- Biển số
- OF-52578
- Ngày cấp bằng
- 10/12/09
- Số km
- 247
- Động cơ
- 455,370 Mã lực
"Cô đơn trên mạng" như là một kiểu cô đơn của con người đương đại.
Ba Lan, một đất nước khiêm nhường nằm giữa châu Âu với một nền văn học có những tác giả và tác phẩm đã trở thành cổ điển: Quo Vadis, Con hủi, Thầy lang, Trên sa mạc và trong rừng thẳm... Nhưng đó là những tác phẩm của những thời đã qua.
Còn bây giờ là "Cô đơn trên mạng", một câu chuyện của thời đương đại, do một nhà văn và cũng là một nhà khoa học đương đại viết ra: Janusz Leon Wisniewski. Một nhà khoa học máy tính kiêm nhà văn. Và kết quả là một cuốn sách best-seller: "Cô đơn trên mạng".
Có thể nói gì về "Cô đơn trên mạng"? Một câu chuyện tình yêu? Một câu chuyện về nỗi cô đơn của con người? Lối viết văn giàu trí tuệ, giàu hình ảnh, vừa nồng nàn, tha thiết, lại quyện với chất bác học suy tư.
Không hề giống nhau, nhưng Wisniewski đôi khi làm nhớ tới nhà văn Nga Pautovsky. Mùi nước hoa tinh tế của người phụ nữ, cuộc gặp gỡ trong khoang xe lửa. Nhưng không có hoa, không có những bàn tay vẫy nhau, mà chỉ có chiếc laptop nối mạng. Vậy là đã đủ để cho một bức email. Vậy là đã đủ cho một tình yêu bắt đầu.
Một người đàn ông độc thân và cô đơn. Một người phụ nữ đã có chồng mà vẫn thấy cô đơn. Họ tìm thấy gì ở nhau? Có lẽ họ tìm thấy chính nỗi cô đơn ở nhau. Có hai không gian trong tình yêu của họ. Không gian địa lý thì thật cách xa nhau. Nhưng không gian Internet đã mang họ lại thật gần nhau.
Không còn khái niệm của tình yêu cổ điển nữa. Người phụ nữ lần giở từng trang web để tìm thông tin về một người đàn ông xa lạ, với một ngành nghề xa lạ. Còn người đàn ông thì chờ mong từng cuộc chat online, từ bức email mỗi ngày. Họ nói (hay chính xác là viết) với nhau nhiều điều vô nghĩa, cho đến một ngày: "Khi anh thôi không viết nữa, cô vẫn ngồi im trên ghế và nghĩ rằng mình đã gặp, hoàn toàn ngẫu nhiên, một người không bình thường. Rằng cô muốn có anh mãi mãi, vĩnh viễn. Ở bên anh sao mà cô cảm thấy mình đặc biệt đến thế, duy nhất đến thế, điều mà cô không thể cảm thấy khi ở cạnh bất cứ ai trên thế gian này".
Vẫn có những nỗi phân vân: "Không biết họ sẽ đi xa tới đâu trong cái thế giới ảo này và không biết họ đã đi xa như thế nào để sống trong thế giới ấy giống như thế giới thực". Rồi một lời khẳng định: "Và rằng anh có thể hiện hữu". Một câu kết thúc trong 1 bức email. Hiện hữu thật sự giữa một thế giới ảo. Họ đã bước ra khỏi thế giới ảo để tìm đến với nhau bằng xương bằng thịt.
Nhưng khi họ hiện hữu bằng xương bằng thịt cũng là lúc họ xa nhau. Người phụ nữ đã quay lại với gia đình, với đứa con của mình. Thế giới vừa hiện hữu thì lại trở thành thế giới ảo.
Kết thúc đầy bất ngờ, làm cho người đọc hẫng hụt. Hẫng hụt như một bức email gửi vào thinh không, cho một người không bao giờ đọc nữa: "Xin em, hãy tìm thấy anh".
Khi người ta cô đơn, người ta tìm nhau trên mạng. Nhưng chính trên Internet, người ta lại cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Và dường như nhân vật nam, vì nỗi cô đơn ấy, đã nhen nhóm ý định giã từ cuộc sống…
Ba Lan, một đất nước khiêm nhường nằm giữa châu Âu với một nền văn học có những tác giả và tác phẩm đã trở thành cổ điển: Quo Vadis, Con hủi, Thầy lang, Trên sa mạc và trong rừng thẳm... Nhưng đó là những tác phẩm của những thời đã qua.
Còn bây giờ là "Cô đơn trên mạng", một câu chuyện của thời đương đại, do một nhà văn và cũng là một nhà khoa học đương đại viết ra: Janusz Leon Wisniewski. Một nhà khoa học máy tính kiêm nhà văn. Và kết quả là một cuốn sách best-seller: "Cô đơn trên mạng".
Có thể nói gì về "Cô đơn trên mạng"? Một câu chuyện tình yêu? Một câu chuyện về nỗi cô đơn của con người? Lối viết văn giàu trí tuệ, giàu hình ảnh, vừa nồng nàn, tha thiết, lại quyện với chất bác học suy tư.
Không hề giống nhau, nhưng Wisniewski đôi khi làm nhớ tới nhà văn Nga Pautovsky. Mùi nước hoa tinh tế của người phụ nữ, cuộc gặp gỡ trong khoang xe lửa. Nhưng không có hoa, không có những bàn tay vẫy nhau, mà chỉ có chiếc laptop nối mạng. Vậy là đã đủ để cho một bức email. Vậy là đã đủ cho một tình yêu bắt đầu.
Một người đàn ông độc thân và cô đơn. Một người phụ nữ đã có chồng mà vẫn thấy cô đơn. Họ tìm thấy gì ở nhau? Có lẽ họ tìm thấy chính nỗi cô đơn ở nhau. Có hai không gian trong tình yêu của họ. Không gian địa lý thì thật cách xa nhau. Nhưng không gian Internet đã mang họ lại thật gần nhau.
Không còn khái niệm của tình yêu cổ điển nữa. Người phụ nữ lần giở từng trang web để tìm thông tin về một người đàn ông xa lạ, với một ngành nghề xa lạ. Còn người đàn ông thì chờ mong từng cuộc chat online, từ bức email mỗi ngày. Họ nói (hay chính xác là viết) với nhau nhiều điều vô nghĩa, cho đến một ngày: "Khi anh thôi không viết nữa, cô vẫn ngồi im trên ghế và nghĩ rằng mình đã gặp, hoàn toàn ngẫu nhiên, một người không bình thường. Rằng cô muốn có anh mãi mãi, vĩnh viễn. Ở bên anh sao mà cô cảm thấy mình đặc biệt đến thế, duy nhất đến thế, điều mà cô không thể cảm thấy khi ở cạnh bất cứ ai trên thế gian này".
Vẫn có những nỗi phân vân: "Không biết họ sẽ đi xa tới đâu trong cái thế giới ảo này và không biết họ đã đi xa như thế nào để sống trong thế giới ấy giống như thế giới thực". Rồi một lời khẳng định: "Và rằng anh có thể hiện hữu". Một câu kết thúc trong 1 bức email. Hiện hữu thật sự giữa một thế giới ảo. Họ đã bước ra khỏi thế giới ảo để tìm đến với nhau bằng xương bằng thịt.
Nhưng khi họ hiện hữu bằng xương bằng thịt cũng là lúc họ xa nhau. Người phụ nữ đã quay lại với gia đình, với đứa con của mình. Thế giới vừa hiện hữu thì lại trở thành thế giới ảo.
Kết thúc đầy bất ngờ, làm cho người đọc hẫng hụt. Hẫng hụt như một bức email gửi vào thinh không, cho một người không bao giờ đọc nữa: "Xin em, hãy tìm thấy anh".
Khi người ta cô đơn, người ta tìm nhau trên mạng. Nhưng chính trên Internet, người ta lại cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Và dường như nhân vật nam, vì nỗi cô đơn ấy, đã nhen nhóm ý định giã từ cuộc sống…