[Funland] Người Nhật tự đánh giá: nếu hải chiến Senkaku nổ ra

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,415
Động cơ
641,331 Mã lực
Thật sự biết là chẳng bao giờ xảy ra, nhưng em chỉ mong nó uống thuốc ngu hay sao ấy mà đánh vào chổ ấy, để rồi bị liên quân nó tẩn hội đồng thôi, giống như Sadam
mang quân vào Kô oét í mà. Nó mà bị liên quân tẩn hội đồng, ta thứa dịp lấy về cái đã mất thế mới là hay.
Nó đã quá mạnh để có thể có một liên quân nào đó dám tẩn nó. Tình hình bây giờ ngồi chờ tự chuyển biến thôi, hiện đang là giai đoạn thịnh, anh giai này luôn đi theo hình sin.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tương quan Trung-Nhật gần đây:

Quốc hội Mỹ ra báo cáo tác chiến biển của Trung Quốc
- Khả năng tác chiến biển của Trung Quốc còn lâu mới dọa được Mỹ

Thứ sáu 15/11/2013 18:44
ANTĐ - Quốc hội Mỹ vừa thông qua một bản báo cáo của Ủy ban thẩm định an ninh kinh tế Mỹ-Trung, trong đó đặc biệt đáng chú ý là những đánh giá về khả năng tác chiến trên biển của Trung Quốc.

Hiện hải quân Trung Quốc lần đầu tiên bước vào giao đoạn IOC

Bản báo cáo của Ủy ban thẩm định an ninh kinh tế Mỹ-Trung nhấn mạnh, bắt đầu từ cuối năm nay, lực lượng tên lửa chiến lược căn cứ trên biển của Trung Quốc đã lần đầu tiên bước vào giai đoạn IOC (năng lực tác chiến ban đầu), “diễn viên chính” là tên lửa đạn đạo, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 (Cự Lang-2).
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 (lớp Tấn) của Trung Quốc

Loại tên lửa đạn đạo có tầm phóng 7400km này giúp hải quân Trung Quốc lần đầu tiên có khả năng tấn công uy hiếp hạt nhân đến lãnh thổ Mỹ. JL-2 sẽ được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (Type 094). Dự kiến đến trước năm 2020, hải quân Trung Quốc có thể đã hoàn thiện được 3 tàu, khi đó họ sẽ được trang bị khả năng tuần tra chiến lược trên biển.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2

Báo cáo còn cho biết, hiện Trung Quốc đang triển khai nghiên cứu 2 dự án tàu ngầm hạt nhân, đó là tàu ngầm tấn công tên lửa hành trình Type 095 (SSGN) và tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type 096. Trong đó loại tên lửa đạn đạo trang bị trên Type 096 sẽ có tầm phóng xa hơn, tàu ngầm Type này cũng có độ ồn thấp hơn, uy lực tấn công cao hơn rất nhiều các thế hệ cũ.
Tàu khu trục Type 052D số hiệu 173 Trường Sa của Trung Quốc

Các công trình quân sự của quân đội Mỹ ở đảo Guam hiện nay là đích nhắm của tên lửa hành trình Trung Quốc. Tuy nhiên, khả năng tấn công mặt đất của các phương tiện tác chiến hải quân còn rất kém. Trong tương lai, tàu ngầm hạt nhân tấn công tên lửa hành trình Type 095 và tàu khu trục lớp Lữ Dương III (Type 052D) sẽ được trang bị tên lửa hành trình để nâng cao khả năng tấn công đối đất nhằm đặt toàn bộ các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương vào trong tầm ngắm.
Tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170)

Tháng 6 năm nay, không quân Trung Quốc đã tiếp nhận 15 chiếc máy bay ném bom H-6K được nâng cấp về phạm vi hành trình và đặc biệt là trang bị tên lửa hành trình đối đất CJ-10 có tầm bắn 1500km. Phạm vi hoạt động của máy bay được nâng lên cùng với tên lửa hành trình là bước đột phá mới trong khả năng tấn công tầm xa của không quân Trung Quốc, dĩ nhiên, trong đó Guam sẽ là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc

Trong bản báo cáo còn đề cập đến tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D (DF-21D) của lực lượng tên lửa chiến lược (Pháo binh 2). Với tầm bắn chỉ đạt 1500 km, nó không thể vươn tới Guam với khoảng cách khoảng trên 3000km nhưng cũng sẽ là sự đe dọa không nhỏ tới các chiến hạm Mỹ hoạt động ở tây Thái Bình Dương.
Tên lửa Đông Phong DF-21D - sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc

Về hàng không mẫu hạm, báo cáo cho biết, hiện Liêu Ninh vẫn đang tiếp tục các cuộc thử nghiệm tiêm kích hạm và huấn luyện trên biển. Trong giai đoạn 2015-2016, trung đoàn tiêm kích hạm J-15 đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức hình thành năng lực tác chiến. Hiện Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo máy phóng để nâng cao tải trọng cất cánh và tốc độ xuất phát của lực lượng tiêm kích hạm.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Một trong các trọng tâm phát triển của Trung Quốc là lực lượng tác chiến mặt nước. Cho đến giữa năm 2012, Bắc Kinh đã hoàn tất công tác chế tạo 2 loại chiến hạm mặt nước là tàu khu trục phòng không lớp Lữ Dương III (052D) và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Giang Đảo (056). Đồng thời vẫn tiếp tục đóng các tàu khu trục phòng không lớp Lữ Dương II (052C) và tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải II (054A). Hàng loạt chiến hạm mới sẽ hình thành năng lực tác chiến vào thời điểm năm 2015.
Tàu hộ vệ lớp 056 số hiệu 597 Khâm Châu của Hạm đội Nam Hải

Đến năm 2015, xét về tốc độ đóng và số lượng chiến hạm cỡ lớn được đưa vào phục vụ, Trung Quốc sẽ lần đầu tiên chính thức đứng ở vị trí số 2 sau Mỹ. Đến giai đoạn 2020, nếu Mỹ không kịp thời “phục hưng” thì Trung Quốc sẽ chiếm giữ vị trí số 1 về tốc độ đóng tàu hàng năm về cả tàu ngầm, tàu mặt nước và các phương tiện tác chiến khác.
Tàu hộ vệ tên lửa 569 Ngọc Lâm thuộc lớp 054A của Trung Quốc

Cuối cùng, báo cáo kết luận, tuy hiện nay hải quân Trung Quốc mới ở trong giai đoạn hình thành năng lực tác chiến đầu tiên nhưng với chiến lược ồ ạt hiện đại hóa hải quân hiện nay, trong vòng 5 năm tới Bắc Kinh sẽ làm thay đổi hẳn cán cân quân sự châu Á-Thái Bình Dương, trở thành đối thủ thách thức lớn nhất của Mỹ.



Trung Quốc "cầu cứu" Nga giúp sản xuất chiến đấu cơ

(Vũ khí) - Nhằm tháo gỡ “nút thắt cổ chai” của ngành hàng không quân sự, phát triển và sản xuất động cơ cho máy bay chiến đấu, Trung Quốc cầu cứu Nga chia sẻ bí kíp trong lĩnh vực nhạy cảm này.



Theo Want China Times, Trung Quốc và Nga đã tiến hành đàm phán sơ bộ về khả năng cùng nhau phát triển động cơ động cơ mới cho máy bay chiến đấu tương lai của mình J-20. Cuộc đàm phán đã được diễn ra trong chuyến thăm của phái đoàn Trung Quốc, đứng đầu là Phó chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương, đại tướng Xu Qiliang tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất tua bin khí Salute.

Cuộc viếng thăm của phái đoàn Trung Quốc được trang web của Trung tâm Salute thông báo ngày 31/10/2013, chi tiết cuộc viếng thăm này không được tiết lộ. Thông báo chỉ cho biết rằng, Salute quan tâm đến “hợp tác cùng Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo động cơ máy bay”.
Tàng hình cơ J-20 trong một lần thử nghiệm Phái đoàn của Trung Quốc cũng đã đến tham quan năng lực sản xuất các xí nghiệp của Nga, phân xưởng lắp ráp cơ khí và thử nghiệm cũng như bảo tàng của Trung tâm Salute.

Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu J-20, mà phía Trung Quốc coi đó là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, nhưng các nước phương Tây cho đó là máy bay thế hệ thứ năm từ giữa những năm 2000.

Máy bay J-20 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng Giêng năm 2011. Đến nay đã có 4 nguyên mẫu J-20 được lắp ráp, động cơ trang bị trên chúng là AL-31F hoặc AL-41F do Nga sản xuất. Một trong 4 nguyên mẫu được trang bị động made in China WS-10A.

Các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay chưa có khả năng chế tạo động cơ có công suất lớn và tuổi thọ cao cho máy bay chiến đấu của mình. Các chỉ số này thấp hơn rất nhiều so với động cơ của Nga. Vì vậy, hầu hết các máy bay quân sự do Trung Quốc sản xuất đều được trang bị động cơ của Nga.

Chính vì thế, vào tháng 2/2012, phía Trung Quốc đã phải mua 140 động cơ AL-31F của Nga để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-27/30 và bản sao của của chúng J-11 do phía Trung Quốc “mượn” bản vẽ chế tạo. Hợp đồng cung cấp này có giá trị lên đến 700 triệu USD.

Trước đó một năm, Trung Quốc đã mua của Nga 150 động cơ AL-31F, 123 động cơ AL-31FN (lắp trên máy bay J-10) và 184 động cơ D-30KP-2 được trang bị trên máy bay vận tải quân sự Il-76 và máy bay ném bom H-6 (bản sao của Tu-16 của Nga) cũng như trên máy bay vận tải mới Y-20.

Công cuộc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thế hệ động cơ hàng không đang là “nút thắt cổ chai” không có khả năng tháo gỡ của ngành hàng không Trung Quốc trong toàn bộ quá trình phát triển nhanh chóng của mình.

