- Biển số
- OF-172766
- Ngày cấp bằng
- 20/12/12
- Số km
- 100
- Động cơ
- 343,463 Mã lực
Các cuộc “húc nhau” giữa lòng đại dương đó chủ yếu là giữa Hải quân Liên Xô và Hải quân Mỹ. Thật may, là 2 bên hoặc là che giấu sự thật, hoặc là thỏa thuận ngầm để không dẫn tới những cuộc chiến tranh.
K-19 và USS Gato
Sau khi nước Mỹ cho hạ thủy tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới USS George Washington (SSBN 598), người Nga đáp trả bằng tàu ngầm K-19 thuộc Project 658 lượng giãn nước 5.000 tấn mang 3 tên lửa đạn đạo chứa đầu đạn hạt nhân R-13 tầm bắn 650km. Nhưng do là áp lực ganh đua lúc bây giờ, họ đã đốt cháy giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, K-19 ra đời với chi chít lỗi thiết kế. Và đặc biệt ở trái tim của con tàu, lò phản ứng.
Tháng 7/1961, con tàu của thuyền trưởng Nikolai Zeteyev đã thực sự gặp tai nạn khi hệ thống làm mát cho lò phân hạch bị hỏng. Nhưng với sự anh dũng của các thủy thủ, một thảm họa hạt nhân đã không xảy ra, đổi lại 8 người đã hi sinh. Sau đó K-19 được lính tàu ngầm Soviet gọi là “Hiroshima”.
Ảnh đồ họa 3D tàu ngầm hạt nhân K-19.
Bảy năm sau, K-19 lại gặp một sự cố khác, lần này là một cú húc đầu trực diện với tàu ngầm hạt nhân USS Gato (SSN-615) của Hải quân Mỹ lúc 7h13 sáng ngày 15/11/1969 ở độ sâu 60m.
Vụ va chạm là lỗi của người Mỹ khi họ xâm phạm trái phép vào lãnh hải Liên Xô, khu vực va chạm thuộc biển Barents cách đảo Kyldin 5,5 km. Lúc bây giờ tàu ngầm Liên Xô đang trong quá trình lặn sâu xuống 90m nên khi húc vào USS Gato, nó đã đẩy tàu này cắm xuống nhưng điều thần kì đã xảy ra khi không ai thiệt mạng cả. K-19 bị hư hại phần mũi và trở về căn cứ trong tư thế nổi.
Sau này được biết, chỉ huy khoang ngư lôi tàu Mỹ định khai hỏa ngư lôi nhằm K-19 nhưng thuyền trưởng của anh ta đã kịp ngăn lại. Vụ việc này đã được đề cập tới trên tờ New York Times xuất bản ngày 6/7/1975.
K-129 và USS Swordfish
Ngày 24/2/1968, tại vùng Viễn đông Vladivostock thuộc Liên Xô, tàu ngầm K-129 thuộc lớp Project 629 Golf bắt đầu tiến hành một cuộc tuần tiễu. Đây là tàu ngầm diesel lượng giãn nước 3.553 tấn, chiều dài 98,8m, tốc độ chạy ngầm tối đa 12,5 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 70 ngày đêm, đặc biệt có thể mang tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân R-21/SSN-5 Sark đạt tầm bắn 1200km và 2 ngư lôi hạt nhân.
Tàu K-129 được lệnh thiết lập phiên liên lạc với trung tâm chỉ huy khi nó đi qua kinh tuyến 180, và một phiên nữa được ấn định vào lúc tới khu vực tuần tiễu. Theo kế hoạch, nhiệm vụ kết thúc vào ngày 5/3, sau đó tàu quay về căn cứ ở Kamchatka. Nhưng trung tâm chỉ huy đã không nhận được tín hiệu của cả hai phiên liên lạc, K-129 bị coi là mất tích.
Một chiếc tàu ngầm Project 629 Golf cùng loại với K-129 xấu số.
Ngay lập tức, Hải quân Liên Xô điều động một lực lượng gồm 40 tàu chiến hỗn hợp để thực hiện một trong những chiến dịch tìm kiếm lớn nhất trong lịch sử của họ, ngoài thủ thủ đoàn 98 người, tầm quan trọng của thông tin mà K-129 mang theo cũng là vô giá.
Chiến dịch rầm rộ của Hải quân Liên Xô không thể qua mắt được Mỹ. Tàu USS Barb đã phát hiện và thông báo về chiến dịch giải cứu này vào ngày 21/3/1968. Thực sự bất ngờ khi người Mỹ, từ trước đó đã biết chính xác vị trí của con tàu xấu số, họ lặng lẽ theo dõi từ xa và mong chờ phía Liên Xô không thu được kết quả gì, để rồi sau đó Nhà Trắng khởi động một chiến dịch tuyệt mật nhằm trục vớt và thu giữ chiến lợi phẩm có một không hai.
Ngày nay, những tài liệu được giải mật cho chúng ta biết đó chính là “Kế hoạch Jennifer” hay “Dự án Azorian” năm 1974 và rằng chiến dịch này đã thành công. Người Mỹ đã phải chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên nhẫn chờ đợi tới 6 năm để hành sự. Họ xây dựng một chiếc tàu trục vớt rất hiện đại mang tên Hughes Glomar Explorer đội lốt dưới một chiếc tàu khoan thám hiểm dân sự.
Trở lại tình hình lúc bấy giờ, K-129 được cho là bị chìm vào ngày 11/3 cách Hawaii 1.500 hải lý, trong khi ngày 17/3 tàu ngầm nguyên tử USS Swordfish của Mỹ đã cập cảng Yokosuka của Nhật để sửa chữa khẩn cấp. Người ta ghi nhận được những hư hại rõ ràng trên tháp lái của chiếc tàu cỡ 2.900 tấn này. Sự “trùng hợp” này là không hề nhỏ, khả năng rất lớn là đã có một vụ va chạm nghiêm trong xảy ra giữa tàu ngầm của Nga và Mỹ.
Tàu trục vớt K-129 của Mỹ.
Sau đó không lâu tàu ngầm nguyên tử USS Scorpion của Hải quân Mỹ cũng “chết bất đắc kỳ tử” và Lầu Năm Góc công bố đó là một tai nạn. Thiếu tướng Hải quân Nga Victor Dygalo đã từng có lần ám chỉ về một thỏa thuận im lặng giữa hai siêu cường.
USS Tautog và K-108
Ngày 20/6/1970, ở vùng biển gần bán đảo Kamchatka (Liên Xô), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình K-108 (thuộc Project 675 – NATO gọi là Echo) của hạm trưởng Suren Bagdasaryan vừa thực hiện xong một bài kiểm tra.
“Kẻ hủy diệt tàu sân bay” này có lượng giãn nước cực đại nên đến 5.800 tấn. Tàu được trang bị 8 tên lửa hành trình P-6 có thể mang đầu đạn hạt nhân chuyên để tấn công các mục tiêu nổi lớn như cụm tàu sân bay hay các căn cứ nổi khác. K-108 có thể nhả hết toàn bộ số tên lửa này chỉ trong 30 phút.
Tàu ngầm USS Tautog.
Thời điểm đó, K-18 đang về căn cứ và các thủy thủ cảm thấy rất thoải mái. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng, sau lưng họ, kẻ thù đang hiển hiện. Chiếc USS Tautog đã âm thầm bám theo vết tích của K-108 từ rất lâu, “cá tầm” nguyên tử của Mỹ ẩn mình tại “vùng mù” hay “vùng chết” mà các thiết bị định vị thủy âm trên tàu ngầm Liên Xô vô tác dụng. Nó có lẽ đã không bị phát hiện nếu như tàu K-108 không bất ngờ rẽ trái, đây là hành động mà các tàu ngầm Liên Xô rất hay làm để có thể đo được thủy âm ở “vùng chết”, thủy thủ Mỹ gọi đây là động tác cơ động “Ivan điên dại”.
Vì bám quá sát mục tiêu nên tổ lái USS Tautog đã gần như không thể né được. Một cú húc thẳng vào mạn phải phần đuôi của K-108. Vụ va chạm rất mạnh khiến phần tháp lái của USS Tautog bị biến dạng trong khi phần đuôi và chân vịt của K-108 cũng bị hủy hoại, thậm chí, sau khi thoát thân thành công về đến Trân Châu Cảng, người ta còn tìm thấy những phần của chân vịt tàu ngầm Liên Xô trên Tautog và sau này ở phần tháp lái của Tautog vẫn có dấu vết vĩnh viễn của vụ va chạm.
Một chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình Project 675 cùng loại với K-108.
Khi đó, thủy thủ Mỹ nghĩ rằng tàu Liên Xô đã chìm, quả thật sau cú húc K-108 đã chìm và nguy cơ bị rơi xuống dưới 2.000m nước. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn đã chiến đấu thật tuyệt vời, họ lấy lại được cân bằng cho con tàu và bơm khí vào các thùng nổi khẩn cấp. Chiếc tàu ngầm đã thoát chết trong ngang tấc và được đưa trở về Petropavlovsk-Kamchatsky.
Sau này, sự việc được công trong cuốn sách Blind Man Bluff: Những câu truyện chưa từng được tiết lộ về tàu ngầm gián điệp Mỹ của tác giả Sherry Sontag năm 1997.
K-211 và USS Sturgeon
Trong suốt chiến tranh Lạnh, các vụ va chạm nghiêm trọng giữa tàu ngầm của Liên Xô và Mỹ không phải là hiếm, chỉ vài năm sau vụ K-108 và USS Tautog, lại xảy ra một “cuộc chạm chán” tương tự giữa tàu ngầm hai bên.
“Vai chính” lần này bên phía Liên Xô là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo K-211 Petropavlovsk-Kamchatskiy thuộc Project 667BDR Kalmar (NATO gọi là Delta III).
Tàu có chiều dài 160m, lượng giãn nước tối đa khoảng 13.000 tấn, tốc độ di chuyển 24 hải lý/ giờ, thủy thủ đoàn 130 người. Hệ thống vũ khí chính là 16 tên lửa đạn đạo R-29R, tầm bắn 6.500km, mỗi tên lửa mang 3 đầu đạn hạt nhân sức công phá 200 kiloton, ngoài ra còn 4 ống phóng ngư lôi 533mm, 2 ống 400mm với 16 quả ngư lôi. Đây là một trong những lớp tàu ngầm mạnh nhất mà Hải quân Liên Xô từng sở hữu và đến tận ngày này vẫn là một trong những loại tàu ngầm chiến lược nguy hiểm nhất.
Tàu ngầm Projec6 667BDR của Hải quân Liên Xô.
Sự việc xảy ra vào ngày 23/5/1981, K-211 lúc bấy giờ thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc, đang trên hành trình trở về căn cứ sau khi đã hoàn thành một chuyến tuần tiễu. Chỉ huy Lev Zakharov xác định tàu không bị theo dõi và cho di chuyển với tốc độ 9,5 hải lý ở độ sâu 50m.
