- Biển số
- OF-303179
- Ngày cấp bằng
- 28/12/13
- Số km
- 428
- Động cơ
- 309,320 Mã lực
VinFast bán giá ‘sốc’, người dân xếp hàng mua xe trong đêm
21/11/2018 10:00 GMT+7
10h đêm khách vẫn chen chật kín tranh mua; 200 điểm bán hàng “cháy xe” chỉ sau vài tiếng khai trương... VinFast đã có khởi điểm “bùng nổ” ngoài dự kiến sau khi biểu giá gây “sốc” được công bố.
1 tháng rưỡi sau màn ra mắt ấn tượng trên thị trường quốc tế, hai “Ngôi sao mới” của ngành ô tô thế giới: Sedan Lux A2.0 và SUV Lux SA2.0 đã “trình làng” công chúng Việt tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội).
Cùng “người anh em cỡ nhỏ” - VinFast Fadil và xe máy điện thông minh VinFast Klara - khu vực trưng bày 4 mẫu sản phẩm VinFast hầu như không còn chỗ chen chân.
Đặc biệt, ngay sau khi công bố biểu giá gây “sốc” - VinFast lập tức trở thành “hiện tượng bán hàng của năm” với hàng nghìn khách hàng đổ xô xếp hàng “tranh mua” ngay tại chỗ.
Theo đó, giá công bố chính thức của ô tô VinFast lần lượt là 1,818 tỷ đồng với VinFast Lux SA 2.0 (SUV); 1,366 tỷ đồng với VinFast Lux A 2.0 (Sedan) và 423 triệu đồng với VinFast Fadil. Nhưng với chính sách giá “3 Không”: không chi phí đầu tư, không chi phí tài chính và không lãi - cộng thêm chính sách khuyến mại đặc biệt nhân dịp ra mắt, giá xe giảm về mức “chấn động”: SUV Lux SA2.0 chỉ còn 1,136 tỷ đồng; Sedan Lux A 2.0 về 800 triệu đồng và Fadil chỉ có 336 triệu đồng (chưa VAT).
“Mức giá của các mẫu xe VinFast có thể nói là sốc, chắc chắn là dưới giá thành sản xuất, bởi vì một điều đơn giản là hai mẫu xe sedan và mẫu SUV của VinFast đang có mức giá dưới giá ở thị trường chính là Bắc Mỹ, nơi mà nguyên gốc của nó là xe BMW X5 và BMW Serie 5 đang có mức giá vào tầm 50-60 nghìn USD”, ông Nguyễn Thanh Hải, người từng phụ trách người từng phụ trách marketing cho xe siêu sang Bentley và Lamborghini Việt Nam nhận định.
Đúng như ông Hải dự báo, với mức giá “mềm” bất ngờ so với chất lượng và đẳng cấp thực tế đã được mục sở thị, Lễ ra mắt xe VinFast lập tức chuyển thành điểm bán hàng tại chỗ với hàng dài người dân chen chúc xếp hàng mua xe
Tất cả các bàn nhận đăng kí mua xe mau chóng quá tải, toàn bộ nhân viên “chạy hết công suất” từ 5h chiều đến 10h đêm vẫn không vãn khách
Theo quy định 21h công viên đóng cửa nhưng 22h khu vực trưng bày và gian hàng vẫn tấp nập người tới chiêm ngưỡng và đặt mua xe
Đến đêm khách hàng vẫn quây kín các quầy giao dịch của VinFast.
Chỉ cần từ 10 - 50 triệu đồng trở lên, người mua có thể đặt cọc những mẫu xe hot nhất hiện nay. Các mẫu ô tô sẽ được giao đến tay khách hàng vào năm 2019; riêng xe máy điện thông minh, người mua có thể lấy ngay. Tuy nhiên, do lượng đặt mua quá lớn, nhiều khách hàng đã phải cầm phiếu ra về chờ nhận xe sau
Sức nóng của xe VinFast đã nhanh chóng lan tới 200 điểm trưng bày bán hàng trên toàn quốc. Dù mới chính thức mở cửa từ 5h chiều nhưng mới 9h tối, các “điểm cầu” đều trong tình trạng “cháy hàng”.