Với việc hợp tác phát triển và sản xuất động cơ hàng không với Nga, nếu như các thoả thuận thành công, thì coi đây là bước đi khá khôn khéo của Bắc Kinh để trong tương lai không xa sẽ giảm bớt phụ thuộc vào Moscow về mặt hàng động cơ máy bay quân sự.

Ngoài ra, các kỹ sư Trung Quốc sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh, sao chép những bí quyết của công nghệ chế tạo động cơ hàng không, tạo điều kiện cho việc chế tạo và sản xuất động cơ made in China cho các chiến đấu cơ như việc sao chép Su-27, Su-30 đã từng xảy ra.

Mỹ: Tàu ngầm Trung Quốc “ồn ào quá”

Thứ năm 14/11/2013 18:08
ANTĐ - Trong một bài viết mới đây, trang mạng Strategypage của Mỹ đã chê bai tàu ngầm Trung Quốc chạy quá ồn.

Trang Strategypage cho biết, Trung Quốc đã quyết định cho phá dỡ chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên thuộc Type 091 (NATO gọi là lớp Hán) mang số hiệu Trường Chinh 01. Đây cũng là chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên trong lịch sử phát triển của hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091 được Trung Quốc triển khai nghiên cứu, chế tạo từ năm 1974, đến giữa thập niên 80 thế kỷ trước nó mới được đưa vào sử dụng. Từ đó đến nay, chúng vẫn là những chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công duy nhất trong biên chế quân đội Trung Quốc.
Ngoài hạn chế về lò phản ứng hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc sử dụng cơ bản là các linh kiện điện tử và sonar ngoại nhập. Từ đó cho đến nay, tuy có nhiều tiến bộ trong 2 lĩnh vực sau nhưng Trung Quốc vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết về hệ thống động lực hạt nhân. Vì thế, hiện nay Trung Quốc vẫn còn duy trì 3 tàu ngầm hạt nhân thuộc Type này.

Do hạn chế về hệ thống động lực nên tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc phát ra tiếng ồn rất lớn, có thể bị các thiết bị đo đạc, quan trắc của Mỹ và phương Tây trinh sát dễ dàng. Những dường như, các tàu thuộc lớp này không ngừng được “cải tiến” nên cơ bản chỉ thấy nó nằm tại cảng, rất ít ra khơi.
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên lớp Hán (091) của hải quân Trung Quốc

Theo tin cho biết, trong giai đoạn 1974-1991, Trung Quốc đã chế tạo 5 chiếc thuộc Type 091 nhưng hiện nay 2 chiếc đã nghỉ hưu, bây giờ Trung Quốc lại quyết định tháo dỡ hệ thống động lực hạt nhân và hệ thống vũ khí của chiếc Trường Chinh 01 thì họ chỉ còn 2 tàu.
Strategypage cho biết, Trung Quốc còn có 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc Type 093 (NATO gọi là lớp Thương) có độ ồn rất cao, chiếc đầu tiên thuộc Type 094 đang thử nghiệm cũng bị Mỹ tuyên bố là “dễ phát hiện”. Mỹ không cho biết họ dựa vào cơ sở nào để tuyên bố như vậy, nhưng rất có khả năng các tàu đo đạc âm hưởng dưới nước của Mỹ và Nhật đã từng theo dõi và thu thập số liệu của các tàu ngầm Trung Quôvs.
Nhiệm vụ chủ yếu của “tàu đo đạc âm hưởng” là đo đạc âm thanh, tiếng động, đặc biệt là khả năng phát hiện, theo dõi, định hướng, đo đạc cự li và nhận dạng âm thanh của chân vịt và độ rung chấn của động cơ tàu ngầm. Ngoài ra nó còn có khả năng phát hiện và đo đạc âm thanh tự nhiên dưới đáy đại dương bao gồm: các ngọn thủy triều, hải lưu và những rung chấn địa chất rất nhỏ. Tất cả những điều này được gọi là “âm thanh nền của đại dương”.
Tàu quan trắc biển USNS Impeccable (T-AGOS-23) của hải quân Mỹ

Nhận thức được những âm thanh này có vai trò vô cùng quan trọng vì giao thoa của tiếng động tàu ngầm và âm hưởng của đại dương rất khó phân biệt, cần một phương tiện chuyên dụng để xác định nó. Sau khi phát hiện được những số liệu thô, các số liệu này lập tức được chuyển về trung tâm số liệu qua vệ tinh để tiến hành phân loại, xác định và ghi nhận rồi nhập vào cơ sở dữ liệu. Điều này sẽ giúp Mỹ có được một kho số liệu mẫu khổng lồ của đủ loại tàu ngầm.
Trang mạng này nhận định, Trung Quốc đang ôm ấp tham vọng phát triển cả động cơ hạt nhân và phi hạt nhân sử dụng hệ thống động lực AIP để hoàn thiện các tàu ngầm hạt nhân Type 094, sau đó là 095 và tàu ngầm thông thường Type 041. Tuy nhiên, có thể do tham vọng quá lớn, ôm đồm quá nhiều dự án nên Trung Quốc đã không đạt đến những đỉnh cao công nghệ tàu ngầm mà chỉ dừng lại ở mức độ “loàng xoàng”.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhật Bản ồ ạt thải xe tăng vì Trung Quốc?

(Vũ Khí)- Nhật Bản sẽ thải 60% xe tăng để tăng cường khu trục Aegis trong bối cảnh tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ngày càng căng thẳng.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ cắt giảm số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đang có trong biên chế của Lục quân. Theo đó, khoảng 60% xe tăng của lực lượng này sẽ bị thải loại.

Theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, con số cắt giảm cụ thể sẽ là giảm từ 740 chiếc hiện nay xuống còn 300 chiếc. Số tiền tiết kiệm được từ kế hoạch cắt giảm lực lượng xe tăng sẽ được chuyển sang đầu tư củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90 của Nhật Bản​

Ngay từ hồi năm 2010, Nhật Bản đã có ý đinh thực hiện chương trình cắt giảm số lượng xe tăng. Kế hoạch khi đó là duy trì khoảng 400 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực.

Kế hoạch cắt giảm xe tăng mới (duy trì khoảng 300 chiếc) hiện đã được đệ trình lên Hội đồng An ninh và khả năng phòng vệ của Chính phủ. Ngoài nội dung về lực lượng xe tăng, văn kiện này còn bao gồm kế hoạch duy trì số lượng quân nhân trong lực lượng vũ trang Nhật Bản ở mức 159.000 người.

Theo các tài liệu công khai, Lục quân Nhật Bản hiện đang sở hữu các loại xe tăng chiến đấu chủ lực như Type-10, Type-74 và Type-90 với tổng số 1.200 chiếc. Tuy nhiên, phần lớn trong số này hiện thuộc biên chế lực lượng dự bị và nằm trong kho. Tất cả các xe tăng của Nhật Bản đều do hãng Mitsubishi Heavy Industries chế tạo.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-10 của Nhật Bản​

Các chuyên gia quân sự cho rằng số tiền thu được từ chương trình cắt giảm số lượng xe tăng sẽ được Nhật Bản đầu tư mua các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis. Ý kiến này hoàn toàn có căn cứ khi hồi tháng 7/2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch mua 2 chiếc tàu loại này.

Theo đó, Nhật Bản sẽ mua các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis trong giai đoạn 2015-2016 để có thể đưa vào trang bị cho Hải quân trước năm 2020. Với việc mua sắm này, Nhật Bản sẽ sở hữu tổng cộng 8 tàu khu trục Aegis.

Tàu khu trục lớp Atago trang bị hệ thống Aegis của Nhật Bản​

Hải quân Nhật Bản hiện có 6 tàu khu trục Aegis, trong đó có 2 chiếc lớp Atgo và 4 chiếc lớp Kongo. Những tàu này của Nhật Bản tương đương với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.

Động thái cắt giảm lực lượng tăng thiết giáp của Nhật Bản cho thấy hướng ưu tiên quốc phòng của nước này. Điều này càng đáng chú ý trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân và ngày càng “quyết đoán” hơn trong các vấn đề tranh chấp biển đảo, trong đó có quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Nhật Bản tăng sức mạnh tiêm kích đối đầu Trung Quốc


(Vũ khí)- Không quân Nhật Bản sẽ nâng cấp tiêm kích F-15J Eagle hiện nay lên chuẩn F-15MJ. Đây vốn là loại chiến đấu cơ thường xuyên được Nhật Bản sử dụng để xua máy bay Trung Quốc.


Thông tin về việc Nhật Bản hiện đại hóa F-15J được trang tin quân sự Jane’s đăng tải ngày 14/11. Tuy nhiên, hiện chưa rõ công ty nào sẽ giành được hợp đồng này cũng như thời hạn ký kết.

Tiêm kích F-15J của Nhật Bản​

Theo kế hoạch của Không quân Nhật Bản, những chiếc F-15J hiện đại hóa sẽ được trang bị các thiết bị điện tử mới, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại cùng các hệ thống điều khiển và vũ khí tiên tiến.

Ngoài ra, F-15MJ sẽ có hệ thống liên lạc chuẩn Link 16 các radar mới. Toàn bộ các thiết bị mới cho F-15MJ sẽ được mua từ nước ngoài và các công ty của Nhật Bản không sản xuất.

Không quân Nhật Bản hiện sở hữu tổng cộng 156 chiếc F-15J. Hiện chưa rõ bao nhiêu chiếc trong số này sẽ được nâng cấp lên chuẩn F-15MJ.

F-15J hiện là tiêm kích xương sống của không quân Nhật Bản​

Trước đây, Nhật Bản cũng đã có kế hoạch chuyển đổi một phần J-15J thành những chiếc máy bay trinh sát RF-15 để thay thế cho những chiếc RF-4E Phantom đã cũ. Toshiba là công ty được giao nhiệm vụ này, song hợp đồng đã bị đổ vỡ vào năm 2011 với lý do các thiết bị cảm biến hồng ngoại không đạt chất lượng.

