- Biển số
- OF-367520
- Ngày cấp bằng
- 20/5/15
- Số km
- 729
- Động cơ
- 260,734 Mã lực
Nhiều câu hay mà sao cụ không đưa lên trang đầu nhỉ
Câu này có từ xưa rồi, các cụ nhà mình truyền lại từ thời xa xưa chân lấm tay bùn, chăn trâu cắt cỏ. Đi ngoài đồng buổi tối, ánh trăng lờ mờ, hôm nào vừa mưa xong thì các chỗ ngập nước sẽ ánh lên mầu trắng (phải tránh). Còn hôm nào nắng thì các chỗ đen xì thường là các cái hố (cũng phải tránh).Nắng tránh đen là sao hả các cụ
à vầng cám ơn cụ đã chỉ giáoCâu này có từ xưa rồi, các cụ nhà mình truyền lại từ thời xa xưa chân lấm tay bùn, chăn trâu cắt cỏ. Đi ngoài đồng buổi tối, ánh trăng lờ mờ, hôm nào vừa mưa xong thì các chỗ ngập nước sẽ ánh lên mầu trắng (phải tránh). Còn hôm nào nắng thì các chỗ đen xì thường là các cái hố (cũng phải tránh).
Giờ áp dụng cho cánh lái xe cũng hợp lý.
Cụ anhtho nói: Chuẩn không cần chỉnh..chỉnh ko cần sửa...sửa là hỏng ...!Cụ hiểu máy móc quá. Kể cả MT cũng ko nhất thiết phải lên số nào xuống số đó. Ý của nó là : khi lên dốc cao, phải về số thấp thì khi xuống dốc cao tương tự, số cũng phải về thấp. Cụ đi AT, khi xuống dốc cũng phải về số L2 hoặc L1.. tùy thuộc vào độ dốc. Cụ xuống dốc dài mà để D là nguy đấy.
Câu này thực sự quan trọng cho các cụ mới đi đường đèo. Hôm trước đi Sapa, em thấy đông nghẹt xe, nhiều xe biển HN. Một số xe xuống dốc cứ đỏ mít lòe loẹt. Đương nhiên như vậy là hại phanh và nếu hại quá dẫn tới mất phanh thì còn hại nặng.
Sắp đủ 100 bài rồi đó CỤ.Hay ah ^^ lâu rồi ms lại vào chém
Hay quá! Tks chủ thớt.Hôm nay em chợt nhớ một câu em được nghe cũng lâu lâu rồi, không rõ nghe trên OF hay ở một nơi nào đó. Câu này là " Vay bao nhiêu, trả bấy nhiêu", ý nói trong khi vào cua gấp, đánh lái bao nhiêu độ thì sau cũng phải trả về ngần đó. Cái này tưởng đơn giản nhưng nhiều người hay trả quá khi vào cua gấp hoặc vòng xe, kết quả là xe bị lạng, người ngồi trên xe rất khó chịu. Vậy ta có 69 câu:
1. Giấu đầu hở đuôi
2. Đầu xuôi đuôi lọt
3. Tiến bám lưng, lùi bám bụng
4. Lên số nào, xuống số đó
5. Vượt nhanh tránh chậm
6. Chó tránh đầu, trâu tránh mít
7. Côn ra - ga vào
8. Chó đầu - trâu mít
9. Xuống phà xe trước người sau, lên phà người trước xe sau an toàn
10. Nhất chạng vạng, nhì tảng sáng
11. Máu 2 thở 1
12. Ga liền côn nháy, mấp máy chân phanh
13. Đổ kéo, méo gò
14. Ba xanh thì bỏ, ba đỏ thì đi
15. Nó đỏ mít thì mình phải đỏ đèn
16. Tài già căn non, tài non căn già
17. Lơ tốt còn hơn lái tồi
18. Mưa tránh trắng, nắng tránh đen
19. Hai nháy hai bên, xoa không chống có
20. Backseat driver (người không có trách nhiệm nhưng cứ thích điều khiển, những người ngồi ghế sau..)
21. Tiến già, lùi non
22. Cơm đường, vợ chợ, ngủ cabin.
23. Côn ra, ga vào, phanh tay nhả
24. Đỏ nhanh, xanh chậm
25. Mát mặt anh hùng khi số 4: Đau lòng quân tử lúc pan xe
26. Nhớ về Em Anh vững vàng tay lái; Thương Mẹ già Con êm ái chân ga
27. Lên dốc thì phải lấy đà; Về số thì phải vù ga giữa chừng
28. Tăng tốc thì phải lấy đà; Về số thì phải vù ga mới vào
29. Hà Nội không vội được đâu
30. Em ơi nước cạn, đời khô héo (hết nước làm mát)
31. Ra đường sợ nhất công nông. Về nhà sợ nhất vợ không nói gì
32. Chuồng rộng thì tiến cho nhanh, chuồng hẹp khó quá mời anh đi lùi
33. Trước lúc mưa và sau lúc mưa
34. ĐÈ TRÁI - ÉP PHẢI
35. Tránh thằng quay mông, tông thằng đối diện
36. Vút Cạch Cạch, Cạch Vù Cạch
37. Vợ Cả, vợ Hai cả 2 đều là vợ cả…!
38. Nhanh 5 phút, đi trước 50 năm
39. Đi chậm côn trước phanh sau, đi nhanh phanh trước côn sau an toàn
40. Khật khừ thì tăng, rung giật thì xuất! (xuất: là giảm số)
41. Một điều nhịn là chín điều lành
42. Quan sát xa, xử lý sớm.
43. Cố tránh, cố vượt, thành quá cố.
44. Tăng không ai biết, giảm không ai hay
45. Già lái, non phụ (Xử lý bên lái già hơn bên phụ)
46. Yêu xe như con, Quý xăng như máu, Vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ!
47. Muốn đi thì chuyển sang Đê (Drive). Đến khi dừng tạm thì rê sang Nờ (Normal). Lùi lại phi thẳng lên Rờ (Reverse). Chán không đi nữa thì Pờ - Pắc kinh (Parking)
48. Tài già, Dép rọ, Kính cong, Đến quãng đường vòng còn phải ngớt ga!
49. Cấm còi, đèn lia lịa khi vượt xe Tải, cẩn thận ăn vả (vì xe tải to nặng, lấy lái không dễ các cụ đừng nóng ruột còi đèn lia lịa như thúc vào “mít” người ta là không ổn. Cứ bình tĩnh, vài ba nhịp là xin vượt được ngay)
50. Tài xế LÁI gốc tre cũng chửa. Hòn đất ném lên ca bin cũng biết nói.
51. Thứ nhất là hỏng bu gi, thứ nhì là hỏng cái gì bên trong.
52. Xăng xà, nước …ứt, kính gương lào. (xà phòng sửa xăng, phân trâu sửa két nước, thuốc lào, thuốc lá lau gương)
53. Xăng - dầu -nước -điện (quy trình KT lần lượt khi lên xe)
54. SAI MỘT LY ĐI VẠN DẶM.
55. Tắt máy, thả trôi là thôi cuộc đời
56. Ăn đi trước lội nước theo sau.
57. Chém tài còn hơn bó phụ.
58. Đánh răng, rửa mặt, thêm nước, kiểm dầu, vòng quanh đá vó, lên ngựa chẳng vội chạy ngay, để cho máy nổ nhiều giây hãy phi (đi)
59. Một chút bất cẩn, ân hận cả đời
60. Tài già, dép rọ, kính cong. Đi qua Hà Nội mắt trong mắt ngoài!
61. Cua trái đánh lái chậm, cua phải đánh lái nhanh (áp dụng ở ngã 4)
62. Còi to cho vượt
63. Đỗ dốc phải giật phanh tay, đạp ga vào số nhả phanh từ từ
64. Ở nhà sợ vợ, ra đường sợ công an.
65. Lái xe dễ như A, B, C (thực ra để chỉ thứ tự của 3 bàn đạp: ga (Accelerator), phanh (Brake) và côn (Clutch).
66. Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
67. Lên già, xuống non.
68. Rời chân ga là rà chân phanh (xe AT)
69. Vay bao nhiêu, trả bấy nhiêu (đánh lái xe)
Đi đường làng hẹp câu này chuẩn luôn.trái bám lưng phải bám bụng
Cụ chủ nhiều kinh nghiệm quá, quá nhiều xe đỏ mít khi xuống dốc. Hà Nội thì cứ qua hai cầu vượt Ngã Tư Sở rồi Thái Hà để ý xe trước toàn thế (trừ xe em).Cụ hiểu máy móc quá. Kể cả MT cũng ko nhất thiết phải lên số nào xuống số đó. Ý của nó là : khi lên dốc cao, phải về số thấp thì khi xuống dốc cao tương tự, số cũng phải về thấp. Cụ đi AT, khi xuống dốc cũng phải về số L2 hoặc L1.. tùy thuộc vào độ dốc. Cụ xuống dốc dài mà để D là nguy đấy.
Câu này thực sự quan trọng cho các cụ mới đi đường đèo. Hôm trước đi Sapa, em thấy đông nghẹt xe, nhiều xe biển HN. Một số xe xuống dốc cứ đỏ mít lòe loẹt. Đương nhiên như vậy là hại phanh và nếu hại quá dẫn tới mất phanh thì còn hại nặng.
Không cần thiết phải chi li như vậy, nói côn ra - ga vào là coi như đồng thời, vả lại chân côn, ga đều có khoảng trễ. Tùy xe trễ nhiều hay ít mà cái nào phải đi trước.Xin sửa 1 câu:
Câu cũ: "Côn ra, ga vào"
Với câu trên, đôi khi "ra côn" là xe chết máy, lúc này "ga vào" có thể chậm.
Nay xin đổi lại là "Vào ga, ra côn". Vào ga trước cho máy khỏe sau đó mới ra côn
Quan trọng là cố cày tiền làm con AT đi cho nhàn óc các cụ ạKhông cần thiết phải chi li như vậy, nói côn ra - ga vào là coi như đồng thời, vả lại chân côn, ga đều có khoảng trễ. Tùy xe trễ nhiều hay ít mà cái nào phải đi trước.
Quan trọng là nói côn ra-ga vào nó vần hơn .
Nhiều lúc đâu phải vấn đề tiền. Nhiều người thích đi MT mà cụ.Quan trọng là cố cày tiền làm con AT đi cho nhàn óc các cụ ạ