[Funland] Những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,274
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục cổ truyền rất lâu đời có tính nhân văn thể hiện sự hướng thiện với những ước vọng chính đáng của người dân. Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Sự chia sẻ dưới đây cũng chỉ là những hiểu biết hạn hẹp sưu tầm dưới sự chỉ dẫn của nhiều người hiểu biết về đạo Phật, do vậy cũng mong là cách cung cấp thông tin để các cụ các mợ có phần hiểu thêm về những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ Chùa đầu xuân này.
Nếu có điều gì chưa chính xác mong các cụ, các mợ góp ý. Cái này là những vấn đề tâm linh cơ bản của cuộc sống cộng đồng chứ không phải là vấn đề tôn giáo nên mong các Mod xem xét để mọi người có thể tham khảo và góp ý

1) Ý nghĩa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

Sắm lễ

Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng, Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.

- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

- Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.

Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Nguồn: http://bodetam.vn/c6/t6-127/nhung-nguyen-tac-co-ban-khi-di-le-chua.html#.UvieWGJ_s-E

Cụ Cục gạch đóng góp thêm như sau

1. Các lễ vật khi mang đi chùa là gì?
Trong kinh liên hoa, Đức Phật có nói rõ những lễ vật khi đi chùa để dâng lên là: Nước, Hương, Hoa, Quả, đèn dầu (giờ mọi người dùng nến). Những lễ vật này tại sao đức Phật lại yêu cầu phải dâng lên, và đi chùa thì dâng cho ai? Cho Phật, cho chùa, cho sư trụ trì? Theo các bác, cho Phật thì Phật mới độ? Nếu thế thì Phật khác gì người thường? Phật không cho ai cái gì, không ban phước hay giáng họa ai cả => nên các bác đừng mong cầu làm gì? Phật chỉ đưa ra con đường để mọi người đi theo để đến giác ngộ. Không cho Phật thì cho ai? cho sư trụ trì? không phải, sư trụ trì chỉ là người truyền pháp của Phật, không phải dâng lên cho sư. Các lễ vật này được quy định bởi nó có ý nghĩa dăn dậy sau: Nước là biểu trưng cho sự thanh tịnh, Hương là hương thơm (người tu đạt chính quả sẽ được vãng sinh về Tây phương, khi về đó họ sẽ được ở trong một tòa sen; Hương ở đây là để gợi nhớ cho Phật tử về mùi hương sen này); Hoa chính là gợi nhớ đến Hoa sen (hoa nào cũng được); Quả là chính quả, là lúc phật tử thành tựu viên mãn công phu; Đèn chính là biểu tượng của trí tuệ. Trên đây là những lễ vật mà đức Phật quy định. Hiện nay theo sự phát triển của xã hội thì nhiều người cúng tiến tiền, cái này là nhờ sự trụ trì sử dụng đồng tiền cúng tiến để xây chùa, hướng cho người dân tu Phật, chứ không phải là cho sư cầm tiền để tiêu.
2. Về việc đi chùa, các cụ đi vào lễ tam bảo, rồi đức chúa ông, tiếp sau là đức thánh hiền.
3. Vào chùa, tuyệt nhiên không mang vàng mã.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hongnova

Xe tải
Biển số
OF-306926
Ngày cấp bằng
7/2/14
Số km
451
Động cơ
304,710 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai - Hà Nội
em cũng hay đi lễ chùa lắm, đi về thấy yên bình thanh thản, nhẹ nhàng đi nhiều
 

36Q-3636

Xe hơi
Biển số
OF-57768
Ngày cấp bằng
26/2/10
Số km
137
Động cơ
446,370 Mã lực
em thi thoảng cũng đi nhưng mình không biết cúng bái hay cầu khấn gì, thành tâm là chính, đi để được tĩnh tâm. Nhưng nhìn thấy một bộ phận phật tử chưa ý thức được xả rác bừa bãi, cười đùa, ăn mặc phản cảm, bỏ tiền công đức không đúng nơi... gây phản cảm quá. Hôm qua em đi đền Mẫu Đồng Đăng - Lạng Sơn còn có bác đeo kính râm vào khấn (không hiểu có bị đau mắt hay không)
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
17,702
Động cơ
545,060 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Phật ở Tâm, Tâm là Phật nên trước hết đi lễ chùa phải có cái Tâm trong sạch.
 

