- Biển số
- OF-344531
- Ngày cấp bằng
- 27/11/14
- Số km
- 616
- Động cơ
- 276,750 Mã lực
VỤ CHÁY XE MERCEDES GLC TỪ GÓC ĐỘ LUẬT
Bài dài, cccm đọc kỹ vì có thể cần thiết với nhiều người, nhất là với những ai chuẩn bị mua bảo hiểm vật chất xe, những ai đã mua, càng cần thiết với ai định trục lợi bh hehe. Những ai muốn chửi người viết cũng nên đọc
Như thường lệ, các Conan mạng lại trỗi dậy xung quanh một vụ việc hot (lần này là hot theo đúng nghĩa đen kkk). Phần đông đồng cảm với chủ xe. Số này hầu hết cảm tính. Một số bảo vệ hãng Mercedes với lý do xe không thể cháy. Nhóm này phân tích lập luận lý tính hơn nhưng không đi đúng vấn đề mà lại sa đà vào vấn đề kỹ thuật. Một vài hướng trách nhiệm đến bảo hiểm. Đây mới là hướng đi đúng ở thời điểm này.
Thông thường, quy trình bồi thường bh xe đi qua 4 bước. Tiếp nhận yêu cầu => Giám định tổn thất => Lựa chọn phương án bồi thường => Hoàn thiện hồ sơ. Vụ này đang tắc ở bước thứ ba.
Nguyên do, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long cho rằng, chiếc Mercedes Benz GLC 200 đang nằm trong thời hạn bảo hành của hãng xe cộng với kết luận giám định của Viện KHHS là xe tự gây cháy, nên cty không bồi thường. Ngược lại, hãng xe bảo, cháy không do lỗi kỹ thuật, từ đó dẫn đến việc từ chối bảo hành.
Tất cả các hợp đồng bảo hiểm đều không rắc rối như người ta nghĩ, nó chỉ gói vỏn vẹn vài trang giấy. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng những gì quan trọng nhất liên quan đến việc bồi thường lại nằm trong một bản quy tắc do các cty bh soạn ra. Trong bộ quy tắc này, luôn có một câu đại ý: Trong trường hợp tổn thất do bên thứ ba gây ra, chủ xe phải hợp tác với cty bh để đòi tiền từ bên thứ ba này, trong phạm vi số tiền đã hoặc sẽ được cty bh bồi thường. Ác ở cụm từ “đã hoặc sẽ” này. Nó cho phép cty bh nắm đằng chuôi. Tao sẽ trả tiền trước rồi thay mày đi đòi thằng gây ra sự cố kia. Hoặc mày đợi tao đòi tiền nó trả cho mày. Cccm thử mở hợp đồng bảo hiểm vật chất của mình ra xem sao.
Chủ xe, đã trót ký hợp đồng giấy trắng mực xanh, đành chịu bị bh bóp. Giả sử bên thứ ba rách quá, chả có tiền; hoặc lầy quá; hoặc họ đưa ra được lý do hợp lý, như hãng xe Mer ở VN trong vụ việc đang bàn, chủ xe ở thế kẹt. Lúc này chỉ còn nước ăn vạ. Hoặc văn minh hơn là kiện. Nhưng ăn vạ/kiện ai?
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp người thứ ba gây thiệt hại và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, trước tiên cty bh phải chi trả cho người được bh đã, rồi mới đi đòi bên thứ ba (nếu có). Giả sử bên thứ ba thiệt mạng, không còn tài sản hay người thân, không lẽ người mua bh đành chịu thiệt hại vì cty bh không đòi được bên thứ ba?
Xét theo logic trên, trong trường hợp chiếc GLC, cty BL phải bồi thường cho chủ xe trước đã. Việc yêu cầu hãng xe tiến hành bảo hành sau đó mới tính. Thế hãng Mer ở đây hoàn toàn đúng? Chúng ta chưa hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Giám định của chuyên gia hãng không phải là cơ sở để bác bỏ kết luận của Viện KHHS. Muốn khiếu nại về kết luận của Viện, hãng phải mời chuyên gia độc lập khác vào làm việc. Tuy nhiên, chỉ khi bị đưa ra toà và từ chối bảo hành, hãng may ra mới làm việc này. Còn hiện tại, chả tội gì hehe
Vậy chủ xe giờ làm thế nào? Chịu, hehe. Vì rằng chúng ta không biết được hợp đồng giữa chủ xe và BL có điều khoản gì đặc biệt không. Nhưng nếu không có gì đặc biệt, thì chủ xe cứ bh mà giã thôi. Phí đóng rồi, sự cố xảy ra rồi, trả tiền cho tao. Nếu muốn chày cối, hãy chứng minh tao sai đi. Tao đóng phí cho mày, chứ không phải cho Mer. Mà mày là cty bh, không phải cty đòi nợ thuê. Nhá - Copy của admin Lethanh_78
Bài dài, cccm đọc kỹ vì có thể cần thiết với nhiều người, nhất là với những ai chuẩn bị mua bảo hiểm vật chất xe, những ai đã mua, càng cần thiết với ai định trục lợi bh hehe. Những ai muốn chửi người viết cũng nên đọc
Như thường lệ, các Conan mạng lại trỗi dậy xung quanh một vụ việc hot (lần này là hot theo đúng nghĩa đen kkk). Phần đông đồng cảm với chủ xe. Số này hầu hết cảm tính. Một số bảo vệ hãng Mercedes với lý do xe không thể cháy. Nhóm này phân tích lập luận lý tính hơn nhưng không đi đúng vấn đề mà lại sa đà vào vấn đề kỹ thuật. Một vài hướng trách nhiệm đến bảo hiểm. Đây mới là hướng đi đúng ở thời điểm này.
Thông thường, quy trình bồi thường bh xe đi qua 4 bước. Tiếp nhận yêu cầu => Giám định tổn thất => Lựa chọn phương án bồi thường => Hoàn thiện hồ sơ. Vụ này đang tắc ở bước thứ ba.
Nguyên do, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long cho rằng, chiếc Mercedes Benz GLC 200 đang nằm trong thời hạn bảo hành của hãng xe cộng với kết luận giám định của Viện KHHS là xe tự gây cháy, nên cty không bồi thường. Ngược lại, hãng xe bảo, cháy không do lỗi kỹ thuật, từ đó dẫn đến việc từ chối bảo hành.
Tất cả các hợp đồng bảo hiểm đều không rắc rối như người ta nghĩ, nó chỉ gói vỏn vẹn vài trang giấy. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng những gì quan trọng nhất liên quan đến việc bồi thường lại nằm trong một bản quy tắc do các cty bh soạn ra. Trong bộ quy tắc này, luôn có một câu đại ý: Trong trường hợp tổn thất do bên thứ ba gây ra, chủ xe phải hợp tác với cty bh để đòi tiền từ bên thứ ba này, trong phạm vi số tiền đã hoặc sẽ được cty bh bồi thường. Ác ở cụm từ “đã hoặc sẽ” này. Nó cho phép cty bh nắm đằng chuôi. Tao sẽ trả tiền trước rồi thay mày đi đòi thằng gây ra sự cố kia. Hoặc mày đợi tao đòi tiền nó trả cho mày. Cccm thử mở hợp đồng bảo hiểm vật chất của mình ra xem sao.
Chủ xe, đã trót ký hợp đồng giấy trắng mực xanh, đành chịu bị bh bóp. Giả sử bên thứ ba rách quá, chả có tiền; hoặc lầy quá; hoặc họ đưa ra được lý do hợp lý, như hãng xe Mer ở VN trong vụ việc đang bàn, chủ xe ở thế kẹt. Lúc này chỉ còn nước ăn vạ. Hoặc văn minh hơn là kiện. Nhưng ăn vạ/kiện ai?
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp người thứ ba gây thiệt hại và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, trước tiên cty bh phải chi trả cho người được bh đã, rồi mới đi đòi bên thứ ba (nếu có). Giả sử bên thứ ba thiệt mạng, không còn tài sản hay người thân, không lẽ người mua bh đành chịu thiệt hại vì cty bh không đòi được bên thứ ba?
Xét theo logic trên, trong trường hợp chiếc GLC, cty BL phải bồi thường cho chủ xe trước đã. Việc yêu cầu hãng xe tiến hành bảo hành sau đó mới tính. Thế hãng Mer ở đây hoàn toàn đúng? Chúng ta chưa hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Giám định của chuyên gia hãng không phải là cơ sở để bác bỏ kết luận của Viện KHHS. Muốn khiếu nại về kết luận của Viện, hãng phải mời chuyên gia độc lập khác vào làm việc. Tuy nhiên, chỉ khi bị đưa ra toà và từ chối bảo hành, hãng may ra mới làm việc này. Còn hiện tại, chả tội gì hehe
Vậy chủ xe giờ làm thế nào? Chịu, hehe. Vì rằng chúng ta không biết được hợp đồng giữa chủ xe và BL có điều khoản gì đặc biệt không. Nhưng nếu không có gì đặc biệt, thì chủ xe cứ bh mà giã thôi. Phí đóng rồi, sự cố xảy ra rồi, trả tiền cho tao. Nếu muốn chày cối, hãy chứng minh tao sai đi. Tao đóng phí cho mày, chứ không phải cho Mer. Mà mày là cty bh, không phải cty đòi nợ thuê. Nhá - Copy của admin Lethanh_78