Em xung phong giúp bác nhé
- Nếu đã ngắm rồi thì dứt khoát là CDX 1.8, bác mà lăn tăn rồi 1.6 thì sẽ rất ân hận và hối tiếc sau này. Thôi đừng bim mec làm gì cho loãng nhé
- Vấn đề xe cũ. Em đã đổi 2 lần xe cũ nên em có một số gợi ý để bác tham khảo nhé.
Thế mạnh của xe cũ là giá cả phải chăng, không phải trả chi phí lưu hành ban đầu, đổi lại bác luôn băn khoăn về tình trạng chất lượng của xe khi chủ trước sử dụng. Không có cách nào để khẳng định tốt hay xấu đâu nhé. Nếu thích thì cứ liều thôi thực sự là may hơn khôn. Không ai nói mạnh được đâu kể cả giới buôn xe thỉnh thoảng cũng gặp thương vụ lỗ tòe mỏ. Nhưng xác suất thấp hơn anh em mình. Bác tự cân đối nhé
Thủ tục: Em chỉ biết có ba kiểu
1/ Viết giấy bán trao tay, giao tiền, nhận đăng ký ,nhận xe, phóng về nhà. Kiểu này rất tiện lợi thanh thản về tinh thần tiết kiệm được công sức thời giờ nhưng đầy rẫy nhửng rủi do về vấn đề sở hữu khi có tranh chấp. Cái này em nghĩ chỉ áp dụng khi hai bên có cùng huyết thống. Mà cùng huyết thống thì cần qué gì mua bán nhẩy.
2/ Công chứng ủy quyền: Bên bán sẽ làm một hợp đồng ủy quyền có công chứng với nội dung chính là bên bán đồng ý ủy quyền cho bên mua toàn quyền cho, tặng, bán chiếc xe này. Sau đó trả tiền cho bên bán, nhận giấy tờ xe, hợp đồng ủy quyền, phóng xe về nhà khoe với người thân và bạn bè. Kiểu này cũng rất tiện lợi, nhanh chóng, không cần đổi tên xe vẫn có quyền sở hữu, chủ yếu là thuận tiện khi bán lại cho người khác một kiểu trốn thuế khi mua bán nhiều lần (mỗi lần đổi tên nộp thuế 1 lần thì sau khi bán 10 lần thì nhà nước bội thưc thuế a?). Nguy cơ.; Nếu có vấn đề trong khi tham gia giao thông bác vẫn có yếu tố bất lợi vì bác không phải chính chủ ,không cùng tên với đăng ký(xe mình xe tư nhân nên việc không chính chủ cũng lằng nhằng lắm . nếu có tình huống xảy ra...). Một nguy cơ to đùng luôn lơ lửng trên đầu mình với xác suất thấp nhưng chả ai khẳng định là không xảy ra. Đó là, Bên ủy quyền chết đột ngột, Hợp đồng ủy quyền dù có ký 100 năm cũng hết giá trị, hậu họa bác tự tưởng tượng. Đó là, khi ủy quyền, bên ủy quyền là 1 gia đình và chiếc xe là tài sản chung, nay họ chia tay, tòa án xe yêu cầu phân chia tài sản theo luật, Hợp đồng ủy quyền hết giá trị. Hậu họa bác tự tưởng tượng nhé.
3/Hợp đồng mua bán: Đây là cách chính thức và an toàn nhất nhưng đổi lại bác mất thêm ít xiền. Hai bên làm một hợp đồng mua bán có công chứng theo qui đinhj của luật pháp. Giá cả trong hợp đồng ko có nghĩa gì cho việc đóng thuế chước bạ khi đổi tên, chỉ mang tính tượng trưng. Sau khi hoàn tất thủ tục bác mang tiền lên cơ quan thuế quận nộp phí theo qui định của sở thuế( thuế sang tên đổi chủ = giá bán của hãng x tỷ lệ khấu hao theo thời gian(do cơ quan thuế quyết định) x 12%(nếu bác ở HN hay TPHCM)). Sau khi nộp thuế bác cầm hóa đơn + hợp đồng mua bán + giấy tờ xe + giấy tờ tùy thân đến nơi làm thủ tục đăng ký otoo xe máy, bên công an người ta sẽ hướng dẫn bác làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Em chỉ biết có 3 cách trên , bác nào biết thêm thì bổ xung nhé. Khi em mua hai xe cũ trước đây em đều chuyển từ hợp đồng ủy quyền của bên bán sang hợp đồng mua bán cho chính tên em , theo kiểu chắc cối nông dân . Nhưng em kệ, em ky bo chẳng sang tên đổi chủ gì cả và may mắn chưa gặp tình huống giao thông nào liên quan đến việc chính chủ. Khi bán, em cầm lại giấy viết tay khi giao xe để đảm bảo mình không sở hữu xe này từ giờ phút giao , phòng khi nếu họ làm bậy về luật pháp mình có chứng cớ ngoại phạm. Em đưa cho bên mua hợp đồng mua bán công chứng do em làm sở hữu rồi họ đi, muốn làm gì thì làm, khi nào họ cần thì giúp, tống đi cho nhẹ nợ. Kiểu này phải chấp nhận giá mềm một chút khi bán. Đến giờ vân chưa thấy người mua quay lại nhờ vả gì về thủ tục
Bác tham khảo rồi tự quyết định nhé