- Biển số
- OF-336165
- Ngày cấp bằng
- 25/9/14
- Số km
- 580
- Động cơ
- 283,800 Mã lực
Hà Nội bắt đầu oi ả, nhiệt độ cao nhất tuần 35 o Cê. Tầm này lơ mơ là xe dễ nổ lốp lắm, mà nổ giữa lúc "xe ta đang bon bon trên dặm đường" thì nguy to. Nhân đây em xin phép nhắc lại mấy việc (thừa còn hơn không Cccm hỉ) để tránh tình trạng lốp ô tô đột ngột nổ "đoành đoạch"
1. Chăm sóc lốp thường xuyên: Nếu xe các cụ là xe mới thì dễ, vì cơ bản lốp ngon với lại nhân viên chăm sóc khách hàng cũng thường xuyên gọi điện nhắc các cụ lịch làm bảo dưỡng nên chả có gì phải lo cả. Nhưng em với cơ số cụ nữa là đang xài xe cũ (không làm dịch vụ tại các đại lý chính hãng luôn) cho nên phải chủ động kiểm tra lốp mỗi lần bảo dưỡng. Theo em, thì nên thay lốp sau mỗi 50.000 km, đảo lốp sau khoảng 10.000 km (hoặc nếu xe đi ít, loanh quanh trong phố, lốp còn mới thì có thể hơn). Tuy nhiên, nếu xe đã chạy quá 5 năm, thì dù chưa đạt 50.000 km cũng vẫn nên thay lốp vì cao su đến lúc lão hóa.
2. Kiểm tra áp suất lốp xe: Mức áp suất đã được quy định trên bảng hướng dẫn (thường dán ở hông cánh cửa, bậc lên xuống xe). Trong sách hướng dẫn có khuyến nghị không nên bơm lốp quá căng hoặc quá non. Bởi vì, nếu bơm quá căng sẽ khiến xe nhanh và dễ bị nổ lốp hơn. Cho nên khi bơm nếu quan sát thấy lốp quá căng thì cần giảm bớt áp suất có trong lốp đi (đơn giản nhất là xì bớt hơi ra). Còn nếu lốp quá non, khi xe lăn bánh khối không khí dễ bị ép dẫn đến biến dạng liên tục, vì vậy nhiệt độ cũng tăng nhanh hơn. Ngoài ra, bơm non còn khiến xe bị ỳ, lốp bị mài mòn nhanh hơn.
3. Không nên để xe dưới trời nắng quá lâu: Bởi ánh nắng mạnh chiếu trực tiếp xuống xe cũng sẽ gây tích tụ nhiệt cho lốp, làm giảm tuổi thọ của lốp xe. Nếu bắt buộc phải để xe ngoài trời thì nên lựa chọn những khu vực có bóng râm mát.
4. Thường xuyên kiểm tra lốp (bằng mắt): Nếu các hoa lốp bị mòn, các rãnh không còn độ sâu cần thiết, cả mặt lốp gần như trở thành mặt phẳng thì có nghĩa là lốp xe của Cccm đã quá xuống cấp, rất mất an toàn khi chạy nhanh.
5. Lái xe cẩn thận: Nhiều khi lốp mới, áp suất áp xiếc kiểm tra cẩn thận nhưng Cccm lái xe lọt ổ gà, đâm vào gờ nhọn của vỉa hè, phi nhanh qua đoạn đường mấp mô, nhiều đá nhọn, đang xây dựng, đâm vào đá trên đường trường, cao tốc... Tóm lại, ép lốp xe lăn qua vật cứng, sắc, nhọn thì lốp xe vẫn cứ nổ như thừờng. Cho nên, quan trọng vẫn là đi đúng tốc độ, chủ động tránh các chướng ngại vật.
Cuối cùng, dù thực hiện đủ 5 điều lưu ý nhắc đến đến phía trên nhưng xe vẫn nổ lốp thì nó lại thuộc phạm trù siêu nhiên. Tỉ dụ, đầu tháng Cccm trót ăn mắm tôm, mực, thịt chó hay thịt vịt .
Gỉa sử rơi vào trường hợp như vậy, thì tiên quyết là không được hoảng hồn. TUYỆT_ ĐỐI_KHÔNG_ ĐƯỢC_ NHẤN_ PHANH khi xe bất ngờ mất lái khi nổ lốp. Nếu nhấn phanh lúc này sẽ dẫn tới xe mất cân bằng, xoay ngang, lật cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất hãy thả chân ga, giữ chặt vô-lăng để xe đi đúng hướng, không đâm đụng xe xung quanh. Sau đó khi thấy tốc độ đã giảm xuống mức an toàn thì từ từ tấp xe vào lề, và lúc này mới PHANH cho xe dừng lại.
Trên đây là mấy lưu ý nho nhỏ (em xin múa rìu qua mắt thợ). Kính Cccm!
1. Chăm sóc lốp thường xuyên: Nếu xe các cụ là xe mới thì dễ, vì cơ bản lốp ngon với lại nhân viên chăm sóc khách hàng cũng thường xuyên gọi điện nhắc các cụ lịch làm bảo dưỡng nên chả có gì phải lo cả. Nhưng em với cơ số cụ nữa là đang xài xe cũ (không làm dịch vụ tại các đại lý chính hãng luôn) cho nên phải chủ động kiểm tra lốp mỗi lần bảo dưỡng. Theo em, thì nên thay lốp sau mỗi 50.000 km, đảo lốp sau khoảng 10.000 km (hoặc nếu xe đi ít, loanh quanh trong phố, lốp còn mới thì có thể hơn). Tuy nhiên, nếu xe đã chạy quá 5 năm, thì dù chưa đạt 50.000 km cũng vẫn nên thay lốp vì cao su đến lúc lão hóa.
2. Kiểm tra áp suất lốp xe: Mức áp suất đã được quy định trên bảng hướng dẫn (thường dán ở hông cánh cửa, bậc lên xuống xe). Trong sách hướng dẫn có khuyến nghị không nên bơm lốp quá căng hoặc quá non. Bởi vì, nếu bơm quá căng sẽ khiến xe nhanh và dễ bị nổ lốp hơn. Cho nên khi bơm nếu quan sát thấy lốp quá căng thì cần giảm bớt áp suất có trong lốp đi (đơn giản nhất là xì bớt hơi ra). Còn nếu lốp quá non, khi xe lăn bánh khối không khí dễ bị ép dẫn đến biến dạng liên tục, vì vậy nhiệt độ cũng tăng nhanh hơn. Ngoài ra, bơm non còn khiến xe bị ỳ, lốp bị mài mòn nhanh hơn.
3. Không nên để xe dưới trời nắng quá lâu: Bởi ánh nắng mạnh chiếu trực tiếp xuống xe cũng sẽ gây tích tụ nhiệt cho lốp, làm giảm tuổi thọ của lốp xe. Nếu bắt buộc phải để xe ngoài trời thì nên lựa chọn những khu vực có bóng râm mát.
4. Thường xuyên kiểm tra lốp (bằng mắt): Nếu các hoa lốp bị mòn, các rãnh không còn độ sâu cần thiết, cả mặt lốp gần như trở thành mặt phẳng thì có nghĩa là lốp xe của Cccm đã quá xuống cấp, rất mất an toàn khi chạy nhanh.
5. Lái xe cẩn thận: Nhiều khi lốp mới, áp suất áp xiếc kiểm tra cẩn thận nhưng Cccm lái xe lọt ổ gà, đâm vào gờ nhọn của vỉa hè, phi nhanh qua đoạn đường mấp mô, nhiều đá nhọn, đang xây dựng, đâm vào đá trên đường trường, cao tốc... Tóm lại, ép lốp xe lăn qua vật cứng, sắc, nhọn thì lốp xe vẫn cứ nổ như thừờng. Cho nên, quan trọng vẫn là đi đúng tốc độ, chủ động tránh các chướng ngại vật.
Cuối cùng, dù thực hiện đủ 5 điều lưu ý nhắc đến đến phía trên nhưng xe vẫn nổ lốp thì nó lại thuộc phạm trù siêu nhiên. Tỉ dụ, đầu tháng Cccm trót ăn mắm tôm, mực, thịt chó hay thịt vịt .
Gỉa sử rơi vào trường hợp như vậy, thì tiên quyết là không được hoảng hồn. TUYỆT_ ĐỐI_KHÔNG_ ĐƯỢC_ NHẤN_ PHANH khi xe bất ngờ mất lái khi nổ lốp. Nếu nhấn phanh lúc này sẽ dẫn tới xe mất cân bằng, xoay ngang, lật cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất hãy thả chân ga, giữ chặt vô-lăng để xe đi đúng hướng, không đâm đụng xe xung quanh. Sau đó khi thấy tốc độ đã giảm xuống mức an toàn thì từ từ tấp xe vào lề, và lúc này mới PHANH cho xe dừng lại.
Trên đây là mấy lưu ý nho nhỏ (em xin múa rìu qua mắt thợ). Kính Cccm!