- Biển số
- OF-41910
- Ngày cấp bằng
- 30/7/09
- Số km
- 45,844
- Động cơ
- 1,874,283 Mã lực
- Nơi ở
- Đâu đó
- Website
- www.otofun.net
Khoảng 11h trưa 28/8 trên xa lộ Hà Nội đoạn qua phường An Phú, quận 2, Tp.HCM một nam thanh niên (khoảng 35 tuổi) điều khiển xe máy mang BKS: 59H1 - 012.11 lưu thông trên xa lộ Hà Nội hướng từ cầu Sài Gòn về ngã 4 Thủ Đức. Khi đến gần ngã 3 Cái Lái, nam thanh niên bất ngờ chuyển hướng rẽ phải vào cảng Cát Lái nhưng không bật xi nhan xin đường. Cùng lúc đó, 2 người đàn ông trung niên đi trên xe máy mang BKS: 59D1 - 097.30 lao tới, va vào đuôi xe của nam thanh niên trên khiến anh này ngã văng xuống đường.
Vụ tai nạn làm hai xe máy bị hư hỏng nhẹ. Tuy nhiên, cả 3 đều nổi máu “anh hùng”, không ai chịu nhường ai và sau khi cãi vã nảy nửa là trận “giáp lá cà”.
Người vung tay, người cầm gậy, mũ bảo hiểm lao vào nhau khiến cả khu vực trở nên náo loạn. Cuộc "hỗn chiến" chỉ kết thúc khi một số người dân gần đó kịp thời can ngăn.
Trước đó 16/12, Trương Thị Thanh Xuân (21 tuổi, ngụ quận 3) cùng em trai là Trương Ngọc Anh Tuấn (18 tuổi) chạy xe gắn máy từ cầu Lê Văn Sỹ (quận 3) đi mua bánh mì thì bất ngờ va quẹt với xe của Uyên. Lúc này Uyên bực tức chửi bới rồi lên xe bỏ đi. Bị chửi giữa đường, Xuân không bỏ qua mà bảo Tuấn đuổi theo. Khi đến trước số nhà 256 Lê Văn Sỹ thì hai cô gái này tiếp tục cãi nhau. Bất ngờ Uyên rút dao trong cốp xe đâm mấy nhát khiến Xuân chết tại chỗ.
Ngày 111/5 vừa qua anh Phạm Trung Kiên (SN 1977) trú tại tổ 18, thị trấn Đông Anh đi xe máy đến ngã tư trung tâm thị trấn Đông Anh thì xảy ra va chạm giao thông với xe máy đi ngược chiều chở 2 thanh niên là Nguyễn Đức Chung (SN 1983) trú tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh và Hoàng Ngọc Biên (SN 1983) trú tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Sau đó, giữa hai bên đã có lời qua tiếng lại rồi xô xát với nhau. Yếu thế anh Kiên bỏ chạy nhưng Chung không tha, đuổi theo truy sát đến cùng.
Những vụ cố ý gây thương tích, thậm chí giết người do va chạm giao thông cho thấy thực trạng văn hóa giao thông hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Thực tế cho thấy bất cứ va chạm dù lớn hay nhỏ, ít khi thấy các bên liên quan nói lời “xin lỗi” và “cảm ơn”, một cách ứng xử văn hóa thông thường mà ai cũng có thể làm được.
Mặc dù hàng năm, hàng tháng trên các phương tiện truyền thông, ngoài đường hay ở nhà cả nước vẫn rầm rộ phát động, kêu gọi về “Văn hóa giao thông” nhưng hàng ngày những vụ đánh lộn, thậm chí giết người giữa đường chỉ vì chút va chạm giao thông cũng không có dấu hiệu giảm
Thạc sĩ Nguyễn Hải Nguyên (ĐH KHXH&NV TPHCM) cho rằng: “Một bộ phận người tham gia giao thông có suy nghĩ phải vượt qua điểm ùn tắc bằng mọi cách, bất chấp các quy định cua luật lệ giao thông, thậm chí coi thường sự an toàn của người khác. Đây chính là hậu quả của tâm lý ích kỷ ở mỗi cá nhân”.
