MXH vốn dĩ là công cụ giao tiếp và tương tác trong xã hội rất tuyệt vời, nếu kết hợp với ý thức văn minh của người dùng nữa thì sẽ có thể thực hiện được nhiều điều tuyệt vời cho cộng đồng một cách nhanh chóng, trên diện rộng nhờ ưu thế vượt trội của công nghệ .
Theo các cụ mợ cao kiến thì ofer chúng ta đã từng làm được gì và tương lai sẽ có thể làm được gì? Dưới đây là một câu chuyện để lấy cảm hứng...
Món quà bất ngờ của ông xe ôm nghèo
Chỉ một đêm, khi biết hoàn cảnh khó khăn của ông Hải, cộng đồng đã quyên góp được 38 triệu, tặng ông món quà bất ngờ: Một chiếc xe máy và điện thoại mới.
Ông Nguyễn Hải rụt rè bước vào cửa hàng xe máy. Dù nhân viên của cửa hàng ra sức mời, ông vẫn không dám ngồi vì sợ bộ quần áo lao động làm bẩn ghế. Một lúc sau, khi chiếc xe mới tinh được dắt ra, dựng trước mặt, người đàn ông 65 tuổi khẽ chạm vào bánh xe xoay một vòng mà vẫn không tin đây sẽ là chiếc xe dành cho mình.
"Đây thực sự là điều tôi không dám mơ tới", ông thốt lên.
Chiếc xe máy và điện thoại mới ông Hải nhận được từ cộng đồng sau lời kêu gọi giúp đỡ của Trúc Phương. Ảnh: Trúc Phương.
Ông Hải làm nghề xe ôm, sống cùng vợ trong một căn trọ nhỏ ở đường Quách Điêu, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Thu nhập của cả gia đình gần như phụ thuộc hoàn toàn vào chiếc xe máy cũ, yên đã rách nát. Cũng vì cái xe quá cũ mà số tiền kiếm được mỗi ngày của ông khá thất thường. "Ngày nào may thì được hơn 100.000 đồng, còn lại chỉ khoảng vài chục ngàn vì khách chê xe cũ, không đi. Đăng ký chạy Grab thì xe cũ họ cũng không nhận", ông kể.
Phơi mặt cả ngày ngoài đường nhưng để tiết kiệm, ông Hải thường không dám tiêu pha gì. Đến bữa, ông ghé tủ bánh mỳ từ thiện của chị Phạm Ngọc Loan trên đường Tân Hương, quận Tân Phú để lấy bánh ăn rồi uống trà đá miễn phí. Khoảng hơn 19 giờ ngày 18/8, ông lại ghé tủ bánh nhưng đến nơi thì tất cả đã trống trơn. Cả ngày ế ẩm, người đàn ông thất vọng tràn trề nhưng ông vẫn ráng hỏi thăm xem còn ổ nào không.
Thấy ông xe ôm tay run run vì đói, chị Loan không nỡ từ chối mà gọi một hộp cơm mời ông ăn và hỏi thăm hoàn cảnh. Nhìn cái xe cũ lại treo thêm một chai dầu nhớt lủng lẳng, "bà chủ tủ bánh mỳ" gặng hỏi và được biết, cái xe đang hỏng nặng, thường xuyên hết nhớt dọc đường nên ông Hải phải mang theo chai nhớt để sẵn sàng "cứu hộ".
"Thường nhà có bánh trái gì tôi cũng hay mời chú ấy nhưng hôm nay không có gì nên mua tặng chú hộp cơm. Chú ấy khen ngon, ăn hết sạch không còn giọt nước mắm", chị Loan kể.
Chị Loan bắt đầu để ý đến hoàn cảnh của ông Hải từ khi đặt tủ bánh mỳ từ thiện trước nhà khoảng một tháng nay. Mỗi ngày chị đặt vào đó khoảng 100 ổ kèm sữa đặc và nước tương để giúp những người khó khăn có bữa ăn tạm. Những hôm được bạn bè ủng hộ, chị mua thêm bánh bỏ vào tủ. Có ngày hơn 200 ổ cũng hết sạch.