Không quân Nhật Bản giải thích việc hiện đại hóa F-15J là cần thiết trong bối cảnh số lần báo động sẵn sàng chiến đấu ngày càng tăng. Nếu như năm 2000, chỉ có 155 số lần báo động thì trong năm 2012, con số này lên tới 576 lần.

Không quân Nhật Bản cho rằng số lần báo động sẵn sàng chiến đấu cao như trên chỉ xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Không quân Nhật Bản tuy không giải thích nguyên nhân, song có thể thấy thời gian qua các tiêm kích F-15J của Nhật Bản thường xuyên xuất kích để ngăn chặn các máy bay của Trung Quốc (một số vụ là của Nga).

Tiêm kích J-10 của Trung Quốc​

Sau lần đầu “trót lọt” vào tháng 12/2012, Trung Quốc ngày càng gia tăng các vụ điều máy bay (đặc biệt là loại tiêm kích J-10) tiếp cận hoặc xâm nhập không phận trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền vào gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản đã nhiều lần phải đưa F-15 xuất kích.

Tiêm kích F-15 vốn là tiêm kích đánh chặn có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do hãng McDonnell Douglas chế tạo. Vào năm 1978, hãng Misubishi Heavy Industries của Nhật Bản đã mua giấy phép sản xuất F-15 của Mỹ và bắt đầu đưa vào trang bị từ tháng 3/1984 để thay thế F-104 và F-4E cũ.
Tiêm kích F-15J của Nhật Bản​

F-15J của Nhật Bản là loại tiêm kích 2 động cơ, 1 chỗ ngồi. Máy bay dài 19,43 m, sải cánh 13,05 m và cao 5,63 m. Máy bay có trọng lượng rỗng 12.700 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 30.845 kg. Tiêm kích F-15J có tốc độ tối đa 2,5 M (trên 2.660 km) và trần bay 20.000 m.

Về vũ khí, F-15J của Nhật Bản được trang bị 1 pháo M61 Vulcan 20 mm, các loại tên lửa AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow và các tên lửa AAM-3/4/5 do Misubishi sản xuất. Ngoài ra, máy bay còn có thể mang theo các loại bom như bom đa năng Mk 82, bom chùm CBU-87…

Ngoài F-15J, Nhật Bản cũng sản xuất phiên bản F-15DJ (có nhiệm vụ bay huấn luyện với số lượng 45 chiếc) và F-15J Kai (phiên bản nâng cấp trước đây của F-15J).
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hạm đội Nhật hồi sinh

6:33 PM, 08/08/2013, Views: 18352 | By Long Xuyên

VietnamDefence - Hạm đội Nhật Bản đã có không chỉ các tàu khu trục, frigate và tàu ngầm, mà cả các tàu sân bay.


Hạm đội Nhật Bản đang hồi sinh

Hải quân Nhật Bản (Hải quân Phòng vệ) là quân chủng độc lập của lực lượng vũ trang Nhật (Lực lượng Phòng vệ), được giao thực hiện các nhiệm vụ chính sau: tác chiến chống các lực lượng tàu và không quân đối phương nhằm giành ưu thế trên vùng biển và đại dương giáp ranh bờ biển quần đảo Nhật Bản, phong tỏa các khu vực eo biển của biển Okhotsk, biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển, bảo vệ các tuyến đường biển, các căn cứ hải quân, hải cảng và bờ biển, chi viện cho lục quân khi tiến hành các chiến dịch trên các hướng duyên hải.

Tokyo muốn gì?


Thời bình, Hải quân Nhật còn kiểm soát các vùng biển chủ quyền của Nhật Bản, duy trì cục diện hoạt động thuận lợi trong vùng biển 1.000 hải lý và tiến hành cảnh giới phối hợp với các đơn vị của Cục Bảo vệ biển.

Triển vọng dài hạn xây dựng Hải quân Nhật Bản được xác định bởi Chương trình Quốc phòng được thông qua từ năm 1995. Để thực hiện các yêu cầu của các nước đồng minh trong việc bảo vệ các tuyến đường biển trong vùng biển 1.000 hải lý, cũng như mở rộng sau đó vùng hoạt động của Hải quân Nhật, người ta đang soạn thảo các kế hoạch tiếp tục nâng cao sức mạnh chiến đấu của hải quân.

Theo các tuyên bố chính thức, Nhật Bản tập trung chú trọng phát triển lực lượng hộ tống. Nhưng theo nhiều chuyên gia phương Tây, trên thực tế, Tokyo đang bắt đầu hồi sinh hạm đội tàu sân bay.

Đến cuối năm 2011, họ đã đưa vào biên chế chiến đấu của hải quân 2 tàu khu trục chở trực thăng mà trên thực tế là các tàu sân bay hạng nhẹ lớp Hyuga, trên đó dự kiến sẽ triển khai các tiêm kích đa năng cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35.

Cũng trong năm 2011, Nhật Bản đã bắt đầu đóng các tàu sân bay hạng nhẹ lớn hơn.

Về mặt kỹ thuật, Nhật Bản đã sẵn sàng các tàu sân bay hạng trung thật sự hay thậm chí tàu sân bay hạng nặng, nhưng tất cả phụ thuộc vào quyết định chính trị của ban lãnh đạo nước này bởi vì Hiến pháp Nhật cấm việc này.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, do hải quân Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh, bộ luật cơ bản của đất nước mặt trời mọc sắp tới đây sẽ được sửa đổi. Dù sao thì trong hai loại công nghệ đóng tàu quân sự cao nhất (tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân), Nhật Bản đã bắt tay vào khôi phục loại công nghệ đầu tiên.

Các kế hoạch phát triển Hải quân Nhật Bản cho thấy, Tokyo đang muốn hoàn thiện hải quân về chất, nâng cao khả năng chiến đấu và khả năng sẵn sàng thực hiện tổ hợp các nhiệm vụ theo hiệp định hợp tác quân sự mới với Mỹ và các lợi ích quốc gia của nước này không được nói đến nhiều tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Các chương trình đóng tàu quân sự

Nhật Bản đang đổi mới có hệ thống lực lượng hạm tàu của hải quân bằng các chương trình đóng tàu quân sự nhịp nhàng.

Lực lượng tàu của Hải quân Nhật thường xuyên được duy trì ở mức 115-120 tàu chiến.

Lực lượng tàu ngầm

Tàu ngầm thông thường. Hiện nay, hạm đội tàu ngầm Nhật Bản có 17 tàu ngầm chiến đấu thông thường (3 tàu tối tân lớp Souryu, 11 tàu lớp Oyashio, 3 tàu lớp Harushio) và 1 tàu ngầm huấn luyện chiến đấu (lớp Harushio).

Hạm đội tàu ngầm Nhật rất mới vì các tàu ngầm chưa cũ lắm mà thâm niên phục vụ thường là dưới 20 năm đang được rút khỏi biên chế.

Các tàu này không thể bán cho các nước khác vì tất cả đều được trang bị các biến thể hệ thống thủy âm tối tân nhất của Mỹ. Ví dụ, hệ thống ZQQ-5B được chế tạo dựa trên các công nghệ của hệ thống thủy âm AN/BQQ-5 mà Hải quân Mỹ sử dụng.

Trong hoạt động đóng tàu ngầm, sau khi bàn giao tàu ngầm thông thường thứ 11 của lớp Oyashio, Nhật sẽ chuyển hướng chú ý chính sang đóng tàu ngầm thông thường theo thiết kế cải tiến lớp Improved Oyashio (tàu đầu tiên được đặt tên là Souryu). Hiện nay, còn 3 tàu ngầm khác thuộc lớp này đang được đóng ở các giai đoạn khác nhau.

Công ty Kockums (các hãng phụ thầu là Volvo và FFV) bắt đầu phát triển động cơ Stirling trong thập kỷ 1960 và đã chế tạo được động cơ công suất 75 kW (động cơ Stirling V4-275R) sử dụng helium làm môi trường làm việc, còn các phương tiện tiêu hao là nhiên liệu diesel và oxy lỏng (mức tiêu thụ đơn vị oxy là 0,85-0,95 kg/kWh).

Một máy phát Stirling có trọng lượng 4 tấn. Nhờ có áp lực cao ở cửa xả, việc loại bỏ các sản phẩm cháy được thực hiện trực tiếp từ động cơ. Việc thử nghiệm tàu ngầm thông thường lớp A-14 với động cơ AIP đã hoàn tất tốt đẹp vào năm 1989. Sau khi lắp đặt động cơ mới, thời gian lặn của tàu đã tăng từ mấy ngày đêm lên đến 2 tuần lễ.

Chúng được trang bị hệ thống động lực không cần không khí (AIP) trên cơ sở động cơ Stirling và dùng để thay thế các tàu ngầm lớp Harushio. Năm 2001, tàu ngầm Asashio lớp Harushio đã được cải tạo để lắp động cơ AIP kiểu Stirling để thí nghiệm. Nước đầu tiên làm chủ công nghệ động cơ AIP Stirling là Thụy Điển.

Việc thử nghiệm cũng cho thấy rằng, tàu ngầm có thể chạy với động cơ Stirling đến 90% thời gian hoạt động ngoài biển và chỉ chạy bằng động cơ diesel trong 10% thời gian, việc các sản phẩm cháy được hòa tan hoàn toàn trong nước trên thực tế đã được khẳng định. Hiện tại, công suất ra của mỗi máy phát Stirling chỉ là 75 kW (công suất danh định là 65 kW).

Có lẽ, Nhật Bản, như thường lệ đã mua giấy phép sản xuất các động cơ này. Trên tàu ngầm Souryu lắp đặt 4 động cơ Striling.

Lực lượng tàu sân bay

Tàu sân bay. Tháng 9/2007, tàu sân bay đầu tiên từ thời Thế chiến II lớp 16DDH của Nhật Bản, có lượng giãn nước đầy đủ 18.000 tấn được đưa khỏi âu tàu. Một số chuyên gia cho rằng, chỉ số này bị hạ thấp: xét theo kích thước được công bố, lượng giãn nước của tàu phải là trên 20.000 tấn.

