Những điều cần ghi nhớ khi lái xe vào đường giao nhau

hieusghd

Xe hơi
Biển số
OF-300196
Ngày cấp bằng
29/11/13
Số km
111
Động cơ
309,010 Mã lực
Những điều cần ghi nhớ khi lái xe vào đường giao nhau

Gần đây đã xảy ra nhiều nhiều tai nạn thảm khốc giữa các xe ô tô, làm nhiều người chết và bị thương. Trong đó có yếu tố xử lý tình huống kém của người tài xế.

Mới đây nhất là vụ tai nạn thương tâm ở Đà Nẵng làm 4 người chết, 3 người bị thương nặng. Vụ tai nạn xảy ra khi xe ô tô con đi qua ngã tư thì bị xe khách đâm vào và đẩy đi khoảng 50m.

Đôi khi bạn lúng túng với những đường ưu tiên, không ưu tiên, với các ngã ba, ngã tư, vòng xuyến…và không biết có nên cho xe đi trước hay không, nhường đường như thế nào, tránh xe ở các đường giao nhau ra sao…Những điều này sẽ được giải đáp khi bạn nắm được bảy nguyên tắc xử lý sa hình.

Sa hình là việc bố trí các xe đi với những tình huống giao thông như thường gặp trên thực tế xe chạy.

Giải sa hình (xử lý tình huống giao thông) là người điều khiển phương tiện giao thông phải vận dụng tổng hợp các kiến thức về Luật giao thông đường bộ, chọn cách đi đúng Luật.

Đối với các sa hình phức tạp ở các loại đường khác nhau, trước khi xử trí, chọn cách đi cho các phương tiện đúng Luật, cần phải phân tích đặc điểm đường sá (đường rộng hay hẹp, ưu tiên hay không ưu tiên, đường giao nhau là ngã ba, ngã tư hay thành vòng xuyến), đặc điểm của phương tiện (có những loại phương tiện nào, phương tiện đang đứng ở vị trí nào và muốn rẽ theo hướng nào), các loại biển báo nào có ở trên đường sắp di chuyển tới.

Khi đã quan sát đặc điểm của sa hình, người điều khiển xe cần điều khiển xe theo bảy nguyên tắc xử lý sa hình như sau:

1. Xe có đường riêng

Các loại xe có đường riêng như: Tàu hỏa, tàu điện hay xe ôtô buýt, khi đường riêng cắt ngang đường bộ thì quyền ưu tiên thuộc về các loại phương tiện chạy trên đường riêng.


Hình 1.

Trên hình 1: Tàu hỏa có đường riêng được đi trước, xe ôtô con phải dừng lại nhường đường.


Hình 2.

Trên hình 2: Khi băng qua đường riêng, phải lựa chọn có đủ khoảng cách từ giới hạn đường riêng đó đến đuôi xe liền trước không nhỏ hơn 1,5a ( a là chiều dài thân xe).

2. Quyền bình đẳng các xe trên đường giao nhau

Khi tới đường giao nhau, xe thô sơ và xe cơ giới đều có quyền bình đẳng ngang nhau, xe nào vào nơi đường giao nhau trước thì xe đó được đi trước.


Hình 6.

Trên hình 6:xe lam vào nơi đường giao nhau trước, do đó được đi trước mặc dù xe ôtô cứu thương là xe có quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ. Sau đó đến xe ôtô cứu thương và cuối cùng là xe ôtô con.

3. Xe ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ

Một số xe cơ giới có quyền ưu tiên, được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới, theo thứ tự ưu tiên.


Hình 3.

Trên hình 3: Xe ôtô cứu thương có quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ nên được đi trước. Xe mô tô đi trên đường ưu tiên vẫn phải nhường đường cho xe cứu thương.


Hình 4.