AnhhoangSu

Xe điện
Biển số
OF-187203
Ngày cấp bằng
27/3/13
Số km
4,553
Động cơ
372,190 Mã lực
Em đi lễ Chùa thì cứ lễ ở ban Tổ trước rồi đến ban Tam bảo, xong ra lễ bên Công Đồng và Mẫu, sau lễ tạ lại một lần nữa. Khi vào Chùa, vào các phòng ban lễ và khi khấn vái thì tránh đi thẳng trực diện mà nên đi và vái chếch sang 2 phía. Khi vái thì tránh vẩy tay mà phải đưa lên đưa xuống theo dáng người cúi gập. Khi lạy thì phải đủ cả "ngũ trụ" là 2 cẳng chân, 2 cẳng tay và đầu chạm đất, lưng phải thẳng ko đc chổng hông.
Lễ nhà em ngày xưa cứ đi là sắm lễ để dâng nhưng giờ chủ yếu chỉ đặt giọt dầu thôi.
 

30xx1631

Xe điện
Biển số
OF-80767
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
2,573
Động cơ
-25,262 Mã lực
Nơi ở
định công thôn
vâng cụ chủ trích dẫn chính xác rồi ạ, nhiều người đi lễ nhưng cũng ko nắm được cơ bản cứ chăm chăm đặt cả lễ mặn lên ban thờ phật...đi đền phủ thì chỉ tìm ban tam bảo mà đặt lễ vật...các cụ hướng dẫn nốt việc đi đền phủ đi ạ cho mọi người cùng sáng tỏ
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,136
Động cơ
520,604 Mã lực
Lễ Phật có chút sai sót vẫn được Phật xá tội. Lễ Thánh mà sai mới phiền phức. Cụ giới thiệu nốt thủ tục vào lễ Thánh đi cho bọn em học tập với.
 

Translator83

Xe buýt
Biển số
OF-209848
Ngày cấp bằng
12/9/13
Số km
762
Động cơ
335,873 Mã lực
Hwa em đi đền Trần thấy có một số ng bị sư mắng là đi chùa ko nên mặc váy với ko thắp nhiều hương, chỉ cắm 1 nén là cùng thôi, cắm nhiều mất công sư đi rút.
 

hoaptt1

Xe hơi
Biển số
OF-298363
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
180
Động cơ
311,110 Mã lực
Cảm ơn cụ, đọc xong mở mang ra được hiều thứ. Bình thường e cũng k biết nhiều, chỉ thành tâm thôi
 

X-trails

Xe ba gác
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
20,832
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Lễ Phật có chút sai sót vẫn được Phật xá tội. Lễ Thánh mà sai mới phiền phức. Cụ giới thiệu nốt thủ tục vào lễ Thánh đi cho bọn em học tập với.
Hình như kụ chủ có đề cập cả phần lễ thánh mẫu mà, hehe
 

RuaHN

Xe tăng
Biển số
OF-38950
Ngày cấp bằng
23/6/09
Số km
1,389
Động cơ
481,960 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Website
www.kansaiwindow.com
Em thực hiện tương đối đúng với những điều trên, trừ việc ăn chay là chưa làm được :)
 

cuop

Xe tăng
Biển số
OF-34978
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
1,032
Động cơ
481,790 Mã lực
Em đi chùa thấy phần lớn các sư giảng giải vòng vo một hồi rồi kết luận là phải chăm chỉ cúng dường, tức là mang xiền cho các sư tiêu, thì mới nhanh khá được, em hãi quá em lượn. :))
 

AnhhoangSu

Xe điện
Biển số
OF-187203
Ngày cấp bằng
27/3/13
Số km
4,553
Động cơ
372,190 Mã lực
Em đi chùa thấy phần lớn các sư giảng giải vòng vo một hồi rồi kết luận là phải chăm chỉ cúng dường, tức là mang xiền cho các sư tiêu, thì mới nhanh khá được, em hãi quá em lượn. :))
Cụ đi chùa nào, ở đâu thế ạ.
 