Tàu sân bay đầu tiên của lớp này có tên Hyuga để tưởng niệm chủ lực hạm của hạm đội Nhật Bản từng tham chiến tích cực trong Thế chiến II. Một tàu khác, cũng chính là tàu cuối cùng của lớp này là Ise đã được đưa vào biên chế của hạm đội Nhật vào năm 2011.

Theo phân loại chính thức, các tàu này được liệt vào tàu khu trục chở trực thăng. Nguyên nhân ở đây chỉ là chính trị thuần túy vì hiến pháp Nhật không cho phép chế tạo loại vũ khí này. Nhưng các chuyên gia đã lưu ý rằng, hệ thống pháo phòng không cỡ nòng nhỏ ở mũi tàu không được bố trí ở giữa mà bị dịch chuyển sang mạn phải (như ở tàu sân bay hạng nhẹ của Anh). Điều đó đã lập tức cho phép sử dụng các máy bay cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng cất cánh với đoạn chạy đà ngắn.

Ngoài ra, khi muốn đã có thể lắp đặt cả cầu bật. Cuối cùng, vào năm 2007, người Nhật Bản bí ẩn lại thông báo, họ quan tâm đến máy bay cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B và tại một site trên Internet đã xuất hiện các hình ảnh tàu sân bay 16DDH với các tiêm kích đa năng này.

Xét theo kích thước của hăng-ga (khoảng cách giữa các thang máy là hơn 90 m), trên các tàu này có thể bố trí đến 25 máy bay các loại: 8-12 F-35B, 3 SH-3D AEW, 4-10 MCH-101/UH-60J/K. Ở phương án tiến công, đội máy bay trên tàu có thể gồm đến 18 F-35B, 3 SH-3D AEW, 2 MCH-101/UH-60J/K.

Ngoài máy bay và trực thăng, các tàu sân bay hạng nhẹ được trang bị các hệ thống vũ khí mới nhất, trong đó có các bệ phóng thẳng đứng vạn năng Mk41 Mod5 dùng để phóng tên lửa phòng không và tên lửa chống ngầm có điều khiển. Tuy nhiên, theo đa số các chuyên gia, việc nhắc đến tên lửa chống ngầm là còn lại từ các thông tin hỏa mù trước đó và trên tàu này tất nhiên sẽ không có các vũ khí này.

Việc sử dụng các ống phóng lôi 324 mm Type 68 để chống tàu ngầm cũng không có gì phải nghi ngờ, chắc chắn chúng được dùng để phòng thủ chống ngư lôi.

Theo Phó Giám đốc Viện Okazaki, ông Sumihiko Kawamura, Hyuga là một bước tiến lớn, cho thấy khả năng của Nhật Bản đóng được các tàu sân bay xung kích trong tương lai. Chuyện là như vậy, không hơn, không kém.

Nhật Bản dự định đóng tổng cộng 4 tàu sân bay hạng nhẹ thuộc lớp này để thay thế 4 tàu khu trục chở trực thăng. Như vậy, số lượng tàu trong chương trình đã tăng gấp đôi trong hai năm gần đây.

Ngày 15/8/2009, ngân sách tài khóa 2010 đã được thông qua, theo đó 116,6 tỷ yên đã được chi để đóng 1 tàu sân bay mới lớp 22DDH với kích thước lớn hơn cả tàu Hyuga: chiều dài 248 m, chiều rộng 39 m, lượng giãn nước tiêu chuẩn/đầy đủ 19.500 tấn/24.000 tấn.

Các tham số này tương đương với tàu sân bay hạng trung của Pháp (chiều dài chỉ nhỏ hơn 13 m). Cùng với boong bay dày, trên tàu sẽ có một khu thượng tầng dạng “đảo” và 2 thang máy (1 chiếc bên mạn). Số lượng phương tiện bay được thông báo là 14 trực thăng dĩ nhiên là thông tin giả.

Việc Trung Quốc đưa vào biên chế 1 tàu sân bay lớp Projekt 11436 (Varyag), tức tàu Liêu Ninh và đóng các tàu sân bay hạng trung có lẽ sẽ dẫn tới việc loạt tàu sân bay giả dạng tàu khu trục chở trực thăng thứ ba của Nhật Bản sẽ là các tàu có lượng giãn nước xấp chỉ 50.000 tấn và với các máy bay cánh bằng cất/hạ cánh bình thường như F/A-18.

Tàu khu trục chở trực thăng. Trong biên chế chiến đấu của Hải quân Nhật Bản hiện còn 2 tàu khu trục chở trực thăng lớp Shirane, mặc dù đã khá cao tuổi (đóng xong năm 1980-1981). Theo bộ chỉ huy hạm đội Nhật Bản, bất kể tàu nào triển khai được một đội máy bay hạm tàu đều là các đơn vị chiến đấu có giá trị. Nhật dự kiến chỉ thay thế chúng bằng các tàu sân bay hạng nhẹ mới trong giai đoạn đến năm 2015.

Lực lượng tàu đổ bộ


Tàu đổ bộ.
Chủ lực của lực lượng đổ bộ Nhật là 3 tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Osumi. Ngoài ra, đang được đóng còn có 2 tàu đổ bộ lớp Yura và 2 tàu đổ bộ lớp Yusoutei.

Xuồng đổ bộ. Trong biên chế chiến đấu của hạm đội Nhật có 18 xuồng đổ bộ (6 xuồng đổ bộ đệm khí kiểu LCAC, 12 xuồng LCM gồm 2 tàu lớp YF2150, 10 tàu lớp YF2121).

Trong 4 năm gần đây, chỉ đóng hoàn thành 2 xuồng đổ bộ cao tốc lớp YF2150. Theo số liệu chính thức, các tàu này chỉ có tốc độ tối đa 16 hải lý/h. Nhưng với công suất động cơ turbine khí công bố là 3.000 mã lực và với lượng giãn nước đầy đủ là gần 100 tấn, tham số này không thể thấp hơn 25-30 hải lý/h. Nhật chưa có chương trình đóng các xuồng đổ bộ mới khác.

Hiện chưa có các kế hoạch phát triển lực lượng tàu đổ bộ và xuồng đổ bộ.

Quân số nhỏ lực lượng đổ bộ về nguyên tắc khẳng định quan điểm chính thức về quan niệm phòng thủ của Hải quân Nhật Bản, còn vấn đề “các vùng lãnh thổ phía bắc” chẳng qua là yếu tố gây áp lực chính trị-kinh tế đối với Nga, chứ không phải là vấn đề quân sự.

Lực lượng tàu đa nhiệm

Tàu khu trục.
Trong Hải quân Nhật Bản có 40 tàu khu trục. Năm 2008, họ hoàn thành 6 tàu khu trục phòng không lớn nhất lớp Kongo với hệ thống thông tin-chiến đấu Aegis (gồm 4 tàu lô 1 và 2 tàu lô 2 lớp Atago). Các tàu này là biến thể của Nhật Bản của tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.

Ngoài ra, trong biên chế hạm đội Nhật còn các tàu khu trục phòng không lớp Hatakaze (2 chiếc) và các tàu khu trục chống ngầm lớp Yuugiri (6 chiếc ), lớp Hatsuyuki (10 chiếc).

Nhật đã đóng xong các tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame (9 chiếc) và Takanami (5 chiếc).

Tất cả các tàu khu trục chống ngầm của Nhật Bản xét về kích thước đều là tàu frigate. Họ cũng đang tiếp tục chuyển loại các tàu khu trục cũ lớp Asagiri (2 chiếc) thành tàu huấn luyện chiến đấu.Hiện nay, Nhật đang duy trì phát triển 2 dòng tàu khu trục: tàu khu trục đa nhiệm có phòng không mạnh (tạm gọi là tàu khu trục phòng không) và tàu khu trục chống ngầm. Đồng thời, họ tiếp tục giảm kiểu loại chiến hạm. Chẳng hạn, để thay thế các tàu khu trục chống ngầm lớp Yuugiri và Hatsuyuki, Nhật đang triển khai chương trình đóng tàu khu trục lớp 19DD (đang đóng 4 chiếc, dự kiến đóng loạt tàu gồm tổng cộng 10-16 chiếc).

Frigate. Trong biên chế hạm đội Nhật còn có 6 frigate lớp Abukuma, chiếc cuối cùng trong số đó được bàn giao vào năm 1993. Các frigate Nhật Bản được trang bị vũ khí khá hiện đại, nhưng cơ bản là các tàu thử nghiệm. Nhược điểm lớn của chúng là không có các máy bay. Hiện Nhật không có kế hoạch phát triển các lớp tàu này.

Lực lượng tàu tuần tra

Hải quân Nhật có 7 tốc hạm tên lửa cánh ngầm lớp Sparviero tự đóng (1995) trên cơ sở thiết kế Italia và 6 tàu lớp Hayabusa tự đóng. Dự kiến, loạt tốc hạm tên lửa lớp Hayabusa gồm 9 chiếc sẽ giảm xuống còn 6 chiếc.

Hiện Nhật không có chương trình mới nào phát triển lực lượng tàu tuần tra.

Lực lượng tàu quét lôi

Lực lượng tàu quét lôi của Hải quân Nhật gồm 2 tàu chỉ huy lực lượng quét lôi, 3 tàu quét lôi lớp Yaeyama (sao chép tàu quét lôi Avenger của Mỹ), 24 tàu quét lôi ven bờ (3 tàu lớp Hirashima, 12 tàu lớp Sugashima, 9 tàu lớp Hikoshima) và 2 tàu do Thụy Điển đóng.

Hiện nay, để thay thế các tàu quét lôi ven bờ lớp Hikoshima, Nhật đang đóng các tàu quét lôi ven bờ lớp Hirashima (2 tàu đang đóng và 3 tàu dự kiến đóng). Loạt tàu này có thể lên tới 12 chiếc, tuy nhiên, những năm gần đây, Nhật giảm hẳn sự quan tâm đối với tàu quét lôi.