Ông Hải đều đặn đến lấy bánh. Có ngày một lần, có ngày hai lần sáng, chiều. Mỗi lần ông ăn hai ổ, một ổ với nước tương, một ổ với sữa rồi uống trà đá miễn phí trong thùng đặt cạnh bên.
Ông Hải với chiếc xe cũ, yên rách nát và chai dầu nhớt thường ghé ăn bánh mỳ tình thương của chị Loan mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Loan.
Nghe xong câu chuyện của ông Hải lại thấy ông cũng thật thà, chị Loan viết lên trang Facebook cá nhân mình một bài kể về hoàn cảnh kèm số điện thoại của ông, kêu gọi ai có nhu cầu đi xe ôm hay chở hàng thì ủng hộ để ông có thêm thu nhập. Đêm đó, bài viết của chị Loan được gần 1.500 người chia sẻ. Sau đó, nhiều mạnh thường quân đã gửi đến chị Loan gần 10 triệu đồng cùng gạo, mỳ tôm nhờ chuyển tặng ông Hải.
Gần 12h đêm 18/8, khi đang lướt Facebook, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương, 26 tuổi, ở quận 1, đọc được bài viết về hoàn cảnh của ông Hải nên cũng đăng bài lên trang cá nhân kêu gọi bạn bè hỗ trợ. Cô mong muốn xin khoảng 10 triệu để mua một chiếc xe máy cũ tặng ông Hải, giúp ông có phương tiện tốt hơn chở khách. Sau đó, Phương tắt máy đi ngủ.
Sáng hôm sau, vừa mở điện thoại, Phương bất ngờ khi thấy tin nhắn báo về hơn 100 giao dịch chuyển tiền ủng hộ ông Hải. Từng nhiều lần kêu gọi bạn bè góp tiền giúp đỡ những người khó khăn, Phương chưa bao giờ nhận được nhiều sự chung tay như lần này.
"Bình thường, mình chỉ nhận được sự ủng hộ của người nhà và những người bạn thân thiết. Nhưng với trường hợp của ông Hải, có đến hơn một nửa là những số tài khoản lạ chuyển tiền. Hôm đó, cô nhận được gần 38 triệu từ những mạnh thường quân vô danh. Khi thấy đã số tiền đã đủ, Phương khóa tài khoản, ngưng nhận hỗ trợ đồng thời công khai sao kê dưới bài đăng của mình để minh bạch.
Phương quyết định dùng số tiền này để mua tặng ông Nguyễn Hải một chiếc xe máy mới.
Ông Hải nhớ lại: "Sáng hôm đó cũng có nhiều người gọi điện hỏi thăm tôi, nhưng khi nghe cháu Phương nói tặng xe máy mới thì tôi không dám tin. Đến khi gặp cháu, tôi vừa mừng vừa run".
Trúc Phương dẫn ông Hải đi mua xe máy, điện thoại và đi siêu thị mua quần áo mới từ số tiền cô quyên góp được. Ảnh: Trúc Phương.
Ngay trong sáng, Phương dẫn ông Hải đi mua xe máy và điện thoại mới thay cho chiếc điện thoại cũ đã "muốn vỡ làm đôi". Phương cũng dẫn ông Hải đi siêu thị mua quần áo, giày dép mới rồi trao số tiền còn lại mà cộng đồng hỗ trợ vợ chồng ông.
Ngày hôm đó, ông Hải cũng quay lại nhà chị Loan để cám ơn. Chị Loan mời cơm và cà phê nhưng ông Hải từ chối, ông bảo: "Cô mua hoài tốn tiền cô. Tui ăn bánh mì được rồi, cô để dành giúp những người khó khăn khác".
Với phương tiện mưu sinh mới, hai hôm nay ông Hải đã nhận được thêm nhiều cuốc xe. Nhiều người biết số điện thoại cũng gọi đến thuê ông chở hàng. Chiều 21/8, ông Hải nhẩm tính ngày hôm nay, nhờ chiếc xe mới và bộ quần áo sạch sẽ ông đã kiếm được gần 400.000 đồng. "Cuộc đời tôi sẽ thay đổi và khá lên từ đây", ông cười nói.