Lễ ra mắt ô tô và xe máy VinFast tại Hà Nội sẽ kéo dài hết ngày hôm nay (21/11) và sẽ có mặt tại Tp HCM từ 9h - 22h các ngày 25-26/11 tại khu đô thị Vinhomes Central Park. Riêng xe máy điện đã bày bán tại các showroom VinFast trên toàn quốc.
http://vietnamnet.vn/vn/chuyen-trang/oto-xemay/vinfast-ban-gia-soc-nguoi-dan-xep-hang-mua-xe-trong-dem-490032.html
'Thị trường thay đổi và thế tiến thoái lưỡng nan của Vinfast'
Một số chuyên gia cho rằng mẫu xe mới ra của VinFast có thể quá tầm với khách hàng phổ thông tại Việt Nam trong khi đối thủ lại là những hãng xe lâu đời có tiếng tăm.
"Đó là thế tiến thoái lưỡng nan", ông Bill Russo, lãnh đạo hãng tư vấn Automobility Ltd. có trụ sở tại Thượng Hải, nói với Zing.vn hôm 2/10. "Họ phải ra mắt bằng câu chuyện giúp định hình thương hiệu của họ. Dù vậy, khởi đầu ở phân khúc quá cao có thể đẩy họ ra khỏi thị trường của những khách hàng lần đầu dùng ôtô ở Đông Nam Á".
Ông Russo cho rằng các thương hiệu Nhật Bản đã có chỗ đứng trong những thị trường này, cái khó của VinFast là họ phải chiếm thị trường với mức giá rẻ hơn nhưng không rẻ đến mức gây tổn hại thương hiệu.
Hai mẫu xe vừa được công bố ở Paris được dự đoán sẽ có giá khoảng 1-2 tỷ đồng, mức giá không rẻ cho khách hàng trong khi mặt bằng giá ôtô ở Việt Nam đã tương đối cao so với thu nhập đa số người dân.
Phân khúc nào cho người dùng Việt?
Dù giá bán chính thức chưa được công bố, trước ngày hai mẫu xe của VinFast chính thức ra mắt, nhiều chuyên gia đã đánh giá đây khó có thể là mẫu xe trung cấp cho người dùng đại chúng.
Hai mẫu xe sắp ra mắt của VinFast.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là nếu định vị là xe cao cấp, làm sao VinFast có thể cạnh tranh với các thương hiệu lâu đời, đặc biệt tại những thị trường mà hầu hết người dân đều chỉ có thu nhập trung bình như Việt Nam và Đông Nam Á.
Trao đổi với Zing.vn, ông Michael Dunne, người sáng lập hãng tư vấn ZoZo Go (trụ sở tại Thượng Hải) và là người có kinh nghiệm với thị trường ôtô Trung Quốc nhiều thập niên qua, đồng ý với nhận định rằng VinFast có thể chỉ muốn ra mắt bằng một sản phẩm cao cấp và cận cao cấp nhưng sau đó sẽ chiếm thị trường bằng các dòng xe vừa tiền hơn.
"Có lý nếu họ muốn khởi đầu trên đỉnh để thiết lập sức mạnh của thương hiệu, rồi di chuyển xuống thị trường đại chúng", ông nói.
Cách làm cũ ở thế kỷ 21
Hơn 200.000 xe được bán ở thị trường Việt Nam năm 2017 và tỷ lệ tăng trưởng là khoảng 25%/năm trong vài năm qua. Phần lớn chuyên gia quan sát, trong và ngoài nước, đều xem Việt Nam là thị trường nhiều tiềm năng đang tăng trưởng. Tuy nhiên, sự thay đổi công nghệ sẽ đặt VinFast trước nhiều thách thức, đặc biệt khi động cơ VinFast phát triển trên nền động cơ BMW.
Ông Russo cho rằng VinFast đang đi theo mô hình kinh doanh truyền thống là "outsource" để tạo ra chiếc xe mới nhưng thật ra đây là cách làm cũ.