Nhật Bản có khả năng bất kỳ loại tàu nào, nhưng chủ yếu với các vũ khí và trang bị kỹ thuật của nước ngoài, một số trong số đó được sản xuất theo giấy phép. Chẳng hạn, vũ khí tự phát triển chỉ có ngư lôi 533 mm. Họ hoàn toàn không có cơ sở sản xuất động cơ turbine khí cho tàu, còn động cơ diesel cho tàu từ lâu là các động cơ sao chép của Pháp, Italia, Mỹ và phần nào là của Đức.

Một hệ thống chiến đấu được suy tính tỷ mỉ đến từng chi tiết, nơi mà các công nghệ tối tân đan xen mật thiết với các truyền thống võ sĩ đạo Samurai cổ xưa. Hạm đội Nhật Bản từ lâu đã không còn là một tổ chức “khôi hài” tồn tại chỉ để làm vui mắt chính người Nhật và thực hiện các nhiệm vụ bổ trợ lặt vặt trong khuôn khổ đa quốc gia của Hải quân Mỹ.

Bất chấp tính chất phòng thủ rõ nét, các thủy binh Nhật Bản hiện đại có khả năng độc lập tiến hành tác chiến và bảo vệ các lợi ích của Nihon Koku (Nhật Bản) trên các vùng biển mênh mông của Thái Bình Dương.

Lực lượng hàng đầu của Hải quân Phòng vệ Nhật Bản theo truyền thống vẫn là các tàu khu trục. Việc dựa vào tàu khu trục thật dễ hiểu: lớp tàu này kết hợp tốt trong mình tính đa năng và giá cả vừa phải. Hiện tại, trong biên chế hạm đội Nhật Bản có 44 tàu lớp này, được đóng trong các giai đoạn khác nhau theo 10 thiết kế khác nhau.
Tàu khu trục tên lửa Kongo trang bị hệ thống Aegis phóng tên lửa phòng không SM-3, năm 2007
Mặc dù có vẻ thiếu thống nhất và chuẩn hóa, điều sẽ gây khó khăn cho công tác bảo dưỡng và làm tăng chi phí khai thác một lực lượng đa dạng chủng loại như vậy, lực lượng tàu khu trục của Hải quân Nhật Bản được chia rành mạch theo chức năng thành 3 nhóm lớn:

- Các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis để bảo đảm phòng không/phòng thủ tên lửa khu vực;

- Các tàu khu trục chở trực thăng - một tên gọi đặc hữu của hạm đội Nhật dùng để chỉ các tàu sân bay trực thăng, phần lớn dùng để thực hiện các nhiệm vụ của tàu tìm cứu và chống ngầm;

- Các tàu khu trục “thông thường” mà trong số các nhiệm vụ của chúng có bảo đảm an ninh cho biên đội tàu chống các mối đe dọa từ trên và dưới mặt biển. Chúng cũng là phương tiện mang để bố trí các phương tiện phòng không điểm.

Sự đa dạng tưởng tượng của các thiết kế trên thực tế là sự kết hợp của mấy thiết kế giống nhau với các phần thượng tầng khác nhau và thành phần biên chế vũ khí đổi mới. Hải quân Phòng vệ đang tiến hóa nhanh chóng khi hàng năm Nhật Bản chi tiền đóng 1-2 tàu khu trục mới. Điều đó cho phép nhanh chóng đưa những thay đổi vào các thiết kế tàu cho phù hợp với các điều kiện bên ngoài thay đổi và khả năng tiếp cận các công nghệ mới. Đặc điểm chính là người Nhật Bản hiện thực hóa được những ý tưởng đó không chỉ trên giấy mà cả bằng sắt thép.
Tàu khu trục JDS Hamakaze (DDG-171) trong cuộc tập trận quốc tế năm 2011
Nếu bỏ không xem xét các tàu khu trục đã lạc hậu đóng trong thập kỷ 1980 và đang chuẩn bị loại bỏ trong thời gian tới thì biên chế lực lượng tàu chiến mặt nước của Hải quân Phòng vệ sẽ là như sau: 10 tàu khu trục hiện đại thuộc các lớp Kongo, Atago, Akizuki và Hyuga được nhận vào biên chế chiến đấu của JMSDF trong thời kỳ từ năm 1993-2013.

Ngoài ra, trong biên chế hạm đội Nhật còn có 14 tàu khu trục vạn năng thuộc các lớp Murasame và Takanami được nhận vào biên chế chiến đấu của hạm đội trong những năm 1996-2006. Các tàu chiến này là những biến thể rẻ tiền của các tàu khu trục Aegis, là những thiết kế “quá độ” để kiểm nghiệm các công nghệ mới mà trong tương lai đã được áp dụng cho các tàu lớp Akizuki.
Tàu khu trục Atago trang bị hệ thống Aegis và tàu khu trục đa năng lớp Murasame
Dưới đây, chúng ta tìm hiểu sự tiến hóa của các tàu khu trục Nhật Bản. Đây là đề tài không đơn giản, nhưng việc tìm hiểu nó tạo ra nhiều lý do để tranh cãi. Liệu người Nhật có đúng đắn không khi trông cậy vào các tàu khu trục?

Tàu khu trục Aegis: Hạt nhân chiến đấu của hạm đội

Lớp Kongo: 4 tàu đã được đóng trong những năm 1990-1998

Lượng giãn nước đầy đủ: 9.580 tấn. Thủy thủ đoàn: 300 người.
Hệ thống động lực chính turbine khí (4 động cơ turbine khí sản xuất theo giấy phép LM2500) công suất 100.000 mã lực.
Tốc độ tối đa: 30 hải lý/h.
Cự ly hành trình: 4.500 hải lý ở tốc độ tiết kiệm 20 hải lý/h.
Vũ khí:
- 90 bệ phóng thẳng đứng Mk.41 (các tên lửa phòng không SM-2, SM-3, tên lửa chống ngầm có điều khiển ASROC VLS);
- 1 pháo vạn năng 127 mm với nòng dài 54 lần cỡ;
- 8 tên lửa chống hạm Harpoon;
- 2 pháo phòng không tự động Phalanx;
- các ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ, một bãi đáp trực thăng ở đuôi.
JDS Kongo (DDG-173) “Tòa tháp” đồ sộ của phần thượng tầng với vách gắn các mạng anten của radar AN/SPY-1, các bệ phóng thẳng đứng chứa 29 ngăn phóng (ở mũi) và 61 ngăn phóng (ở đuôi), các ống khói đặc trưng, các ụ pháo màu trắng Phalanx, một sân đỗ trực thăng hẹp ở đuôi… Đây là biến thể của dòng khu trục hạm Arleigh Burke đời đầu (Flight I) của Mỹ với tất cả những ưu và nhược điểm của nó!

Được biết Mỹ và Nhật Bản đã rất khó khăn mới đạt thỏa thuận chuyển giao cho Nhật Bản công nghệ Aegis - sau 4 năm đàm phán, năm 1988, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận và Nhật trở thành quốc gia đồng minh đầu tiên của Mỹ được tiếp cận công nghệ mật này. Tàu đầu tiên bắt đầu được Nhật đóng hai năm sau đó, vào tháng 3/1990. Thiết kế cơ sở của tàu này là khu trục hạm Arleigh Burke, tuy nhiên, biến thể của Nhật khác nhiều mẫu cơ sở cả về thiết kế bên trong, lẫn ngoại hình. Cả 4 tàu của Nhật đều được đặt tên các tàu tuần dương lừng danh của Hạm đội Thiên hoàng từng tham gia Thế chiến II.

Thoạt nhìn đã thấy sự nổi bật của phần thượng tầng to lớn ở mũi và cột tàu đứng. So với mẫu Arleigh Burke cơ sở, cấu trúc các phần thượng tầng và sự bố trí vũ khí trang bị có sự thay đổi, một khẩu pháo 127 mm của công ty OTO Breda (Italia) được lắp thay cho khẩu pháo Mỹ Mk.45.

Khác với hàng chục tàu khu trục lớp Arleigh Burke “hàng chợ” của Mỹ, người Nhật đã quyết định trang bị cho 4 tàu khu trục hiện đại nhất của mình những trang thiết bị đa dạng, biến chúng thành các tàu chiến đa năng.

Hiện nay, các tàu này đã được trang bị lại bằng tên lửa phòng không Standard SM-3 dùng để tiêu diệt các mục tiêu ở thượng tầng khí quyển và ở quỹ đạo thấp gần trái đất. Các tàu khu trục lớp Kongo nằm trong thành phần “lá chắn tên lửa” của Nhật Bản và nhiệm vụ chủ chốt của chúng là đánh chặn các cuộc tấn công tên lửa đường đạn có thể xảy ra từ phía Bắc Triều Tiên.

Lớp Atago: 2 tàu đã được đóng trong giai đoạn 2004-2008

Là sự phát triển tiếp theo của các tàu khu trục Aegis lớp Kongo. Mẫu cơ sở để phát triển Atago là tàu khu trục Arleigh Burke đời IIA (Flight IIA) với đầy ắp những thiết bị bổ sung. Lượng giãn nước đầy đủ của Atago đã vượt quá 10.000 tấn!
JDS Asihara ở cận cảnh (DDG-178) So với Kongo, tàu khu trục mới có một hăng-ga trực thăng, phần thượng tầng cao hơn, bên trong bố trí sở chỉ huy 2 tầng. Hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu Aegis đã được nâng cấp lên chuẩn Baseline 7 (phase 1). Các bệ phóng thẳng đứng được cải tiến - việc bỏ các thiết bị bốc xếp đã cho phép tăng số lượng ngăn phóng lên đến 96. Được lắp thay cho khẩu pháo Italia là pháo Mỹ Mk.45 với chiều dài nòng bằng 62 lần cỡ sản xuất theo giấy phép. Tên lửa chống hạm Harpoon bị thay bằng tên lửa chống hạm Type 90 (SSM-1B) của Nhật Bản.

Điều duy nhất mà người Nhật rất tiếc nuối là trên tàu Atago thiếu vắng các tên lửa hành trình chiến thuật Tomahawk. Bởi lẽ, hạm đội Nhật bị cấm sở hữu vũ khí tiến công.

Các tàu khu trục thông thường

Lớp Murasame: 9 tàu đã được đóng trong giai đoạn 1993-2002

Lượng giãn nước đầy đủ: 6.100 tấn. Thủy thủ đoàn: 165 người.
Hệ thống động lực chính turbine khí (kết hợp các động cơ turbine khí sản xuất theo giấy phép LM2500 và Rolls-Royce Spey SM1C) công suất 60.000 mã lực.
Tốc độ tối đa: 30 hải lý/h.
Cự ly hành trình: 4.500 hải lý ở tốc độ tiết kiệm 18 hải lý/h.
Vũ khí:
- 16 bệ phóng thẳng đứng Mk.48 (32 tên lửa phòng không ESSM);
- 16 bệ phóng thẳng đứng Mk.41 (16 tên lửa ngư lôi chống ngầm ASROC-VL)
- 8 tên lửa chống hạm Type 90 (SSM-1B);
- 1 pháo vạn năng 76 mm OTO Melara;
- 2 pháo phòng không tự động Phalanx;
- các ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ;
- 1 trực thăng chống ngầm Mitsubishi SH-60J/K (biến thể sản xuất theo giấy phép của SH-60 Sea Hawk của Sikorsky).
Các tàu khu trục lớp Murasame thăm Trân Châu Cảng“Cứ hy vọng vào Mỹ, nhưng bản thân đừng có phạm sai lầm” - có lẽ lãnh đạo JMSDF đã suy xét như vậy vào đầu thập kỷ 1990, khi họ quyết định thiết kế và đóng các tàu khu trục lớp Murasame. Các tàu này phải là sự phát triển của các thiết kế khu trục hạm nội địa kết hợp với các công nghệ của Arleigh Burke của Mỹ. Biến thể tàu khu trục đa năng rẻ tiền mà trong các nhiệm vụ chính của nó có phòng thủ chống ngầm và tác chiến chống tàu nổi đối phương.

Nhìn bề ngoài, Murasame không giống với tàu nào mà Nhật Bản từng đóng. Các phần thượng tầng với các yếu tố tàng hình đã làm thay đổi đến không thể nhận ra diện mạo của tàu khu trục mới.

Radar mạng pha đầu tiên trên thế giới OPS-24 được lắp trên một bệ ở phần trước cột tàu (do Nhật tự thiết kế). Tàu được trang bị các bệ phóng dưới mặt boong Mk.41 và Mk.48. Hệ thống đối kháng vô tuyến điện tử NOLQ-3 (biến thể sản xuất theo giấy phép của hệ thống AN/SLQ-32 của Mỹ)… Nhưng đặc điểm chính của Murasame ẩn giấu bên trong – tàu khu trục được trang bị hệ thống thông tin chỉ huy thế hệ mới C4I (Command, Control, Computer, Communication & Intelligence) được chế tạo trên cơ sở các phân hệ của hệ thống Aegis của Mỹ.
JS Akebono (DD-108) lớp MurasameBan đầu, Nhật dự định đóng 14 tàu khu trục theo thiết kế Murasame, nhưng trong quá trình đóng, phát hiện ra là thiết kế của tàu có khả năng để tiếp tục phát triển. Kết quả là 5 tàu cuối cùng đã được đóng hoàn thiện theo thiết kế Takanami.

Lớp Takanami: 5 tàu được đóng trong giai đoạn 2000-2006

Tàu khu trục mới có các hệ thống liên lạc và điều khiển hỏa lực cải tiến. Thành phần vũ khí trang bị được đổi mới: một module bệ phóng thẳng đứng 32 ngăn phóng duy nhất (dùng để phóng tên lửa ngư lôi ASROC-VL và tên lửa phòng không ESSM) được lắp ở mũi tàu Takanami thay cho 2 bệ phóng thẳng đứng Mk.41 và Mk.48 bố trí tách rời. Ụ pháo được thay bằng pháo cỡ 127 mm uy lực hơn của OTO Breda (Italia). Về phần còn lại, thiết kế tàu không có gì thay đổi.
JS Onami (DD-111) lớp Takanami
Lớp Akizuki: 2 chiếc được đóng trong giai đoạn 2009-2013, 2 chiếc khác dự kiến đưa vào biên chế vào năm 2014

Lượng giãn nước đầy đủ: 6.800 tấn. Thủy thủ đoàn: 200 người.
Hệ thống động lực chính: 4 động cơ turnebi khí ẩn xuất theo giấy phép Rolls-Royce Spey SM1C
Tốc độ tối đa: 30 hải lý/h.
Cự ly hành trình: 4.500 hải lý ở tốc độ tiết kiệm 18 hải lý/h.
Vũ khí:
- 32 bệ phóng thẳng đứng Mk.41 (tên lửa phòng không ESSM, mỗi ngăn chứa 4 quả, tên lửa chống ngầm có điều khiển ASROC-VL);
- 8 tên lửa chống hạm Type 90 (SSM-1B);
- 1 pháo vạn năng 127 mm Mk.45 mod.4;
- 2 pháo phòng không tự động Phalanx;
- các ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ;
- 1 trực thăng chống ngầm Mitsubishi SH-60J/K.

Akizuki là tàu thừa kế các tàu khu trục phòng không huyền thoại của Nhật thời Thế chiến II.

Akizuki hiện nay là một thiết kế xuất sắc, một sự cải cách các ý tưởng của Mỹ theo cách Nhật Bản. Thành phần chủ yếu để thiết kế tàu này là hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu ATECS mà giới chuyên gia gọi là “Aegis của Nhật Bản”. Hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu tiên tiến của Nhật một nữa được cấu thành từ các trạm máy tính làm việc AN/UYQ-70 của Mỹ, mạng truyền dữ liệu tiêu chuẩn NATO Link 16, các thiết bị đầu cuối liên lạc vệ tinh SATCOM, một hệ thống thủy âm OQQ-22 vốn là bản sao của hệ thống thủy âm Mỹ AN/SQQ-89…
JS Akizuki (DD-115) Một điểm khác biệt lớn khác là hệ thống phát hiện FCS-3A (của Mitsubishi/Thales Netherlands), gồm 2 radar anten mạng pha chủ động, hoạt động ở các dải tần С (bước sóng từ 7,5 đến 3,75 cm) và Х (bước sóng từ 3,75 đến 2,5 cm).

Hệ thống FCS-3A mang lại cho Akizuki những tính năng mạnh mẽ: từ góc độ khả năng chống trả các cuộc tấn công đường không ồ ạt và phát hiện tên lửa chống hạm bay thấp, tàu khu trục Nhật cao hơn Arleigh Burke của Mỹ cả cải đầu.

Khác với radar dải sóng dm AN/SPY-1, các radar dải sóng cm của Nhật nhìn rõ các mục tiêu ở độ cao cực nhỏ, sát mặt nước. Ngoài ra, anten mạng pha chủ động bảo đảm một số kênh dẫn đường ở bất kỳ hướng nào, tàu khu trục có khả năng dẫn đồng thời các tên lửa vào nhiều mục tiêu bay (trong khi Arleigh Burke chỉ có 3 radar AN/SPG-62 dùng để chiếu xạ mục tiêu, trong đó chỉ có 1 hoạt động ở bán cầu trước).

Tuy nhiên, về mặt đánh chặn mục tiêu ở tầm xa, Akizuki không thể sánh nổi với khả năng của Arleigh Burke vì radar AN/SPY-1 công suất mạnh có khả năng kiểm soát tình hình ngay cả ở các quỹ đạo thấp gần trái đất.

Akizuki thực sự là một chiến hạm đáng sợ, một pháo đài bất khả xâm phạm thật sự, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cả trên mặt nước, dưới mặt nước và trên không. Hơn nữa, các hệ thống vô tuyến điện tử và vũ khí tối tân được bố trí thành công trong một thân tàu có cấu trúc tương tự các tàu khu trục Murasame và Takanami. Kết quả là chi phí đóng siêu chiến hạm đầu tiên của lớp này “chỉ có” 893 triệu USD. Chi phí này quả thực là ít đối với một chiến hạm với những khả năng này, trong khi các biến thể hiện đại của Arleigh Burke của Mỹ được bán với giá 1,8 tỷ USD/chiếc!

Theo ý đồ tác chiến của JMSDF, các tàu khu trục lớp Akizuki dùng để hoạt động phối hợp với các tàu khu trục Aegis, chúng có nhiệm vụ bảo vệ các tàu Aegis trước các cuộc tấn công từ dưới mặt nước và bảo đảm phòng không ở các tầm gần và trung bình.

Tàu khu trục chở trực thăng

Lớp Hyuga: 2 chiếc được đóng trong giai đoạn 2006-2011

Lượng giãn nước đầy đủ: 19.000 tấn. Thủy thủ đoàn: 360 người.
Hệ thống động lực chính: 4 động cơ turbine khí sản xuất theo giấy phép LM2500) công suất 100.000 mã lực.
Tốc độ tối đa: 30 hải lý/h.
Vũ khí:
- 16 bệ phóng thẳng đứng Mk.41 (tên lửa phòng không ESSM, tên lửa chống ngầm có điều khiển ASROC-VL);
- 2 pháo phòng không tự động Phalanx;
- các ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ 324 мм;
Vũ khí trang bị không quân::
- 11 trực thăng SH-60J/K và AugustaWestland MCH-101 (phi đội tiêu chuẩn);
- 1 boong bay, 4 vị trí cất/hạ cánh, 1 hăng-ga dưới mặt boong, 2 thang máy vận chuyển trực thăng.
Nhiều người nói thẳng những tàu khu trục quá khổ kỳ lạ Hyuga này chính là các tàu sân bay hạng nhẹ. Người ta đã thực hiện không ít những tính toán “nghiêm túc” xem có thể bố tí trên boong tàu Hyuga bao nhiêu tiêm kích F-35, lắp đặt cầu bật cánh cánh thế nào … không ai lưu ý đến chuyện Nhật Bản không tính chuyện mua tiêm kích cất/hạ cánh thẳng đứng F-35B (kể cả việc mua 42 F-35A triển khai trên bộ cũng là câu hỏi lớn).
Hyuga chỉ là một tàu khu trục chở trực thăng cỡ lớn, thừa kề một lớp tàu truyền thống của JMSDF. Nó không giống với loại tàu sân bay hiện có nào, cũng như không ioongs với tàu sân bay trực thăng Mistral vì dù có sự tương đồng về kích thước và lực lượng trực thăng, Hyuga không có các khoang đốc và không phải là tàu đổ bộ vạn năng.

Đổi lại, tàu có tốc độ 30 hải lý/h, hệ thống vũ khí gắn trong tàu (tên lửa phòng không tầm trung, các tên lửa ngư lôi chống ngầm, các hệ thống phòng vệ) – tất cả nằm dưới sự điều khiển của hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu ATECS và các radar tuyệt vời FCS-3, tương tự như các radar lắp trên tàu khu trục lớp Akizuki. Tàu cũng có một sonar dưới sống tàu OQQ-21, các hệ thống tác chiến điện tử mạnh, tất cả giống hệt như trên một tàu khu trục thật sự.

Nhưng đặc điểm tuyệt vời nhất cảu Hyuga là mặt boong bay dày và lực lượng máy bay quá đông đảo đối với một tàu khu trục, gồm 11 trực thăng đa năng và chống ngầm (số lượng trực thăng hoàn toàn có thể cao hơn con số thông báo bởi vì trên tàu Mistral có kích thước tương tự chứa được 16 trực thăng).

Nhật Bản đóng những con quỷ biển này làm gì?

Người Nhật coi việc sử dụng các tàu khu trục chở trực thăng như các tàu chống ngầm hiệu quả, thực hiện các chức năng tìm cứu, hoạt động tại các khu vực tình trạng khẩn cấp, các nhiệm vụ tuần tra biển. Có lẽ, người ta cũng dự tính khả năng đổ quân chính xác bằng trực thăng từ tàu Hyuga; khả năng tham gia các chiến dịch quân sự quốc tế với tư cách tàu bổ tợ.

Boong bay dày cho phép tiếp nhận không chỉ các trực thăng Sea Hawk mà trong tương lai là cả các trực thăng lớn và máy bay cánh quạt lật.

Theo logic của Hải quân Phòng vệ Nhật, việc sở hữu 2 tàu như vậy có khả năng tăng cường đáng kể tiềm lực của hạm đội và đa dạng hóa các nhiệm vụ có thể thực hiện.

Tàu khu trục khổng lồ Hyuga và tàu cùng lớp Ise nâng cao thể diện của thủy binh Nhật không chỉ trong mắt người Nhật mà cả ở nước ngoài.


Phần kết

Hải quân Phòng vệ Nhật là một trong những lực lượng hải quân hàng đầu châu Á và thế giới, được xây dựng theo một khái niệm rõ ràng nhằm đối phó với những mối đe dọa quân sự trực tiếp từ phía Bắc Triều Tiên và bảo vệ lợi ích của Nhật ở biển Hoa Đông trước những yêu sách từ phía Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,429
Động cơ
-8,704 Mã lực

Hai thằng chỉ võ mồm là chính thoai
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,415
Động cơ
641,331 Mã lực
Chỉ so với những nước trong khu vực thôi , còn chưa thật là cường quốc đâu.
Không chỉ mạnh về quân sự bác ạ, cả về kinh tế, văn hóa, chính trị nữa. Cường quốc thì là từ lâu rồi, trên mọi lĩnh vực ngoại trừ cung cách cư xử với các lân bang nhỏ hơn, túm lại là không quân tử.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,429
Động cơ
-8,704 Mã lực
Không chỉ mạnh về quân sự bác ạ, cả về kinh tế, văn hóa, chính trị nữa. Cường quốc thì là từ lâu rồi, trên mọi lĩnh vực ngoại trừ cung cách cư xử với các lân bang nhỏ hơn, túm lại là không quân tử.
Báo giới nhà ta nhận định rằng nếu mẽo không có hướng đi đúng đắn trung của sẽ xoán ngôi cường quốc quân sự luôn, sự thật em cũng không biết thế nào ?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,415
Động cơ
641,331 Mã lực
Mỹ thì chắc chắn sẽ luôn là cường quốc, chỉ là có phải số 1 hay không thôi. Khi nào Tung của có kinh tế số 1 thì nhiều khả năng quân sự nó cũng số 1 luôn không chừng. Tuy nhiên theo ý của riêng em thì nếu cứ duy trì thể chế chính trị như hiện nay thì Tung của không thể trở thành số 1 được, đơn giản vì nó kìm hãm sáng tạo, trong khi đó đấy lại là thế mạnh của Mẽo.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,429
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mỹ thì chắc chắn sẽ luôn là cường quốc, chỉ là có phải số 1 hay không thôi. Khi nào Tung của có kinh tế số 1 thì nhiều khả năng quân sự nó cũng số 1 luôn không chừng. Tuy nhiên theo ý của riêng em thì nếu cứ duy trì thể chế chính trị như hiện nay thì Tung của không thể trở thành số 1 được, đơn giản vì nó kìm hãm sáng tạo, trong khi đó đấy lại là thế mạnh của Mẽo.
Nhìn thấy trung cẩu nó lớn mạnh nhiều thằng cũng lo vãi cả ra quần, thằng này xưa nay nó thâm có gia phả rùi, Ước mơ của nó là thống trị thế giới. Với nền kinh tế đang đứng thứ 2 thế giới, trong khi các nước khác đang khủng hoảng, Về quân sự em nghĩ giờ nó chỉ còn hạn chế về mặt công nghệ thôi, khi giải quyết được vấn đề này rồi thì cũng mệt đây
 

Biglazycat

Xe hơi
Biển số
OF-39666
Ngày cấp bằng
1/7/09
Số km
172
Động cơ
470,410 Mã lực
Lại nhớ đến câu: chó sủa là chó không cắn. Không biết có đúng không nhỉ????
 

longde

Xe máy
Biển số
OF-297599
Ngày cấp bằng
3/11/13
Số km
65
Động cơ
311,030 Mã lực
Mỹ thì chắc chắn sẽ luôn là cường quốc, chỉ là có phải số 1 hay không thôi. Khi nào Tung của có kinh tế số 1 thì nhiều khả năng quân sự nó cũng số 1 luôn không chừng. Tuy nhiên theo ý của riêng em thì nếu cứ duy trì thể chế chính trị như hiện nay thì Tung của không thể trở thành số 1 được, đơn giản vì nó kìm hãm sáng tạo, trong khi đó đấy lại là thế mạnh của Mẽo.
không nên quá nhầm lẩn về cái tổng số GDP ấy với cái kinh tế số 1, TQ nước nó nhiều dân nên tổng GDP lớn chưa có nghĩa là nó giàu mạnh vì chia ra bình quân đầu người sẽ không được bao nhiêu. Đây là một điểm yếu của TQ

ví dụ: nhà cụ có 20 anh em , mỗi người có 100.000, tổng cộng nhà cụ có 2 triệu, như vậy không thể đánh giá là kinh tế nhà cụ sẽ mạnh hơn kinh tế nhà khác nó chỉ có một người mà có 1 triệu được.

còn quân sự TQ ở vị trí số một lại càng không tưởng hơn nữa, chi tiều cho quốc phòng Mỹ vẫn gấp khoảng 4 lần chi tiều quốc phòng của TQ, điều này không thể hiện được gì nhiều , nhưng việc đầu tư vào những vũ khí công nghệ cao thì Mỹ vẫn dẫn đầu.

Tuy nhiên sức mạnh lớn nhất của Mỹ không nằm nhiều ở một nền kinh tế lớn va lượng vũ khí hiện đại, mà ở những liên minh quân sự mà Mỹ đã tạo ra trên toàn thế giới. Nói một cách đơn giản Mỹ như một anh có tính quảng giao rộng đi đâu cũng có bạn bè giúp đỡ, thì thuận lợi hơn một anh chỉ biết có riêng mình

Ngay cạnh Mỹ thì Canda cũng là một đồng minh lớn,
Châu Âu thì có khối Nato
Châu Úc ,có liên minh Úc, Tân tây lan
Châu Á thì Nhật , Hàn quốc, nói chung là toàn các đại gia

Nhìn lại TQ thì ngoài bản thân TQ không tạo được một đồng minh nào cho mình, chung quanh TQ thì lại toàn những nước không có quan hệ tốt
ví dụ : tranh chấp biên giới với Ấn độ, Vn,...
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không chiến Hoa Đông: Nhật Bản hay Trung Quốc sẽ thắng?



(Soha.vn) - Ở Hoa Đông, nếu Nhật Bản có lợi thế về chất lượng vũ khí và hệ thống chỉ huy trên không đồ sộ thì Trung Quốc lại có lợi thế về số lượng và địa lý.


Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
Ngay sau khi thiết lập ADIZ, máy bay quân sự Tu-154 và Y-8 của Trung Quốc đã tiến vào không phận phía nam biển Hoa Đông để thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên. Chiếc Tu-154 bay cách khu vực mà Nhật Bản xem là không phận của họ chỉ 40 khoảng km, khiến Tokyo phải lập tức điều hai máy bay chiến đấu F-15 xuất kích để ngăn chặn.
Giả định rằng có một cuộc không chiến thật sự xảy ra giữa hai nước Trung - Nhật, bên nào sẽ có khả năng giành phần thắng cao hơn?

F-2(ở trên) có lợi thế về đặc tính kỹ chiến thuật nhưng J-10(ở dưới) lại có lợi thế về số lượng và khoảng cách địa lý.
Chất lượng tiêm kích


Nhìn chung, chất lượng không quân Trung-Nhật tương đương nhau, cả hai bên đều có trong biên chế những chiếc tiêm kích hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản (JASDF) có trong biên chế 94 tiêm kích Mitsubishi F-2. Đây là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries (Nhật Bản) và Lockheed Martin (Mỹ). F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện tử của Nhật Bản, đặc biệt máy bay được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA J/APG-1, biến nó trở thành tiêm kích được trang bị radar AESA sớm nhất khu vực châu Á.