Thỉnh thoảng dừng nghỉ chân, ông Hải nhìn chằm chằm vào chiếc xe mới cóng một hồi lâu, nghĩ bâng quơ trong đầu: "Chiếc xe này là của mình thật sao?"
https://vnexpress.net/mon-qua-bat-ngo-cua-ong-xe-om-ngheo-4150329.html
Theo các cụ mợ cao kiến thì ofer chúng ta đã từng làm được gì và tương lai sẽ có thể làm được gì? Dưới đây là một câu chuyện để lấy cảm hứng...
Món quà bất ngờ của ông xe ôm nghèo
Chỉ một đêm, khi biết hoàn cảnh khó khăn của ông Hải, cộng đồng đã quyên góp được 38 triệu, tặng ông món quà bất ngờ: Một chiếc xe máy và điện thoại mới.
Ông Nguyễn Hải rụt rè bước vào cửa hàng xe máy. Dù nhân viên của cửa hàng ra sức mời, ông vẫn không dám ngồi vì sợ bộ quần áo lao động làm bẩn ghế. Một lúc sau, khi chiếc xe mới tinh được dắt ra, dựng trước mặt, người đàn ông 65 tuổi khẽ chạm vào bánh xe xoay một vòng mà vẫn không tin đây sẽ là chiếc xe dành cho mình.
"Đây thực sự là điều tôi không dám mơ tới", ông thốt lên.
Chiếc xe máy và điện thoại mới ông Hải nhận được từ cộng đồng sau lời kêu gọi giúp đỡ của Trúc Phương. Ảnh: Trúc Phương.
Ông Hải làm nghề xe ôm, sống cùng vợ trong một căn trọ nhỏ ở đường Quách Điêu, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Thu nhập của cả gia đình gần như phụ thuộc hoàn toàn vào chiếc xe máy cũ, yên đã rách nát. Cũng vì cái xe quá cũ mà số tiền kiếm được mỗi ngày của ông khá thất thường. "Ngày nào may thì được hơn 100.000 đồng, còn lại chỉ khoảng vài chục ngàn vì khách chê xe cũ, không đi. Đăng ký chạy Grab thì xe cũ họ cũng không nhận", ông kể.
Phơi mặt cả ngày ngoài đường nhưng để tiết kiệm, ông Hải thường không dám tiêu pha gì. Đến bữa, ông ghé tủ bánh mỳ từ thiện của chị Phạm Ngọc Loan trên đường Tân Hương, quận Tân Phú để lấy bánh ăn rồi uống trà đá miễn phí. Khoảng hơn 19 giờ ngày 18/8, ông lại ghé tủ bánh nhưng đến nơi thì tất cả đã trống trơn. Cả ngày ế ẩm, người đàn ông thất vọng tràn trề nhưng ông vẫn ráng hỏi thăm xem còn ổ nào không.
Thấy ông xe ôm tay run run vì đói, chị Loan không nỡ từ chối mà gọi một hộp cơm mời ông ăn và hỏi thăm hoàn cảnh. Nhìn cái xe cũ lại treo thêm một chai dầu nhớt lủng lẳng, "bà chủ tủ bánh mỳ" gặng hỏi và được biết, cái xe đang hỏng nặng, thường xuyên hết nhớt dọc đường nên ông Hải phải mang theo chai nhớt để sẵn sàng "cứu hộ".
"Thường nhà có bánh trái gì tôi cũng hay mời chú ấy nhưng hôm nay không có gì nên mua tặng chú hộp cơm. Chú ấy khen ngon, ăn hết sạch không còn giọt nước mắm", chị Loan kể.
Chị Loan bắt đầu để ý đến hoàn cảnh của ông Hải từ khi đặt tủ bánh mỳ từ thiện trước nhà khoảng một tháng nay. Mỗi ngày chị đặt vào đó khoảng 100 ổ kèm sữa đặc và nước tương để giúp những người khó khăn có bữa ăn tạm. Những hôm được bạn bè ủng hộ, chị mua thêm bánh bỏ vào tủ. Có ngày hơn 200 ổ cũng hết sạch.
Ông Hải đều đặn đến lấy bánh. Có ngày một lần, có ngày hai lần sáng, chiều. Mỗi lần ông ăn hai ổ, một ổ với nước tương, một ổ với sữa rồi uống trà đá miễn phí trong thùng đặt cạnh bên.
