- Biển số
- OF-342119
- Ngày cấp bằng
- 10/11/14
- Số km
- 525
- Động cơ
- 278,963 Mã lực
Theo như thông tin em mới xem trên báo thì có đoạn này:
“Những hành vi cố tình chống đối, gây rối tại trạm BOT nếu cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ, người vi phạm sẽ bị xử lý theo Điều 245, Bộ luật Hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Các đối tượng tụ tập kích động, gây rối, cản trở giao thông, đập phá thiết bị trạm thu giá BOT không chỉ gây mất trật tự xã hội, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng môi trường đầu tư của Việt Nam mà còn đối mặt với mức phạt tiền và phạt tù rất nặng tùy theo mức độ.
Phạt tiền đến 100 triệu, phạt tù đến 7 năm
Theo luật sư Đặng Văn Sơn, Văn phòng Luật sư Đặng Sơn và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), hành vi gây rối trật tự công cộng được cấu thành nếu gây hậu quả nghiêm trọng như: Cản trở giao thông, ùn tắc giao thông trong nhiều giờ đồng hồ; Cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội…; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Khi tham gia giao thông qua các trạm BOT, nếu các tài xế không bằng lòng với mức thu hoặc bức xúc vấn đề gì thì cần đưa ra kiến nghị, đề xuất theo quy định của pháp luật để các cơ quan chức năng giải quyết. Còn nếu không hành xử thượng tôn pháp luật, rất dễ phạm tội hình sự.
Lái xe không mua vé, đâm gãy barie tại trạm BOT, nếu tài sản này có giá trị trên 2 triệu đồng thì người gây ra hành vi này có dấu hiệu của tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 178, Bộ luật Hình sự. Hành vi này bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu thuộc các trường hợp: Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà tái vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Còn đối với việc tụ tập, dừng xe tại trạm không di chuyển gây ùn tắc giao thông, người gây ra hành vi này có thể bị xem xét xử lý theo Điều 261, Bộ luật Hình sự về tội “Cản trở giao thông đường bộ”. Nếu hành vi này gây thiệt hại tài sản lớn (từ 100 triệu đồng trở lên), người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
Những hành vi cố tình chống đối, gây rối tại trạm BOT nếu cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ, người vi phạm sẽ bị xử lý theo Điều 245, Bộ luật Hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Người phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm: Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; Có tổ chức; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.”
Các cụ nhà mình nên cẩn thận khi phản đối các trạm BOT thu sai nhé, mọi thứ phải hành động dựa trên tinh thần đàm phán và hài hòa.
Nguồn bài viết từ
http://www.baogiaothong.vn/chong-doi-gay-roi-tai-tram-bot-co-the-bi-tu-7-nam-d255400.html