Gần đây, khoảng 60 chiếc F-2 của JASDF đã được nâng cấp với một radar AESA J/APG-2, giúp khả năng không chiến của máy bay tăng lên đến 40% so với chưa được nâng cấp. F-2 thường được xem là đối thủ của tiêm kích “con cưng” J-10 của Không quân Trung Quốc. Mặc dù không thể so sánh với F-2 ở gần như mọi chỉ số nhưng J-10 có lợi thế về số lượng với khoảng 200 chiếc đang hoạt động.
Mặt khác, F-2 được sử dụng với vai trò bảo vệ không phận nên tiêm kích này có thể không phải là lựa chọn số 1 nếu xảy ra xung đột trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, sự hạn chế về địa lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hoạt động của F-2 so với J-10 của Trung Quốc.
Nếu có cuộc chán trán trên không phận biển Hoa Đông, F-15J sẽ là tiêm kích đầu tiên được JASDF điều động để ngăn chặn Không quân Trung Quốc. Hiện có khoảng 213 chiếc F-15J trong biên chế của JASDF. Đây là biến thế của tiêm kích F-15 của Mỹ sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản. Những chiếc F-15J của Nhật Bản được đánh giá là một trong những tiêm kích thế hệ 4+ tốt nhất thế giới.

Xét về đặc tính kỹ chiến thuật F-15J của Nhật Bản (ở trên) và Su-30MK2 của Trung Quốc (ở dưới) không có nhiều sự khác biệt.​
Ở khía cạnh tiêm kích đánh chặn hạng nặng, Không quân Trung Quốc cũng không hề kém cạnh. Họ có trong biên chế 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK, 24 chiếc tiêm kích Su-30MK2, khoảng 200 chiếc tiêm kích J-11 các biến thể. Những chiếc tiêm kích trên hoàn toàn ngang cơ với các tiêm kích F-15J của Nhật Bản trong khi đó lại có lợi thế về số lượng.
Đặc biệt, Không quân Trung Quốc có trong biên chế 24 chiếc tiêm kích Su-30MK2 nhập khẩu từ Nga. Đây là một tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển nên sẽ tạo ra nhiều lợi thế so với Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có khoảng 24 chiếc tiêm kích J-16, là "đứa con nhân bản" của Su-30MK2.
Su-30MK2 và J-16 sẽ là những tiêm kích đầu tiên được Không quân Trung Quốc huy động nếu xảy ra một cuộc không chiến ở Hoa Đông. Mặc dù tính năng của J-16 vẫn là một ẩn số nhưng cũng là một thách thức không nhỏ cho Nhật Bản.
Năng lực cảnh báo sớm
Bên cạnh vấn đề chất lượng tiêm kích, một khía cạnh khác có vai trò rất quan trọng nếu xảy một cuộc không chiến trên biển Hoa Đông chính là năng lực chỉ huy trên không. Hiệu quả hoạt động của phi đội chiến đấu phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này.
JASDF có phi đội chỉ huy và cảnh báo sớm trên không rất hùng hậu. Với 4 chiếc máy bay AEW&C Boeing E-767 và 13 chiếc AWACS E-2C Hawkeye, lực lượng này cung cấp khả năng cảnh báo sớm và chỉ huy trên không toàn diện.
Những chiếc máy bay AWACS này đều có phạm vi phát hiện máy bay đối phương trên 400km, điều này mang lại cho phi đội chiến đấu của Nhật Bản khả năng phát hiện mục tiêu và tung đòn tấn công trước khi phi đội chiến đấu của Trung Quốc có thể làm điều tương tự.
Lực lượng AWACS của Không quân Trung Quốc có sự phục vụ của khoảng 5 chiếc KJ-2000, đây là loại máy bay AWACS do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở bộ khung máy bay vận tải IL-76 của Nga. Gần đây, Trung Quốc còn giới thiệu thêm mẫu máy bay AEW&C KJ-500. Mặc dù khả năng của KJ-2000 và KJ-500 vẫn chưa được kiểm chứng nhưng cũng sẽ gây không ít khó khăn cho Nhật Bản.

Sự vượt trội về năng lực cảnh báo sớm và chỉ huy trên không tạo cho Nhật Bản nhiều lợi thế về mặt chiến thuật.
Khoảng cách địa lý
Một bất lợi của Nhật Bản là khoảng cách địa lý. Khoảng cách từ Trung Quốc đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 360km, nếu tính từ đảo Đài Loan, khoảng cách chỉ là 186km. Trong khi đó, khoảng cách từ phía tây đảo Okinawa đến Senkaku/Điếu Ngư khoảng 410km. Nếu tính đến địa điểm có căn cứ Không quân của Nhật Bản, khoảng có thể còn xa hơn, đây sẽ là thách thức không nhỏ cho phi đội tiêm kích của Nhật Bản.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại có một lợi thế khác là sự trợ giúp của Mỹ, mặc dù khả năng can thiệp của Mỹ vẫn là một câu hỏi ngỏ nhưng ít nhất Washington cũng sẽ trợ giúp cho Tokyo về mặt thông tin tình báo. Những thông tin từ hệ thống giám sát tình báo khổng lồ của Mỹ sẽ giúp ích rất nhiều cho Nhật Bản trong vấn đề hoạch định chiến thuật.
Nhật Bản có lợi về chất lượng còn Trung Quốc có lợi thế về số lượng. Ai sẽ thắng ai trong một cuộc chạm trán giữa số lượng và chất lượng là một câu hỏi rất khó trả lời, nó còn phụ thuộc vào bối cảnh, đường lối tác chiến, chiến lược sử dụng và nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác.
Tuy vậy, người ta vẫn đánh giá cao khả năng giành chiến thắng của Nhật Bản trong tình huống xảy ra một cuộc chạm trán với Không quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
 

linhhatan

Xe buýt
Biển số
OF-183556
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
526
Động cơ
338,857 Mã lực
Nơi ở
Lụa Vạn Phúc
hqua thấy mẽo có bài cho 2 con B52 vào vùng phòng không TQ, chả thấy hỏa lực từ đâu phụt ra cả
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
23,830
Động cơ
757,349 Mã lực
Kụ nói chưa ổn đâu:
longde;15787728]không nên quá nhầm lẩn về cái tổng số GDP ấy với cái kinh tế số 1, TQ nước nó nhiều dân nên tổng GDP lớn chưa có nghĩa là nó giàu mạnh vì chia ra bình quân đầu người sẽ không được bao nhiêu. Đây là một điểm yếu của TQ

ví dụ: nhà cụ có 20 anh em , mỗi người có 100.000, tổng cộng nhà cụ có 2 triệu, như vậy không thể đánh giá là kinh tế nhà cụ sẽ mạnh hơn kinh tế nhà khác nó chỉ có một người mà có 1 triệu được. Đúng là như thế nhưng tại một thời điểm cần huy động tổng lực thì nó vẫn hơn (ví dụ nhà có chuyện, nhà 20 chú chỉ cần mỗi chú góp 50k đã có 1 củ, nhà có 1 chú góp 100% mới được 1 củ)

còn quân sự TQ ở vị trí số một lại càng không tưởng hơn nữa, chi tiều cho quốc phòng Mỹ vẫn gấp khoảng 4 lần chi tiều quốc phòng của TQ, điều này không thể hiện được gì nhiều , nhưng việc đầu tư vào những vũ khí công nghệ cao thì Mỹ vẫn dẫn đầu. Mỹ đầu tư cho qp gấp 4 lần không có nghĩa là tăng trưởng qp của Mỹ nhanh hơn tq nhiều vì Mỹ phải chi tiền nhiều cho các cuộc dàn quân trên khắp tg, tq thì không. Mặt khác chi phí sx quốc nội của tq rẻ hơn nhiều so với Mỹ

Tuy nhiên sức mạnh lớn nhất của Mỹ không nằm nhiều ở một nền kinh tế lớn va lượng vũ khí hiện đại, mà ở những liên minh quân sự mà Mỹ đã tạo ra trên toàn thế giới. Nói một cách đơn giản Mỹ như một anh có tính quảng giao rộng đi đâu cũng có bạn bè giúp đỡ, thì thuận lợi hơn một anh chỉ biết có riêng mình

Ngay cạnh Mỹ thì Canda cũng là một đồng minh lớn,
Châu Âu thì có khối Nato
Châu Úc ,có liên minh Úc, Tân tây lan
Châu Á thì Nhật , Hàn quốc, nói chung là toàn các đại gia

Nhìn lại TQ thì ngoài bản thân TQ không tạo được một đồng minh nào cho mình, chung quanh TQ thì lại toàn những nước không có quan hệ tốt
ví dụ : tranh chấp biên giới với Ấn độ, Vn,...[/QUOTE]
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
820
Động cơ
488,490 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
em đồng ý với cụ Vietminh9x là nếu không chiến thì cái AWACS là quan trọng nhất. Bây giờ nhiều nước có tiêm kích hiện đại, tuy nhiên khác với trước kia, khi mình "nhìn thấy" địch thì 99% là mình bị rơi trước rồi.

Thế nên AWACS sẽ là xương sống của bất kỳ hệ thống phòng không nào. Singapore cũng có 4 chiếc, tuần tra 3 ca/4 kíp, 8 tiếng mỗi kíp nên lúc nào cũng có 1 chiếc trên bầu trời. Vì vậy em nghiêng về Nhật hơn
 

mercilon

Xe tăng
Biển số
OF-177971
Ngày cấp bằng
22/1/13
Số km
1,158
Động cơ
346,990 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mong TQ làm càn, rồi Mỹ cùng đồng minh có cớ làm vài chục quả tên lửa cho chết cụ chúng nó đi. TQ chỉ to còi, cụ nhà chúng nó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top