- Biển số
- OF-727286
- Ngày cấp bằng
- 28/4/20
- Số km
- 5,144
- Động cơ
- 253,272 Mã lực
"Đo lường là một trong những điều bình thường và tầm thường nhất, nhưng thật sự chính những gì mà chúng ta xem là hiển nhiên lại là những câu chuyện hấp dẫn nhất và có lịch sử gây tranh cãi,"
Nhìn chung, chúng ta không để ý đến đo lường bởi vì nó gần như là giống nhau ở bất cứ mọi nơi chúng ta đến. Ngày nay, hệ mét, vốn được tạo ra ở Pháp, là hệ đo lường chính thức của mọi quốc gia trên thế giới ngoài trừ ba nước: Mỹ, Liberia và Miến Điện.
Ngay cả thế, hệ mét vẫn được sử dụng cho những mục đích như giao thương toàn cầu.
Tuy nhiên, hãy hình dung một thế giới mà mỗi khi bạn đi đến một nơi bạn phải thực hiện chuyển đổi đo lường khác nhau giống như đối với tiền tệ. Đó là thực tế trước Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18 khi mà trọng lượng và đo lường khác nhau không chỉ từ nước này sang nước khác mà còn trong từng nước.
Chỉ riêng ở Pháp, trong thời Chế độ Cũ (Ancien Régime) người ta ước tính có đến ít nhất 250.000 đơn vị đo lường và trọng lượng khác nhau được lưu hành.
Cách mạng Pháp đã làm thay đổi tất cả.Trong những năm tháng đầy biến động từ năm 1789 cho đến 1799, các nhà cách mạng không chỉ muốn đảo lộn chính trị bằng cách tước đoạt quyền lực ra khỏi tay chế độ quân chủ và Giáo hội mà họ còn muốn thay đổi căn bản xã hội bằng cách đạp đổ những truyền thống và tập quán cũ.
Nhiệm vụ đưa ra một hệ thống đo lường mới được giao cho những nhà tư tưởng khoa học nổi bật của phong trào Ánh sáng. Các nhà khoa học này háo hức tạo ra một hệ thống đo lường mới đồng nhất dựa trên lý trí chứ không phải truyền thống hay chính quyền địa phương. Do đó, quyết định được đưa ra rằng hệ mét chỉ dựa hoàn toàn trên tự nhiên. Nó được tính là một phần mười triệu chiều dài của khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo.
Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris.
Đây là đường kinh tuyến mà hai nhà thiên văn học đã lên đường đi đo đạc từ Paris hồi năm 1792. Jean-Baptiste-Joseph Delambre đi về hướng bắc đến Dunkirk trong khi Pierre Méchain đi về hướng nam đến Barcelona.
Sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất thời đó và phương pháp đo tam giác toán học để đo đạc vòng kinh tuyến giữa hai điểm ngang với mặt nước biển này, sau đó loại suy ra khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo bằng cách mở rộng vòng kinh tuyến đó ra thành hình elip, hai nhà thiên văn đề ra mục tiêu sẽ tái ngộ ở Paris để xác định được một chuẩn mực đo lường mới phổ quát trong vòng một năm. Cuối cùng họ đã mất đến bảy năm.
Tuy nhiên, phải mất khoảng 100 năm trước khi gần như tất cả mọi người dân Pháp bắt đầu sử dụng hệ mét.
Cơ quan Trọng lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM): Nằm ở khu ngoại ô yên tĩnh Sèvres của Paris, được thành lập với mục đích ban đầu là để giữ gìn các chuẩn mực đo lường quốc tế, BIPM thúc đẩy tính đồng nhất của bảy đơn vị đo lường quốc tế trong đó có mét và kí lô. Đây là nơi lưu giữ thanh mét mẹ chuẩn bằng platinum vốn được sử dụng để đo và nhân ra những bản sao một cách cẩn thận. Những bản sao này sau đó được gửi đi đến các thủ đô trên thế giới.
Vào những năm 1960, BIPM định nghĩa lại mét theo ánh sáng để giúp nó được chính xác hơn bao giờ hết. Giờ đây khi được xác định bằng những định luật vật lý phổ quát cuối cùng nó cũng trở thành đơn vị thật sự dựa trên tự nhiên.
