[Thảo luận] Nhiều Kụ chửi anh thằng Luyện "cướp"quá

bin_to

Xe hơi
Biển số
OF-114828
Ngày cấp bằng
29/9/11
Số km
101
Động cơ
388,111 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
HÀ NỘI
Tăng phí giao thông - lợi bất cập hại
Cập nhật lúc :8:39 AM, 05/04/2012
(Đất Việt) Người dân đóng phí rồi thì phải đi. Như thế không giảm ùn tắc được. Hơn nữa người ta sẽ phải tính cách bù lại số tiền đã phải đóng: người bán rau, bán thịt ở chợ tăng giá, các đơn vị kinh doanh phải tăng giá bù vào phí phải nộp... Như vậy là “lợi bất cập hại”.

Đây là quan điểm của chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm, khi trao đổi với Đất Việt về đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện vào nội đô giờ cao điểm do Bộ GTVT đề xuất. Ông Kiêm nói:

Thông thường, phí được hiểu là dịch vụ do đơn vị, doanh nghiệp cung ứng cho người dân, muốn sử dụng dịch vụ cao cấp, tiện lợi thì phải đóng phí. Đó là việc tất yếu. Còn dịch vụ chưa tốt mà lại thu phí thì không hợp lý. Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chi phí đầu vào khá lớn, các doanh nghiệp khó khăn mà thu phí thì đơn vị, doanh nghiệp sẽ thêm khó khăn. Thêm vào đó, khi đề xuất, Bộ GTVT lại cho rằng năm 2012 chưa thu, nghĩa là sang năm tình hình khác đi lại phải soạn thảo lại. Đặc biệt, như lý giải của Bộ GTVT, việc thu phí nhằm 2 mục tiêu: hạn chế phương tiện giao thông và tăng thu ngân sách. Nhưng để hạn chế phương tiện giao thông qua chính sách này rất khó, vì có nhiều yếu tố để hạn chế phương tiện, còn biện pháp này có tác dụng rất kém. Thứ hai, trong thời điểm này, khi dư luận không đồng tình thì khả năng chấp thành sẽ không cao.

Ông Cao Sỹ Kiêm

Có thể thu phí qua xăng, dầu
Như Bộ trưởng Bộ GTVT lý giải việc thu phí là để đảm bảo công bằng xã hội, người đi ô-tô, xe máy phải nộp phí để nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo ông, liệu có nên coi đây là kênh đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng?
Theo tôi, không thiếu cách thu phí phương tiện, chẳng hạn như thu phí qua xăng, dầu, điều đó công bằng hơn vì đi nhiều thì phải nộp nhiều. Còn thu trên đầu phương tiện thì có những ô-tô, xe máy chỉ đi mấy lần/năm, có người đi thường xuyên. Còn xe máy có những loại đi chơi, có loại là phương tiện kiếm sống. Do vậy, tính công bằng của việc thu phí không rõ ràng.​

Có ý kiến cho rằng, ùn tắc, tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân, song dường như những giải pháp mà Bộ GTVT đưa ra gần đây chỉ tập trung vào việc thu phí. Điều đó, theo ông có thỏa đáng?
Đúng vậy! Mặc dù Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho rằng Bộ đang thực hiện rất nhiều biện pháp để giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông chứ không chỉ có thu phí, tuy nhiên, trong nhiều biện pháp phải chọn giải pháp hữu hiệu nhất để làm. Nhưng biện pháp chưa thấy rõ hiệu quả, căn cứ còn mập mờ mà vẫn đưa ra thì không được. Nếu cần sang năm thu thì lúc đó sẽ làm. Có thể khi đó sản xuất kinh doanh khá hơn hoặc chi phí doanh nghiệp cải thiện hơn thì chính sách đưa ra sẽ thuận lòng dân hơn, dễ thực hiện hơn.
Ông có cho rằng, việc thu phí thực chất là hạn chế nhu cầu thực tế của người dân. Theo ông, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội?
Theo tôi, giải pháp này nếu không cẩn thận, không những phương tiện không giảm mà còn hạn chế sinh hoạt của người dân. Trong lúc chưa có phương tiện thay thế như xe buýt nhanh, đường trên cao mà hạn chế phương tiện thì cũng là vấn đề rất phức tạp. Theo tôi, phải lấy ý kiến người dân vì việc thu phí sẽ động chạm đến quyền lợi của họ. Nếu thấy hợp lý, người dân sẽ chấp hành, còn nếu áp đặt, người dân không đồng tình thì việc chấp hành sẽ không nghiêm và tính khả thi của đề xuất sẽ rất hạn chế. Do vậy, việc đưa ra chính sách phải hợp lòng dân.
Trong khi nhà nước còn đang tìm cách khoan sức dân bằng nhiều biện pháp, thì đề xuất của Bộ GTVT sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống của người dân? Liệu có thể so sánh việc thu phí (hàng năm) với việc xăng dầu hay điện tăng giá theo định kỳ không, thưa ông?
Chắc chắn là có. Những người phải đóng phí này sẽ giảm thu nhập. Điều đó là thấy rõ. Mặc dù không bị đảo lộn, nhưng chắc chắn đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiệu quả của đề xuất, người dân đóng phí rồi thì phải đi. Như thế không giảm ùn tắc được mà người ta sẽ phải tính cách bù lại số tiền đã phải đóng: người bán rau, bán thịt ở chợ tăng giá, các đơn vị kinh doanh phải tăng giá bù vào phí phải nộp, đặc biệt các doanh nghiệp vận tải có lý do để tăng giá vận chuyển, giá vé... Như vậy là “lợi bất cập hại”.
Xin cảm ơn ông!

ĐBQH Dương Trung Quốc:
Tính toán của Bộ GTVT có vẻ nhầm lẫn

Cách đặt vấn đề của Bộ trưởng Thăng có vẻ nhầm lẫn. Mua xe cá nhân, người mua phải chịu các loại thuế, từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ… đó là san sẻ trách nhiệm, đóng góp một phần đối với Nhà nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng và có thể nói đó mới là yêu nước.
Còn phí, phải hiểu rõ khái niệm này, chẳng hạn như thu phí cầu phà, phí vào nội đô là rõ ràng. Đó là những khoản phí phải trả để được hưởng dịch vụ, còn phí hạn chế phương tiện cá nhân tôi không biết là dạng nào, nhưng chắc chắn không phải là phí. Không hiểu cách tính toán của Bộ trưởng Bộ GTVT căn cứ trên cơ sở khoa học nào để cho rằng việc thu phí hạn chế phương tiện cá nhân sẽ giúp giảm ùn tắc.
TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương:
Nộp phí thì sao “tự hào, hạnh phúc” được?

Nói thu phí hạn chế phương tiện cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như lời của Bộ trưởng Đinh La Thăng nghe không hợp lý lắm. Tôi có cái xe, cũng muốn đi đường đẹp, nếu có phải nộp phí cũng đúng. Nhưng đường vừa xấu vừa tắc mà bảo nộp phí thì không thuyết phục. Bên cạnh đó, ai cũng biết đầu tư xây dựng đường xá là một trong những việc dễ gây thất thoát nhất, do vậy, người dân không đồng tình khi phải nộp phí mà không biết khoản phí đó được sử dụng như thế nào. Bởi vậy mà khó có thể nói người sở hữu ô-tô “tự hào, hạnh phúc khi nộp phí” như lời ông Bộ trưởng.
Ông Nguyễn Quý Đức (Trường THCS Xuân Đỉnh, Hà Nội):
Không thể “đè” người dân ra thu mãi

Cá nhân sở hữu một chiếc ô-tô, trước đó đã phải gánh bao nhiêu loại thuế, phí, giờ phải đóng thêm hàng chục triệu đồng mỗi năm mà nói là sẽ “tự hào, hạnh phúc” được thì tôi cũng không hiểu ông Bộ trưởng suy nghĩ như thế nào. Một chiếc xe mua ở Nhật có giá khoảng 20.000 USD, nhưng ở ta, cũng chiếc xe ấy phải mất 50.000 USD mới mua được. Vậy cái “phí” nó nằm ở khoản chênh lệch 30.000 USD ấy chứ còn đâu mà giờ vẫn “đè” người dân ra để thu thêm nữa?



http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Tang-phi-giao-thong--loi-bat-cap-hai/20124/202357.datviet
 

laccdx

Xe hơi
Biển số
OF-59791
Ngày cấp bằng
23/3/10
Số km
122
Động cơ
443,820 Mã lực
Xét 1 cách công bằng thì # không khác gì Luyện. 1 thằng giết người trực tiếp còn 1 thằng giết người gián tiếp. nhưng khác nhau ở chỗ 1 thằng dưới 18 tuổi thì bị tù 18 năm còn # chắc đủ tuổi rồi

# không thu phí xe biển đỏ, biển xanh, xe công vậy thì những loại xe đó không đi trên đường mà bay à? Chẳng nhẽ những người khác đóng phí để phục vụ cho cả các ông xe công nữa sao? Bất công cũng ở chỗ đó, mưa thì cũng phải mưa cho đều. Chắc # nó nghĩ xe công thì không gây tắc đường?
 

bizicafe

Xe tăng
Biển số
OF-126685
Ngày cấp bằng
5/1/12
Số km
1,593
Động cơ
389,787 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Em là fan của các nhà văn thời kì 30-45 như các cụ Nguyễn Đình Lạp, Tam Lang, Thạch Lam... So sánh một cách khách quan, cuộc sống của dân ta bây giờ với thời kì 30-45 chẳng khác gì nhau, chỉ khác duy nhất một điều là ở mức sống. Các cụ ấy mà sống lại bây giờ thì sẽ có khối tác phẩm hay cho con cháu về sau.
 

kimhoangyen

Xe hơi
Biển số
OF-107745
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
158
Động cơ
394,270 Mã lực
các cụ cứ bình tĩnh xem tình hình thế nào đã
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top