"Đây là con đường mà các hãng xe Nhật Bản, Hàn Quốc đã đi, trước khi trở thành những nhà sản xuất toàn cầu. Dù vậy, tôi tin rằng điều kiện đầu thế kỷ 21 đã khác biệt so với cuối thế kỷ 20", chuyên gia sống tại Thượng Hải nói.
Các thế hệ xe mới sẽ làm thay đổi mô hình sở hữu phương tiện vận tải thông thường và đe dọa các hãng xe truyền thống. Ảnh: AFP.
Theo ông, với việc dựa vào các nguồn lực bên ngoài, VinFast có thể không tốn quá nhiều vốn và đi nhanh hơn những nhà sản xuất xe truyền thống trong ngành vốn cần rất nhiều đầu tư. Dù vậy, các chi phí biến đổi khác sẽ tăng và Vinfast sẽ phụ thuộc nhiều vào công nghệ bên ngoài.
"Đông Nam Á hiện nay có lượng tương đối xe 4 bánh và các nhà sản xuất xem đó là thị trường tiềm năng. VinFast có vẻ muốn trở thành một Proton tốt hơn. Câu hỏi của tôi là liệu đây có phải mục tiêu phù hợp cho thế kỷ 21 hay không?".
"Tại sao thế giới lại cần thêm một thương hiệu xe trong kỷ nguyên mà phần cứng đang trở thành hàng hóa phổ biến. Chỉ riêng việc họ sử dụng thiết kế và máy móc của bên ngoài, dựa vào bộ phận nghiên cứu và phát triển của bên ngoài cho thấy họ đang đi theo con đường không còn đủ sức cạnh tranh trong kỷ nguyên của dịch vụ di chuyển kỹ thuật số", ông nói.
Sự phổ biến của Internet di động và sự quyết liệt về mặt thị trường của các công ty công nghệ kéo theo việc chuyển dịch sang mô hình "trả tiền theo lần sử dụng" của các dịch vụ vận chuyển.
Nỗi lo lắng của ông Russo được thể hiện qua việc doanh số bán xe điện tăng vọt tại Trung Quốc hay xu hướng bùng nổ các loại xe tự hành hoặc ứng dụng chia sẻ ôtô.
"Tôi cũng tin rằng mô hình sở hữu truyền thống đang bị 'ăn thịt' nhanh chóng và bị thay thế bởi các dịch vụ di chuyển trả tiền", ông nói.
"Những nhà sản xuất xe truyền thống sẽ đối mặt với mối đe dọa sinh tồn từ mô hình kinh doanh mới này".
"Made in Vietnam" là bất lợi hay ưu điểm?
Ralf Matthaes, Giám đốc Điều hành của hãng nghiên cứu Infocus Mekong, nói thị trường xe Việt Nam hiện là thị trường nóng nhưng triển vọng của các hãng xe truyền thống có thể bị đe dọa bởi giá cả quá cao, các yếu tố hạ tầng, an ninh, vấn đề bãi đỗ, bên cạnh đó là cả tâm lý người tiêu dùng.
"Nhiều năm nghiên cứu cho thấy khách hàng Việt Nam có phần e dè khi mua đồ giá trị cao sản xuất tại Việt Nam, họ lo sợ về chất lượng. Không sao cả nếu mua đồ ăn thức uống, hoặc đồ nội thất Việt Nam. Nhưng đối với những thứ phức tạp và đắt đỏ như ôtô, họ có thể e dè", nhà nghiên cứu thị trường nhận định với Zing.vn.
"Sau tất cả thì trải nghiệm sau tay lái và những lời truyền miệng sẽ quyết định tương lai của VinFast".
Hạ tầng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua ôtô của người Việt Nam. Ảnh: AFP.
Ở mặt khác, lợi thế mà VinFast có thể và có vẻ đang sử dụng là tinh thần dân tộc. Nhiều hãng xe châu Á đã đi lên từ "quê nhà", sử dụng lòng tự hào dân tộc làm lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua với các "ông lớn" phương Tây.
Chuyên gia Russo nói rằng cách thức đó hiệu quả ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc nhưng đó là những người có đủ lượng khách hàng trung lưu để nâng đỡ thương hiệu tại quê nhà.
"Không rõ là Việt Nam có thị trường đủ lớn tương tự để làm chuyện đó vào lúc này chưa", ông nói.
21/11/2018 10:00 GMT+7
10h đêm khách vẫn chen chật kín tranh mua; 200 điểm bán hàng “cháy xe” chỉ sau vài tiếng khai trương... VinFast đã có khởi điểm “bùng nổ” ngoài dự kiến sau khi biểu giá gây “sốc” được công bố.
1 tháng rưỡi sau màn ra mắt ấn tượng trên thị trường quốc tế, hai “Ngôi sao mới” của ngành ô tô thế giới: Sedan Lux A2.0 và SUV Lux SA2.0 đã “trình làng” công chúng Việt tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội).
Cùng “người anh em cỡ nhỏ” - VinFast Fadil và xe máy điện thông minh VinFast Klara - khu vực trưng bày 4 mẫu sản phẩm VinFast hầu như không còn chỗ chen chân.
Đặc biệt, ngay sau khi công bố biểu giá gây “sốc” - VinFast lập tức trở thành “hiện tượng bán hàng của năm” với hàng nghìn khách hàng đổ xô xếp hàng “tranh mua” ngay tại chỗ.
Theo đó, giá công bố chính thức của ô tô VinFast lần lượt là 1,818 tỷ đồng với VinFast Lux SA 2.0 (SUV); 1,366 tỷ đồng với VinFast Lux A 2.0 (Sedan) và 423 triệu đồng với VinFast Fadil. Nhưng với chính sách giá “3 Không”: không chi phí đầu tư, không chi phí tài chính và không lãi - cộng thêm chính sách khuyến mại đặc biệt nhân dịp ra mắt, giá xe giảm về mức “chấn động”: SUV Lux SA2.0 chỉ còn 1,136 tỷ đồng; Sedan Lux A 2.0 về 800 triệu đồng và Fadil chỉ có 336 triệu đồng (chưa VAT).
“Mức giá của các mẫu xe VinFast có thể nói là sốc, chắc chắn là dưới giá thành sản xuất, bởi vì một điều đơn giản là hai mẫu xe sedan và mẫu SUV của VinFast đang có mức giá dưới giá ở thị trường chính là Bắc Mỹ, nơi mà nguyên gốc của nó là xe BMW X5 và BMW Serie 5 đang có mức giá vào tầm 50-60 nghìn USD”, ông Nguyễn Thanh Hải, người từng phụ trách người từng phụ trách marketing cho xe siêu sang Bentley và Lamborghini Việt Nam nhận định.
Đúng như ông Hải dự báo, với mức giá “mềm” bất ngờ so với chất lượng và đẳng cấp thực tế đã được mục sở thị, Lễ ra mắt xe VinFast lập tức chuyển thành điểm bán hàng tại chỗ với hàng dài người dân chen chúc xếp hàng mua xe
Tất cả các bàn nhận đăng kí mua xe mau chóng quá tải, toàn bộ nhân viên “chạy hết công suất” từ 5h chiều đến 10h đêm vẫn không vãn khách
Theo quy định 21h công viên đóng cửa nhưng 22h khu vực trưng bày và gian hàng vẫn tấp nập người tới chiêm ngưỡng và đặt mua xe
Đến đêm khách hàng vẫn quây kín các quầy giao dịch của VinFast.
Chỉ cần từ 10 - 50 triệu đồng trở lên, người mua có thể đặt cọc những mẫu xe hot nhất hiện nay. Các mẫu ô tô sẽ được giao đến tay khách hàng vào năm 2019; riêng xe máy điện thông minh, người mua có thể lấy ngay. Tuy nhiên, do lượng đặt mua quá lớn, nhiều khách hàng đã phải cầm phiếu ra về chờ nhận xe sau
Sức nóng của xe VinFast đã nhanh chóng lan tới 200 điểm trưng bày bán hàng trên toàn quốc. Dù mới chính thức mở cửa từ 5h chiều nhưng mới 9h tối, các “điểm cầu” đều trong tình trạng “cháy hàng”.