Trên hình 4: Xe ôtô chữa cháy được quyền ưu tiên đi trước các xe khác khi qua đường giao nhau theo thứ tự ưu tiên thứ nhất, do đó theo hướng mũi tên xe ôtô chữa cháy.


Hình 5.

Trên hình 5: Xe ôtô công an (CA) là xe có quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ nên được đi trước mặc dù xe ôtô con và xe ôtô tải đang đi trên đường ưu tiên. Khi xe ôtô công an đã đi phía bên phải xe ôtô con không vướng nên được quyền đi tiếp theo. Lúc này phía tay phải xe ôtô khách không vướng, lẽ ra được đi nhưng xe ôtô tải đang đi trên đường ưu tiên do đó được đi trước, xe ôtô khách đi sau cùng.

4. Xe ở trên đường ưu tiên

Tại những nơi giao nhau giữa một đường ưu tiên và một đường không ưu tiên hoặc giữa một đường chính và một đường phụ thì quyền ưu tiên dành cho xe chạy rên đường ưu tiên và trên đường chính bất kỳ từ hướng nào tới.


Hình 7.

Trên hình 7: Xe ôtô con đang đi trên đường ưu tiên nên mặc dù trên phải vướng xe ôtô khách vẫn được đi trước, sau đó đến xe ôtô tải và cuối cùng là xe ôtô khách.

5. Xe có quyền bên phải

Khi các xe đến đường giao nhau đồng cấp, cùng một lúc thì xe nào rẽ phải và bên phải không vướng sẽ được đi trước.


Hình 8.

Trên hình 8: Xe ôtô tải và xe ôtô khách đều rẽ phải nên cùng được ưu tiên đi trước, xe ôtô con rẽ trái đi sau cùng.


Hình 9.
Trên hình 9: Bên phải các xe ôtô đều vướng, chỉ có xe môtô bên phải không vướng nên được đi trước, tiếp theo là xe ôtô tải,rồi đến xe ôtô khách và cuối cùng là xe ôtô con.

6. Xe cùng đoàn, cùng hướng

Các xe đi cùng đoàn, cùng hướng thì khi xe đầu đoàn đã vào phần đường giao nhau, các xe cùng đoàn được ưu tiên bám theo nhau để qua đường giao nhau.


Hình 10.

Trên hình 10: Xe số 2 đi đầu đoàn đã vào phần đường giao nhau nên được đi trước, xe số 3 và xe số 4 cùng đoàn được.

7. Hai xe đi ngược chiều nhau

Khi các xe đến đường giao nhau đều cùng một lúc, thì những xe rẽ trái phải nhường đường cho xe đi thẳng và xe rẽ phải đi trước.


Hình 11.

Trên hình 11: Xe ôtô tải rẽ phải được đi trước, xe ôtô con rẽ trái phải nhường đường cho xe ôtô khách đi thẳng, xe ôtô con đi sau cùng.

* Thông tin bài viết tham khảo từ Giáo trình đào tạo người lái xe mô tô hai bánh của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
 

SAMA

Xe tải
Biển số
OF-330881
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
432
Động cơ
286,620 Mã lực
Em thấy cái mục số 2 cứ làm sao ý, qua ngã tư cứ cắm đầu cắm cổ phi chiếm ngã tư trước ko cần biết thứ tự ưu tiên thế nào có va chạm là đúng à?

Mục số 6 thế nào là xe cùng đoàn, mấy ông quen nhau chạy một đoàn với nhau cũng được ưu tiên thì loạn à?
 

Xenissan

Xe hơi
Biển số
OF-361709
Ngày cấp bằng
6/4/15
Số km
107
Động cơ
259,670 Mã lực
Cháu cứ đi đúng luật thôi
 

basoko

Xe hơi
Biển số
OF-357494
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
110
Động cơ
262,500 Mã lực
Em thấy cái mục số 2 cứ làm sao ý, qua ngã tư cứ cắm đầu cắm cổ phi chiếm ngã tư trước ko cần biết thứ tự ưu tiên thế nào có va chạm là đúng à?

Mục số 6 thế nào là xe cùng đoàn, mấy ông quen nhau chạy một đoàn với nhau cũng được ưu tiên thì loạn à?
"Xe đến trước thì đi trước" là luật, còn "cắm đầu chiếm ngã tư" là văn hóa giao thông. Cho nên không chỉ tuân thủ luật mà phải có văn hóa nữa thì giao thông nước ta mới an toàn được.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
"Xe đến trước thì đi trước" là luật, còn "cắm đầu chiếm ngã tư" là văn hóa giao thông. Cho nên không chỉ tuân thủ luật mà phải có văn hóa nữa thì giao thông nước ta mới an toàn được.
Thực ra ko luật nào nói xe vào trước được đi trước cả :))
Ví dụ ngã tư đồng cấp, xe bên trái phải nhường xe bên phải, xe bên trái cách ngã tư 10m, xe bên phải cách ngã tư cũng 10m, nhưng xe bên trái dấn ga mạnh (hoặc xe khỏe) thì đương nhiên sẽ vào ngã tư trước, ko lẽ như vậy là đúng sao, đó là hành động cướp đường.
Điều đó chỉ đúng khi xe bên trái cách ngã tư 10 m, còn xe bên phải cách 50m hoặc hơn nữa, đương nhiên xe bên trái cứ đi và vào ngã tư trước. Lúc này luật phát biểu là: xe nào vào ngã tư rồi thì cứ việc đi tiếp !
 

Nẫu

Xe tải
Biển số
OF-59007
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
333
Động cơ
16,821 Mã lực
Thực ra ko luật nào nói xe vào trước được đi trước cả :))
Ví dụ ngã tư đồng cấp, xe bên trái phải nhường xe bên phải, xe bên trái cách ngã tư 10m, xe bên phải cách ngã tư cũng 10m, nhưng xe bên trái dấn ga mạnh (hoặc xe khỏe) thì đương nhiên sẽ vào ngã tư trước, ko lẽ như vậy là đúng sao, đó là hành động cướp đường.
Điều đó chỉ đúng khi xe bên trái cách ngã tư 10 m, còn xe bên phải cách 50m hoặc hơn nữa, đương nhiên xe bên trái cứ đi và vào ngã tư trước. Lúc này luật phát biểu là: xe nào vào ngã tư rồi thì cứ việc đi tiếp !
Cụ chuẩn! Cái đỏ đỏ là các ông dạy lái nói, chứ luật không hề quy định như vậy. Mà em thật, phần lớn các bố dạy lái toàn nói theo kinh nghiệm thôi ạ
 

pbvhp

Xe buýt
Biển số
OF-301673
Ngày cấp bằng
14/12/13
Số km
973
Động cơ
315,979 Mã lực
Em thì nhớ nhất là cấm vượt ở đường giao nhau.
 

superb

Xe tải
Biển số
OF-7677
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
241
Động cơ
541,410 Mã lực
Nơi ở
Trần Cung
Phức tạp thật, sao ko áp dụng đường chính đường phụ, quy tắc nhường phải khi vào các đoạn giao cắt?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,947 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em thấy cái mục số 2 cứ làm sao ý, qua ngã tư cứ cắm đầu cắm cổ phi chiếm ngã tư trước ko cần biết thứ tự ưu tiên thế nào có va chạm là đúng à?

Mục số 6 thế nào là xe cùng đoàn, mấy ông quen nhau chạy một đoàn với nhau cũng được ưu tiên thì loạn à?
Giáo trình chuẩn của Tổng cục đường bộ ban hành nhé.
Cụ không tin mục số 2 và mục số 6 thì cứ thử làm ngược lại.
Chú ý mục số 2, nếu điều khiển xe máy thì rất dễ mất mạng nếu người ta đã vào giao lộ rồi mà mình vẫn cố tình đi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top