Tuy nhiên, điều cốt lõi mà ai cũng phải công nhận là: văn hóa giao thông chỉ là 1 phần nhỏ của văn hóa con người, mà cụ thể là văn hóa ứng xử, giao tiếp. Do đó, chúng ta không chỉ cần nhìn lại văn hóa giao thông mà còn cần nhìn lại văn hóa ứng xử của chính mình và người thân xung quanh để điều chỉnh tốt đẹp hơn. (Tổng hợp VOV,GDVN)
Nguồn: http://phunutoday.vn
phunutoday.vn/anh-nong/201208/anh-nong-Nguoi-Viet-cu-quet-xe-la-lao-vao-danh-dam-2182654/?page=1&30081040
Vụ tai nạn làm hai xe máy bị hư hỏng nhẹ. Tuy nhiên, cả 3 đều nổi máu “anh hùng”, không ai chịu nhường ai và sau khi cãi vã nảy nửa là trận “giáp lá cà”.
Người vung tay, người cầm gậy, mũ bảo hiểm lao vào nhau khiến cả khu vực trở nên náo loạn. Cuộc "hỗn chiến" chỉ kết thúc khi một số người dân gần đó kịp thời can ngăn.
Trước đó 16/12, Trương Thị Thanh Xuân (21 tuổi, ngụ quận 3) cùng em trai là Trương Ngọc Anh Tuấn (18 tuổi) chạy xe gắn máy từ cầu Lê Văn Sỹ (quận 3) đi mua bánh mì thì bất ngờ va quẹt với xe của Uyên. Lúc này Uyên bực tức chửi bới rồi lên xe bỏ đi. Bị chửi giữa đường, Xuân không bỏ qua mà bảo Tuấn đuổi theo. Khi đến trước số nhà 256 Lê Văn Sỹ thì hai cô gái này tiếp tục cãi nhau. Bất ngờ Uyên rút dao trong cốp xe đâm mấy nhát khiến Xuân chết tại chỗ.
Ngày 111/5 vừa qua anh Phạm Trung Kiên (SN 1977) trú tại tổ 18, thị trấn Đông Anh đi xe máy đến ngã tư trung tâm thị trấn Đông Anh thì xảy ra va chạm giao thông với xe máy đi ngược chiều chở 2 thanh niên là Nguyễn Đức Chung (SN 1983) trú tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh và Hoàng Ngọc Biên (SN 1983) trú tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Sau đó, giữa hai bên đã có lời qua tiếng lại rồi xô xát với nhau. Yếu thế anh Kiên bỏ chạy nhưng Chung không tha, đuổi theo truy sát đến cùng.
Những vụ cố ý gây thương tích, thậm chí giết người do va chạm giao thông cho thấy thực trạng văn hóa giao thông hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Thực tế cho thấy bất cứ va chạm dù lớn hay nhỏ, ít khi thấy các bên liên quan nói lời “xin lỗi” và “cảm ơn”, một cách ứng xử văn hóa thông thường mà ai cũng có thể làm được.
Mặc dù hàng năm, hàng tháng trên các phương tiện truyền thông, ngoài đường hay ở nhà cả nước vẫn rầm rộ phát động, kêu gọi về “Văn hóa giao thông” nhưng hàng ngày những vụ đánh lộn, thậm chí giết người giữa đường chỉ vì chút va chạm giao thông cũng không có dấu hiệu giảm
Thạc sĩ Nguyễn Hải Nguyên (ĐH KHXH&NV TPHCM) cho rằng: “Một bộ phận người tham gia giao thông có suy nghĩ phải vượt qua điểm ùn tắc bằng mọi cách, bất chấp các quy định cua luật lệ giao thông, thậm chí coi thường sự an toàn của người khác. Đây chính là hậu quả của tâm lý ích kỷ ở mỗi cá nhân”.
Tuy nhiên, điều cốt lõi mà ai cũng phải công nhận là: văn hóa giao thông chỉ là 1 phần nhỏ của văn hóa con người, mà cụ thể là văn hóa ứng xử, giao tiếp. Do đó, chúng ta không chỉ cần nhìn lại văn hóa giao thông mà còn cần nhìn lại văn hóa ứng xử của chính mình và người thân xung quanh để điều chỉnh tốt đẹp hơn. (Tổng hợp VOV,GDVN)
Nguồn: http://phunutoday.vn
phunutoday.vn/anh-nong/201208/anh-nong-Nguoi-Viet-cu-quet-xe-la-lao-vao-danh-dam-2182654/?page=1&30081040
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: