[Funland] Người lĩnh xướng

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Đó là tên gọi những người được tách ra khỏi một dàn hợp xướng hay tốp ca để hát một đoạn nhạc nào đó, người này tất nhiên phải có tố chất vượt trội và phù hợp với đoạn nhạc ấy. Dàn hợp xướng nào có người lĩnh xướng giỏi đều được khán giả chú ý, thậm chí từng có những khán giả háo hức chờ xem một dàn đồng ca, hợp xướng nào đó chỉ với một mong muốn được nghe lại người lĩnh xướng mà họ “thần tượng”.

Những năm 60 của TK trước, lứa thanh niên Hà Nội đã được xem hoặc nghe một số người lĩnh xướng (NLX) trứ danh biểu diễn, chẳng hạn ca sỹ giọng nam trung (baritone) của Liên Xô Gerasimov trong hợp xướng Quân đội với bài "Lê Nin sống mãi" của A. Lifanov, đặc biệt giọng nam cao (tenor) Savchuk với ca khúc “Nơi xa xôi” của G. Noxova, chưa kể một ca sỹ hát đơn ca kiêm NLX của Albani khi cùng đoàn ca múa sang thăm Việt Nam năm 1960 đã chào sân bằng nốt Sib ở quãng 8 thứ hai!

Trở lại với âm nhạc Việt Nam, từng ấy năm qua cũng ghi nhận nhiều NLX đủ sức làm lay động các khán thính giả cả nước. Những NLX ấy thường gắn liền với các sáng tác tốt của nhiều nhạc sỹ Việt Nam, thông qua các bản hợp xướng hay hợp ca và chúng ta có thể nhắc lại một số những giọng hát như thế.
Đoàn ca múa Tổng cục chính trị có những hợp xướng nổi tiếng, đầu tiên có lẽ là “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” của NS Tô Hải với NLX Đoàn Thiều. Bài “Trường chinh ca” của NS Lương Ngọc Trác đươc ca sỹ Quang Hưng làm nhiệm vụ lĩnh xướng rất ấn tượng. Hợp xướng quân đội có những giọng ca vàng như Trần Bảng, Văn Sính (tenor), Huy Dơn, Xuân Giao, Đoàn Thiều, Trọng Hinh, Trí Hiếu (baritone) và nhiều người trong số họ đã thành công trong vai trò NLX, dù đó là các hợp xướng hay tốp ca giọng nam.

Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Việt Nam được thành lập sớm và từng có nhiều giọng ca xuất sắc như Trung Kiên, Gia Hội, Hoàng Tín, Quang Hưng, Huyền Mi ... nhưng để làm một NLX, đơn vị chỉ có nữ ca sỹ Huyền My là nổi bật trong bản accapella “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của NS Nguyễn Tài Tuệ. Sau ngày Bác Hồ mất, chính đơn vị này đã trình diễn bản hợp xướng “Lời thề sắt son” của NS Nguyễn Đình Tấn với 2 NLX là Trần Khánh và Tuyết Thanh, nghệ sỹ thuộc biên chế của Đài tiếng nói Việt Nam; bên cạnh đó là “Người là niềm tin tất thắng” của NS Chu Minh với NLX Bích Liên. Cũng không thể quên ca sỹ Ngọc Hướng với phần lĩnh xướng đậm chất dân ca Thanh Hóa trong hợp xướng “Thanh Hóa anh hùng” của NS Hoàng Đạm, do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trình bày.