Ông Hải với chiếc xe cũ, yên rách nát và chai dầu nhớt thường ghé ăn bánh mỳ tình thương của chị Loan mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Loan.
Nghe xong câu chuyện của ông Hải lại thấy ông cũng thật thà, chị Loan viết lên trang Facebook cá nhân mình một bài kể về hoàn cảnh kèm số điện thoại của ông, kêu gọi ai có nhu cầu đi xe ôm hay chở hàng thì ủng hộ để ông có thêm thu nhập. Đêm đó, bài viết của chị Loan được gần 1.500 người chia sẻ. Sau đó, nhiều mạnh thường quân đã gửi đến chị Loan gần 10 triệu đồng cùng gạo, mỳ tôm nhờ chuyển tặng ông Hải.
Gần 12h đêm 18/8, khi đang lướt Facebook, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương, 26 tuổi, ở quận 1, đọc được bài viết về hoàn cảnh của ông Hải nên cũng đăng bài lên trang cá nhân kêu gọi bạn bè hỗ trợ. Cô mong muốn xin khoảng 10 triệu để mua một chiếc xe máy cũ tặng ông Hải, giúp ông có phương tiện tốt hơn chở khách. Sau đó, Phương tắt máy đi ngủ.
Sáng hôm sau, vừa mở điện thoại, Phương bất ngờ khi thấy tin nhắn báo về hơn 100 giao dịch chuyển tiền ủng hộ ông Hải. Từng nhiều lần kêu gọi bạn bè góp tiền giúp đỡ những người khó khăn, Phương chưa bao giờ nhận được nhiều sự chung tay như lần này.
"Bình thường, mình chỉ nhận được sự ủng hộ của người nhà và những người bạn thân thiết. Nhưng với trường hợp của ông Hải, có đến hơn một nửa là những số tài khoản lạ chuyển tiền. Hôm đó, cô nhận được gần 38 triệu từ những mạnh thường quân vô danh. Khi thấy đã số tiền đã đủ, Phương khóa tài khoản, ngưng nhận hỗ trợ đồng thời công khai sao kê dưới bài đăng của mình để minh bạch.
Phương quyết định dùng số tiền này để mua tặng ông Nguyễn Hải một chiếc xe máy mới.
Ông Hải nhớ lại: "Sáng hôm đó cũng có nhiều người gọi điện hỏi thăm tôi, nhưng khi nghe cháu Phương nói tặng xe máy mới thì tôi không dám tin. Đến khi gặp cháu, tôi vừa mừng vừa run".
Trúc Phương dẫn ông Hải đi mua xe máy, điện thoại và đi siêu thị mua quần áo mới từ số tiền cô quyên góp được. Ảnh: Trúc Phương.
Ngay trong sáng, Phương dẫn ông Hải đi mua xe máy và điện thoại mới thay cho chiếc điện thoại cũ đã "muốn vỡ làm đôi". Phương cũng dẫn ông Hải đi siêu thị mua quần áo, giày dép mới rồi trao số tiền còn lại mà cộng đồng hỗ trợ vợ chồng ông.
Ngày hôm đó, ông Hải cũng quay lại nhà chị Loan để cám ơn. Chị Loan mời cơm và cà phê nhưng ông Hải từ chối, ông bảo: "Cô mua hoài tốn tiền cô. Tui ăn bánh mì được rồi, cô để dành giúp những người khó khăn khác".
Với phương tiện mưu sinh mới, hai hôm nay ông Hải đã nhận được thêm nhiều cuốc xe. Nhiều người biết số điện thoại cũng gọi đến thuê ông chở hàng. Chiều 21/8, ông Hải nhẩm tính ngày hôm nay, nhờ chiếc xe mới và bộ quần áo sạch sẽ ông đã kiếm được gần 400.000 đồng. "Cuộc đời tôi sẽ thay đổi và khá lên từ đây", ông cười nói.
Thỉnh thoảng dừng nghỉ chân, ông Hải nhìn chằm chằm vào chiếc xe mới cóng một hồi lâu, nghĩ bâng quơ trong đầu: "Chiếc xe này là của mình thật sao?"
https://vnexpress.net/mon-qua-bat-ngo-cua-ong-xe-om-ngheo-4150329.html
Chỉnh sửa cuối: