- Biển số
- OF-202924
- Ngày cấp bằng
- 20/7/13
- Số km
- 179
- Động cơ
- 322,890 Mã lực
E thấy vẫn nhiều cụ ko biết phân biệt thế nào là vượt phải đúng thế nào là vượt phải sai . Cụ nào biết giải thích cho mọii người với ạ , có hình ảnh càng tốt nhé .
Cụ này trả lời như xxxVượt phải là vượt ở bên phải của người đi cùng chiều với mình
Giong nhung ma lai dung, Cu nhay?Cụ này trả lời như xxx
Cu biet thi tl giup ae of nhe , con tl kieu nay thi tot nhat cuc nen lang nghe y kien moi nguoi !Vượt phải là vượt ở bên phải của người đi cùng chiều với mình
Cụ ấy trả lời đúng với cau hỏi "Thế nào là vượt phải?" của cụ đấy chứ. Chỉ là không đủ theo yêu cầu của cụ mà thôi.Cu biet thi tl giup ae of nhe , con tl kieu nay thi tot nhat cuc nen lang nghe y kien moi nguoi !
Thiếu cụm từ: trên cùng một làn đường nữa.Vượt phải là vượt ở bên phải của người đi cùng chiều với mình
Nếu ai cũng thuộc luật rồi thì chẳng còn cái OF cho cụ ngồi đây nữa, mà với kiểu cách ra luật "trừ tượng" của VN mình thì còn phải tranh luận và tranh cãi chán mới thông được cụ ah.Cụ ko có Luật GTĐB và NĐ 171 hay sao mà hỏi vậy?
-Thế nào là vượt phải; vượt trái: Mời cụ đọc điều 14 của luật GTĐB
-Vượt thế nào là ko bị coi là vượt phải: Mời cụ đọc điều 5 khoản 5 của NĐ 171 cụ nhé.
Cái nào mà ko có trong luật thì mới phải "Thảo luận" chứ?
Điều 14-Luật GTĐB. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Khoản 5-Điều 5-NĐ/2013
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7, Điểm a Khoản 8 Điều này;
c) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
d) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật.
robin2010 nói:Vượt phải là vượt ở bên phải của người đi cùng chiều với mình
Cụ robin định nghĩa đúng đấy. Cụ thêm cụm từ đó vào là "Vượt phải không được phép"Thiếu cụm từ: trên cùng một làn đường nữa.