[Thảo luận] Những năm 90, người Hà Nội đi xe gì?

airport

Xe tải
Biển số
OF-3501
Ngày cấp bằng
24/2/07
Số km
495
Động cơ
559,968 Mã lực
Tuổi
50
Em đọc được bài này trên http://autodaily.vn
Với tiêu đề: Những năm 90, người Hà Nội đi xe gì?
Đúng là một thời để nhớ các cụ ạ.
Em có may mắn sinh ra trong năm trước giải phóng 1975, giờ xem lại thấy bồi hồi thật.
Nhớ cái cảm giác nhảy tàu điện lên Đồng Xuân mua cá chọi, mua quay rồi thời sinh viên chen lấn nhau đi tàu điện bánh hơi, xe bus HN tuyến số 01, 02 v.v.. thật nhiều kỷ niệm với Hà Nội xưa, không ồn ào, xô bồ, tắc đường nhiều như bây giờ.

Những chiếc xe đạp Viha, Thống nhất, Phượng Hoàng, xích lô… Những chiếc xe máy Honda Cub 50, Babetta, Dream… Hay những chiếc tàu điện bánh sắt, bánh hơi, những chiếc xe khách Hải Âu, xe hơi Liên Xô… là các phương tiện chính của Hà Nội những năm 90 của thế kỷ trước.




Hà Nội những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước vẫn là Hà Nội của những chiếc xe đạp



Sở hữu một chiếc xe đạp Phượng Hoàng của Trung Quốc là cả một niềm hạnh phúc



Đi xe Viha cũng rất phong cách





Những chiếc xe máy hiếm hoi trên đường





Xích lô ngày ấy là phương tiện chính để vận chuyển hàng hóa và chở khách




Kinh tế phát triển, Hà Nội có thêm nhiều xe máy hơn




Những năm 90 cũng là những năm mà Honda Cub 50 rất thịnh hành tại Hà Nội




Ngã tư trung tâm thành phố cũng chỉ thấy xe đạp và Cub




Chiếc Cub là tài sản quý giá của người Hà Nội 20 năm trước




Bên cạnh Cub là những chiếc Babetta và Simson được mang về từ Đông Âu




Honda 67 cũng không nhiều ở Hà Nội




Xe máy dần trở nên phổ biến hơn




Lead của những năm 90




Một chiếc DD đỏ được coi là rất thời trang vào thời điểm đó




Phương tiện công cộng của Hà Nội những năm 90 là tàu điện và xe khách Hải Âu




Tiếng leng keng của tàu điện là một ký ức đẹp của người Hà Nội




Xe điện bánh hơi cũng được sử dụng




Xe ô tô chủ yếu là những chiếc xe do Liên Xô cung cấp




Hiếm lắm mới thấy một chiếc Nissan đến từ Nhật Bản
 
Chỉnh sửa cuối:

Sheva172

Xe hơi
Biển số
OF-88609
Ngày cấp bằng
15/3/11
Số km
150
Động cơ
408,400 Mã lực
cụ có những ảnh độc quá!
 

danglong

Xe tăng
Biển số
OF-2236
Ngày cấp bằng
2/11/06
Số km
1,587
Động cơ
582,060 Mã lực
Theo em thì những ảnh này từ 1992 trở về trước thì có vẻ đúng, sau này thì đã nhiều xe máy hơn nữa rồi
 

airport

Xe tải
Biển số
OF-3501
Ngày cấp bằng
24/2/07
Số km
495
Động cơ
559,968 Mã lực
Tuổi
50
Theo em thì những ảnh này từ 1992 trở về trước thì có vẻ đúng, sau này thì đã nhiều xe máy hơn nữa rồi

Thì em cũng nói đây là những ảnh của HN vào những năm 90 của thế kỷ trước mà cụ
 

hai3452004

Xe buýt
Biển số
OF-90915
Ngày cấp bằng
5/4/11
Số km
660
Động cơ
411,192 Mã lực
Cụ sưu tầm được nhiều ảnh độc thật, rất quý giá, nếu đem so với bậy giờ thì phải nói nền kinh tế của chúng ta phát triển cũng khá nhanh.
 

hatoyota

Xe tăng
Biển số
OF-52633
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,423
Động cơ
466,941 Mã lực
Em vẫn nhớ cái Tầu điện, hồi đó e còn nhẩy tầu ngồi từ Bờ Hồ về Hà Đông và ngược lại
 

airport

Xe tải
Biển số
OF-3501
Ngày cấp bằng
24/2/07
Số km
495
Động cơ
559,968 Mã lực
Tuổi
50
Em vẫn nhớ cái Tầu điện, hồi đó e còn nhẩy tầu ngồi từ Bờ Hồ về Hà Đông và ngược lại
Vâng, tiếng chuông tàu điện leng keng, leng keng một thời đã là đặc trưng của Hà Nội, giờ đây tất cả chỉ còn là kỷ niệm.
Em ở Cầu Giấy - điểm cuối cùng của đường tàu điện HN.
 

h_mdc

Xe điện
Biển số
OF-16441
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
2,411
Động cơ
530,304 Mã lực
Thì em cũng nói đây là những ảnh của HN vào những năm 90 của thế kỷ trước mà cụ
Của những năm 80 bác ạ, năm 90 em cũng có cái "máy cánh", xe máy đã đông lắm rồi, toàn secondhand. Dream xuất hiện vào cỡ 89-90 thay cho DD đỏ, 92 đã đầy Dream, Astra, City... đến em cũng còn sắm được Dream mà.
 

suhaobapcai

Xe máy
Biển số
OF-122647
Ngày cấp bằng
1/12/11
Số km
53
Động cơ
381,320 Mã lực
Nơi ở
Lê Văn Hưu, Hà Nội
Cảm ơn bác nhiều, đã cho em trở về quá khứ của Hà nội những năm 90. Hồi đấy em hay theo mẹ em ra đứng xếp hàng để mua đường ở cửa hàng bách hóa tổng hợp Tràng tiền.
 

airport

Xe tải
Biển số
OF-3501
Ngày cấp bằng
24/2/07
Số km
495
Động cơ
559,968 Mã lực
Tuổi
50
Những năm 90 thì không còn tàu điện rồi cụ ạ.
Thưa cụ, có lẽ cụ hơi nhầm ạ vì đến những năm 92 thì tàu điện mới không còn ở HN do bị tháo dỡ hết đường ray cụ ạ.
Tài liệu em tham khảo ở đây ạ: http://daumaytoaxe.com/forum/showthread.php?t=42

Tàu điện Hà Nội một thời để nhớ

--------------------------------------------------------------------------------

Hồi mình còn bé tí mình vẫn nhớ tiếng tàu điện leng keng khi chạy qua trên đường Lê Duẩn, hồi đó nhà nào có 1-2 chiếc xe đạp là oai lắm rồi nên việc trẻ con đi bộ đi học, đi chơi là chuyện bình thường. Lúc đó tụi mình muốn đi lên cửa ga chơi, xuống khu Kim Liên vớt rong, bắt cá cống, cá khổng tước ( hic hic.. trẻ con bây giờ không biết còn biết thuật ngữ này không nữa??), đi xuống chợ Hôm, chợ Mơ mua cá chọi, lên Tô Tịch mua quay... thì cách nhanh nhất (hihi... nhanh hơn đi bộ một tí) và rẻ nhất (tòan nhảy tàu, bám tàu trốn vé thôi) là đi xe điện, hồi đó mình chưa ý thức được và chưa có điều kiện để tìm hiểu về tàu điện của Hà Nội cho đến mãi gần đây.



Cũng là một cơ may khi mình được tham gia tổ chức một số sự kiện trong đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, được tiếp cận với một số tài liệu và một số những ký ức vụn vặt của một vài người về tàu điện. Lịch sử tàu điện Hà nội không ngờ lại hay như vậy, mình hy vọng vài ký ức cóp nhặt lại và những thông tin tìm được trên các website có thể thỏa mãn phần nào.

Tàu thường mắc hai toa hoặc ba toa. Toa đầu có lắp máy... Người Whatman (lái tàu điện) đứng ngay ở đầu toa. Máy đặt trong một khung sắt kín trên mặt là tay lái, có thể tháo rời ra, sau khi rút khỏi cái hộp số tốc độ.

Tay cầm lái, mắt ông ta nhìn thẳng về phía trước xem đường chỗ nào đi thẳng, chỗ nào rẽ trái rẽ phải, chỗ nào vào đường đợi tránh tàu... Chân người Whatman, thường đặt hờ lên cái cần chuông... Mỗi khi vào ga, hoặc xuất phát, qua ngã ba, qua chỗ đông người, ông ta lại dậm mấy cái: Keng... keng... keng... keng...

Tiếng chuông leng keng của tàu điện Hà nội dường như đã là ấn tượng không thể quên của những ai một thời đã sinh sống ở Hà Nội kể cả lũ nhóc như tụi mình, cho tới trước năm 1992 là năm tàu điện ngừng hoạt động. Mình còn nhớ mãi hình ảnh bác lái tàu điều chỉnh cần lấy điện bằng sợi dây thừng dài ngoằng ở cuối toa xe, bác ấy ra sức đuổi lũ nhóc con tụi mình khi tụi mình bám vào toa xe, nhảy lên, nhảy xuống mà không quan tâm đến an tòan.

Và người ta nhớ cả cái dáng đoàn tàu, hai hoặc ba toa, sơn màu đỏ, trên nóc có cái cần sắt vắt cong, có một ròng - rọc, ấn vào dây điện được mắc ở trên, song song với đường tàu...

Chiếc đầu tàu thường có hai máy ở hai đầu. Mỗi khi đến ga cuối, người phụ tàu (thường là người bán vé) lại xuống quay cái cần xe đúng 180o, từ ngược thành xuôi, hoặc xuôi thành ngược, tháo móc nối toa, quay đầu rồi lại nối lại thành cho toa sau, để đi theo chiều ngược lại...

Tàu điện Hà Nội ngày ấy có mấy tuyến: Bạch Mai - Bưởi; Kim Liên - Yên Phụ và bờ Hồ - Hà Đông... Tuyến Kim Liên - Yên Phụ thường chỉ mắc hai toa, còn tuyến bờ Hồ - Hà Đông thường mắc ba toa.

Trong toa là hai dãy ghế dài. Những chuyến tàu đông, người lên sau thường phải đứng. Những ô cửa sổ, có cửa chớp kéo lên, kéo xuống được dọc theo toa... Hai đầu toa là lối lên xuống, mỗi lối có hai bậc, có tay vịn mạ kền bóng ngời, để mọi người dễ đi vào hoặc xuống tàu...

Người bán vé có cái cặp bằng da, trên để những xấp vé dài khoảng hai ngón tay khép lại. Khi nhận tiền xong thì xé vé, đưa cho người đi tàu và lưu cuống lại... Ông ta thường ít nói, nhìn thấy ông là lấy tiền ra rồi cầm vé. Có ai hơi mải chuyện hay lơ đãng là ông vỗ vai nhẹ một cái là khách hiểu ý ngay...

Tiếng leng keng đó là một phần trong miền nhớ của người kinh kỳ- cũng như tiếng rao đêm- gợi lên những kỷ niệm một thời ngược xuôi phố phường với bao buồn vui lẫn lộn. Tàu điện đã được hiện diện ở Hà Nội ngót nghét một thế kỷ. Một thế kỷ ít ra là trải qua bốn thế hệ. Biết bao lớp người đã dùng tàu điện làm phương tiện đi lại, không chỉ những cặp tình nhân, không chỉ người ở nội thành mà cả bà con ngoại thành ven đô. Họ nhờ tàu điện mà chuyển vận vào nội thành cơ man nào là lương thực, thực phẩm vừa nhanh vừa đỡ mệt mỏi. Sự thật này cánh tư bản Pháp rất hiểu, như trên một số báo Eveil économique (Thức tỉnh kinh tế) ra ngày 27-1-1929 một tư bản pháp trong đề xuất nối đường tàu điện vào giữa thị xã Hà Đông đã khuyến nghị bọn cầm quyền thực dân “Trước đây, người nông dân An Nam thích đi bộ 2km hơn là phải bỏ ra một xu. Bây giờ khác rồi, họ biết hưởng thụ hơn, họ sẵn sàng bỏ ra hai xu để khỏi phải đi bộ một hai nghìn mét”.

Như vậy, tàu điện là một nguồn lợi đối với tư bản Pháp. Tại sao lại là tư bản Pháp? Vì Công ty tàu điện là của họ! Nguồn gốc như sau :

Tháng 5 năm 1890, Công ty Điền địa Đông Dương xin phép chính quyền thực dân thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là “Nhà máy xe điện” thuộc vào Công ty này (tên pháp là Usine de la Société des tramways électriques de l’Indochine”). Nhà máy đó đặt ở đầu làng Thụy Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là “Nhà máy tàu điện Thụy Khuê”.

Ngày 13 tháng 9 năm 1900 chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thụy Khuê. Chợ Đồng Xuân đông hẳn lên và suốt ngày nhộn nhịp. “Nhà tàu” hái ra tiền, khối lợi nhuận. Do vậy sang năm 1901 có thêm đường Bờ Hồ- Thái Hà ấp, khánh thành ngày 10-11-1901, lúc đó đường tàu chạy dọc Hàng Bông sang Cửa Nam, theo đường Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) rẽ sang trước mặt Văn Miếu rồi ra đường Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng).

Hai năm sau mới bỏ đoạn Cửa Nam - Sinh Từ - Văn Miếu mà cho tàu chạy theo phố Hàng Đẫy (nay là Nguyễn Thái Học) tới lưng Văn Miếu thì rẽ sang Hàng Bột.

Năm 1906 làm đường Bờ Hồ - Chợ Mơ, khánh thành ngày 18-12-1906. ít năm sau, kéo dài đường Bờ Hồ - Thụy Khuê lên tận Chợ Bưởi, rồi năm 1915 đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp được kéo vào thị xã Hà Đông nhưng phải dừng ở bên này cầu Đơ vì cây cầu này yếu, không chịu được tải trọng của tàu. Do vậy mà năm 1929 mới có một anh tư bản đề xuất làm cầu Đơ mới để đưa tầu điện vào giữa thị xã (nhưng rút cục vẫn không thực hiện được). Trong năm 1929 do có thêm được tuyến Yên Phụ - Ngã tư Đồng Lầm (nay là ngã tư Đại Cồ Việt - Lê Duẩn) để rồi mãi tới tháng 5 năm 1943 mới nối xuống trước cửa nhà thương Vọng (nay là bệnh viện Bạch Mai).

Như vậy là tới năm 1929, từ ga Trung tâm Bờ Hồ (Ga tàu điện Bờ Hồ nay là ngôi nhà “Hàm cá mập”) tỏa ra 6 ngã: lên Yên Phụ, lên chợ Bưởi, sang Cầu Giấy, vào Hà Đông, xuống Chợ Mơ và Vọng, tức cũng là tỏa ra 6 cửa ô nối nông thôn với nội thành.

Tàu điện Hà Nội tồn tại trên chín thập kỷ. Tiếng chuông leng keng của nó tạo nên một nét riêng biệt của thành phố, đi vào tâm thức nhiều người dân Hà Nội, nên đã bật ra thành lời thơ như đã nêu ở trên. Do vậy ai đi xa, khi nhớ về Hà Nội đều phải nhắc đến nó như một cái gì đó rất đặc trưng, không bao giờ phai nhạt trong ký ức.

Thời Pháp thuộc, mỗi đoàn tàu có hai hoặc ba toa, ở toa đầu có chia ra hai hạng vé: hạng nhất, hạng hai. Hạng nhất, kỳ thực chỉ là một khoang nhỏ ở toa đầu, đằng sau chỗ đứng của người lái (mà tên gọi thời đó là Vát-man) có hai hàng ghế bọc đệm vải sơn. Khách ngồi ngang nhìn thẳng, vé đắt gấp đôi hạng hai ở phía trong toa cũng như các toa sau, vốn gồm hai hàng ghế gỗ chạy dài theo thân toa. Hàng hóa thì chất ở dưới ghế, thúng mủng quang gánh móc ở toa cuối.

Đáng nhớ nhất là bất cứ toa nào và đi về đâu, đều có những người quảng cáo bán các thứ thuốc cao đơn hoàn tán: thuốc cam Hàng Bạc, thuốc ho bà lang Trọc, dầu cù là... Còn là những người hát xẩm, vừa kéo nhị vừa hát để xin tiền. Cả bọn lưu manh ăn cắp hoặc cướp giật nhảy tàu như làm xiếc. Người mất của và cả người “sơ -vơ” (người bán vé) chỉ biết nhìn theo.

Thế rồi đến những ngày tháng Chạp năm 1946, những ngày “Hà Nội cháy khói lửa ngập trời”, các toa tàu điện trở thành chướng ngại vật rất có hiệu quả ngăn chặn bước đi của các đoàn xe cơ giới của thực dân gây chiến trên các nẻo đường phố phường.

Sau ngày giải phóng Thủ đô 1954, ta tiếp quản Nhà máy tàu điện. Các đoàn tàu được xóa bỏ cách phân chia thứ hạng và dần dần chữ tàu điện được gọi là xe điện. Xe điện phục vụ nhân dân khá đắc lực trong mấy chục năm dòng, nhất là thời gian sơ tán chống Mỹ.

Sau đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, có vài thông tin là năm 1992 nhưng theo một số nguồn tin chính xác mà tớ tìm hiểu được thì là cuối năm 1991, dường như là do yêu cầu thông thoáng đường phố hoặc văn minh hóa thành phố, các tuyến xe điện lần lượt ngừng hoạt động. Đường ray bóc đi, cùng đầu máy, toa xe hẳn là dồn về kho nhà máy. Mười mấy năm qua, những ai đã từng đi tàu điện vẫn cứ thấy văng vẳng bên tai tiếng leng keng náo nức một thời.


Bên cạnh nét văn hóa về tàu điện thì có những nét văn hóa khác đi kèm, một trong những nét độc đáo đó chính là "xẩm tàu điện"

Trong ký ức của nhiều người Hà Nội chắc hẳn vẫn chưa thể quên tàu điện - một loại hình phương tiện giao thông của cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Nó đã gắn liền với người dân Hà Thành gần một thể kỷ. Chắc hẳn những người đã từng đi tàu điện ngày xưa vẫn nhớ đã bắt gặp đâu đó những người hát xẩm lang thang trên những chuyến tàu, những nhà ga. Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, xẩm đã “kết duyên” với tàu điện để sản sinh ra một loại hình nghệ thuật độc đáo, chỉ riêng có ở Hà Nội, Việt Nam. Đó là xẩm tàu điện.
 
Chỉnh sửa cuối:

airport

Xe tải
Biển số
OF-3501
Ngày cấp bằng
24/2/07
Số km
495
Động cơ
559,968 Mã lực
Tuổi
50
Tàu điện Hà Nội tồn tại trên 9 thập kỷ. Nghĩa là cũng chừng ấy thời gian, xẩm tàu điện được “ăn nhờ ở đậu” khá “ấm thân”. Khi tàu điện không còn thì xẩm tàu điện cũng chết. Hiện nay, chỉ một ít người biết và có thể trình diễn được loại hình nghệ thuật này. Năm 1900, Pháp đã cho chạy thử tuyến đường tàu điện đầu tiên Bờ Hồ - Thụy Khuê, sau đó mở rộng ra các tuyến đường Hà Nội - Cầu Giấy; Hà Nội - Hà Đông; Hà Nội - Chợ Mơ... và lúc nào cũng nườm nượp khách khứa. Những người hát xẩm ở các làng quê đã theo chân những người tiểu thương lên Hà Nội hành nghề. Có một số nghệ nhân đã tìm ra một miền đất mới cho nghề hát xẩm. Tàu điện là nơi tập trung rất đông người, họ có một khoảng thời gian rảnh rỗi nhất định- đó là điều kiện tuyệt vời cho những người hát xẩm hành nghề. Tuy nhiên, những thính giả thành thị này có “gu” riêng và tàu điện cũng là một môi trường diễn tấu khác hẳn những chợ quê, nên những nghệ nhân đầu tiên đã sáng tác riêng một làn điệu xẩm riêng. Đó chính là xẩm tàu điện.

Thông thường nhóm xẩm tàu điện chỉ khoảng từ 2-3 người. Trong đó mỗi người đều có thể vừa là nhạc công, vừa là người hát. Nhóm xẩm tàu điện thường có một đứa trẻ. Khi biểu diễn thường là do hai người lớn thực hiện, nhưng mỗi khi lên đến cao trào là có tiếng hát của một em bé chen vào. Tiếng hát lanh lảnh rất “ép phê”. Theo một số tài liệu thì “cha đẻ” của xẩm tàu điện là nghệ nhân Tùng Nguyên và nghệ nhân Thân Đức Chinh. Cả hai người này đều không còn. Đặc trưng của xẩm là ở đâu cũng trở thành môi trường diễn xướng như bến sông, bãi chợ, sân đình và cả trong thính phòng. Vì thế, khi Pháp mở tuyến tàu điện đầu tiên, với lượng khách đông đúc, xẩm tàu điện ngay lập tức có được chỗ đứng. Sau này có rất nhiều người cũng hành nghề xẩm tàu điện.

Xẩm tàu điện có khá nhiều điểm khác so với xẩm truyền thống. Trước hết là về trang phục. Trong khi “ông tổ” của nghề xẩm là xẩm chợ, hàng ngày phải mặc áo tơi, đội nón lá để “chiến đấu” với cảnh dầm mưa dãi nắng thì nghệ nhân xẩm tàu điện lại vô cùng “ăn diện”. Nam thì mặc quần áo nâu, mùa rét thì khoác bên ngoài tấm áo veston, đầu đội mũ cát (giống như mũ cối nhưng màu trắng) nhưng vẫn phải đeo kính đen để thể hiện sự “bơ đời”, tránh cái nhìn không thiện cảm về cái nghiệp “xướng ca vô loài” hè phố. Nữ thì mặc áo tối màu (nâu hoặc xám), có áo yếm sáng màu, váy lưng lửng đầu gối. Sở dĩ có sự khác biệt về trang phục như vậy là bởi môi trường diễn xướng của nó quá tân thời khác hẳn không gian diễn tấu của xẩm truyền thống. Về đạo cụ thì xẩm tàu điện chỉ có nhị hồ với song loan. Còn xẩm chợ thì dùng rất nhiều các nhạc cụ như nhị, đàn bầu. Đặc biệt là gánh xẩm nào cũng phải có trống. Vì họ biểu diễn ở chợ rất ồn ào nên phải có nhiều đạo cụ thì mới thu hút được sự chú ý của mọi người. Chính vì có nhiều nhạc cụ như vậy nên một gánh xẩm truyền thống cũng có nhiều người hơn so với xẩm tàu điện. Thông thường, gánh xẩm chợ toàn là người trong đại gia đình, từ già đến trẻ. Về chủ đề của các bài xẩm cũng có sự khác nhau giữa xẩm tàu điện và xẩm chợ. Trong khi đối tượng diễn xướng của xẩm tàu điện đa phần là dân thị thành, nên những vấn đề được đề cập trong xẩm tàu điện cũng “cao cấp” hơn chứ không dân dã như xẩm ở làng quê, xẩm chợ. Chẳng hạn, ở nông thôn hay hát điệu “thập âm” trong những lễ mừng thọ để báo hiếu với bố mẹ, ông bà hay mỗi khi có người chết. Vì thế, những điệu xẩm cũng dài lê thê, có khi hát cả đêm không hết và giai điệu thì nghe rất buồn. Trong khi đó, Hà Nội là phố buôn bán tấp nập, người ta không có thời gian để nghe hàng tiếng đồng hồ, vì thế, các điệu xẩm cũng ngắn gọn hơn, tiết tấu nhanh hơn và rộn ràng hơn. Cùng là thể loại xẩm nhưng cấu trúc âm nhạc của xẩm tàu điện lại hoàn toàn khác. Về cơ bản thì xẩm tàu điện chỉ có một làn điệu nhưng trong quá trình vận hành, các nghệ nhân đã đưa thêm nhiều làn điệu vào cho phong phú hơn như: một chút xẩm chợ, điệu trống quân, điệu huê tình nhưng được “chuyển hệ” một cách rất tài tình.

Những nhà thơ thường được những người hát xẩm “mượn” thơ là Nguyễn Bính, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải... Chẳng hạn bài mà nghệ sĩ Thanh Ngoan hay hát là “Lửng lơ con cá vàng” (thơ Tản Đà). Hay “Giăng sáng vườn chè” (thơ Nguyễn Bính). Nhưng đặc biệt, thơ Nguyễn Bính tỏ ra phù hợp và “đắt sô” hơn cả. Những bài như: “Lỡ bước sang ngang”, “Chân quê”... được các nghệ nhân xẩm tàu điện sử dụng rất nhiều. Xẩm tàu điện rất hợp với thanh âm của tiếng Việt, đặc biệt là thơ lục - bát. Vì thế, khi vận dụng thơ Nguyễn Bính đã tạo nên sự ăn nhập rất tài tình giữa cấu trúc văn học và âm nhạc. Khi biểu diễn có thể nói là “mưa tiền” vì khách rất thích. “Chả thế mà những nghệ nhân như cụ Tùng Nguyên - người đưa xẩm lên tàu điện có tới mười mấy bà vợ mà bà nào cũng cơ ngơi tử tế. Hay như cụ Hà Thị Cầu cũng là vợ thứ 7, thứ 8 của cụ Trùng Chương. Tức là những cụ “trùm xẩm” đều rất giàu có”.

Dù không còn tàu điện nữa nhưng từ năm 2005 đến nay, cứ mỗi tối thứ 7 hàng tuần, trên phố Hàng Đào - Đồng Xuân sầm uất, các nghệ nhân của Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam đã cùng chung sức sưu tầm và phổ biến nghệ thuật hát xẩm đến với công chúng trong và ngoài nước. Mỗi khi ngậm ngùi nhớ về tàu điện, những người Hà Nội lại bồi hồi về những điệu hát xẩm tha thiết, trữ tình xen lẫn tiếng leng keng sớm tối thủa trước. Với sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội, năm 2010, Hà Nội sẽ lại có tàu điện nhưng không phải chạy “lộ thiên” mà chạy ngầm bắt đầu từ ga Hà Nội đến Nhổn, dài 12km có lộ trình Nhổn - Cầu Diễn - Mai Dịch - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Giảng Võ - Cát Linh - Quốc Tử Giám - Ga Hà Nội (điểm cuối trên đường Trần Hưng Đạo). Tàu điện sẽ đi nổi từ đầu tuyến đến Kim Mã rồi đi ngầm trong lộ trình còn lại. Tàu chạy một vòng mất 49 phút, vận tốc trung bình đạt 33km/h. Không biết khi đó, xẩm tàu điện có lại tìm về chốn cũ?
 

phamluan8x

Xe tăng
Biển số
OF-123121
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
1,356
Động cơ
393,864 Mã lực
Nơi ở
117 Trần Duy Hưng
Website
www.otofun.net
Xem bài này khối người được sống lại với ký ức một thời....
Ôi ngày xưa ơi,nay còn đâu....
 

cesar

Xe tăng
Biển số
OF-25804
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
1,245
Động cơ
501,363 Mã lực
Nơi ở
Chứng trường
Đây chắc là những năm 85-86 , năm 90 HN đã nhiều Atech , Win , Dream rồi
 

4banhhanoi

Xe tải
Biển số
OF-85681
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
440
Động cơ
413,700 Mã lực
Hình như tàu điện sửa chữa ở nhà máy trên đường Thụy Khuê, chỗ bây giờ giải tán để xây chung cư golden westlake các cụ nhể.

Đầu những năm 90 nhà nghèo như e toàn đạp xe đạp thống nhất cũ, nhà nào khá hơn thì mifa nữ, mới cái xe gì gióng ngang cho nam e quên mất tên. Đợt đấy có nhiều xe đạp Hải hà xe nữ và xe mini. Rồi bắt đầu cơn lốc xe Vĩnh cửu tầu.

Xe máy thì cả khu tập thể nhà e có vài con java cá vàng, pơ giô 102 103
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thì em cũng nói đây là những ảnh của HN vào những năm 90 của thế kỷ trước mà cụ
Theo em nên đổi là đầu những năm 90. Vì nói những năm 90, có thể nhiều người liên tưởng tới những năm 98, 99. Lúc đó xe máy ở HN khá đẹp rồi. Dream chạy khá nhiều vào giữa những năm 90.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
Theo em nên đổi là đầu những năm 90. Vì nói những năm 90, có thể nhiều người liên tưởng tới những năm 98, 99. Lúc đó xe máy ở HN khá đẹp rồi. Dream chạy khá nhiều vào giữa những năm 90.
Không phải là đầu những năm 90' mà là của những năm 80' mới đúng!
Đến cuối năm 1990 thì em không còn ở nhà nữa, nhưng lúc đó thì DD đỏ và ngay cả Hoàng Tử Đen (CD) không còn là mốt nữa.
Cuối năm 89 đầu năm 90 khi em học ở ĐHNN Thanh Xuân (bây giờ là ĐH HN) thì chỗ để xe máy đã chiếm 1 khoảng lớn ở nhà để xe rồi.
Đó là do các công xe cũ từ Nhật về đã bổ sung cho các loại DD từ châu Phi, Thái Lan. Hồi cuối những năm 80' họ đã nói đến kim vàng giọt lệ của xe 81 đời trung. Rồi những cái xe 90 - 91 đầu tiên cũng đã về (tiêu chuẩn của người đi nước ngoài và chuyên gia châu Phi) đặt tại Thái Lan!
Mấy đứa bạn em đánh xe qua Minh Sinh (chắc công ty của Việt kiều, nhưng tên như Tầu), những người buôn xe mua danh sách khách hàng của từng công từ Hải quan để đến tận nhà. Trong một công họ có đủ các loại xe, khách không thân thì nhận số hú hoạ, còn không toàn xe đẹp nhất. Công được kẹp chì nguyên và tất cả khách hàng đều có mặt để chứng kiến tháo kẹp chì và nhận xe luôn...
Còn Mô kích thì từ 86 đã được gửi về, đến những năm 88-89 là loại 50 confort rồi.
Mặc dù trước khi em đi thì lượng xe đạp vẫn rất nhiều. Nhưng trên mặt đường thì xe máy cũng không ít. Lượng xe máy chỉ tăng mạnh không chỉ ở HN (và VN) chỉ sau những năm 2002-2003 do mở cửa cho xe Tầu!

Nhưng những cái ảnh ấy cũng là của một thời để nhớ!
 
Chỉnh sửa cuối:

airport

Xe tải
Biển số
OF-3501
Ngày cấp bằng
24/2/07
Số km
495
Động cơ
559,968 Mã lực
Tuổi
50
sửa lại tiêu đề cho phù hợp

Vâng có lẽ em nên sửa lại chủ đề thành "Trước những năm 90 người Hà Nội đi xe gì" thì phù hợp hơn các cụ nhỉ
 

hn03

Xe điện
Biển số
OF-4365
Ngày cấp bằng
22/4/07
Số km
2,303
Động cơ
571,026 Mã lực


Cháu thích nhất cái ảnh này vì xxx đứng chắp tay sau *** không cần điều khiển mà đường vẫn thông thoáng. Bây giờ thì khi giao thông thông suốt hay tắc nghẽn thì xxx cũng vẫn rình để phạt dân
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top