiểm trong một vài tình huống.

    Không thay thế các chi tiết quan trọng


    Một số chi tiết quan trọng trong quá trình sử dụng sẽ dần hư hại và cần thay thế, tuy nhiên nhiều người lại chỉ sửa để dùng lại. Ví dụ như hàn lại tay phanh côn hay chân phanh chân số khi bị gãy, thay lõi dây côn… Tất cả những hành động này có chi phí rất thấp nhưng làm giảm độ an toàn và trong một số tình huống cụ thể có thể bị gãy lại hoặc hư hại do không đáp ứng tiêu chuẩn dặt ra vốn có của chiếc xe.

    Lười vệ sinh hệ thống phanh


    Vệ sinh phanh thường xuyên bị bỏ qua. Nhưng theo thời gian, phanh bẩn khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt, bụi phanh và mạt kim loại, chưa kể bụi đất và nước bẩn bám vào sẽ khiến các chi tiết phanh bị giảm hiệu suất và xuất hiện hư hại. Lâu ngày không vệ sinh sẽ khiến hệ thống phanh không ăn, mất bám, mất tác dụng phanh hay thậm chí bị bó phanh dẫn tới cháy phanh, bục ống dầu do sôi dầu phanh… Việc quan tâm vệ sinh hệ thống phanh, đặc biệt là những hệ thống hiện đại tích hợp ABS, sẽ giúp người lái nắm được tình hình và sớm có biện pháp thay thế bởi đây là hệ thống trực tiếp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

    Ngồi lên xe khi đang để chân chống nghiêng


    Sai lầm này diễn ra hết sức phổ biến ở hầu hết người sử dụng với mọi dòng xe. Về lâu dài, chân chống bị “choãi” ra và dần mất khả năng khiến chiếc xe dễ bị đổ hơn mỗi khi dựng. Chân chống xe phân khối lớn hầu hết chỉ được thiết kế để chịu khối lượng của chiếc xe, việc thường xuyên ngồi lên sẽ khiến chân chống dần biến dạng và hư hại. Đặc biệt một số dòng xe đắt tiền như Ducati có chân chống được gắn trực tiếp vào lốc máy nên còn có thể khiến lốc máy bị hư hại như trờn ren, nứt hay nghiêm trọng hơn là vỡ lốc máy.

    Dắt xe bằng cách nắm vào đai ở yên sau xe


    Dây đai nằm ở yên sau xe được thiết kế để người ngồi sau bám vào, buộc các túi đồ không quá 8kg hay để luồn tay xuống phía dưới mỗi khi dắt xe. Tuy nhiên do hầu hết các dòng phân khối lớn không có tay xách phía sau nên nhiều người tóm chặt dây đai này mỗi khi dắt xe, khiến dây đai dễ bị đứt, và khi đang dắt xe có thể khiến xe bị đổ do không thể đỡ kịp.

    Không tháo xăng và ắc-quy khi để xe một thời gian dài


    Đây là tình trạng phổ biến. Nhưng cần lưu ý khí hậu ẩm nên việc để xăng lâu bên trong bình dễ dấn đến hiện tượng “thối xăng” tạo ra lớp màng bám khiến bơm xăng bị nghẹt và khó điều khiển.

    Việc không tháo ắc-quy khiến cho ắc-quy nhanh hết điện và khiến xe khó có thể khởi động lại do không được nạp trong một thời gian dài bởi ngay cả khi tắt máy, ắc-quy vẫn phải nuôi hệ thống điện, ECU, tính giờ cũng như cảnh báo khác tùy thuộc các dòng xe. Một số trường hợp có thể gây ra chập cháy.

    Bơm lốp quá căng


    Rất nhiều người có sở thích bơm thật căng để đi lâu, tuy nhiên đây là sai lầm chết người. Lốp quá căng sẽ khiến xe có độ nảy lớn, rung động mạnh, độ bám đường sẽ giảm, tiếp xúc mặt đường kém, làm giảm khả năng phanh, ôm cua cũng như khiến cho lốp mòn không đều. Chưa kể khi di chuyển trong những ngày nắng nóng nhiệt độ tăng cao có thể khiến cho lốp xe bị nổ do giãn nở nhiệt gây nguy hiểm cho người diều khiển.

