- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 5,325
- Động cơ
- 552,869 Mã lực
Tàu điện Hà Nội
Tôi muốn mở đầu bài viết này bằng những lời của bài hát “ Nhớ về Hà Nội ” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp.
“ Dù có đi bốn phương trời
Lòng vẫn nhớ về Hà Nội.
Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu
Một thời đạn bom, một thời hòa bình…
Nhớ những con đê thành lối xe
Bước chân năm tháng đi về
Và nhớ , tiếng leng keng tàu sớm khuya
Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…”
Tiếng leng keng tàu sớm khuya, đó là những nỗi nhớ nao lòng về một thời Hà Nội xưa.
Vậy Tàu điện Hà Nội có từ bao giờ ?
Theo một số tư liệu, vào tháng 5 năm 1890, Công ty Điện địa Đông Dương xin phép chính quyền thực dân Pháp thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là “Nhà máy xe điện” . Nhà máy đó đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là “Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê”.
Ngày 13 tháng 9 năm 1900, tàu chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thuỵ Khuê. Đến năm 1901 có thêm tuyến đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp, khánh thành ngày 10 tháng 11 năm 1901. Lúc đó đường tàu chạy dọc Hàng Bông sang Cửa Nam, theo phố Sinh Từ ( nay là Nguyễn Khuyến) rẽ sang trước mặt Văn Miếu rồi ra đường Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng).
Nhưng có lẽ do phố Sinh Từ bé, nên hai năm sau, người ta bỏ đoạn Cửa Nam -Sinh Từ - Văn Miếu mà cho tàu chạy theo phố Hàng Đẫy (nay là Nguyễn Thái Học) tới lưng Văn Miếu thì rẽ sang Hàng Bột (phố Tôn Đức Thắng ngày nay). Từ chỗ này có một tuyến đi thẳng qua Tám Mái – Kim mã đến Cầu Giấy. Xưa ở ngã ba này có một ngôi miếu rất thiêng ( Tôi có viết riêng một bài về ngôi miếu này ).
Năm 1906, tuyến đường xe điện Bờ Hồ - Chợ Mơ được xây dựng và khánh thành ngày 18 tháng 12 năm 1906. Ít năm sau, kéo dài đường Bờ Hồ - Thuỵ Khuê lên tận Chợ Bưởi. Năm 1915 đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp được kéo vào thị xã Hà Đông , nhưng phải dừng ở bên này Cầu Đơ vì cây cầu này yếu, không chịu được tải trọng của tàu.Sau này, người ta xây cầu mới, nên tàu điện chạy vào tới tận Hà Đông. Vé tàu ghi : Bờ Hồ - Cầu Mới - Hà Đông
Trong năm 1929 có thêm được tuyến Yên Phụ - ngã tư Đồng Lầm (nay là ngã tư Đại Cồ Việt – Lê Duẩn) để rồi mãi tới tháng 5 năm 1943 mới nối xuống trước cửa nhà thương Vọng (nay là bệnh viện Bạch Mai).
Như vậy là tới năm 1929, từ Ga Tàu điện Bờ Hồ có 6 ngả : lên Yên Phụ, chợ Bưởi, sang Cầu Giấy, vào Hà Đông, xuống chợ Mơ và Vọng, tức cũng là toả ra các cửa ô , nối nông thôn với nội thành…Mạng lưới đường xe điện dài khoảng 30 km . Tàu điện Hà Nội ngày ấy các tuyến thường chỉ mắc hai toa, riêng tuyến Bờ Hồ – Hà Đông thường mắc ba toa, sau thêm cả tuyến Bờ Hồ – Cầu Giấy.
Trong toa tàu có hai dãy ghế dài. Những chuyến tàu đông, người lên sau thường phải đứng. Những ô cửa sổ, có cửa chớp kéo lên, kéo xuống … Hai đầu toa là lối lên xuống, mỗi lối có hai bậc, có tay vịn mạ kền sáng bóng… Người lái tàu điện ngồi ngay ở đầu toa, một tay cần số điều khiển tốc độ, còn tay kia từ từ nhả phanh, chân đặt hờ lên cái cần chuông bên dưới…
Mỗi khi vào bến, hoặc tàu chuyển bánh, lúc qua ngã ba, hay chỗ đông người, lại dậm chân mấy cái: Keng… keng… keng… keng… Người bán vé ( Sơ vơ ) có cái cặp bằng da, trên để những xấp vé Khi nhận tiền xong thì xé vé, đưa cho người đi tàu và lưu cuống lại… Vé tầu ghi tên tuyến đường như Bờ Hồ – Tám Mái - Cầu Giấy…
Có một bài vè như thế này :
Thằng Tây ngồi nghĩ cũng tài
Sinh ra đèn điện thắp hoài năm canh
Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành
Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường..
Thời thanh niên ngày mới đi làm, cũng như nhiều người dân Hà Nội, tôi thường đi tầu điện. Tôi đã đi đủ tất cả các tuyến tàu điện, để cho biết thế nào là tận cùng đường ray , còn hàng ngày đi làm tôi đi tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy, vì nhà tôi lúc đó đang ở phố Sơn Tây và ở đó có một bến đỗ tàu tại bến xe Kim Mã. Tôi thích lên toa số 2, vì không đông người như toa số 1, nên còn chỗ để ngồi, còn toa số 3 tuy vắng nhưng có nhiều bà con buôn bán mang hàng hóa , quang gánh, thúng mủng rau cỏ, nên có khi lại thành chật, chẳng có chỗ mà ngồi.
Đi tàu điện lắm khi có nhiều chuyện vui tai, vì đây là nơi bán hàng rong kiếm sống của nhiều người. Họ bán các loại thuốc ta, như thuốc cao dán mụn nhọt, thuốc cam cho trẻ em, thuốc hôi nách, thuốc ho, rồi bán cả lơ hồng tẩy quần áo…
Lời rao thuốc cam, sài đẹn của bà bán thuốc :
Trẻ nóng trẻ đổ máu cam
Thuốc ông lang Tích ba gam khỏi liền
Mua đi, mua nhanh khỏi hết nào
Anh chàng bán thuốc ho rao :
Trẻ em ho gà, ho vịt
Thanh niên nam nữ ho vì tình
Đứa bé giật mình cũng biết ho
Ai mua thuốc ho đây
Cậu bé đeo phích bán kem thì rao : “ Kem Long Thành vừa lành vừa mát đây ”. ..
Thanh niên Hà Nội, đi tàu thì cũng phải biết nhảy tàu. Người thực hiện cú nhảy tàu đầu tiên, có lẽ là anh Sơ vơ, tức là anh bán vé tàu. Thường thì mỗi chuyến tàu, kéo hai hoặc ba toa, mà chỉ có một người bán vé.
Đầu tiên người Sơ vơ lên toa thứ nhất để bán vé và lúc này tàu đã chuyến bánh, nếu đợi cho đến chỗ đỗ thì khách đã có người xuống không thu được tiền, nên người bán vé phải nhảy xuống tàu khi đang chạy , rồi lại nhảy lên toa sau để bán vé.
Có ba kiểu nhảy tàu. Cách thứ nhất là nhảy theo chiều tàu đang chạy, người nhảy phải chạy theo đà tàu một quãng. Cách thứ hai mà các bác Sơ Vơ thường nhảy, là hơi nghiêng mình ngả ra phía sau một chút, khi tiếp đất không phải chạy. Cách thứ ba là nhảy bổ, tức là nhảy ngược lại chiều tàu đang chạy, người nhảy phải cúi gập người.Cách nhảy này nguy hiểm, chỉ có bọn thanh niên ngổ ngáo mới dám thực hiện.
Bọn thanh niên nhảy tàu có thể là để trốn vé, hoặc thể hiện bản lĩnh ngổ của mình. Lần nhảy tàu đầu tiên của tôi là để trốn vé, không phải vì không có tiền trong túi, nhưng bắt chước các bạn và tôi bị ngã một cú để đời, tí chết, may mà không bị thương tích. Nhưng mà sau có chừa đâu, tôi tập nhảy tàu và khi đã điêu luyện, thì có thể nhảy bổ từ trên tầu xuống, các bạn khen nhảy tàu đẹp nhất phố. Nhưng mà người đi tàu có khi lại nghĩ lũ nhảy tàu toàn là bọn lưu manh lính mổ ( tiếng lóng chỉ bọn ăn cắp trên tàu ) .
Bây giờ nghĩ lại thấy những việc làm đó thật là điên rồ , dại dột…Nhưng mà phê bình chuyện cũ, khác gì nước đổ lá khoai.
Năm 1986, thành phố quyết định ngừng sử dụng Tàu Điện trong giao thông tại Hà Nội, và Tàu Điện chỉ còn lại trong kỷ niệm của một thời đã qua…
FB Nguyễn Tài Đức
Tôi muốn mở đầu bài viết này bằng những lời của bài hát “ Nhớ về Hà Nội ” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp.