Trong các đơn vị nghệ thuật, có lẽ đài tiếng nói Việt Nam (VOV) có duyên nhiều nhất với những bản hợp xướng và hợp ca, vì thế cho nên số lượng các NLX tại VOV cũng phong phú hơn hết. Xa xưa nhất, có lẽ là nữ NSND Thương Huyền với “Sóng cả không ngã tay chèo” (Đỗ Nhuận), NSUT Trần Thụ với “Tiếng chuông nhà thờ” (Nguyễn Xuân Khoát) và “Bám biển quê hương”, “Miền Nam anh dũng bất khuất” (cùng của NS Phạm Tuyên). Nghệ sỹ Tuyết Nhung là giọng nữ hay lĩnh xướng nhất của VOV, với những tác phẩm “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Du kích sông Thao” (Đỗ Nhuận), kể cả hát chính trong các song ca. Nữ nghệ sỹ Kim Oanh A rất duyên dáng trong “Quảng Binh quê ta ơi” (Hoàng Vân). Bản hợp xướng “Chiều trên bản Mèo” của NS Lư Nhất Vũ có giọng lĩnh xướng của nữ nghệ sĩ Mộng Dung mang âm hưởng Tây Bắc rất rõ nét.
Tuy nhiên, nói về người hát đơn ca hay về NLX nói riêng, một gương mặt nổi bật không thể nào quên của khán thính giả phải là NSND Trần Khánh. "Giọng anh hùng ca" hay "giọng ca có chất thép" là những từ được người hâm mộ đã ưu ái dành cho ông. Số lượng bài hát mà người nghệ sỹ tài hoa này biểu diễn là rất nhiều, trong đó có vai trò NLX của ông. Trần Khánh lĩnh xướng trong bản đại hợp xướng “Hồi tưởng” hay và xúc động đến nỗi làm tác giả, nhạc trưởng là NS Hoàng Vân đánh rơi cả đũa chỉ huy, chỉ riêng trong một mùa hội diễn chuyên nghiệp năm 1960, ông giành 2 HCV, một cho đơn ca và một cho phần lĩnh xướng tại hợp xướng “Ca ngợi Tổ quốc” của NS Hồ Bắc.
Những lần lĩnh xướng (kể cả đơn ca của ông) là rất khó có người hát hay hơn. Các bài đáng chú ý nhất ở thể loại hợp xướng mà Trần Khánh là NLX gồm “Ba Đình nắng” (Bùi Công Kỳ - Vũ Hoàng Địch), “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Hồi tưởng”, “Bài thơ gửi Thái Nguyên”, “Tôi là người thợ mỏ” (cùng của Hoàng Vân), “Ca ngợi Tổ quốc” (Hồ Bắc), "Vượt núi"(Cao Việt Bách), “Lá cờ Đảng” (Văn An), “Lời thề sắt son” (Nguyễn Đình Tấn) và một số bài khác. Trần Khánh còn lĩnh xướng trong bản hợp xướng “Quyết vượt sông Đại Độ” (Trung Quốc) trong vai trò nam cao giọng óc (nam cao hoa xoang) đã được dư luận ngạc nhiên và khen ngợi.

Với các tốp ca (nam hay nữ), vai trò của NLX cũng rất quan trọng. Tôi khó tìm ra giọng lĩnh xướng nam nào hay hơn Tiến Thành của VOV khi anh lĩnh xướng bài “Tình ca Tây nguyên” của NS Hoàng Vân. Phái đẹp khá nhiều người xuất sắc ở vai trò này, từ Kim Oanh, Tuyết Nhung, Tuyết Thanh khi xưa đến lớp trẻ hôm nay. Nghệ sỹ lão làng Kim Oanh A với phần lĩnh xướng trong “Bài ca giao thông vận tải” được ông Bộ trưởng GTVT Phan Trọng Tuệ hào hứng lên tận sân khấu bắt tay tặng hoa chúc mừng. Còn lớp ca sỹ trẻ hôm nay, rất dễ thương là Lan Anh khi cô lĩnh xướng trong bài “Mầu cờ tôi yêu” (Phạm Tuyên-thơ Diệp Minh Tuyền) với lối nhả chữ rất đẹp và ấn tượng.

Thế hệ các nghệ sỹ thanh nhạc lớp sau này cũng có nhiều người vào vai trò NLX, chẳng hạn như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn hay vài người khác, tuy nhiên đa số chưa đạt đến hiệu quả và chiều sâu nghệ thuật như các bậc cha chú ngày nào…
Tác giả: Nguyễn Lưu


Một bản lĩnh xướng của cố ca sĩ Trần Khánh:

1630319617056.png

Ảnh: cố ca sĩ Trần Khánh.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Mình chưa có đại hợp xướng nên vai trò lĩnh xướng chưa nổi lắm.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Bọn em biết mỗi lĩnh xướng hàng công hiện nay là tiền đạo Tiến Linh thôi.
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
3,782
Động cơ
376,708 Mã lực
Giai đoạn dịch giặc này Em chỉ quan tâm “Người lĩnh ấn” thôi. “Lĩnh sướng” thì E kệ.
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Em quan tâm lĩnh lương thôi 😂.
 