tit0e

Xe buýt
Biển số
OF-167920
Ngày cấp bằng
22/11/12
Số km
806
Động cơ
351,108 Mã lực
phải gần chục năm rồi em không đi chùa
em đi chùa có vài lần, nhiều người bảo đi rồi thấy thanh thản thoải mái này nọ ... sao em chẳng thấy gì cả
 
Chỉnh sửa cuối:

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,274
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Hwa em đi đền Trần thấy có một số ng bị sư mắng là đi chùa ko nên mặc váy với ko thắp nhiều hương, chỉ cắm 1 nén là cùng thôi, cắm nhiều mất công sư đi rút.
Ở Đền chỉ có thủ từ hay gọi là người trong coi chăm sóc thôi chứ không có sư, chắc mấy người mặc áo nâu nên cụ nhầm.
Việc thắp nhiều hương em thấy rất phản cảm, cũng vì hương nhang từ mùn cưa nên bán rẻ quá nên mọi người mua thắp vô tội vạ vứt bừa bãi, chứ bán toàn hương của nhà em thì mấy người dám hoang phí, hihi
 

30xx1631

Xe điện
Biển số
OF-80767
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
2,573
Động cơ
-25,262 Mã lực
Nơi ở
định công thôn
cụ chủ đã post quy trình đi chùa, em post quy trình đi đền phủ hầu các cụ...tránh nhầm lẫn đền và chùa

Thứ tự thực hiện nghi lễ tại các ban thờ trong đền:

Khi đi lễ tại các đền phủ, đầu tiên người ta lễ trình tại ban tiền bái ( hay còn gọi là ban lễ trình, ban đại bái ) .Đó là ban thờ thường được đặt ở vị trí trước gian thờ chính . Sau đó hương tử dâng lễ vật lên các ban thờ trong đền và tiến hành nghi lễ. Thông thường, người ta lễ từ ngoài vào trong, lễ hết trung cung ( hàng giữa ), vào đến hậu cung rồi mới lễ sang hai bên. Sau đó trở ra ngoài lễ ban Mẫu Cửu và cuối cùng là ban thờ Cô, thờ Cậu
Sơ đồ bố trí của một đền thường gặp như sau:




Ban tiền bái thường đặt một án thờ, một bát hương lớn . Nhiều đền hiện nay khuyến mọi người không thắp hương trong đền mà thắp hương ở ban tiền bái. Trong những cụm di tích gồm nhiều đền chùa, ở nhiều nơi thường có bố trí đền trình. Đó là nơi đầu tiên để người hành hương đến lễ trình tế cáo xin phép đuợc hành lễ tại nội khu bản đền.

Trung cung có thể chia làm nhiều lớp, lớp ngoài cùng thường bố trí ban thờ Công Đồng Tứ Phủ. Ban thờ này thường bài trí tượng Vua Cha Ngọc Hoàng cùng Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu phía trên, tiếp dưới là tượng ngũ vị tôn quan, quan lớn bản đền, tượng các ông Hoàng, các cô các cậu hầu cận….Phía dưới thường bố trí ban thờ ngũ hổ, ban thờ này thường gọi là hạ ban. Hạ ban còn là nơi cúng lễ thanh xà bạch xà ( các ông lốt). Các lớp trong của trung cung có thể bố trí các ban thờ khác như: ban Thánh thủ đền, ban Ngọc Hoàng ( trường hợp này ban công đồng không bố trí tượng Ngọc Hoàng nữa)…..

Hậu cung ( cung cấm) là nơi thâm nghiêm, thường bài trí tôn tượng Tam Tòa Thánh Mẫu, Các vị thần chủ thờ tại đền….Cung cấm thường không mở cửa rộng rãi để mọi người lễ bái, mà để tôn nghiêm các đền phủ thường “ cửa khóa then cài”. Các hương tử khi đó sẽ khấn vái ở phía ngoài, trước cửa cung.

