Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động

thuquynh

Xe máy
Biển số
OF-158420
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55
Động cơ
351,350 Mã lực
Hôm trước em up cấu tạo hôm nay em up nguyên lý hoạt động nhá các bác:

Nếu bạn đã từng điều khiển một chiếc ôtô số tự động, chắc chắn bạn sẽ nhận ra hai điều khác biệt rõ ràng giữa một chiếc xe số tự động và chiếc xe sử dụng số cơ khí gài bằng tay.

Sự khác biệt giữa hộp số tự động và hộp số tay

Trên hộp số tự động, bạn sẽ không tìm thấy bàn đạp ly hợp và cũng không có cần chuyển số (1, 2, 3, 4..). Bạn chỉ cần thao tác duy phu tung Bosch nhất là đưa cần chọn số vào nấc D (drive), sau đó mọi thứ đều là tự động.



Cả hộp số tự động (với bộ biến mô-men) và hộp số cơ khí (với ly hợp ma sát khô) đều có chức năng giống nhau, nhưng về nguyên lý làm việc lại hoàn toàn khác nhau. Và nếu tìm hiểu sâu, chúng ta sẽ thấy hộp số tự động thực hiện những điều vô cùng kinh ngạc.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về hộp số tự động. Chúng ta sẽ bắt đầu với điểm mấu chốt của toàn bộ hệ thống: bộ bánh răng hành tinh. Sau đó chúng ta xem cách các chi tiết của hộp số được lắp ghép như thế nào, chúng làm việc ra sao và cuối cùng hãy thảo luận về một số vấn đề phức tạp liên quan đến điều khiển hộp số tự động.

Cũng giống như hộp số cơ khí, nhiệm vụ chính của hộp số tự động là cho phép tiếp nhận công suất động cơ ở một phạm vi tốc độ nhất định nhưng cung cấp theo phạm vi tốc độ lớn hơn ở đầu ra.



Hộp số sử dụng các bánh răng để lợi dụng hiệu quả mô-men của động cơ và giúp động cơ cung cấp cho bánh xe vùng tốc độ phù hợp nhất theo các chế độ tải trọng và theo ý muốn của người điều khiển.

Sự khác biệt chủ yếu giữa hộp số tự động và hộp số cơ là hộp số cơ thay đổi việc gài các bánh răng ăn khớp với nhau để tạo nên giá trị tỷ số phu tung o to truyền khác nhau giữa trục sơ cấp (nối liền với động cơ) và trục thứ cấp (nối liền với trục truyền ra các cầu chủ động). Trong khi ở hộp số tự động thì khác hẳn, bộ bánh răng hành tinh sẽ thực hiện tất cả những nhiệm vụ phức tạp đó.

Nguyên lý làm việc của bộ truyền bánh răng hành tinh

Khi nhìn vào bên trong một hộp số tự động, bạn thấy có sự sắp đặt thành từng phần riêng rẽ ở từng không gian hợp lý. Trong số những thứ đó, bạn thấy:

- Một bộ truyền bánh răng hành tinh.

- Một bộ phanh đai dùng để khoá các phần của bộ truyền bánh răng hành tinh.

- Một bộ gồm ba mảnh ly hợp ướt làm việc trong dầu dùng để khoá các phần của bộ truyền.

- Một hệ thống thuỷ lực để điều khiển các ly hợp và phanh đai

- Một bộ bơm bánh răng lớn để luân chuyển dầu truyền động trong hộp số.

Quan trọng nhất trong hệ thống là bộ truyền bánh răng hành tinh. Việc đầu tiên là chế tạo ra chúng có các tỷ số ăn khớp khác nhau và sau đó là giúp cho chúng hoạt động như thế nào. Một hộp số tự động bao gồm các bộ truyền bánh răng hành tinh cơ sở nhưng được kết hợp thành một khối trong hộp số.


Bất cứ bộ truyền bánh răng hành tinh cơ sở nào cũng có ba phần chính:

- Bánh răng mặt trời (S)

- Các bánh răng hành tinh và giá bánh răng hành tinh (C)

- Vành răng ngoài (R)


Khi khoá hai trong ba thành phần lại với nhau sẽ khoá toàn bộ cơ cấu thành một khối (tỷ số truyền là 1:1). Chú ý rằng danh sách tỷ số đầu tiên ở trên (A) là số truyền giảm – tốc độ trục thứ cấp (đầu ra) nhỏ hơn tốc độ trục sơ cấp (đầu vào). Thứ hai (B) là số truyền tăng – tốc độ trục thứ cấp lớn hơn tốc độ trục sơ cấp. Cuối cùng cũng là số truyền giảm, nhưng chiều chuyển động của trục sơ cấp ngược với trục thứ cấp, tức là số lùi. Bạn có thể kiểm tra chúng theo sơ đồ mô phỏng sau:


Một bộ truyền bánh răng cơ sở này có thể thực hiện các tỷ số truyền khác phutung nhau mà không cần gài ăn khớp hay nhả khớp với bất cứ bánh răng khác. Với hai bộ truyền bánh răng cơ sở ghép liền, chúng ta có thể nhận được 4 tốc độ tiến và một tốc độ lùi. Chúng ta sẽ bàn về hai bộ truyền bánh răng cơ sở ghép liền ở phần sau.

Hộp số tự động ghép liền này cũng là một bộ truyền bánh răng hành tinh, gọi là bộ truyền hành tinh kép, cấu trúc giống như bộ bánh răng hành tinh đơn nhưng cấu trúc là hai bộ bánh răng hành tinh kết hợp lại. Nó có một vành răng ngoài luôn gắn với trục thứ cấp của hộp số, nhưng nó có hai bánh răng mặt trời và hai bộ bánh răng hành tinh.

Hãy xem hình sau:


Ở hình dưới: các bánh răng hành tinh đặt trên một giá. Xem xét kỹ hơn: bánh răng hành tinh bên phải nằm thấp hơn bánh răng bên trái. Bánh răng bên phải không ăn khớp với vành răng ngoài, mà ăn khớp với bánh răng hành tinh bên cạnh. Chỉ có bánh răng hành tinh bên trái ăn khớp với vành răng mà thôi.

Tiếp theo bạn hãy nhìn vào bên trong của giá bánh răng hành tinh. Các bánh răng ngắn hơn được ăn khớp với bánh răng mặt trời nhỏ hơn. Các bánh răng dài hơn được ăn khớp với bánh răng mặt trời lớn hơn đồng thời với ăn khớp các bánh răng hành tinh nhỏ hơn.


Sơ đồ mô phỏng dưới đây cho thấy các cụm được lắp với nhau như thế nào trong một hộp số:


Số 1

Ở số 1, bánh răng mặt trời nhỏ hơn là chủ động quay thuận chiều kim đồng hồ cùng với tuốc-bin của bộ biến mô-men. Giá của bánh răng hành tinh có xu hướng quay ngược chiều lại nhưng bị khớp một chiều giữ lại (chỉ cho phép quay cùng chiều kim đồng hồ) và vành răng ngoài truyền chuyển động ra trục thứ cấp. Bánh răng mặt trời có 30 răng và vành răng ngoài có 72 răng, vì vậy tỷ số truyền là:

i = - R/S = - 72/30 = - 2.4/1

Vì chuyển động quay là ngược lại theo tỷ số 2.4:1, có nghĩa là chiều quay của trục thứ cấp ngược với trục sơ cấp. Nhưng chiều của trục thứ cấp giống như chiều của trục sơ cấp. Bộ bánh răng hành tinh thứ nhất ăn khớp với bộ bánh răng thứ hai, và bộ bánh răng hành tinh thứ hai làm quay vành răng. Sự kết hợp này đã đảo chiều của chuyển động. Bạn có thể thấy điều này cũng sẽ làm cho bánh răng mặt trời to hơn quay, nhưng vì ly hợp đang nhả nên bánh răng mặt trời to hơn quay trơn theo chiều ngược lại của tuốc bin (ngược chiều kim đồng hồ).


Số 2

Hộp số này làm những việc thực sự tinh sảo để có được tỷ số truyền phù hợp cho số 2. Chúng hoạt động như hai bộ bánh răng hành tinh gài nối tiếp với nhau trên một giá bánh răng hành tinh chung.

Tầng đầu tiên của giá bánh răng hành tinh sử dụng bánh răng mặt trời to thay thế vành răng. Vì vậy tầng đầu gồm bánh răng mặt trời (bánh răng mặt trời nhỏ hơn), giá bánh răng hành tinh và vành răng (bánh răng mặt trời lớn).

Trục sơ cấp là trục bánh răng mặt trời nhỏ, vành răng (bánh răng mặt trời lớn) bị giữ chặt bởi một chiếc phanh đai, trục thứ cấp là giá bánh răng hành tinh. Đối với tầng này, với bánh răng mặt trời là trục sơ cấp, giá bánh răng hành tinh là trục thứ cấp, vành răng bị cố định, ta có công thức sau:

1+ R/S = 1 + 36/30 = 2.2:1

Giá bánh răng hành tinh quay được 2.2 vòng khi bánh răng mặt trời nhỏ quay được một vòng. Ở tầng hai, giá bánh răng hành tinh hoạt động như trục sơ cấp đối với bộ bánh răng hành tinh thứ hai, bánh răng mặt trời lớn hơn (bị giữ cố định) hoạt động như bánh răng mặt trời, và vành răng đóng vai trò đầu ra, vì vậy tỷ số truyền là:

1 / (1 + S/R) = 1 / (1 + 36/72) = 0.67:1

Để nhận được sự giảm tốc tổng cộng ở số thứ hai, ta nhân tỷ số truyền của hai tầng với nhau. 2.2 x 0.67 = 1.41. Điều này tưởng như là phi lý, nhưng thực tế là như vậy.


Số 3

Đa số các hộp số tự động có một tỷ số 1:1 ở số 3. Bạn nhớ rằng ở đoạn trước ta đã biết tỷ số 1:1 là do khoá 2 trong 3 phần bất kỳ của bánh răng hành tinh. Điều này thực sự dễ hơn cả và chúng ta chỉ cần làm một việc là khoá các bánh răng mặt trời với tuốc-bin.

Nếu cả hai bánh răng mặt trời đều quay cùng tốc độ, các bánh răng hành tinh sẽ bị khoá do chúng chỉ có thể quay theo chiều ngược lại. Điều này dẫn đến khoá vành răng với các bánh răng hành tinh và tất cả quay cùng một khối tạo nên tỷ số truyền 1:1.



Bệnh lười của em lại tái phát bác vào Đây xem tiếp hộ em nhá diễn đàn nhà em


 

Avitech

Xe hơi
Biển số
OF-306568
Ngày cấp bằng
4/2/14
Số km
132
Động cơ
302,360 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
avtechmedia.com.vn
Phức tạp quá, cảm ơn cụ đã chia sẻ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top