Em ko rõ có nguyên tắc chung nào ko hay chủ yếu do tình cảm, quan hệ thì mời ? Vì bây giờ mời (ngoài quan hệ gia đình) thì việc đi dự các lễ hiếu hỷ có ăn uống cũng rườm rà, phức tạp: chọn DS, đi mời (có người gọi cũng được, nhưng có người phải đến tận nơi ko bị trách), mà đến ăn uống thì đều thừa lãng phí (vì cơ bản các bữa cỗ na ná như nhau cả). Không mời chu đáo lại mang tiếng ....
Em được biết, theo quan niệm của người xưa, nhất là những người theo Phật giáo Bắc Tông, thì chết chưa phải là hết, chỉ là mặt chìm của cuộc sống mà thôi "Sinh, tử hà năng một bán biên".
Song, trước khi được bước vào mặt kia của cuộc sống, con người bắt buộc phải qua ải xét, để xem sẽ dược vào cõi nào.
Nghĩa là, sau khi mất đi, linh hồn của người chết phải đi qua 7 cửa ngục Âm ty (Quỷ Môn Quan, đường Hoàng Tuyền, Tam Sinh Thạch; Vọng Hương Đài, Vong Xuyên Hà,
Canh Mạnh Bà, Cầu Nại Hà) - 7 ngày/1 cửa ải để được phán xét Công - Tội lúc còn sống trên trần gian. Qua dược 7 ngục ấy (49 ngày), vong mới dược xét siêu thoát or là ko.
Tuy nhiên, sau khi qua được 7 cửa ngục rồi, vong còn tiếp tục qua 30 ngày xét soát để dược nhận quyết định cho về cõi nào trong 6 cõi (cõi người Trời, cõi A-tu-la, cõi Người, cõi Súc sinh, cõi Quỷ đói, cõi Địa ngục).
Tổng cộng là 100 ngày sau ngày mất, vong mới thực sự ra đi.
-> Cúng 49 ngày và 100 ngày đặc biệt có ý nghĩa đối với những người đã mất chưa quyết được tái sinh về cảnh giới nào, hoặc đang trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh. Cả 2 ngày cúng này đều mang chung một ý nghĩa là: Người sống muốn người đã mất sẽ sớm đầu thai, cứu người đã mất ra khỏi địa ngục bằng những hành động những đức phước của người còn sống.
=> Chính vì thế, trong 2 ngày cúng này thường chỉ có gia đình và những người bạn bè thân, những người thật lòng với người đã khuất, những người nhân hậu mà thôi.