    Không lắp chống đổ đúng tiêu chuẩn


    Người sử dụng nhiều khi lắp các loại chống đổ lại thiên về chức năng trang trí làm đẹp chiếc xe thay vì chức năng bảo vệ. Hậu quả là khi chiếc xe gặp va chạm hay bị đổ xuống đường sẽ gây thiệt hại lớn cho chủ nhân.

    Dán xe bằng giấy dán không đủ tiêu chuẩn


    Hầu hết người dùng cho rằng lớp vỏ xe không quan trọng, chỉ có tác dụng trang trí nên luôn muốn thay màu bằng cách dán màu, vừa rẻ lại vừa hợp túi tiền. Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến lớp sơn nhanh xuống cấp do nhiều loại giấy dán không đáp ứng được các tiêu chuẩn về tản nhiệt cũng như lớp kéo đảm bảo tiêu chuẩn. Phần nhiều những chiếc xe sau khi dán đều có lớp sơn bị xỉn và mất độ tươi như ban đầu, thêm vào đó khả năng tản nhiệt sẽ kém hơn do so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

    Lê Anh
    (Theo Nghe nhìn Việt Nam
 

Sonvnh

Đi bộ
Biển số
OF-474160
Ngày cấp bằng
30/11/16
Số km
8
Động cơ
198,280 Mã lực
Tuổi
42
Rất bổ ích
 

Nambv

Xe hơi
Biển số
OF-363319
Ngày cấp bằng
16/4/15
Số km
102
Động cơ
258,711 Mã lực
Bổ ích quá, những thói quen hàng ngày cần phải bỏ
 
Biển số
OF-462393
Ngày cấp bằng
18/10/16
Số km
95
Động cơ
203,450 Mã lực
Tuổi
33
Cảm ơn cụ, bài viết chất lượng quá xD
 

bourdinnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-84662
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
792
Động cơ
418,262 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com

Xe máy ‘uống xăng’, làm sao để nhận biết
Xe máy “uống xăng” là vấn đề khiến nhiều người lo lắng của rất nhiều người. Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết để khắc phục kịp thời tình trạng này.

Đối với một chiếc xe máy có mức tiêu thụ nhiên liệu bình thường 50-55 km/1 lít xăng. Nhưng với những xe máy tiêu hao nhiều nhiên liệu, mỗi lít xăng chỉ giúp xe chạy được khoảng 40 km khiến nhiều người cảm thấy phiền toái.

Bộ Lọc gió của xe




Bộ phận này thường gắn ở phía trước chế hòa khí của mỗi xe, ngay sau chắn bùn. Nhiệm vụ của nó là ngăn cản không khí bụi bẩn lọt vào chế và động cơ xe máy.

Nguyên nhân xe máy hao xăng một phần từ bộ lọc gió lâu ngày không được vệ sinh và thay thế. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bộ lọc gió của xe cần được thay mỗi 1.000 km của xe để đảm bảo khả năng hoạt động chung.

Khởi động khó khăn

Một dấu hiệu dễ dàng nhận ra nhất khi xe tốn xăng, mỗi lần khởi động thường rất khó nổ. Thậm chí, ấn nút đề khá lâu mà vẫn không nổ buộc phải dùng cần khởi động.

Do tình trạng xăng không được cung cấp đầu đủ thường gây nên khó nổ tạo cảm giác ức chế với người sử dụng.

Đồng thời, khi điều khiển trên đường, lái xe luôn cảm thấy sự “hụt hơi” không chạy đúng với khả năng như bình thường. Khi tăng tốc, giảm tốc có tiếng “ựt ựt” phát ra khiến xe yếu. Đó cũng là biểu hiện để chúng ta phát hiện xe đang gặp “bệnh uống xăng”.

Kiểm tra bugi




Khi bạn cảm thấy nghi ngờ về khả năng tiêu thụ nhiên của xe, hãy tiến hành kiểm tra thêm bugi. Những dấu hiệu như đầu bugi bị muội đen bám, bị ướt, chứng tỏ xe bạn đang tiêu thụ nhiên liệu quá nhiều. Đầu bugi ướt do xăng thừa và không khí gây ra. Lúc này, cần thay thế một chiếc bugi mới để xe vận hành ổn định.

Ống xả có khói lạ




Khi xe có hiện tượng tiêu thụ nhiên liệu quá mức, ống xả có hiện tượng khói đen phát ra do nhiên liệu trong khoang đốt bị thừa. Điều đó gây lãng phí và ô nhiêm không khí môi trường nghiêm trọng. Nếu ống xả xe xuất hiện khói trắng có nghĩa động cơ bị hở “piston” bạc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến xe bạn “uống xăng”.

Đối với xe máy hoạt động bình thường, mắt thường sẽ không thể nhìn thấy khói từ ống xả.

Kiểm tra chế hòa khí




Chế hòa khí có ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe. Nếu nhiệt độ bên ngoài của chế lạnh hơn mức bình thường hoặc “đổ mồ hôi” khi sờ tay vào, không còn nghi ngờ gì nữa – xe bạn đang thực sự “uống xăng như nước lã”.

Trên đây là những cách đơn giản nhất để nhận biết ai cũng có thể tự mình kiểm tra. Từ đó, có những phương án khắc phục để tránh mất chi phí không đáng có.

Xuân Khải
 

bourdinnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-84662
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
792
Động cơ
418,262 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Nhận biết xe máy hao xăng và cách khắc phục
Với tình hình giá xăng biến động và có chiều hướng tăng thì vấn đề hao xăng của xe máy đang được quan tâm hàng đầu, việc bảo dưỡng, khắc phục tình trạng hao xăng không những giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí nhiên liệu mà còn giúp cho xe tránh được những vấn đề liên quan khác ảnh hưởng đến động cơ xe máy. Trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp sẽ giúp các bạn giải quyết một sô thắc mắc về vấn đề nhận biết xe máy hao xăng và cách khắc phục.

Xe hao xăng là xe có hệ số chuyển hóa nhiên liệu thấp, hay còn có khái niệm khác là hiệu suất thấp. Nhiều người để tiết kiệm xăng đã tự ý lắp thêm các chi tiết được quảng cáo có thể tiết kiệm xăng mà không có sự đảm bảo của nhà cung cấp. Có người vì bức xúc mà khiếu nại với cơ sở bán xe máy thì được các nhân viên ở đó cho khống chế xăng, kết quả khi sử dụng luôn gặp những phiền toái do xe có nhiều sự cố. Có nhiều trường hợp, do không có cách nào thỏa mãn đành bán chiếc xe hao xăng cho dân buôn với giá “bèo”.

Bởi vậy, cách tốt nhất là bạn nên nắm bắt được những dấu hiệu khiến chiếc xe tiêu tốn nhiều xăng hơn, từ đó tìm cách khắc phục hiệu quả cũng như biết khi nào cần mang đến các cửa hàng uy tín để bảo dưỡng xe cho tốt.


Sử dụng và bảo trì đúng cách giúp xe chạy tiết kiệm xăng

* Xe hao xăng (hiệu suất thấp) thường có hiện tượng sau:
- Khi vận hành thường xuyên phải kéo ga nhiều, kèm theo cổ tay mỏi dù chỉ lái xe trên quãng đường ngắn.
- Khó khởi động (khó nổ máy) hoặc phải nhấn nút đề lâu hơn.
- Có tiếng nổ bất thường khi giảm tốc độ. Có khi chỉ là tiếng lụp bụp nhỏ nhưng cũng khi có tiếng nổ lớn như pháo và có thể kèm theo xẹt lửa.
- Xe yếu, tăng tốc chậm hoặc có tiếng động bất thường.
- Hay chết máy, không khởi động lại được. Phải thay bugi “vặt”.
- Tháo bugi có màu đen ở chân chấu hoặc bị ướt.
Khi xe có một trong những hiện tượng trên cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa xe máy kịp thời. Sau khi được bảo dưỡng, xe sẽ không còn những hiện tượng đó.
Tuy nhiên, không nên để xe máy bị hao xăng rồi mới tìm hiểu làm thế nào, nên quan sát nhận biết xe hao xăng để có cách khắc phục sớm nhất tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác của xe.

* Những nguyên nhân làm chiếc xe máy của bạn hao xăng
- Lốp xe non hơi, đi nặng nề nếu bạn chở nặng gây nên tình trạng hao xăng nhiều.
- Xe bị kẹt phanh hoặc người điều khiển xe phanh quá nhiều bắt buộc phải kéo ga để xe vận hành trở lại.
- Ốc chỉnh gió để sai vị trí. Trên một chiếc xe Dream hoặc Astrea 100 cc, chỉ cần xiết thêm hoặc nới 1/4 vòng so với vị trí chuẩn, 1 lít xăng thay vì chạy được 56 km chỉ còn chạy được 45 km.
- Kim ga đặt sai vị trí .
- Lọc gió bị nghẹt do sử dụng lâu ngày mà không được vệ sinh hoặc bảo dưỡng.
- Cân lửa sai .
- Khe hở bugi điều chỉnh sai quy định. Thông thường đối với các loại xe , khe hở nên để ở mức 0,6-0,7 mm.
- Bugi dơ bẩn, chất lượng xấu hoặc sử dụng quá hạn.
Trên đây là nguyên nhân hao xăng đối với các xe còn “zin”. Đối với những xe đã cũ, hao xăng còn do kim ga bị mòn khuyết, mức xăng trong bình xăng con (chế hoà khí) cao hoặc thấp hơn quy định.
- Súp páp có thể bị dỗ, mòn, dơ .

Với những thông tin ở trên chắc chắn đã giúp được các bạn phần nào nhận biết được vấn đề hao xăng trên chiếc xe của mình, và nếu đã chắc chắn xe mình hao xăng mà không thể tự khắc phục hoặc không có dụng cụ để khắc phục thì hãy mang xe đến các cửa hàng sửa xe có uy tín để được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng.
 

hornet_600

Xe tăng
Biển số
OF-375746
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
1,894
Động cơ
265,770 Mã lực
Nơi ở
everywhere
đây đều là những lý thuyết cơ bản nhưng ko phải ai cũng hiểu rõ,đặc biệt với các dòng pkl thậm chí là các thợ non,phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tế mới có thể biết được
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Nhiều thói quen tưởng chừng vô hại nhưng người lái xe phân khối lớn cần tránh nếu không muốn xe hư hỏng sớm.



Chạy âm côn

Hiện tượng phổ biến ở người chưa có nhiều kinh nghiệm chạy xe côn. Âm côn là cách gọi của hiện tượng vừa chạy vừa rà côn khiến cho bộ ly hợp không đóng hẳn và cũng không tách hẳn, nếu chạy trong một thời gian dài sẽ gây mòn má côn dẫn đến trượt côn và mất độ bám. Nguy hiểm hơn việc âm côn liên tục sẽ khiến bát côn bị xước và thậm chí có thể gây cháy hoặc vỡ lá côn do quá nhiệt gây mất lực kéo. Việc làm này không chỉ khiến cho chủ xe phải dắt bộ mà còn phải móc hầu bao một khoản tiền không hề nhỏ.

Kéo ga khi vừa khởi động máy

Ở một số dòng xe hiện đại có chức năng không cho phép ga khi chưa đạt đủ nhiệt độ cần thiết cho máy, cũng là để đảm bảo các chi tiết có thể được bôi trơn đầy đủ. Với hầu hết xe, thói quen nổ máy và nẹt pô hoặc chạy ngay gây hại về mọi mặt bởi khi máy còn nguội dầu nhớt chưa lưu thông, các chi tiết chưa được bôi trơn cũng như động cơ chưa đạt đủ nhiệt độ để giãn nở đều, ma sát giữa các chi tiết lúc này là lớn nhất và hao mòn theo đó cũng là lớn nhất. Nổ máy và chạy ngay sẽ khiến khối động cơ sớm xuống cấp nghiêm trọng. Một số dòng xe đặc biệt như MV Agusta, KTM hay Harley-Davidson nếu như nổ máy và kéo ga ngay khi máy còn nguội có thể khiến cho động cơ hư hại và không thể hoạt động lại được.

Đá số 'sống' khi chưa đủ tua máy

Đá số “sống” là cách gọi của việc chuyển số không dùng côn. Đây được xem là cách giữ gìn bộ côn hiệu quả nhất, đặc biệt là với những chuyến hành trình dài. Tuy nhiên đá số “sống” khi chưa đủ vòng tua thì ngược lại hoàn toàn, việc làm này khiến cho chủ nhân sớm phải thay thế hộp số do hiện tượng hóc số hay tự nhảy số do sang số không hết, cong lá số, hóc chân số khiến cho việc chuyển số gặp nhiều khó khăn. Một số người còn thực hiện đá số “sống” mà không hề có kinh nghiệm, dễ khiến hộp số hư hại nhanh nhất do vỡ bánh răng hoặc vỡ rãnh số.

Cắt côn nẹt pô liên tục

Các chuyên gia của hãng đều khuyến cáo rằng hành động này rất có hại. Đa số người dùng cũng biết vê côn thường xuyên vừa gây tốn xăng không cần thiết, vừa khiến động cơ nhanh bị quá nhiệt và dễ hao mòn các chi tiết máy. Tuy nhiên, do là thao tác thú vị, nhiều người vẫn khó bỏ thói quen này ngay cả khi biết là nó có hại cho động cơ.

Rà phanh liên tục khi xuống dốc

Thói quen không hãm số mà sử dụng phanh liên tục khi xuống dốc thường bắt gặp ở lái mới, hành động khiến cho dầu phanh trong ống nhanh bị sôi, má phanh bị quá nhiệt và chai gây mất khả năng phanh cũng như đĩa phanh tím lại và mất khả năng ma sát. Tất cả hiện tượng dẫn đến việc hệ thống phanh mất tác dụng, trở nên nghiêm trọng khi đang đổ đèo. Ngay cả khi có ABS, dùng phanh không đúng cách khi đổ nhiều dốc liên tục cũng khiến hệ thống mất tác dụng. Một số trường hợp dẫn tới cháy đĩa hay thậm chí vỡ đĩa có thể gây lộn xe rất nguy hiểm.

Theo Xe Đời Sống
Cái này đúng không chỉ đối với xe PKL, mà là mọi loại xe, kể cả ô tô luôn ạ.
 

binbin269x

Xe đạp
Biển số
OF-390619
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
24
Động cơ
237,540 Mã lực
Tuổi
33
cảm ơn cụ đã chia sẻ thông tin hữu ích ạ
 

binbin269x

Xe đạp
Biển số
OF-390619
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
24
Động cơ
237,540 Mã lực
Tuổi
33
thông tin hữu ích.
thank cụ nhiều
 

enter

Xe tải
Biển số
OF-161801
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
226
Động cơ
350,598 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vê ga là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm nhưng ai cũng thích vê ga vì cảm giác phấn khích khi đi Phân Khối Lớn
 

hornet_600

Xe tăng
Biển số
OF-375746
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
1,894
Động cơ
265,770 Mã lực
Nơi ở
everywhere
cắt côn nẹt po là cách các bike thể hiện tính cách,và hdd này rất đc các thợ xe ủng hộ8-x8-x8-x
 

Blsun

Xe hơi
Biển số
OF-357051
Ngày cấp bằng
7/3/15
Số km
140
Động cơ
262,464 Mã lực
Tks cụ.topic cho newbie học hỏi kinh nghiệm.
 

trananhduongd

Xe hơi
Biển số
OF-455630
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
132
Động cơ
206,320 Mã lực
Tuổi
33
thông tin bổ ích lắm cụ, cảm ơn cụ nhiều :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top