Em thấy cái này có ích, mời các bác tham khảo.
Nguy hiểm khi đỗ xe dưới trời nắng
Nhiệt độ ca-bin có thể tăng lên 50 độC, làm bay hơi các chất độc hại, chỉ sau 20 phút nếu tài xế đóng kín cửa và để xe trực tiếp dưới trời nắng 35 độC.
Mùa hè đồng nghĩa với nhiều vấn đề mà những người đi ôtô phải quan tâm, như điều hòa nhiệt độ hỏng, đường ngập...Trong số đó, đỗ xe dưới trời nắng là vấn đề không nhỏ.
Theo nghiên cứu của các trường đại học Mỹ và Canada, nhiệt độ trong ca-bin ảnh hưởng lớn tới sinh vật sống, kể cả con người. Trong đó, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhanh và nhiều nhất. Tốc độ tăng nhiệt của trẻ nhỏ nhanh gấp 5 lần so với người lớn.
Hiện tượng nóng trong ca-bin (thường được gọi là heatstroke hoặc hyperthermia) được xác định khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng 40,5 độC. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Bar-Or tại đại học Hamilton, Canada khi nhiệt độ ngoài trời 35 độC thì chỉ cần 20 phút, ca-bin một chiếc xe nhỏ (không bật điều hòa) có thể đạt 50 độC. Nếu thời gian là 40 phút, nhiệt độ ca-bin lên tới 65,5 độC.
20 phút không phải là khoảng thời gian dài, chỉ tương đương với việc bạn uống một tách cafe. Nhiều người phòng tránh hiện tượng này bằng cách mở hé kính nhưng hiệu quả không đáng kể. Theo nghiên cứu, kể cả hạ tất cả kính xuống thì hiệu ứng nhà kính vẫn khiến người ngồi trong khó chịu.
Hầu hết tài xế đều nhận ra nguy hiểm khi để trẻ em hoặc thú nuôi trong xe đóng kín dưới trời nắng. Nhưng họ lại không nhận ra nhiệt độ có thể tăng nhanh thế nào, kể cả vào ngày trời ấm và những nguy cơ kéo theo.
Khi nhiệt độ tăng, cao su và nhựa vinyl trên xe bắt đầu bay hơi. Dầu và các dung môi bên trong vật liệu thì hóa hơi. Bạn có thể nhận ra một lớp mỏng bám trên cửa kính sau khi để xe trực tiếp dưới trời nắng. Đó là phần cặn bay ra từ các thiết bị. Những chất này không gây độc ngay lập tức nhưng có hại khi tiếp xúc thời gian dài.
Vải trong ca-bin cũng bị ảnh hưởng dưới trời nắng. Bọt biển lót trong ghế thì gãy. Các thiết bị điện không bị ảnh hưởng nhiều nhưng nếu duy trì nhiệt độ cao trong thời gian dài, hỏng hóc là không thể tránh khỏi.
Dấu hiệu rõ nhất của một chiếc xe bị quá nhiệt là các cơ cấu sử dụng dầu nhờn hoạt động không trơn tru. Núm điều khiển điều hòa, chân phanh hay thiết bị điều khiển ghế thường sử dụng dầu bôi trơn. Dưới nhiệt độ cao, dầu bị bay hơi và khô lại, khiến các thiết bị này khó sử dụng hoặc bị kẹt.
Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Cách tốt nhất là không đỗ xe trực tiếp dưới trời nắng. Nếu bắt buộc, bạn có thể sử dụng bạt phủ. Một số loại bạt được tráng lớp nhôm nên có thể phản xạ hầu hết bức xạ nhiệt mặt trời. Chúng hoạt động khá tốt nhưng bất tiện và không tốt nếu phủ lúc xe ướt hoặc bẩn, do lúc thao tác bạn có thể làm xước xe.
Một giải pháp khác là sử dụng các tấm che bên trong. Đây là cách thuận tiện, dễ thao tác và tiết kiệm. Đối với kính chắn gió bạn có thể sử dụng tấm chắn tráng nhôm. Một lưu ý nhỏ là đừng để tấm này chạm vào các thiết bị điện, nó có thể khiến chúng bị hỏng.
Nguy hiểm khi đỗ xe dưới trời nắng
Nhiệt độ ca-bin có thể tăng lên 50 độC, làm bay hơi các chất độc hại, chỉ sau 20 phút nếu tài xế đóng kín cửa và để xe trực tiếp dưới trời nắng 35 độC.
Mùa hè đồng nghĩa với nhiều vấn đề mà những người đi ôtô phải quan tâm, như điều hòa nhiệt độ hỏng, đường ngập...Trong số đó, đỗ xe dưới trời nắng là vấn đề không nhỏ.
Theo nghiên cứu của các trường đại học Mỹ và Canada, nhiệt độ trong ca-bin ảnh hưởng lớn tới sinh vật sống, kể cả con người. Trong đó, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhanh và nhiều nhất. Tốc độ tăng nhiệt của trẻ nhỏ nhanh gấp 5 lần so với người lớn.
Hiện tượng nóng trong ca-bin (thường được gọi là heatstroke hoặc hyperthermia) được xác định khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng 40,5 độC. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Bar-Or tại đại học Hamilton, Canada khi nhiệt độ ngoài trời 35 độC thì chỉ cần 20 phút, ca-bin một chiếc xe nhỏ (không bật điều hòa) có thể đạt 50 độC. Nếu thời gian là 40 phút, nhiệt độ ca-bin lên tới 65,5 độC.
20 phút không phải là khoảng thời gian dài, chỉ tương đương với việc bạn uống một tách cafe. Nhiều người phòng tránh hiện tượng này bằng cách mở hé kính nhưng hiệu quả không đáng kể. Theo nghiên cứu, kể cả hạ tất cả kính xuống thì hiệu ứng nhà kính vẫn khiến người ngồi trong khó chịu.
Hầu hết tài xế đều nhận ra nguy hiểm khi để trẻ em hoặc thú nuôi trong xe đóng kín dưới trời nắng. Nhưng họ lại không nhận ra nhiệt độ có thể tăng nhanh thế nào, kể cả vào ngày trời ấm và những nguy cơ kéo theo.
Khi nhiệt độ tăng, cao su và nhựa vinyl trên xe bắt đầu bay hơi. Dầu và các dung môi bên trong vật liệu thì hóa hơi. Bạn có thể nhận ra một lớp mỏng bám trên cửa kính sau khi để xe trực tiếp dưới trời nắng. Đó là phần cặn bay ra từ các thiết bị. Những chất này không gây độc ngay lập tức nhưng có hại khi tiếp xúc thời gian dài.
Vải trong ca-bin cũng bị ảnh hưởng dưới trời nắng. Bọt biển lót trong ghế thì gãy. Các thiết bị điện không bị ảnh hưởng nhiều nhưng nếu duy trì nhiệt độ cao trong thời gian dài, hỏng hóc là không thể tránh khỏi.
Dấu hiệu rõ nhất của một chiếc xe bị quá nhiệt là các cơ cấu sử dụng dầu nhờn hoạt động không trơn tru. Núm điều khiển điều hòa, chân phanh hay thiết bị điều khiển ghế thường sử dụng dầu bôi trơn. Dưới nhiệt độ cao, dầu bị bay hơi và khô lại, khiến các thiết bị này khó sử dụng hoặc bị kẹt.
Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Cách tốt nhất là không đỗ xe trực tiếp dưới trời nắng. Nếu bắt buộc, bạn có thể sử dụng bạt phủ. Một số loại bạt được tráng lớp nhôm nên có thể phản xạ hầu hết bức xạ nhiệt mặt trời. Chúng hoạt động khá tốt nhưng bất tiện và không tốt nếu phủ lúc xe ướt hoặc bẩn, do lúc thao tác bạn có thể làm xước xe.
Một giải pháp khác là sử dụng các tấm che bên trong. Đây là cách thuận tiện, dễ thao tác và tiết kiệm. Đối với kính chắn gió bạn có thể sử dụng tấm chắn tráng nhôm. Một lưu ý nhỏ là đừng để tấm này chạm vào các thiết bị điện, nó có thể khiến chúng bị hỏng.