- Biển số
- OF-183178
- Ngày cấp bằng
- 3/3/13
- Số km
- 1,053
- Động cơ
- 346,460 Mã lực
Rất nhiều tài xế cho rằng độ mòn của lốp khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng nổ lốp, nhưng thống kê thực tế chỉ ra điều ngược lại.
Trong bài viết về thay lốp tốt, mới hơn cho bánh trước hay bánh sau, câu trả lời mà chuyên gia khuyên, là ở điều kiện địa hình, thời tiết như Việt Nam thì nên thay lốp tốt hơn cho bánh sau.
Tuy nhiên, khá nhiều độc giả lại cho rằng như thế là không đúng, vì thực tế họ vẫn thay lốp tốt hơn ra phía trước, bởi lốp trước chịu nhiều áp lực hơn như đánh lái, lực phanh, tăng tốc nên sẽ nhanh mòn hơn. Bên cạnh đó, lốp mòn hơn thì khả năng nổ lốp sẽ cao hơn, mà nếu nổ lốp trước thì nguy hiểm hơn lốp sau, do đó nên gắn lốp tốt hơn ở bánh trước.
Liệu những quan niệm về lốp như thế này có chính xác, vì sao lại đi ngược với lời khuyên của chuyên gia? Chuyên gia đưa ra những con số thống kê và phân tích kỹ thuật để trả lời cho câu hỏi này.
Lốp mới nên thay cho bánh sau.
Đầu tiên, tài xế cần xác định cả lốp trước và lốp sau đều chịu tác động của ba loại lực chính là lực vuông góc (chiều thẳng đứng), lực tiếp tuyến (chiều dọc) và lực ngang (chiều ngang). Với hầu hết các xe con đang sử dụng ở Việt Nam hiện nay dùng hệ truyền động cầu trước, nên lốp trước còn chịu tác động lớn hơn lốp sau khi tăng tốc, phanh hay điều hướng.
Bởi những lực này, nên lốp trước thường mòn nhanh hơn lốp sau. Tuy nhiên, lốp mòn liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến nổ lốp?
Theo khảo sát Chỉ số mức độ nghiêm trọng của thị trường Việt Nam MSI (Market Severity Index) do Bridgestone thực hiện tại Hà Nội và TP HCM vào 2013 trên tổng số 306 lốp du lịch phế thải của một số hãng lốp, cụ thể như sau:
- 41% lốp xe hư hỏng do hông lốp (22%) và mặt lốp (19%) bị cắt.
- 25% lốp xe mòn tốt (chiều sâu gai dưới 3,5 mm và không có hư hỏng).
- 2% lốp xe hư hỏng do độ bền (tách lốp, nhiệt).
- 32% các dạng hư hỏng khác (mòn không đều, không rõ nguyên nhân...)
Như vậy có thể thấy đa số lốp xe hư hỏng là do bị cắt hông và mặt lốp bởi ngoại vật (đá, gạch, vật nhọn, xe chạy nhanh trên đường xấu, ổ gà, lề đường...). Chuyên gia khẳng định bất kể lốp mới hay cũ thì khả năng chống cắt hông và mắt lốp là gần giống nhau.
Lốp mới (chiều sâu gai cao) có thể tích cao su lớn thì mặt lốp chống cắt tốt hơn chút so với lốp đã mòn (chiều sâu gai thấp). Nhưng khả năng chống cắt mặt lốp được quyết định bởi lớp bố thép (Steel Belt) bên trong. Nên tính chống cắt mặt lốp của lốp mới hay lốp cũ cũng gần như nhau.
Nếu lốp mới gắn cho phía trước, xe dễ bị văng đuôi.
Nổ lốp bất thường là do nhiệt và tách lốp (2%), do đó điều quan trọng là phải chọn lốp có thương hiệu và chất lượng cao thì mới giảm được khả năng nổ lốp bất thường. Ngoài ra, lốp có chất lượng cao thì lớp bố thép bên trong được gia cố tốt hơn, và tính chống cắt mặt lốp cũng tốt hơn.
Cuối cùng, chuyên gia khuyến cáo, nếu chỉ thay 2 lốp mới thì tốt nhất là lắp ở trục sau bất kể xe dẫn động cầu trước, cầu sau hay 4x4. Bởi lẽ, lốp mới có tính năng bám đường tốt hơn so với lốp cũ. Lốp mới lắp ở trục sau sẽ giảm khả năng bị trượt nước hoặc văng đuôi cá khi vận hành trên đường trơn ướt.
Đức Huy
Theo Vnexpress.net
Trong bài viết về thay lốp tốt, mới hơn cho bánh trước hay bánh sau, câu trả lời mà chuyên gia khuyên, là ở điều kiện địa hình, thời tiết như Việt Nam thì nên thay lốp tốt hơn cho bánh sau.
Tuy nhiên, khá nhiều độc giả lại cho rằng như thế là không đúng, vì thực tế họ vẫn thay lốp tốt hơn ra phía trước, bởi lốp trước chịu nhiều áp lực hơn như đánh lái, lực phanh, tăng tốc nên sẽ nhanh mòn hơn. Bên cạnh đó, lốp mòn hơn thì khả năng nổ lốp sẽ cao hơn, mà nếu nổ lốp trước thì nguy hiểm hơn lốp sau, do đó nên gắn lốp tốt hơn ở bánh trước.
Liệu những quan niệm về lốp như thế này có chính xác, vì sao lại đi ngược với lời khuyên của chuyên gia? Chuyên gia đưa ra những con số thống kê và phân tích kỹ thuật để trả lời cho câu hỏi này.
Lốp mới nên thay cho bánh sau.
Đầu tiên, tài xế cần xác định cả lốp trước và lốp sau đều chịu tác động của ba loại lực chính là lực vuông góc (chiều thẳng đứng), lực tiếp tuyến (chiều dọc) và lực ngang (chiều ngang). Với hầu hết các xe con đang sử dụng ở Việt Nam hiện nay dùng hệ truyền động cầu trước, nên lốp trước còn chịu tác động lớn hơn lốp sau khi tăng tốc, phanh hay điều hướng.
Bởi những lực này, nên lốp trước thường mòn nhanh hơn lốp sau. Tuy nhiên, lốp mòn liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến nổ lốp?
Theo khảo sát Chỉ số mức độ nghiêm trọng của thị trường Việt Nam MSI (Market Severity Index) do Bridgestone thực hiện tại Hà Nội và TP HCM vào 2013 trên tổng số 306 lốp du lịch phế thải của một số hãng lốp, cụ thể như sau:
- 41% lốp xe hư hỏng do hông lốp (22%) và mặt lốp (19%) bị cắt.
- 25% lốp xe mòn tốt (chiều sâu gai dưới 3,5 mm và không có hư hỏng).
- 2% lốp xe hư hỏng do độ bền (tách lốp, nhiệt).
- 32% các dạng hư hỏng khác (mòn không đều, không rõ nguyên nhân...)
Như vậy có thể thấy đa số lốp xe hư hỏng là do bị cắt hông và mặt lốp bởi ngoại vật (đá, gạch, vật nhọn, xe chạy nhanh trên đường xấu, ổ gà, lề đường...). Chuyên gia khẳng định bất kể lốp mới hay cũ thì khả năng chống cắt hông và mắt lốp là gần giống nhau.
Lốp mới (chiều sâu gai cao) có thể tích cao su lớn thì mặt lốp chống cắt tốt hơn chút so với lốp đã mòn (chiều sâu gai thấp). Nhưng khả năng chống cắt mặt lốp được quyết định bởi lớp bố thép (Steel Belt) bên trong. Nên tính chống cắt mặt lốp của lốp mới hay lốp cũ cũng gần như nhau.
Nếu lốp mới gắn cho phía trước, xe dễ bị văng đuôi.
Nổ lốp bất thường là do nhiệt và tách lốp (2%), do đó điều quan trọng là phải chọn lốp có thương hiệu và chất lượng cao thì mới giảm được khả năng nổ lốp bất thường. Ngoài ra, lốp có chất lượng cao thì lớp bố thép bên trong được gia cố tốt hơn, và tính chống cắt mặt lốp cũng tốt hơn.
Cuối cùng, chuyên gia khuyến cáo, nếu chỉ thay 2 lốp mới thì tốt nhất là lắp ở trục sau bất kể xe dẫn động cầu trước, cầu sau hay 4x4. Bởi lẽ, lốp mới có tính năng bám đường tốt hơn so với lốp cũ. Lốp mới lắp ở trục sau sẽ giảm khả năng bị trượt nước hoặc văng đuôi cá khi vận hành trên đường trơn ướt.
Đức Huy
Theo Vnexpress.net