“ Dù có đi bốn phương trời
Lòng vẫn nhớ về Hà Nội.
Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu
Một thời đạn bom, một thời hòa bình…
Nhớ những con đê thành lối xe
Bước chân năm tháng đi về
Và nhớ , tiếng leng keng tàu sớm khuya
Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…”
Tiếng leng keng tàu sớm khuya, đó là những nỗi nhớ nao lòng về một thời Hà Nội xưa.
Vậy Tàu điện Hà Nội có từ bao giờ ?
Theo một số tư liệu, vào tháng 5 năm 1890, Công ty Điện địa Đông Dương xin phép chính quyền thực dân Pháp thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là “Nhà máy xe điện” . Nhà máy đó đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là “Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê”.
Ngày 13 tháng 9 năm 1900, tàu chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thuỵ Khuê. Đến năm 1901 có thêm tuyến đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp, khánh thành ngày 10 tháng 11 năm 1901. Lúc đó đường tàu chạy dọc Hàng Bông sang Cửa Nam, theo phố Sinh Từ ( nay là Nguyễn Khuyến) rẽ sang trước mặt Văn Miếu rồi ra đường Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng).
Nhưng có lẽ do phố Sinh Từ bé, nên hai năm sau, người ta bỏ đoạn Cửa Nam -Sinh Từ - Văn Miếu mà cho tàu chạy theo phố Hàng Đẫy (nay là Nguyễn Thái Học) tới lưng Văn Miếu thì rẽ sang Hàng Bột (phố Tôn Đức Thắng ngày nay). Từ chỗ này có một tuyến đi thẳng qua Tám Mái – Kim mã đến Cầu Giấy. Xưa ở ngã ba này có một ngôi miếu rất thiêng ( Tôi có viết riêng một bài về ngôi miếu này ).
Năm 1906, tuyến đường xe điện Bờ Hồ - Chợ Mơ được xây dựng và khánh thành ngày 18 tháng 12 năm 1906. Ít năm sau, kéo dài đường Bờ Hồ - Thuỵ Khuê lên tận Chợ Bưởi. Năm 1915 đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp được kéo vào thị xã Hà Đông , nhưng phải dừng ở bên này Cầu Đơ vì cây cầu này yếu, không chịu được tải trọng của tàu.Sau này, người ta xây cầu mới, nên tàu điện chạy vào tới tận Hà Đông. Vé tàu ghi : Bờ Hồ - Cầu Mới - Hà Đông
Trong năm 1929 có thêm được tuyến Yên Phụ - ngã tư Đồng Lầm (nay là ngã tư Đại Cồ Việt – Lê Duẩn) để rồi mãi tới tháng 5 năm 1943 mới nối xuống trước cửa nhà thương Vọng (nay là bệnh viện Bạch Mai).
Như vậy là tới năm 1929, từ Ga Tàu điện Bờ Hồ có 6 ngả : lên Yên Phụ, chợ Bưởi, sang Cầu Giấy, vào Hà Đông, xuống chợ Mơ và Vọng, tức cũng là toả ra các cửa ô , nối nông thôn với nội thành…Mạng lưới đường xe điện dài khoảng 30 km . Tàu điện Hà Nội ngày ấy các tuyến thường chỉ mắc hai toa, riêng tuyến Bờ Hồ – Hà Đông thường mắc ba toa, sau thêm cả tuyến Bờ Hồ – Cầu Giấy.
Trong toa tàu có hai dãy ghế dài. Những chuyến tàu đông, người lên sau thường phải đứng. Những ô cửa sổ, có cửa chớp kéo lên, kéo xuống … Hai đầu toa là lối lên xuống, mỗi lối có hai bậc, có tay vịn mạ kền sáng bóng… Người lái tàu điện ngồi ngay ở đầu toa, một tay cần số điều khiển tốc độ, còn tay kia từ từ nhả phanh, chân đặt hờ lên cái cần chuông bên dưới…
Mỗi khi vào bến, hoặc tàu chuyển bánh, lúc qua ngã ba, hay chỗ đông người, lại dậm chân mấy cái: Keng… keng… keng… keng… Người bán vé ( Sơ vơ ) có cái cặp bằng da, trên để những xấp vé Khi nhận tiền xong thì xé vé, đưa cho người đi tàu và lưu cuống lại… Vé tầu ghi tên tuyến đường như Bờ Hồ – Tám Mái - Cầu Giấy…
Có một bài vè như thế này :
Thằng Tây ngồi nghĩ cũng tài
Sinh ra đèn điện thắp hoài năm canh
Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành
Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường..
Thời thanh niên ngày mới đi làm, cũng như nhiều người dân Hà Nội, tôi thường đi tầu điện. Tôi đã đi đủ tất cả các tuyến tàu điện, để cho biết thế nào là tận cùng đường ray , còn hàng ngày đi làm tôi đi tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy, vì nhà tôi lúc đó đang ở phố Sơn Tây và ở đó có một bến đỗ tàu tại bến xe Kim Mã. Tôi thích lên toa số 2, vì không đông người như toa số 1, nên còn chỗ để ngồi, còn toa số 3 tuy vắng nhưng có nhiều bà con buôn bán mang hàng hóa , quang gánh, thúng mủng rau cỏ, nên có khi lại thành chật, chẳng có chỗ mà ngồi.
Đi tàu điện lắm khi có nhiều chuyện vui tai, vì đây là nơi bán hàng rong kiếm sống của nhiều người. Họ bán các loại thuốc ta, như thuốc cao dán mụn nhọt, thuốc cam cho trẻ em, thuốc hôi nách, thuốc ho, rồi bán cả lơ hồng tẩy quần áo…
Lời rao thuốc cam, sài đẹn của bà bán thuốc :
Trẻ nóng trẻ đổ máu cam
Thuốc ông lang Tích ba gam khỏi liền
Mua đi, mua nhanh khỏi hết nào
Anh chàng bán thuốc ho rao :
Trẻ em ho gà, ho vịt
Thanh niên nam nữ ho vì tình
Đứa bé giật mình cũng biết ho
Ai mua thuốc ho đây
Cậu bé đeo phích bán kem thì rao : “ Kem Long Thành vừa lành vừa mát đây ”. ..
Thanh niên Hà Nội, đi tàu thì cũng phải biết nhảy tàu. Người thực hiện cú nhảy tàu đầu tiên, có lẽ là anh Sơ vơ, tức là anh bán vé tàu. Thường thì mỗi chuyến tàu, kéo hai hoặc ba toa, mà chỉ có một người bán vé.
Đầu tiên người Sơ vơ lên toa thứ nhất để bán vé và lúc này tàu đã chuyến bánh, nếu đợi cho đến chỗ đỗ thì khách đã có người xuống không thu được tiền, nên người bán vé phải nhảy xuống tàu khi đang chạy , rồi lại nhảy lên toa sau để bán vé.
Có ba kiểu nhảy tàu. Cách thứ nhất là nhảy theo chiều tàu đang chạy, người nhảy phải chạy theo đà tàu một quãng. Cách thứ hai mà các bác Sơ Vơ thường nhảy, là hơi nghiêng mình ngả ra phía sau một chút, khi tiếp đất không phải chạy. Cách thứ ba là nhảy bổ, tức là nhảy ngược lại chiều tàu đang chạy, người nhảy phải cúi gập người.Cách nhảy này nguy hiểm, chỉ có bọn thanh niên ngổ ngáo mới dám thực hiện.
Bọn thanh niên nhảy tàu có thể là để trốn vé, hoặc thể hiện bản lĩnh ngổ của mình. Lần nhảy tàu đầu tiên của tôi là để trốn vé, không phải vì không có tiền trong túi, nhưng bắt chước các bạn và tôi bị ngã một cú để đời, tí chết, may mà không bị thương tích. Nhưng mà sau có chừa đâu, tôi tập nhảy tàu và khi đã điêu luyện, thì có thể nhảy bổ từ trên tầu xuống, các bạn khen nhảy tàu đẹp nhất phố. Nhưng mà người đi tàu có khi lại nghĩ lũ nhảy tàu toàn là bọn lưu manh lính mổ ( tiếng lóng chỉ bọn ăn cắp trên tàu ) .
Bây giờ nghĩ lại thấy những việc làm đó thật là điên rồ , dại dột…Nhưng mà phê bình chuyện cũ, khác gì nước đổ lá khoai.
Năm 1986, thành phố quyết định ngừng sử dụng Tàu Điện trong giao thông tại Hà Nội, và Tàu Điện chỉ còn lại trong kỷ niệm của một thời đã qua…
FB Nguyễn Tài Đức