Tả biên, hữu biên: Tả biên (bên trái) thờ Bà Chúa Sơn Trang và thập nhị tiên nàng, hữu biên ( bên phải ) thờ Đức Thánh Vương Trần Triều ( Hưng Đạo Đại Vương) . Cũng có nhiều đền thờ bên tả là Đức Trần Triều bên hữu là Chúa Sơn Trang, những trường hợp này cũng it gặp hơn.
Ban thờ Mẫu Cửu, lầu cô , lầu cậu : Ban Mẫu Cửu ( Mẫu Bán Thiên…) thường được bài trí ở ngoài trời. Lầu cô lầu cậu có thể bố trí ở trong đền chính hoặc ở phía sân đền ( như hình vẽ)


Trên đây là phần giới thiệu các ban thờ đặc trưng, điển hình và thường gặp. Mỗi đền mỗi phủ lại có một cách bài trí sắp xếp khác nhau. Trước khi vào lễ thánh theo thường lệ, hương tử nên hỏi thăm người trông coi đền ( thủ nhang, đồng đền, ban quản lý di tích…) và xin phép được vào lễ thánh. Khi vào lễ nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính . Cửa chính được coi là cửa để Chư Phật Thánh, quốc vương, hay các vị đức cao trọng vọng bước vào. Những dịp đại lễ cửa chính cũng thường để các vị hương tế bước qua để thực hiện nghi lễ. Các ngày thường các đền phủ thường không mở cửa chính. Khi vào đền cần cung kính, không nói to, cười đùa , gây ồn ào, náo loạn chính điện ảnh hưởng đến sự trang nghiêm nơi thờ tự.


3. Thực hiện nghi lễ (cách hành lễ) :

- Dâng lễ: sắp lễ và dâng lên các ban thờ

- Dâng hương: Nén hương từ lâu đã được coi là cầu nối tâm linh giữa cõi trần thế và cõi linh thiêng nơi thiên tào địa phủ. Người ta thường thắp một nén, ba nén, năm nén… với những số lẻ đầy ý nghĩa theo quan điểm của người phương Đông. Điều đặc biệt với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ đó là hương tử có thể thắp ba nén hay bốn nén hương tương ứng với kính lễ tam phủ , tứ phủ. Nén hương khi đốt lên còn có tác dụng khai quang, xua đuổi tà quỷ . Nhiều người khi sắp lễ thường cắm thêm một nén nhang vào mâm lễ với ý nghĩa làm trong sạch, thanh tịnh phẩm vật dâng lễ. Khi dâng hương có thể cầm nén hương nguyện cầu khấn vái rồi mới cắm vào bát hương hoặc cầm nén hương vái ba vái sau đó cắm vào bát hương rồi mới khấn lễ. Số lần vái cũng như số nén hương có thể là một lần, ba lần, năm lần ( số lẻ)… hay ba lần , bốn lần ( tương ứng với vái tam phủ, tứ phủ).

- Đánh chuông và khấn lễ: Tùy duyên, hương tử có thể quỳ hoặc đứng để hành lễ. Tại các ban thờ ở trung cung ( như ban công đồng) thường bố trí sập thờ, chiếu thờ để thực hiện nghi thức quỳ bái. Sau khi quỳ trước ban thờ, người ta đánh ba hồi chuông chắp tay và khấn vái . Sớ văn có thể đọc trước ban thờ (tuyên sớ) hoặc chỉ cần đặt trên đĩa dâng lên ban thờ cũng được. Trường hợp văn khấn in , viết ra giấy và dâng lên ban thờ cũng có ý nghĩa như việc dâng sớ văn. Khi khấn vái xong , hương tử có thể gieo đồng đài âm dương xem lời kêu cầu của mình đã được chư Thánh chấp thuận hay chưa. Nếu chưa được thì kêu cầu xin các ngài đại xá và gieo lại lần nữa. Thường người ta chỉ gieo đến ba lần. Cũng có khi những việc quan trọng để an tâm người ta thường gieo ba lần và cả ba lần chư thánh đều chấp thuận thì mới coi là đạt.

Linh vật dùng để xin đài thường là một đôi tiền đài và một chiếc đĩa sứ. Tiền đài là loại tiền xu có hai mặt, một mặt có ghi chữ hán ( mặt ngửa) và một mặt có in hình hoa văn ( long phụng, lưỡng long…) hoặc để trơn ( mặt sấp). Theo phong tục dân gian đồng tiền đài muốn có “ linh” thì sau khi mua về phải làm lễ khai quang, trì chú hoặc dùng đồng tiền đài đã sẵn có “ linh” rồi (thường là đồng tiền đài ở đền phủ) để gieo đài xin chư thánh “giáng linh” xuống đồng tiền đài mới. Đồng tiền đài không được để nơi uế tạp và phải nâng niu như một “ linh vật”. Hình vẽ dưới giới thiệu các mẫu tiền xu thường sử dụng làm tiền đài:



Khi gieo đài quy ước :

- Một đồng sấp , một đồng ngửa ( nhất âm, nhất dương) là đài thuận tức là những lời kêu khấn được chư thánh chấp thuận
- Hai đồng cùng ngửa là đài cười. “Cười là tươi là tốt “ tuy chư thánh chưa chấp thuận nhưng ngài vẫn thương
- Hai đồng cùng sấp là đài quở. Trường hợp này được coi là thất lễ khiến chư thánh ra điều quở trách.
Hai đồng tiền đài còn được tương ứng với quan niệm về âm và dương.

- Quan niệm thứ nhất cho rằng đồng sấp tượng trưng cho dương và đồng ngửa tượng trưng cho âm , giống như quan niệm dương thượng âm hạ dương nằm trên âm nằm dưới, dương sấp còn âm ngửa.

- Quan niệm thứ hai cho rằng đồng ngửa là tượng trưng cho dương và đồng sấp tượng trưng cho âm. Đồng ngửa là đồng thấy rõ chữ ghi trên đó, không còn chướng ngại, thấy rõ ràng , minh bạch ứng với dương . Đồng sấp là đồng còn mờ mịt chưa biết rõ ràng nên tượng trưng cho âm
Hai quan điểm tuy khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự thuận hòa âm dương, đó là điều ta luôn hướng tới. Âm dương tưởng chừng hai mặt trái ngược giữa tốt và xấu, chất lượng và giá cả, nóng và lạnh, tự tin và tự ti………Nhưng thiếu một trong hai mặt thì cũng không được. Có trời có đất, có tối có sáng, làm sao để âm hòa dương thuận , âu đó cũng là lẽ sống ở đời. Việc gieo tiền đài là một nghi lễ tâm linh. Đứng trước ban thờ chư thánh, hương tử nguyện cầu xin được các ngài soi đường chỉ lối, để tâm được an, để lòng được tịnh. Việc gieo đài âm dương cho kết quả có đúng hay không, thời mong quý vị cùng chiêm nghiệm. Có tâm thời ắt có linh – tâm tại lòng ta- linh tại ngã - bất linh tại ngã.

- Lễ tạ và hạ lễ : Sau khi lễ thánh xong, trước khi ra về người ta thường vào lễ tạ và hạ lễ, đem hóa các sớ văn và đồ mã. Trước khi hạ lễ cũng có thể gieo đài xem ý chư thánh đã chấp thuận cho hạ lễ chưa. Khi đốt mã ( hóa mã) thì đốt sớ văn trước. Đồ lễ sau khi hạ được coi là lộc thánh. Người ta có thể đem biếu người trông đền đôi chút và xin lộc bản đền. Tục lệ này gọi là lại lộc nhà đền. Các cụ xưa có câu: “Một miếng lộc thánh bằng cả gánh lộc trần “, lộc thánh dù ít dù nhiều nhưng mọi người đều trân trọng nâng niu. Nhiều người đem lộc về dâng lên bàn thờ gia tiên để tổ tiên thụ hưởng ân phúc chư thánh trước rồi con cháu mới thụ lộc sau.

vi thùy link http://www.thugian360.com/index.php?threads/13986/
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top