“Lúc 7h30, ông hạ lệnh tiến hành đo thủy âm “vùng chết” để kiểm tra. Đến 7h51, K-211 bất ngờ phát hiện những tín hiệu thủy âm khá nhẹ. Thuyền trưởng ra lệnh nổi lên gần mặt nước để có thể sử dụng kính tiềm vọng tìm kiếm. Không phát hiện thấy mục tiêu nào. Sau đó, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được tín hiệu lần nữa và xác định chúng phát ra ở vị trí góc 127° bên mạn trái tàu. Zakharov nghĩ ngay tới một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Chỉ có chúng mới đủ khả năng và độ táo bạo bám đuổi tới sát căn cứ Liên Xô. 7h58p K-211 được lệnh chuyển hướng và chủ động phát tín hiệu liên lạc. Không có phản hồi và tín hiệu thủy âm cũng biến mất. Tới 8h11p, K-211 vẫn không nhận diện được mục tiêu, đối phương không chịu xuất đầu lộ diện. Bất ngờ là một rung lắc dữ dội, một cú va đập vào mạn phải gần đuôi tàu. K-211 có thiết kế rất vững chắc lên vỏ tàu không bị vỡ nhưng chân vịt phải và cánh lái đuôi bị phá hủy. “Thủ phạm” thì mất tích”, tài liệu sau này tiết lộ.
Tàu ngầm USS Sturgeon.
Theo nguồn tin tình báo, Liên Xô biết rằng sau đó vài ngày có một chiếc tàu ngầm hạt nhân Mỹ đến căn cứ hải quân Holy Loch của Anh trong tình trạng “sống dở chết dở”, tháp chỉ huy của nó bị nát tươm. Một cuộc điều tra bí mật được khẩn trương tiến hành với sự tham gia của 2 tàu ngầm hạt nhân. Kết quả điều tra dưới nước cũng như thẩm định những mảnh kim loại lạ găm trên thân tàu K-211 được báo cáo lên Bộ Tham mưu của Hải quân: tàu ngầm hạt nhân USS Sturgeon chính là tác giả của vụ va chạm. Nguyên nhân là tàu Mỹ phát hiện ra bị lộ trong khi đang thực hiện theo dõi, nó đã đâm thẳng vào K-211 rồi tẩu thoát.
Đến bây giờ vẫn không thể hiểu được tại sao USS Sturgeon lại chọn cách “húc” vào đối thủ to lớn hơn mình 3 lần để tẩu thoát? Và cũng thật kỳ diệu khi tàu ngầm Mỹ vẫn còn có thể “lết” về đến nước Anh, không rõ thiệt hại về người.
Chạm trán tàu ngầm Trung Quốc
Vụ việc xảy ra vào ngày 22/1/1983 trên Biển Đông, khi đó tàu ngầm hạt nhân K-10 (thuộc Project 675 – NATO gọi là Echo) do Đại tá Valery Medvedev chỉ huy đang có những hoạt động ở vùng nước sâu không xa căn cứ Cam Ranh.
Như thường lệ, tàu thực hiện cơ động “Ivan điên dại” để phát hiện những kẻ bám đuôi. Sĩ quan thủy âm thông báo không có gì. Nhưng đột nhiên mọi người trong tàu cảm thấy có sự va chạm, không mạnh nhưng có thể cảm nhận được. Tàu ở trạng thái khẩn cấp. Nhưng sau đó, thuyền trưởng liên lạc với các khoang thì không có thương vong gì, tàu không bị tràn nước.
Một chiếc tàu ngầm Project 675 cùng loại với K-10 tại quân cảng Cam Ranh, Việt Nam.
Lúc 21h31, tàu K-10 nổi lên mặt nước, trời tối đen như mực và sóng gió dữ dội vì cơn bão biển. Tàu trở về Cam Ranh với sự hộ tống của một khu trục hạm chống ngầm cỡ lớn. Tại vết thương ở phần mũi K-10 người ta còn tìm thấy những mảnh kim loại lạ.
Hai năm sau, Trung Quốc cho đưa tin về một vụ chìm tàu ngầm làm khoảng 100 nhà khoa học tên lửa và thủy thủ thiệt mạng ở Biển Đông. Chiếc tàu ngầm xấu số mang số hiệu 208 thuộc Type 6631. Đây thực chất là một chiếc tàu được lắp ráp chủ yếu từ các bộ phận tàu Liên Xô thuộc Project 629 ở nhà máy đóng tàu Đại Liên trong những năm 1960-1961. Tuy vậy thì tàu 208 cũng chỉ được trang bị các tên lửa R-11 tầm bắn 150km kém xa bản R-21 trên K-129. Sau đó Trung Quốc với khả năng “dịch mã ngược” bậc thầy đã sử dụng tàu 208 làm bệ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo JL-1 của riêng họ cũng như hoàn thiện thêm thiết kế tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Gần giống một số vụ va chạm đã kể trên giữa Liên Xô và Mỹ, tàu ngầm Trung Quốc cũng gặp tai nạn khi di chuyển rất gần trong “vùng chết” của K-10. Chẳng mấy ai tin đây là một vụ va chạm tình cờ.
Dù Trung Quốc không thừa nhận nhưng vụ việc này nhiều khả năng là đã xảy ra. Ảnh minh họa.
Trung Quốc, cho đến bây giờ vẫn tuyệt đối không thừa nhận tai nạn xảy ra với Type 6631 là do đụng độ với tàu ngầm K-10 dù những bằng chứng điều tra sau đó khá rõ ràng, bên cạnh đó cũng phải nói Liên Xô không muốn đề cập tới vấn đề này. Thời điểm xảy ra thảm họa, trên tàu 208 là rất đông các nhà khoa học về động lực và tên lửa hàng đầu của Trung Quốc. Đây là một mất mát cực lớn cho trương trình tên lửa đạn đạo tham vọng của nước này cho đến tận bây giờ.
Nga, Mỹ cũng đụng nhau
Sau khi Liên Xô tan rã Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục chính sách theo dõi chặt chẽ lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Nga. Điều đó khiến cho chuỗi đụng nhau giữa tàu ngầm 2 nước tiếp tục nối dài.
Ngày 11/2/1992, tại khu vực quần đảo Kildin gần Severomorsk, tàu ngầm Mỹ USS Baton Rouge đang thực hiện hoạt động theo dõi bí mật, mục tiêu của nó là chiếc K-276 Kostroma thuộc Hạm đội Biển Bắc.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles được chế tạo với nhiệm vụ theo dõi và “hạ sát” tàu ngầm và chiến hạm đối phương với ngư lôi Mark 48 ADCAP, tên lửa Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk. Nhưng thật bất ngờ khi “kẻ chuyên nghiệp” này lại để xảy ra va chạm với mục tiêu theo dõi của mình.
Tàu K-276 thuộc lớp Barracuda nhỉnh hơn USS Baton Rouge không đáng kể về lượng rẽ nước (7.200 so với 6.900 tấn) sự khác biệt lớn nhất làm từ vật liệu cấu tạo nên thân tàu: K-276 Kostroma là con tàu Titan - không chỉ nhẹ mà bền chắc hơn thép rất nhiều.
Tháp chỉ huy K-276 bị hư hỏng sau cú va chạm.
Sau cú va chạm, K-276 chỉ bị thương ở vách ngăn mũi còn thương tích của tàu Mỹ là rất nặng, hai vết rách lớn cùng nhiều vết lõm. Hải quân Mỹ đầu tiên phủ nhận thông tin này nhưng sau đó họ cũng phải thừa nhận cùng lời “thú tội” đã xâm phạm lãnh hải của Nga. Các thủy thủ Mỹ đã may mắn sống sót nhưng chiếc tàu của họ thì không được may như vậy. Những hủy hoạt quá nặng sau vụ va chạm khiến nó phải nhận án khai tử từ Tư lệnh Hải quân Mỹ. Đây là chiếc đầu tiên thuộc lớp Los Angeles phải nghỉ hưu. Ngày 13/11995, người ta quyết định tháo dỡ và tái chế USS Baton Rouge.
Về phần mình, sau khi đã được sửa chữa nhanh chóng trong năm 1992, K-276 Kostroma được hiện đại hóa và tiếp tục đi vào phục vụ năm 1996 với hình số 1 được bao bọc bởi ngôi sao năm cánh ở mặt trước tháp chỉ huy. Đó là biểu tượng của tàu ngầm Liên Xô từ thời chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại, nó tượng trưng cho một chiến thắng trước kẻ thù.
Đồng minh Tây Âu Anh – Pháp choảng nhau
Vụ va chạm giữa hai lớp tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Tây Âu diễn ra vào đêm mùng 3, rạng sáng 4/2/2009 ở ngoài khơi Đại Tây Dương. Tàu HMS Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra đã bị đâm bởi một tàu ngầm hạt nhân Triomphant của Hải quân Pháp vốn cũng vừa thực hiện xong nhiệm vụ và trên đường trở về căn cứ. Lúc đó trên hai tàu không chỉ có lò phản ứng hạt nhân mà còn khoảng 250 thủy thủ, sĩ quan cùng một kho vũ khí khổng lồ. Tàu Vanguard có thể mang 16 tên lửa đạn đạo Trident D5 chứa 128 đầu đạn hạt nhân, còn Triomphant cũng có thể mang 16 tên lửa đạn đạo M45 chứa 96 đầu đạn phân hạch.
Kết quả là tàu Triomphat bị hư hại nặng ở phần mũi chứa hệ thống định vị thủy âm (sonar) và bị ngập nước, trong khi Vanguard bị biến dạng phần thân bên phải, nơi có chứa các ống phóng tên lửa đạn đạo.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược HMS Vanguard.
Sau đó vài ngày, Bộ Quốc phòng Pháp ra thông báo rằng tàu của họ đụng phải một vật thể chìm dưới nước nhưng không nói rõ đó là gì. Phía các quan chức Anh đã cố giữ im lặng nhưng trước việc tất cả các báo lớn đều đưa tin và tạo sức ép, cuối cùng ngày 16/2, đích thân Đô đốc Sir Jonathon Band đã phải lên tiếng xác nhận sự việc. Tuy nhiên cả hai bên đều khẳng định không có thiệt hại về sinh mạng cũng như kho vũ khí hạt nhân trên hai tàu vẫn còn nguyên vẹn. Vanguard tự bơi được về căn cứ hải quân Her Majesty's đóng tại Firth of Clyde trong khi Triomphant cũng “lết” được về căn cứ tàu ngầm Île Longue ở bán đảo Brittany với sự hộ tống của một tàu khu trục nhỏ. Tổng chi phí thiệt hại ước tính khoảng 50 triệu Bảng.
Nhiều người coi đây là sự cố tàu ngầm nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ Kursh năm 2000 vì mức độ đe dọa tiềm tàng từ những gì chứa trong hai chiếc tàu ngầm nguyên tử này. Từ những năm 1960 nước Anh luôn duy trì chính sách trong mọi thời điểm luôn có ít nhất một tàu ngầm hạt nhân tuần trực ngoài đại dương. Năm 1984, Pháp đã từ đề nghị chia sẻ thông tin về hoạt động tuần tra của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược nhưng London không đồng ý.
Tàu ngầm Triomphant.
Vụ việc trên lại một lần nữa làm dấy lên lo ngại về vấn đề đảm bảo an toàn “giao thông” cho những sát thủ đại dương. Làm thế nào mà hai vật thể to lớn được trang các công nghệ nhận dạng hàng đầu lại có thể va vào nhau khi di chuyển trong một không gian bao la. Câu trả lời đến từ chính sự hiện đại mà các tàu sở hữu. Với trình độ kỹ thuật ngày càng cao, những chiếc tàu ngầm nói chung và các tàu ngầm hạt nhân nói riêng ngày càng ít phát ra tiếng động, bên cạnh đó là công nghệ ngụy trang, hấp thụ chấn động, sóng sonar của đối phương. Điểm mấu chốt là kỹ thuật cao cũng cho phép chế tạo các tàu ngầm đa năng, đa nhiệm, chúng thường xuyên làm các nhiệm vụ khác nhau, trong đó có những nhiệm vụ theo dõi, giám sát hoạt động của các tàu đối phương.
