- Biển số
- OF-707432
- Ngày cấp bằng
- 13/11/19
- Số km
- 607
- Động cơ
- 97,643 Mã lực
- Tuổi
- 33
NGUỒN GỐC CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN
-----------------------------
Về nguồn gốc ra đời của Tết thì theo nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây hiện đại cho rằng trên lãnh thổ vùng Đông Á thời cổ đại có hai chủng tộc sinh sống là người Hán thuộc nhóm Mongloid phương Bắc ở lưu vực sông Hoàng Hà và người Bách Việt thuộc nhóm Mongloid phương Nam ở phía nam sông Dương Tử.
Do đặc điểm thời tiết và địa hình, nền kinh tế sơ khai của người Hán là chăn nuôi du mục còn người Bách Việt trồng lúa nước. Vì Tết là lễ hội nông nghiệp nên các nhà nghiên cứu cho rằng Tết xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt phương Nam còn người Hán chỉ tiếp nhận sau này.
Nền Văn hóa Đông Á khởi nguồn từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.
Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”
Cũng trong sách An Nam chí lược của Lê Tắc, người Việt có phong tục khác biệt với Trung Quốc, dân thường hay vẽ mình, ưa uống rượu, dùng trầu cau đãi khách, hay ăn dưa mắm, những vật dưới biển và đã tổ chức lễ Tết. Ông còn ghi chép rằng dân Việt đón lễ Tết từ tháng giêng cho đến tháng 3 âm lịch, chơi nhiều trò chơi như đá bóng, đá cầu, đánh cờ, đấu vật và tổ chức tế lễ.
Một học giả khác là Lê Quý Đôn chép trong sách Kiến văn tiểu lục rằng nước Việt thời nhà Lý, đã thực hiện các lễ nghi quan trọng như lập Đàn phong vân để cầu mưa, lập đàn xã tắc để cầu cho quanh năm được mùa, dùng ngày lập xuân để làm lễ nghinh xuân. Lê Quý Đôn viết rằng thời Hồng Đức (1442-1497) lễ Nguyên đán là ngày lễ quan trọng bậc nhất, trăm quan phải vào chầu vua.
-------------
Tết âm lịch là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt, cũng như của các dân tộc đồng văn trong nhóm Đông Á. Đó không phải là tài sản riêng của bất kỳ 1 quốc gia nào. Tuy nhiên bản thân người Việt chúng ta cũng phải có trách nhiệm nhiều hơn nữa trong việc truyền bá văn hóa của dân tộc mình.
Khi nói chuyện với bạn bè quốc tế hoặc những ngưỡi vẫn ngộ nhận Tết Nguyên Đán là của riêng Trung Quốc thì các bạn hãy truyền thụ lại cho họ về ý nghĩa, nguồn gốc, và văn hóa khác biệt của người Việt khi ăn tết so với các dân tộc khác. Hãy tự hào dùng cụm từ Vietnamese Lunar New Year hay Tết Nguyên Đán để nói về ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt chúng ta với bạn bè quốc tế và những người xưa nay vẫn ngộ nhận sai lầm!
-----------------------------
Về nguồn gốc ra đời của Tết thì theo nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây hiện đại cho rằng trên lãnh thổ vùng Đông Á thời cổ đại có hai chủng tộc sinh sống là người Hán thuộc nhóm Mongloid phương Bắc ở lưu vực sông Hoàng Hà và người Bách Việt thuộc nhóm Mongloid phương Nam ở phía nam sông Dương Tử.
Do đặc điểm thời tiết và địa hình, nền kinh tế sơ khai của người Hán là chăn nuôi du mục còn người Bách Việt trồng lúa nước. Vì Tết là lễ hội nông nghiệp nên các nhà nghiên cứu cho rằng Tết xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt phương Nam còn người Hán chỉ tiếp nhận sau này.
Nền Văn hóa Đông Á khởi nguồn từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.
Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”
Cũng trong sách An Nam chí lược của Lê Tắc, người Việt có phong tục khác biệt với Trung Quốc, dân thường hay vẽ mình, ưa uống rượu, dùng trầu cau đãi khách, hay ăn dưa mắm, những vật dưới biển và đã tổ chức lễ Tết. Ông còn ghi chép rằng dân Việt đón lễ Tết từ tháng giêng cho đến tháng 3 âm lịch, chơi nhiều trò chơi như đá bóng, đá cầu, đánh cờ, đấu vật và tổ chức tế lễ.
Một học giả khác là Lê Quý Đôn chép trong sách Kiến văn tiểu lục rằng nước Việt thời nhà Lý, đã thực hiện các lễ nghi quan trọng như lập Đàn phong vân để cầu mưa, lập đàn xã tắc để cầu cho quanh năm được mùa, dùng ngày lập xuân để làm lễ nghinh xuân. Lê Quý Đôn viết rằng thời Hồng Đức (1442-1497) lễ Nguyên đán là ngày lễ quan trọng bậc nhất, trăm quan phải vào chầu vua.
-------------
Tết âm lịch là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt, cũng như của các dân tộc đồng văn trong nhóm Đông Á. Đó không phải là tài sản riêng của bất kỳ 1 quốc gia nào. Tuy nhiên bản thân người Việt chúng ta cũng phải có trách nhiệm nhiều hơn nữa trong việc truyền bá văn hóa của dân tộc mình.
Khi nói chuyện với bạn bè quốc tế hoặc những ngưỡi vẫn ngộ nhận Tết Nguyên Đán là của riêng Trung Quốc thì các bạn hãy truyền thụ lại cho họ về ý nghĩa, nguồn gốc, và văn hóa khác biệt của người Việt khi ăn tết so với các dân tộc khác. Hãy tự hào dùng cụm từ Vietnamese Lunar New Year hay Tết Nguyên Đán để nói về ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt chúng ta với bạn bè quốc tế và những người xưa nay vẫn ngộ nhận sai lầm!