Tham khảo từ : BBC Travel.
Nhìn chung, chúng ta không để ý đến đo lường bởi vì nó gần như là giống nhau ở bất cứ mọi nơi chúng ta đến. Ngày nay, hệ mét, vốn được tạo ra ở Pháp, là hệ đo lường chính thức của mọi quốc gia trên thế giới ngoài trừ ba nước: Mỹ, Liberia và Miến Điện.
Ngay cả thế, hệ mét vẫn được sử dụng cho những mục đích như giao thương toàn cầu.
Tuy nhiên, hãy hình dung một thế giới mà mỗi khi bạn đi đến một nơi bạn phải thực hiện chuyển đổi đo lường khác nhau giống như đối với tiền tệ. Đó là thực tế trước Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18 khi mà trọng lượng và đo lường khác nhau không chỉ từ nước này sang nước khác mà còn trong từng nước.
Chỉ riêng ở Pháp, trong thời Chế độ Cũ (Ancien Régime) người ta ước tính có đến ít nhất 250.000 đơn vị đo lường và trọng lượng khác nhau được lưu hành.
Cách mạng Pháp đã làm thay đổi tất cả.Trong những năm tháng đầy biến động từ năm 1789 cho đến 1799, các nhà cách mạng không chỉ muốn đảo lộn chính trị bằng cách tước đoạt quyền lực ra khỏi tay chế độ quân chủ và Giáo hội mà họ còn muốn thay đổi căn bản xã hội bằng cách đạp đổ những truyền thống và tập quán cũ.
Nhiệm vụ đưa ra một hệ thống đo lường mới được giao cho những nhà tư tưởng khoa học nổi bật của phong trào Ánh sáng. Các nhà khoa học này háo hức tạo ra một hệ thống đo lường mới đồng nhất dựa trên lý trí chứ không phải truyền thống hay chính quyền địa phương. Do đó, quyết định được đưa ra rằng hệ mét chỉ dựa hoàn toàn trên tự nhiên. Nó được tính là một phần mười triệu chiều dài của khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo.
Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris.
Đây là đường kinh tuyến mà hai nhà thiên văn học đã lên đường đi đo đạc từ Paris hồi năm 1792. Jean-Baptiste-Joseph Delambre đi về hướng bắc đến Dunkirk trong khi Pierre Méchain đi về hướng nam đến Barcelona.
Sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất thời đó và phương pháp đo tam giác toán học để đo đạc vòng kinh tuyến giữa hai điểm ngang với mặt nước biển này, sau đó loại suy ra khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo bằng cách mở rộng vòng kinh tuyến đó ra thành hình elip, hai nhà thiên văn đề ra mục tiêu sẽ tái ngộ ở Paris để xác định được một chuẩn mực đo lường mới phổ quát trong vòng một năm. Cuối cùng họ đã mất đến bảy năm.
Tuy nhiên, phải mất khoảng 100 năm trước khi gần như tất cả mọi người dân Pháp bắt đầu sử dụng hệ mét.
Cơ quan Trọng lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM): Nằm ở khu ngoại ô yên tĩnh Sèvres của Paris, được thành lập với mục đích ban đầu là để giữ gìn các chuẩn mực đo lường quốc tế, BIPM thúc đẩy tính đồng nhất của bảy đơn vị đo lường quốc tế trong đó có mét và kí lô. Đây là nơi lưu giữ thanh mét mẹ chuẩn bằng platinum vốn được sử dụng để đo và nhân ra những bản sao một cách cẩn thận. Những bản sao này sau đó được gửi đi đến các thủ đô trên thế giới.
Vào những năm 1960, BIPM định nghĩa lại mét theo ánh sáng để giúp nó được chính xác hơn bao giờ hết. Giờ đây khi được xác định bằng những định luật vật lý phổ quát cuối cùng nó cũng trở thành đơn vị thật sự dựa trên tự nhiên.
Tham khảo từ : BBC Travel.
Người Pháp tạo ra chuẩn đo lường mét thế nào - BBC News Tiếng Việt
Hệ đo lường bằng mét vốn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới ngày nay từng mất bảy năm để xác lập ra, và từng bị xếp xó không dùng đến.
www.bbc.com