Có những khu vực nước mà tại đó muốn bám theo và có thể đưa ra phương pháp ngăn chặn nhau kịp thời, các tàu ngầm hạt nhân chỉ duy trì một khoảng cách vài trăm mét. Các vụ đụng độ cũng vì thế mà thường xảy ra giữa các cường quốc đang có sự ganh đua quyết liệt. Nhiều nhất vẫn là giữa Mỹ là Liên Xô/Nga. Nhưng phần lớn trong số những vụ việc này đều bị dấu kín vì rất nhiều nguyên nhân. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, thì một phần của thế giới bí mật dưới lòng đại dương mới được hé lộ trước công chúng.
K-19 và USS Gato
Sau khi nước Mỹ cho hạ thủy tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới USS George Washington (SSBN 598), người Nga đáp trả bằng tàu ngầm K-19 thuộc Project 658 lượng giãn nước 5.000 tấn mang 3 tên lửa đạn đạo chứa đầu đạn hạt nhân R-13 tầm bắn 650km. Nhưng do là áp lực ganh đua lúc bây giờ, họ đã đốt cháy giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, K-19 ra đời với chi chít lỗi thiết kế. Và đặc biệt ở trái tim của con tàu, lò phản ứng.
Tháng 7/1961, con tàu của thuyền trưởng Nikolai Zeteyev đã thực sự gặp tai nạn khi hệ thống làm mát cho lò phân hạch bị hỏng. Nhưng với sự anh dũng của các thủy thủ, một thảm họa hạt nhân đã không xảy ra, đổi lại 8 người đã hi sinh. Sau đó K-19 được lính tàu ngầm Soviet gọi là “Hiroshima”.
Bảy năm sau, K-19 lại gặp một sự cố khác, lần này là một cú húc đầu trực diện với tàu ngầm hạt nhân USS Gato (SSN-615) của Hải quân Mỹ lúc 7h13 sáng ngày 15/11/1969 ở độ sâu 60m.
Vụ va chạm là lỗi của người Mỹ khi họ xâm phạm trái phép vào lãnh hải Liên Xô, khu vực va chạm thuộc biển Barents cách đảo Kyldin 5,5 km. Lúc bây giờ tàu ngầm Liên Xô đang trong quá trình lặn sâu xuống 90m nên khi húc vào USS Gato, nó đã đẩy tàu này cắm xuống nhưng điều thần kì đã xảy ra khi không ai thiệt mạng cả. K-19 bị hư hại phần mũi và trở về căn cứ trong tư thế nổi.
Sau này được biết, chỉ huy khoang ngư lôi tàu Mỹ định khai hỏa ngư lôi nhằm K-19 nhưng thuyền trưởng của anh ta đã kịp ngăn lại. Vụ việc này đã được đề cập tới trên tờ New York Times xuất bản ngày 6/7/1975.
K-129 và USS Swordfish
Ngày 24/2/1968, tại vùng Viễn đông Vladivostock thuộc Liên Xô, tàu ngầm K-129 thuộc lớp Project 629 Golf bắt đầu tiến hành một cuộc tuần tiễu. Đây là tàu ngầm diesel lượng giãn nước 3.553 tấn, chiều dài 98,8m, tốc độ chạy ngầm tối đa 12,5 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 70 ngày đêm, đặc biệt có thể mang tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân R-21/SSN-5 Sark đạt tầm bắn 1200km và 2 ngư lôi hạt nhân.
Tàu K-129 được lệnh thiết lập phiên liên lạc với trung tâm chỉ huy khi nó đi qua kinh tuyến 180, và một phiên nữa được ấn định vào lúc tới khu vực tuần tiễu. Theo kế hoạch, nhiệm vụ kết thúc vào ngày 5/3, sau đó tàu quay về căn cứ ở Kamchatka. Nhưng trung tâm chỉ huy đã không nhận được tín hiệu của cả hai phiên liên lạc, K-129 bị coi là mất tích.
Ngay lập tức, Hải quân Liên Xô điều động một lực lượng gồm 40 tàu chiến hỗn hợp để thực hiện một trong những chiến dịch tìm kiếm lớn nhất trong lịch sử của họ, ngoài thủ thủ đoàn 98 người, tầm quan trọng của thông tin mà K-129 mang theo cũng là vô giá.
Chiến dịch rầm rộ của Hải quân Liên Xô không thể qua mắt được Mỹ. Tàu USS Barb đã phát hiện và thông báo về chiến dịch giải cứu này vào ngày 21/3/1968. Thực sự bất ngờ khi người Mỹ, từ trước đó đã biết chính xác vị trí của con tàu xấu số, họ lặng lẽ theo dõi từ xa và mong chờ phía Liên Xô không thu được kết quả gì, để rồi sau đó Nhà Trắng khởi động một chiến dịch tuyệt mật nhằm trục vớt và thu giữ chiến lợi phẩm có một không hai.
Ngày nay, những tài liệu được giải mật cho chúng ta biết đó chính là “Kế hoạch Jennifer” hay “Dự án Azorian” năm 1974 và rằng chiến dịch này đã thành công. Người Mỹ đã phải chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên nhẫn chờ đợi tới 6 năm để hành sự. Họ xây dựng một chiếc tàu trục vớt rất hiện đại mang tên Hughes Glomar Explorer đội lốt dưới một chiếc tàu khoan thám hiểm dân sự.
Trở lại tình hình lúc bấy giờ, K-129 được cho là bị chìm vào ngày 11/3 cách Hawaii 1.500 hải lý, trong khi ngày 17/3 tàu ngầm nguyên tử USS Swordfish của Mỹ đã cập cảng Yokosuka của Nhật để sửa chữa khẩn cấp. Người ta ghi nhận được những hư hại rõ ràng trên tháp lái của chiếc tàu cỡ 2.900 tấn này. Sự “trùng hợp” này là không hề nhỏ, khả năng rất lớn là đã có một vụ va chạm nghiêm trong xảy ra giữa tàu ngầm của Nga và Mỹ.
Sau đó không lâu tàu ngầm nguyên tử USS Scorpion của Hải quân Mỹ cũng “chết bất đắc kỳ tử” và Lầu Năm Góc công bố đó là một tai nạn. Thiếu tướng Hải quân Nga Victor Dygalo đã từng có lần ám chỉ về một thỏa thuận im lặng giữa hai siêu cường.
USS Tautog và K-108
Ngày 20/6/1970, ở vùng biển gần bán đảo Kamchatka (Liên Xô), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình K-108 (thuộc Project 675 – NATO gọi là Echo) của hạm trưởng Suren Bagdasaryan vừa thực hiện xong một bài kiểm tra.
“Kẻ hủy diệt tàu sân bay” này có lượng giãn nước cực đại nên đến 5.800 tấn. Tàu được trang bị 8 tên lửa hành trình P-6 có thể mang đầu đạn hạt nhân chuyên để tấn công các mục tiêu nổi lớn như cụm tàu sân bay hay các căn cứ nổi khác. K-108 có thể nhả hết toàn bộ số tên lửa này chỉ trong 30 phút.
Thời điểm đó, K-18 đang về căn cứ và các thủy thủ cảm thấy rất thoải mái. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng, sau lưng họ, kẻ thù đang hiển hiện. Chiếc USS Tautog đã âm thầm bám theo vết tích của K-108 từ rất lâu, “cá tầm” nguyên tử của Mỹ ẩn mình tại “vùng mù” hay “vùng chết” mà các thiết bị định vị thủy âm trên tàu ngầm Liên Xô vô tác dụng. Nó có lẽ đã không bị phát hiện nếu như tàu K-108 không bất ngờ rẽ trái, đây là hành động mà các tàu ngầm Liên Xô rất hay làm để có thể đo được thủy âm ở “vùng chết”, thủy thủ Mỹ gọi đây là động tác cơ động “Ivan điên dại”.
Vì bám quá sát mục tiêu nên tổ lái USS Tautog đã gần như không thể né được. Một cú húc thẳng vào mạn phải phần đuôi của K-108. Vụ va chạm rất mạnh khiến phần tháp lái của USS Tautog bị biến dạng trong khi phần đuôi và chân vịt của K-108 cũng bị hủy hoại, thậm chí, sau khi thoát thân thành công về đến Trân Châu Cảng, người ta còn tìm thấy những phần của chân vịt tàu ngầm Liên Xô trên Tautog và sau này ở phần tháp lái của Tautog vẫn có dấu vết vĩnh viễn của vụ va chạm.
Khi đó, thủy thủ Mỹ nghĩ rằng tàu Liên Xô đã chìm, quả thật sau cú húc K-108 đã chìm và nguy cơ bị rơi xuống dưới 2.000m nước. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn đã chiến đấu thật tuyệt vời, họ lấy lại được cân bằng cho con tàu và bơm khí vào các thùng nổi khẩn cấp. Chiếc tàu ngầm đã thoát chết trong ngang tấc và được đưa trở về Petropavlovsk-Kamchatsky.
Sau này, sự việc được công trong cuốn sách Blind Man Bluff: Những câu truyện chưa từng được tiết lộ về tàu ngầm gián điệp Mỹ của tác giả Sherry Sontag năm 1997.
K-211 và USS Sturgeon
Trong suốt chiến tranh Lạnh, các vụ va chạm nghiêm trọng giữa tàu ngầm của Liên Xô và Mỹ không phải là hiếm, chỉ vài năm sau vụ K-108 và USS Tautog, lại xảy ra một “cuộc chạm chán” tương tự giữa tàu ngầm hai bên.
“Vai chính” lần này bên phía Liên Xô là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo K-211 Petropavlovsk-Kamchatskiy thuộc Project 667BDR Kalmar (NATO gọi là Delta III).
Tàu có chiều dài 160m, lượng giãn nước tối đa khoảng 13.000 tấn, tốc độ di chuyển 24 hải lý/ giờ, thủy thủ đoàn 130 người. Hệ thống vũ khí chính là 16 tên lửa đạn đạo R-29R, tầm bắn 6.500km, mỗi tên lửa mang 3 đầu đạn hạt nhân sức công phá 200 kiloton, ngoài ra còn 4 ống phóng ngư lôi 533mm, 2 ống 400mm với 16 quả ngư lôi. Đây là một trong những lớp tàu ngầm mạnh nhất mà Hải quân Liên Xô từng sở hữu và đến tận ngày này vẫn là một trong những loại tàu ngầm chiến lược nguy hiểm nhất.
Sự việc xảy ra vào ngày 23/5/1981, K-211 lúc bấy giờ thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc, đang trên hành trình trở về căn cứ sau khi đã hoàn thành một chuyến tuần tiễu. Chỉ huy Lev Zakharov xác định tàu không bị theo dõi và cho di chuyển với tốc độ 9,5 hải lý ở độ sâu 50m.
“Lúc 7h30, ông hạ lệnh tiến hành đo thủy âm “vùng chết” để kiểm tra. Đến 7h51, K-211 bất ngờ phát hiện những tín hiệu thủy âm khá nhẹ. Thuyền trưởng ra lệnh nổi lên gần mặt nước để có thể sử dụng kính tiềm vọng tìm kiếm. Không phát hiện thấy mục tiêu nào. Sau đó, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được tín hiệu lần nữa và xác định chúng phát ra ở vị trí góc 127° bên mạn trái tàu. Zakharov nghĩ ngay tới một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Chỉ có chúng mới đủ khả năng và độ táo bạo bám đuổi tới sát căn cứ Liên Xô. 7h58p K-211 được lệnh chuyển hướng và chủ động phát tín hiệu liên lạc. Không có phản hồi và tín hiệu thủy âm cũng biến mất. Tới 8h11p, K-211 vẫn không nhận diện được mục tiêu, đối phương không chịu xuất đầu lộ diện. Bất ngờ là một rung lắc dữ dội, một cú va đập vào mạn phải gần đuôi tàu. K-211 có thiết kế rất vững chắc lên vỏ tàu không bị vỡ nhưng chân vịt phải và cánh lái đuôi bị phá hủy. “Thủ phạm” thì mất tích”, tài liệu sau này tiết lộ.
Theo nguồn tin tình báo, Liên Xô biết rằng sau đó vài ngày có một chiếc tàu ngầm hạt nhân Mỹ đến căn cứ hải quân Holy Loch của Anh trong tình trạng “sống dở chết dở”, tháp chỉ huy của nó bị nát tươm. Một cuộc điều tra bí mật được khẩn trương tiến hành với sự tham gia của 2 tàu ngầm hạt nhân. Kết quả điều tra dưới nước cũng như thẩm định những mảnh kim loại lạ găm trên thân tàu K-211 được báo cáo lên Bộ Tham mưu của Hải quân: tàu ngầm hạt nhân USS Sturgeon chính là tác giả của vụ va chạm. Nguyên nhân là tàu Mỹ phát hiện ra bị lộ trong khi đang thực hiện theo dõi, nó đã đâm thẳng vào K-211 rồi tẩu thoát.
Đến bây giờ vẫn không thể hiểu được tại sao USS Sturgeon lại chọn cách “húc” vào đối thủ to lớn hơn mình 3 lần để tẩu thoát? Và cũng thật kỳ diệu khi tàu ngầm Mỹ vẫn còn có thể “lết” về đến nước Anh, không rõ thiệt hại về người.
Chạm trán tàu ngầm Trung Quốc
Vụ việc xảy ra vào ngày 22/1/1983 trên Biển Đông, khi đó tàu ngầm hạt nhân K-10 (thuộc Project 675 – NATO gọi là Echo) do Đại tá Valery Medvedev chỉ huy đang có những hoạt động ở vùng nước sâu không xa căn cứ Cam Ranh.
Như thường lệ, tàu thực hiện cơ động “Ivan điên dại” để phát hiện những kẻ bám đuôi. Sĩ quan thủy âm thông báo không có gì. Nhưng đột nhiên mọi người trong tàu cảm thấy có sự va chạm, không mạnh nhưng có thể cảm nhận được. Tàu ở trạng thái khẩn cấp. Nhưng sau đó, thuyền trưởng liên lạc với các khoang thì không có thương vong gì, tàu không bị tràn nước.
Lúc 21h31, tàu K-10 nổi lên mặt nước, trời tối đen như mực và sóng gió dữ dội vì cơn bão biển. Tàu trở về Cam Ranh với sự hộ tống của một khu trục hạm chống ngầm cỡ lớn. Tại vết thương ở phần mũi K-10 người ta còn tìm thấy những mảnh kim loại lạ.
Hai năm sau, Trung Quốc cho đưa tin về một vụ chìm tàu ngầm làm khoảng 100 nhà khoa học tên lửa và thủy thủ thiệt mạng ở Biển Đông. Chiếc tàu ngầm xấu số mang số hiệu 208 thuộc Type 6631. Đây thực chất là một chiếc tàu được lắp ráp chủ yếu từ các bộ phận tàu Liên Xô thuộc Project 629 ở nhà máy đóng tàu Đại Liên trong những năm 1960-1961. Tuy vậy thì tàu 208 cũng chỉ được trang bị các tên lửa R-11 tầm bắn 150km kém xa bản R-21 trên K-129. Sau đó Trung Quốc với khả năng “dịch mã ngược” bậc thầy đã sử dụng tàu 208 làm bệ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo JL-1 của riêng họ cũng như hoàn thiện thêm thiết kế tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Gần giống một số vụ va chạm đã kể trên giữa Liên Xô và Mỹ, tàu ngầm Trung Quốc cũng gặp tai nạn khi di chuyển rất gần trong “vùng chết” của K-10. Chẳng mấy ai tin đây là một vụ va chạm tình cờ.
Trung Quốc, cho đến bây giờ vẫn tuyệt đối không thừa nhận tai nạn xảy ra với Type 6631 là do đụng độ với tàu ngầm K-10 dù những bằng chứng điều tra sau đó khá rõ ràng, bên cạnh đó cũng phải nói Liên Xô không muốn đề cập tới vấn đề này. Thời điểm xảy ra thảm họa, trên tàu 208 là rất đông các nhà khoa học về động lực và tên lửa hàng đầu của Trung Quốc. Đây là một mất mát cực lớn cho trương trình tên lửa đạn đạo tham vọng của nước này cho đến tận bây giờ.
Nga, Mỹ cũng đụng nhau
Sau khi Liên Xô tan rã Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục chính sách theo dõi chặt chẽ lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Nga. Điều đó khiến cho chuỗi đụng nhau giữa tàu ngầm 2 nước tiếp tục nối dài.
Ngày 11/2/1992, tại khu vực quần đảo Kildin gần Severomorsk, tàu ngầm Mỹ USS Baton Rouge đang thực hiện hoạt động theo dõi bí mật, mục tiêu của nó là chiếc K-276 Kostroma thuộc Hạm đội Biển Bắc.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles được chế tạo với nhiệm vụ theo dõi và “hạ sát” tàu ngầm và chiến hạm đối phương với ngư lôi Mark 48 ADCAP, tên lửa Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk. Nhưng thật bất ngờ khi “kẻ chuyên nghiệp” này lại để xảy ra va chạm với mục tiêu theo dõi của mình.
Tàu K-276 thuộc lớp Barracuda nhỉnh hơn USS Baton Rouge không đáng kể về lượng rẽ nước (7.200 so với 6.900 tấn) sự khác biệt lớn nhất làm từ vật liệu cấu tạo nên thân tàu: K-276 Kostroma là con tàu Titan - không chỉ nhẹ mà bền chắc hơn thép rất nhiều.
Sau cú va chạm, K-276 chỉ bị thương ở vách ngăn mũi còn thương tích của tàu Mỹ là rất nặng, hai vết rách lớn cùng nhiều vết lõm. Hải quân Mỹ đầu tiên phủ nhận thông tin này nhưng sau đó họ cũng phải thừa nhận cùng lời “thú tội” đã xâm phạm lãnh hải của Nga. Các thủy thủ Mỹ đã may mắn sống sót nhưng chiếc tàu của họ thì không được may như vậy. Những hủy hoạt quá nặng sau vụ va chạm khiến nó phải nhận án khai tử từ Tư lệnh Hải quân Mỹ. Đây là chiếc đầu tiên thuộc lớp Los Angeles phải nghỉ hưu. Ngày 13/11995, người ta quyết định tháo dỡ và tái chế USS Baton Rouge.
Về phần mình, sau khi đã được sửa chữa nhanh chóng trong năm 1992, K-276 Kostroma được hiện đại hóa và tiếp tục đi vào phục vụ năm 1996 với hình số 1 được bao bọc bởi ngôi sao năm cánh ở mặt trước tháp chỉ huy. Đó là biểu tượng của tàu ngầm Liên Xô từ thời chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại, nó tượng trưng cho một chiến thắng trước kẻ thù.
Đồng minh Tây Âu Anh – Pháp choảng nhau
Vụ va chạm giữa hai lớp tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Tây Âu diễn ra vào đêm mùng 3, rạng sáng 4/2/2009 ở ngoài khơi Đại Tây Dương. Tàu HMS Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra đã bị đâm bởi một tàu ngầm hạt nhân Triomphant của Hải quân Pháp vốn cũng vừa thực hiện xong nhiệm vụ và trên đường trở về căn cứ. Lúc đó trên hai tàu không chỉ có lò phản ứng hạt nhân mà còn khoảng 250 thủy thủ, sĩ quan cùng một kho vũ khí khổng lồ. Tàu Vanguard có thể mang 16 tên lửa đạn đạo Trident D5 chứa 128 đầu đạn hạt nhân, còn Triomphant cũng có thể mang 16 tên lửa đạn đạo M45 chứa 96 đầu đạn phân hạch.
Kết quả là tàu Triomphat bị hư hại nặng ở phần mũi chứa hệ thống định vị thủy âm (sonar) và bị ngập nước, trong khi Vanguard bị biến dạng phần thân bên phải, nơi có chứa các ống phóng tên lửa đạn đạo.
Sau đó vài ngày, Bộ Quốc phòng Pháp ra thông báo rằng tàu của họ đụng phải một vật thể chìm dưới nước nhưng không nói rõ đó là gì. Phía các quan chức Anh đã cố giữ im lặng nhưng trước việc tất cả các báo lớn đều đưa tin và tạo sức ép, cuối cùng ngày 16/2, đích thân Đô đốc Sir Jonathon Band đã phải lên tiếng xác nhận sự việc. Tuy nhiên cả hai bên đều khẳng định không có thiệt hại về sinh mạng cũng như kho vũ khí hạt nhân trên hai tàu vẫn còn nguyên vẹn. Vanguard tự bơi được về căn cứ hải quân Her Majesty's đóng tại Firth of Clyde trong khi Triomphant cũng “lết” được về căn cứ tàu ngầm Île Longue ở bán đảo Brittany với sự hộ tống của một tàu khu trục nhỏ. Tổng chi phí thiệt hại ước tính khoảng 50 triệu Bảng.
Nhiều người coi đây là sự cố tàu ngầm nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ Kursh năm 2000 vì mức độ đe dọa tiềm tàng từ những gì chứa trong hai chiếc tàu ngầm nguyên tử này. Từ những năm 1960 nước Anh luôn duy trì chính sách trong mọi thời điểm luôn có ít nhất một tàu ngầm hạt nhân tuần trực ngoài đại dương. Năm 1984, Pháp đã từ đề nghị chia sẻ thông tin về hoạt động tuần tra của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược nhưng London không đồng ý.
Vụ việc trên lại một lần nữa làm dấy lên lo ngại về vấn đề đảm bảo an toàn “giao thông” cho những sát thủ đại dương. Làm thế nào mà hai vật thể to lớn được trang các công nghệ nhận dạng hàng đầu lại có thể va vào nhau khi di chuyển trong một không gian bao la. Câu trả lời đến từ chính sự hiện đại mà các tàu sở hữu. Với trình độ kỹ thuật ngày càng cao, những chiếc tàu ngầm nói chung và các tàu ngầm hạt nhân nói riêng ngày càng ít phát ra tiếng động, bên cạnh đó là công nghệ ngụy trang, hấp thụ chấn động, sóng sonar của đối phương. Điểm mấu chốt là kỹ thuật cao cũng cho phép chế tạo các tàu ngầm đa năng, đa nhiệm, chúng thường xuyên làm các nhiệm vụ khác nhau, trong đó có những nhiệm vụ theo dõi, giám sát hoạt động của các tàu đối phương.
Có những khu vực nước mà tại đó muốn bám theo và có thể đưa ra phương pháp ngăn chặn nhau kịp thời, các tàu ngầm hạt nhân chỉ duy trì một khoảng cách vài trăm mét. Các vụ đụng độ cũng vì thế mà thường xảy ra giữa các cường quốc đang có sự ganh đua quyết liệt. Nhiều nhất vẫn là giữa Mỹ là Liên Xô/Nga. Nhưng phần lớn trong số những vụ việc này đều bị dấu kín vì rất nhiều nguyên nhân. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, thì một phần của thế giới bí mật dưới lòng đại dương mới được hé lộ trước công chúng.