Lễ ra mắt ô tô và xe máy VinFast tại Hà Nội sẽ kéo dài hết ngày hôm nay (21/11) và sẽ có mặt tại Tp HCM từ 9h - 22h các ngày 25-26/11 tại khu đô thị Vinhomes Central Park. Riêng xe máy điện đã bày bán tại các showroom VinFast trên toàn quốc.
http://vietnamnet.vn/vn/chuyen-trang/oto-xemay/vinfast-ban-gia-soc-nguoi-dan-xep-hang-mua-xe-trong-dem-490032.html
'Thị trường thay đổi và thế tiến thoái lưỡng nan của Vinfast'
Một số chuyên gia cho rằng mẫu xe mới ra của VinFast có thể quá tầm với khách hàng phổ thông tại Việt Nam trong khi đối thủ lại là những hãng xe lâu đời có tiếng tăm.
"Đó là thế tiến thoái lưỡng nan", ông Bill Russo, lãnh đạo hãng tư vấn Automobility Ltd. có trụ sở tại Thượng Hải, nói với Zing.vn hôm 2/10. "Họ phải ra mắt bằng câu chuyện giúp định hình thương hiệu của họ. Dù vậy, khởi đầu ở phân khúc quá cao có thể đẩy họ ra khỏi thị trường của những khách hàng lần đầu dùng ôtô ở Đông Nam Á".
Ông Russo cho rằng các thương hiệu Nhật Bản đã có chỗ đứng trong những thị trường này, cái khó của VinFast là họ phải chiếm thị trường với mức giá rẻ hơn nhưng không rẻ đến mức gây tổn hại thương hiệu.
Hai mẫu xe vừa được công bố ở Paris được dự đoán sẽ có giá khoảng 1-2 tỷ đồng, mức giá không rẻ cho khách hàng trong khi mặt bằng giá ôtô ở Việt Nam đã tương đối cao so với thu nhập đa số người dân.
Phân khúc nào cho người dùng Việt?
Dù giá bán chính thức chưa được công bố, trước ngày hai mẫu xe của VinFast chính thức ra mắt, nhiều chuyên gia đã đánh giá đây khó có thể là mẫu xe trung cấp cho người dùng đại chúng.
Hai mẫu xe sắp ra mắt của VinFast.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là nếu định vị là xe cao cấp, làm sao VinFast có thể cạnh tranh với các thương hiệu lâu đời, đặc biệt tại những thị trường mà hầu hết người dân đều chỉ có thu nhập trung bình như Việt Nam và Đông Nam Á.
Trao đổi với Zing.vn, ông Michael Dunne, người sáng lập hãng tư vấn ZoZo Go (trụ sở tại Thượng Hải) và là người có kinh nghiệm với thị trường ôtô Trung Quốc nhiều thập niên qua, đồng ý với nhận định rằng VinFast có thể chỉ muốn ra mắt bằng một sản phẩm cao cấp và cận cao cấp nhưng sau đó sẽ chiếm thị trường bằng các dòng xe vừa tiền hơn.
"Có lý nếu họ muốn khởi đầu trên đỉnh để thiết lập sức mạnh của thương hiệu, rồi di chuyển xuống thị trường đại chúng", ông nói.
Cách làm cũ ở thế kỷ 21
Hơn 200.000 xe được bán ở thị trường Việt Nam năm 2017 và tỷ lệ tăng trưởng là khoảng 25%/năm trong vài năm qua. Phần lớn chuyên gia quan sát, trong và ngoài nước, đều xem Việt Nam là thị trường nhiều tiềm năng đang tăng trưởng. Tuy nhiên, sự thay đổi công nghệ sẽ đặt VinFast trước nhiều thách thức, đặc biệt khi động cơ VinFast phát triển trên nền động cơ BMW.
Ông Russo cho rằng VinFast đang đi theo mô hình kinh doanh truyền thống là "outsource" để tạo ra chiếc xe mới nhưng thật ra đây là cách làm cũ.
"Đây là con đường mà các hãng xe Nhật Bản, Hàn Quốc đã đi, trước khi trở thành những nhà sản xuất toàn cầu. Dù vậy, tôi tin rằng điều kiện đầu thế kỷ 21 đã khác biệt so với cuối thế kỷ 20", chuyên gia sống tại Thượng Hải nói.
Các thế hệ xe mới sẽ làm thay đổi mô hình sở hữu phương tiện vận tải thông thường và đe dọa các hãng xe truyền thống. Ảnh: AFP.
Theo ông, với việc dựa vào các nguồn lực bên ngoài, VinFast có thể không tốn quá nhiều vốn và đi nhanh hơn những nhà sản xuất xe truyền thống trong ngành vốn cần rất nhiều đầu tư. Dù vậy, các chi phí biến đổi khác sẽ tăng và Vinfast sẽ phụ thuộc nhiều vào công nghệ bên ngoài.
"Đông Nam Á hiện nay có lượng tương đối xe 4 bánh và các nhà sản xuất xem đó là thị trường tiềm năng. VinFast có vẻ muốn trở thành một Proton tốt hơn. Câu hỏi của tôi là liệu đây có phải mục tiêu phù hợp cho thế kỷ 21 hay không?".
"Tại sao thế giới lại cần thêm một thương hiệu xe trong kỷ nguyên mà phần cứng đang trở thành hàng hóa phổ biến. Chỉ riêng việc họ sử dụng thiết kế và máy móc của bên ngoài, dựa vào bộ phận nghiên cứu và phát triển của bên ngoài cho thấy họ đang đi theo con đường không còn đủ sức cạnh tranh trong kỷ nguyên của dịch vụ di chuyển kỹ thuật số", ông nói.
Sự phổ biến của Internet di động và sự quyết liệt về mặt thị trường của các công ty công nghệ kéo theo việc chuyển dịch sang mô hình "trả tiền theo lần sử dụng" của các dịch vụ vận chuyển.
Nỗi lo lắng của ông Russo được thể hiện qua việc doanh số bán xe điện tăng vọt tại Trung Quốc hay xu hướng bùng nổ các loại xe tự hành hoặc ứng dụng chia sẻ ôtô.
"Tôi cũng tin rằng mô hình sở hữu truyền thống đang bị 'ăn thịt' nhanh chóng và bị thay thế bởi các dịch vụ di chuyển trả tiền", ông nói.
"Những nhà sản xuất xe truyền thống sẽ đối mặt với mối đe dọa sinh tồn từ mô hình kinh doanh mới này".
"Made in Vietnam" là bất lợi hay ưu điểm?
Ralf Matthaes, Giám đốc Điều hành của hãng nghiên cứu Infocus Mekong, nói thị trường xe Việt Nam hiện là thị trường nóng nhưng triển vọng của các hãng xe truyền thống có thể bị đe dọa bởi giá cả quá cao, các yếu tố hạ tầng, an ninh, vấn đề bãi đỗ, bên cạnh đó là cả tâm lý người tiêu dùng.
"Nhiều năm nghiên cứu cho thấy khách hàng Việt Nam có phần e dè khi mua đồ giá trị cao sản xuất tại Việt Nam, họ lo sợ về chất lượng. Không sao cả nếu mua đồ ăn thức uống, hoặc đồ nội thất Việt Nam. Nhưng đối với những thứ phức tạp và đắt đỏ như ôtô, họ có thể e dè", nhà nghiên cứu thị trường nhận định với Zing.vn.
"Sau tất cả thì trải nghiệm sau tay lái và những lời truyền miệng sẽ quyết định tương lai của VinFast".
Hạ tầng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua ôtô của người Việt Nam. Ảnh: AFP.
Ở mặt khác, lợi thế mà VinFast có thể và có vẻ đang sử dụng là tinh thần dân tộc. Nhiều hãng xe châu Á đã đi lên từ "quê nhà", sử dụng lòng tự hào dân tộc làm lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua với các "ông lớn" phương Tây.
Chuyên gia Russo nói rằng cách thức đó hiệu quả ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc nhưng đó là những người có đủ lượng khách hàng trung lưu để nâng đỡ thương hiệu tại quê nhà.
"Không rõ là Việt Nam có thị trường đủ lớn tương tự để làm chuyện đó vào lúc này chưa", ông nói.
Chỉnh sửa cuối: