Quên tắt đèn pha tới mức hết ắc-quy hay không kéo hết cửa kính khi để xe qua đêm là những tình huống dễ xảy ra nhất.
Lần đầu sở hữu ôtô hay mới bắt đầu lái, bạn thường gặp những tình huống hài hước và trớ trêu. Thứ dễ quên nhất với người mới có ôtô là công tắc đèn pha. Điều này có vẻ xa lạ với xe trang bị pha tự động do tắt máy là đèn tắt theo. Nhưng một số loại xe thì đèn pha vẫn bật. Hậu quả là ắc-quy hết điện. Xe số sàn có thể dùng phương pháp đẩy nổ. Số tự động thì không có cách nào ngoài đấu nối sạc ắc-quy để đề.
Quên pha, hết điện không gây hại cho xe. Nhưng bất tiện thì khó kể hết. Bận đến một cuộc họp, hay chuẩn bị về đón con mà xe không nổ? Bạn sẽ tự trách mình lơ đễnh. Nhưng việc đó có thể không dừng lại một lần. Vài người bị lần thứ ba, thứ tư mới "nhớ đời". Một vài hãng trang bị bộ cảnh báo để giúp đỡ tài xế như trên chiếc Ford Fiesta. Nếu chưa tắt pha mà rút khóa, xe sẽ kêu tít tít.
Các loại xe sang như Mercedes E300 trang bị đèn pha tự động và có chức năng sáng sau khi bấm khóa.
Hôm nào đó vào xe, bạn bỗng thấy nhiều muỗi, lá cây hay bụi bám đầy ca-bin. Đừng lo. Đó chỉ là do quên không kéo hết cửa kính. Bụi hay lá cây không là vấn đề lớn. Nhưng nếu để ngoài bãi, quên kéo kính vào một đêm mưa, cái giá phải cao hơn nhiều do ca-bin thấm nước.
May mắn nếu nhớ ra khi vừa rời xe. Nhưng nếu để xe ở bãi xa nhà, bạn bị ám ảnh mãi với những câu hỏi như "Không biết đã kéo kính chưa nhỉ? Lỡ bị trộm hay mưa thì sao?". Thậm chí phải lục trí nhớ như mình vào cổng ra sao, nói gì với ông bảo vệ và hành động cuối cùng khi rời khỏi đó để kiểm chứng xem thực sự đã kéo hay chưa.
Chưa thành thói quen thì chỉ cần chi tiết rất nhỏ bạn cũng sẽ quên. Tỉ như đúng lúc đó có điện thoại, quá mừng do hôm nay vào chuồng "đẹp" hay đơn giản là chạy xuống cốp sau lấy đồ.
Giải pháp vẫn là cố nhớ. Nhưng một kinh nghiệm quý báu mà các tài già hay hướng dẫn tài trẻ là "Làm một vòng quanh xe". Mất một phút với chưa đầy chục bước chân, bạn không phải trả giá cho tính hay quên của mình. Vòng quanh xe để kiểm tra bề ngoài như kính kéo chưa, đèn pha sáng hay không, xung quanh có chướng ngại vật gì...Thói quen này còn giúp ích rất nhiều ở các tình huống khác.
Ở bãi xe, thỉnh thoảng có người đứng từ xa, giơ chìa khóa về phía xe rồi bấm đi bấm lại. Đèn vàng lóe lên hai ba cái. Hay có người hấp tấp chạy ra cửa sổ, ngó xuống. Cụ thể hơn là nhờ ai đó chạy xuống kiểm tra. Quên khóa cửa xe phổ biến không kém hai loại đãng trí trên và xảy ra thường xuyên khi đang bận. Tính cách cũng ảnh hưởng tới việc này. Những người vừa đi vừa bấm nút khóa cửa có xác suất phải quay lại kiểm tra cao hơn.
Hãy để ý người lái lâu năm hoặc tài chuyên nghiệp. Bao giờ họ cũng bình tĩnh bấm khóa khi còn ở gần xe và tiện tay mở thử. Một vài ôtô hiện đại như Mercedes có gương chiếu hậu gập vào khi bấm khóa giúp ích rất nhiều cho chủ nhân.
Các sự cố trên xảy ra chủ yếu khi đỗ xe bởi tâm lý kết thúc một hành trình thường gây chủ quan. Cố gắng tập phản xạ kéo dài hành trình đó bằng động tác đi vòng quanh, hoặc ít nhất nán lại quan sát trước khi bước đi.
Trên đây chỉ là những tình huống lãng đãng phổ biến nhất. Tùy từng người mà có thể gặp chuyện khác nhau như đút nhầm mặt đĩa CD, quên hạ phanh tay. Một vài phụ nữ còn quên về P khi đỗ và cứ thế tắt máy (không rút chìa). Rồi sau đó tá hỏa vì xe không nổ.
Lần đầu sở hữu ôtô hay mới bắt đầu lái, bạn thường gặp những tình huống hài hước và trớ trêu. Thứ dễ quên nhất với người mới có ôtô là công tắc đèn pha. Điều này có vẻ xa lạ với xe trang bị pha tự động do tắt máy là đèn tắt theo. Nhưng một số loại xe thì đèn pha vẫn bật. Hậu quả là ắc-quy hết điện. Xe số sàn có thể dùng phương pháp đẩy nổ. Số tự động thì không có cách nào ngoài đấu nối sạc ắc-quy để đề.
Quên pha, hết điện không gây hại cho xe. Nhưng bất tiện thì khó kể hết. Bận đến một cuộc họp, hay chuẩn bị về đón con mà xe không nổ? Bạn sẽ tự trách mình lơ đễnh. Nhưng việc đó có thể không dừng lại một lần. Vài người bị lần thứ ba, thứ tư mới "nhớ đời". Một vài hãng trang bị bộ cảnh báo để giúp đỡ tài xế như trên chiếc Ford Fiesta. Nếu chưa tắt pha mà rút khóa, xe sẽ kêu tít tít.
Hôm nào đó vào xe, bạn bỗng thấy nhiều muỗi, lá cây hay bụi bám đầy ca-bin. Đừng lo. Đó chỉ là do quên không kéo hết cửa kính. Bụi hay lá cây không là vấn đề lớn. Nhưng nếu để ngoài bãi, quên kéo kính vào một đêm mưa, cái giá phải cao hơn nhiều do ca-bin thấm nước.
May mắn nếu nhớ ra khi vừa rời xe. Nhưng nếu để xe ở bãi xa nhà, bạn bị ám ảnh mãi với những câu hỏi như "Không biết đã kéo kính chưa nhỉ? Lỡ bị trộm hay mưa thì sao?". Thậm chí phải lục trí nhớ như mình vào cổng ra sao, nói gì với ông bảo vệ và hành động cuối cùng khi rời khỏi đó để kiểm chứng xem thực sự đã kéo hay chưa.
Chưa thành thói quen thì chỉ cần chi tiết rất nhỏ bạn cũng sẽ quên. Tỉ như đúng lúc đó có điện thoại, quá mừng do hôm nay vào chuồng "đẹp" hay đơn giản là chạy xuống cốp sau lấy đồ.
Giải pháp vẫn là cố nhớ. Nhưng một kinh nghiệm quý báu mà các tài già hay hướng dẫn tài trẻ là "Làm một vòng quanh xe". Mất một phút với chưa đầy chục bước chân, bạn không phải trả giá cho tính hay quên của mình. Vòng quanh xe để kiểm tra bề ngoài như kính kéo chưa, đèn pha sáng hay không, xung quanh có chướng ngại vật gì...Thói quen này còn giúp ích rất nhiều ở các tình huống khác.
Ở bãi xe, thỉnh thoảng có người đứng từ xa, giơ chìa khóa về phía xe rồi bấm đi bấm lại. Đèn vàng lóe lên hai ba cái. Hay có người hấp tấp chạy ra cửa sổ, ngó xuống. Cụ thể hơn là nhờ ai đó chạy xuống kiểm tra. Quên khóa cửa xe phổ biến không kém hai loại đãng trí trên và xảy ra thường xuyên khi đang bận. Tính cách cũng ảnh hưởng tới việc này. Những người vừa đi vừa bấm nút khóa cửa có xác suất phải quay lại kiểm tra cao hơn.
Hãy để ý người lái lâu năm hoặc tài chuyên nghiệp. Bao giờ họ cũng bình tĩnh bấm khóa khi còn ở gần xe và tiện tay mở thử. Một vài ôtô hiện đại như Mercedes có gương chiếu hậu gập vào khi bấm khóa giúp ích rất nhiều cho chủ nhân.
Các sự cố trên xảy ra chủ yếu khi đỗ xe bởi tâm lý kết thúc một hành trình thường gây chủ quan. Cố gắng tập phản xạ kéo dài hành trình đó bằng động tác đi vòng quanh, hoặc ít nhất nán lại quan sát trước khi bước đi.
Trên đây chỉ là những tình huống lãng đãng phổ biến nhất. Tùy từng người mà có thể gặp chuyện khác nhau như đút nhầm mặt đĩa CD, quên hạ phanh tay. Một vài phụ nữ còn quên về P khi đỗ và cứ thế tắt máy (không rút chìa). Rồi sau đó tá hỏa vì xe không nổ.
Trọng Nghiệp
Em sưu tầm trên vnexpress.net