Vũ Điệp

Xe điện
Biển số
OF-378595
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
2,847
Động cơ
272,135 Mã lực
Âm nhạc hả cụ thớt? Món này en chỉ dám nghe thôi,miễn bình luận.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,931
Động cơ
876,332 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Quan tâm đến những người chăn bò trên mạng, lĩnh xướng các phong trào FB, MXH
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
2,397
Động cơ
141,336 Mã lực
Ngày xưa gọi là " Giao hưởng hợp xướng" tính học thuật nó cao, bây giờ dân dã hơn gọi là " Giao hợp hưởng sướng" nó gần gũi giới trẻ ít tính hàn lâm hơn
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Mình chưa có đại hợp xướng nên vai trò lĩnh xướng chưa nổi lắm.

Bác này thích "nói chữ" mà chẳng biết rõ, hay nói thẳng ra là chẳng biết cho tử tế, nên chỉ lòi ra cái ....... :)) =))

Mời bác và các bác coi xem "cái ............" là cái gì nhé! :P



CANTATA (ĐẠI HỢP XƯỚNG)
Cantata là một thể loại thanh nhạc cổ điển với đặc điểm trang trọng hoặc có tính anh hùng, tính trữ tình; gồm một số tiết mục hoàn thiện viết cho hợp xướng, độc xướng và dàn nhạc giao hưởng. Thể loại cantata có sự gần gũi với thể loại oratorio.Tuy nhiên giữa hai thể loại này cũng có những điểm khác biệt, đó là khuôn khổ của cantata không lớn lắm và không diễn tả một câu chuyện kịch, mà chỉ có một số tiết mục dựa trên một đề tài.

Cấu trúc của cantata khá phong phú, có thể gồm nhiều chương hoặc chỉ có một chương, có thể viết cho hợp xướng và dàn nhạc, mà cũng có thể cho độc xướng và hợp xướng lẫn độc xướng. Lời ca trong cantata có thể không có sự phát triển mang tính chủ đề nhất định nhưng cũng có bản được phát triển với sự phối hợp bằng chủ đề rõ ràng.

Vào thế kỉ 16 khi mọi thể loại âm nhạc nghiêm túc đều là thanh nhạc, thuật ngữ cantata không có lý do gì để tồn tại nhưng với sự gia tăng của khí nhạc trong thế kỉ 17 thì các cantata bắt đầu tồn tại dưới tên gọi đó ngay khi nghệ thuật khí nhạc định hình đủ để hiện thân trong các sonata. Từ giữa thế kỉ 17 cho đến cuối thế kỉ 18, một hình thức ưa thích của nhạc thính phòng Ý là cantata cho một hoặc hai giọng hát độc xướng cùng phần đệm bằng harpsichord và có lẽ cùng một ít nhạc cụ độc tấu khác. Ban đầu nó bao gồm một chuyện kể có tính ngâm vịnh hoặc cảnh theo lối hát nói, được tập hợp với nhau bằng một aria còn thô sơ lặp lại ở giữa các đoạn. Những hình mẫu xuất sắc của thể loại này có thể tìm thấy trong âm nhạc nhà thờ của Giacomo Carissimi và các tác phẩm độc xướng bằng tiếng Anh của Henry Purcell (chẳng hạn như Mad Tom và Mad Bess) thể hiện tối đa mức độ có thể tiến hành với hình thức cổ xưa này. Với sự gia tăng của aria Da Capo (một loại aria có tái hiện), cantata trở thành một nhóm hai hoặc ba aria liên kết với nhau bằng đoạn hát nói. Nhiều duet và trio Ý của George Frideric Handel là những ví dụ về một quy mô khá lớn. Latin motet (bài thánh ca ngắn tiếng Latin) của ông, Silete Venti, viết cho soprano độc xướng, thể hiện cách dùng hình thức này trong âm nhạc nhà thờ.

Cantata độc xướng Ý, khi ở quy mô lớn, có xu hướng trở nên không thể phân biệt được với một cảnh trong một vở opera. Cũng theo cách như thế, cantata nhà thờ, độc xướng hoặc hợp xướng, là khó phân biệt được với một oratorio nhỏ hay một phần của một oratorio. Điều này cũng hiển nhiên hơn nữa khi chúng ta khảo sát những cantata nhà thờ tuyệt vời của Johann Sebastian Bach, trong đó có gần 200 tác phẩm hiện còn lại, hay Chandos Anthems của Handel. Trong trường hợp Bach, nhiều cantata lớn trên thực tế được gọi là oratorio và Christmas Oratorio là một tập gồm 6 cantata nhà thờ mà trên thực tế có xu hướng được biểu diễn trong 6 ngày khác nhau, mặc dù cùng nhau định hình trọn vẹn về mặt nghệ thuật như bất cứ oratorio cổ điển nào. Tuy vậy điểm chủ yếu trong các cantata nhà thờ của Bach là chúng tạo thành bộ phận nghi lễ nhà thờ và hơn nữa thành một nghi lễ trong đó tổ chức âm nhạc chặt chẽ hơn nhiều so với ở nhà thờ giáo phái Anh. Nhiều cantata lớn nhất của Bach bắt đầu với một hợp xướng phức tạp, nối tiếp bằng một cặp aria và đoạn hát nói, rồi kết thúc bằng một bài thánh ca giản dị. Điều này thường được chú giải theo một khuôn mẫu là sự không quan tâm của Bach đối với đỉnh cao nghệ thuật trong tác phẩm nói chung. Nhưng không ai còn giữ lại quan điểm này khi nhận ra vị trí mà cantata nhà thờ chiếm giữ trong nghi lễ giáo hội Lutheran. Lời ca được dựa một cách cẩn trọng theo sách Phúc âm hoặc các bài học thường nhật ; ngoại trừ các cantata ngắn, lời thuyết giáo hầu như chắc chắn nằm sau hợp xướng đầu tiên hoặc một trong những aria và cả giáo đoàn tham gia vào hợp xướng kết thúc. Vì vậy sự thống nhất nghi lễ là sự thống nhất của âm nhạc và trong những trường hợp khi mọi chương của cancata được hình thành theo một chương và giai điệu hợp xướng tương tự, sự thống nhất này chưa bao giờ ngang bằng nhau, ngoại trừ các bản mass và motet thế kỉ 16, được xây dựng theo những giọng Gregorian của lễ hội tôn giáo mà tác phẩm được viết cho dịp đó.

Ở thời hiện đại, thuật ngữ cantata hầu như chỉ được áp dụng cho hợp xướng, như để phân biệt với thanh nhạc độc xướng. Có lẽ chỉ có một loại cantata từ thời Bach là có thể được công nhận như một hình thức nghệ thuật và không phải chỉ là một tiêu đề cho những tác phẩm khác không thể phân loại được. Chỉ có thể công nhận như một thể loại nghệ thuật riêng biệt đối với loại cantata đầu thế kỉ 19 trong đó hợp xướng là phương tiện biểu lộ âm nhạc trữ tình hơn và mang tính ca xướng hơn thể loại oratorio, mặc dù tại cùng thời kỳ đó không loại trừ khả năng về đỉnh cao nổi bật trong một hình thức bậc nhẹ là fugue.Glorreiche Augenblick của Ludwig van Beethoven là một tác phẩm “kiếm cơm” xuất sắc trong thể loại này; Jubel Cantatacủa Carl Maria von Weber là hình mẫu đặc trưng và Walpurgisnacht của Felix Mendelsshohn là kinh điển. Symphony Cantata của Mendelsshohn,

Lobgesang, là tác phẩm thể loại ghép với một phần ở thể loại oratorio. Trước đó là ba chương giao hưởng, một đề từ được gợi ý công khai từ Giao hưởng số 9 của Beethoven, nhưng sự giống nhau không nguyên xi, khi mà tác phẩm của Beethoven là một giao hưởng trong đó chương thứ tư là một đoạn kết hợp xướng được chủ định độc lập về cơ bản, trong khi đó Symphony Cantata của Mendelsshohn là một cantata với ba prelude giao hưởng. Năng lực trữ tình đầy đủ của dàn dây và các bài hát hợp xướng cuối cùng cũng được Johannes Brahms nhận ra trong Rinaldo của ông, viết theo lời thơ mà Goethe đã viết cùng thời gian ông viết phần Walpurgisnacht trong Faust. Mục đích tác phẩm của Brahms (thử nghiệm duy nhất của ông ở thể loại này) đã bị các nhà phê bình bỏ lỡ, những người mong đợi ở một sáng tác nhiều chương như thế các đặc tính của một tác phẩm hợp xướng trau chuốt mà với thể loại này nó không có mối liên hệ. Chắc chắn là Brahms đã nói lời cuối cùng về đề tài này ; và những kiểu cantata còn lại (bắt đầu với Meeres-stille của Beethoven và bao gồm hầu hết các tác phẩm hợp xướng của Brahms cùng nhiều tác phẩm hợp xướng nhỏ tiếng Anh) chỉ đơn thuần là nhiều cách thức khác nhau để viết nhạc hợp xướng cho một bài thơ mà chỉ vì quá dài để chỉ có một chương.



Link: https://nhaccodien.vn/cantata-dai-hop-xuong/
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Đó là tên gọi những người được tách ra khỏi một dàn hợp xướng hay tốp ca để hát một đoạn nhạc nào đó, người này tất nhiên phải có tố chất vượt trội và phù hợp với đoạn nhạc ấy. Dàn hợp xướng nào có người lĩnh xướng giỏi đều được khán giả chú ý, thậm chí từng có những khán giả háo hức chờ xem một dàn đồng ca, hợp xướng nào đó chỉ với một mong muốn được nghe lại người lĩnh xướng mà họ “thần tượng”.

Những năm 60 của TK trước, lứa thanh niên Hà Nội đã được xem hoặc nghe một số người lĩnh xướng (NLX) trứ danh biểu diễn, chẳng hạn ca sỹ giọng nam trung (baritone) của Liên Xô Gerasimov trong hợp xướng Quân đội với bài "Lê Nin sống mãi" của A. Lifanov, đặc biệt giọng nam cao (tenor) Savchuk với ca khúc “Nơi xa xôi” của G. Noxova, chưa kể một ca sỹ hát đơn ca kiêm NLX của Albani khi cùng đoàn ca múa sang thăm Việt Nam năm 1960 đã chào sân bằng nốt Sib ở quãng 8 thứ hai!

Trở lại với âm nhạc Việt Nam, từng ấy năm qua cũng ghi nhận nhiều NLX đủ sức làm lay động các khán thính giả cả nước. Những NLX ấy thường gắn liền với các sáng tác tốt của nhiều nhạc sỹ Việt Nam, thông qua các bản hợp xướng hay hợp ca và chúng ta có thể nhắc lại một số những giọng hát như thế.
Đoàn ca múa Tổng cục chính trị có những hợp xướng nổi tiếng, đầu tiên có lẽ là “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” của NS Tô Hải với NLX Đoàn Thiều. Bài “Trường chinh ca” của NS Lương Ngọc Trác đươc ca sỹ Quang Hưng làm nhiệm vụ lĩnh xướng rất ấn tượng. Hợp xướng quân đội có những giọng ca vàng như Trần Bảng, Văn Sính (tenor), Huy Dơn, Xuân Giao, Đoàn Thiều, Trọng Hinh, Trí Hiếu (baritone) và nhiều người trong số họ đã thành công trong vai trò NLX, dù đó là các hợp xướng hay tốp ca giọng nam.

Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Việt Nam được thành lập sớm và từng có nhiều giọng ca xuất sắc như Trung Kiên, Gia Hội, Hoàng Tín, Quang Hưng, Huyền Mi ... nhưng để làm một NLX, đơn vị chỉ có nữ ca sỹ Huyền My là nổi bật trong bản accapella “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của NS Nguyễn Tài Tuệ. Sau ngày Bác Hồ mất, chính đơn vị này đã trình diễn bản hợp xướng “Lời thề sắt son” của NS Nguyễn Đình Tấn với 2 NLX là Trần Khánh và Tuyết Thanh, nghệ sỹ thuộc biên chế của Đài tiếng nói Việt Nam; bên cạnh đó là “Người là niềm tin tất thắng” của NS Chu Minh với NLX Bích Liên. Cũng không thể quên ca sỹ Ngọc Hướng với phần lĩnh xướng đậm chất dân ca Thanh Hóa trong hợp xướng “Thanh Hóa anh hùng” của NS Hoàng Đạm, do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trình bày.

Trong các đơn vị nghệ thuật, có lẽ đài tiếng nói Việt Nam (VOV) có duyên nhiều nhất với những bản hợp xướng và hợp ca, vì thế cho nên số lượng các NLX tại VOV cũng phong phú hơn hết. Xa xưa nhất, có lẽ là nữ NSND Thương Huyền với “Sóng cả không ngã tay chèo” (Đỗ Nhuận), NSUT Trần Thụ với “Tiếng chuông nhà thờ” (Nguyễn Xuân Khoát) và “Bám biển quê hương”, “Miền Nam anh dũng bất khuất” (cùng của NS Phạm Tuyên). Nghệ sỹ Tuyết Nhung là giọng nữ hay lĩnh xướng nhất của VOV, với những tác phẩm “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Du kích sông Thao” (Đỗ Nhuận), kể cả hát chính trong các song ca. Nữ nghệ sỹ Kim Oanh A rất duyên dáng trong “Quảng Binh quê ta ơi” (Hoàng Vân). Bản hợp xướng “Chiều trên bản Mèo” của NS Lư Nhất Vũ có giọng lĩnh xướng của nữ nghệ sĩ Mộng Dung mang âm hưởng Tây Bắc rất rõ nét.
Tuy nhiên, nói về người hát đơn ca hay về NLX nói riêng, một gương mặt nổi bật không thể nào quên của khán thính giả phải là NSND Trần Khánh. "Giọng anh hùng ca" hay "giọng ca có chất thép" là những từ được người hâm mộ đã ưu ái dành cho ông. Số lượng bài hát mà người nghệ sỹ tài hoa này biểu diễn là rất nhiều, trong đó có vai trò NLX của ông. Trần Khánh lĩnh xướng trong bản đại hợp xướng “Hồi tưởng” hay và xúc động đến nỗi làm tác giả, nhạc trưởng là NS Hoàng Vân đánh rơi cả đũa chỉ huy, chỉ riêng trong một mùa hội diễn chuyên nghiệp năm 1960, ông giành 2 HCV, một cho đơn ca và một cho phần lĩnh xướng tại hợp xướng “Ca ngợi Tổ quốc” của NS Hồ Bắc.
Những lần lĩnh xướng (kể cả đơn ca của ông) là rất khó có người hát hay hơn. Các bài đáng chú ý nhất ở thể loại hợp xướng mà Trần Khánh là NLX gồm “Ba Đình nắng” (Bùi Công Kỳ - Vũ Hoàng Địch), “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Hồi tưởng”, “Bài thơ gửi Thái Nguyên”, “Tôi là người thợ mỏ” (cùng của Hoàng Vân), “Ca ngợi Tổ quốc” (Hồ Bắc), "Vượt núi"(Cao Việt Bách), “Lá cờ Đảng” (Văn An), “Lời thề sắt son” (Nguyễn Đình Tấn) và một số bài khác. Trần Khánh còn lĩnh xướng trong bản hợp xướng “Quyết vượt sông Đại Độ” (Trung Quốc) trong vai trò nam cao giọng óc (nam cao hoa xoang) đã được dư luận ngạc nhiên và khen ngợi.

Với các tốp ca (nam hay nữ), vai trò của NLX cũng rất quan trọng. Tôi khó tìm ra giọng lĩnh xướng nam nào hay hơn Tiến Thành của VOV khi anh lĩnh xướng bài “Tình ca Tây nguyên” của NS Hoàng Vân. Phái đẹp khá nhiều người xuất sắc ở vai trò này, từ Kim Oanh, Tuyết Nhung, Tuyết Thanh khi xưa đến lớp trẻ hôm nay. Nghệ sỹ lão làng Kim Oanh A với phần lĩnh xướng trong “Bài ca giao thông vận tải” được ông Bộ trưởng GTVT Phan Trọng Tuệ hào hứng lên tận sân khấu bắt tay tặng hoa chúc mừng. Còn lớp ca sỹ trẻ hôm nay, rất dễ thương là Lan Anh khi cô lĩnh xướng trong bài “Mầu cờ tôi yêu” (Phạm Tuyên-thơ Diệp Minh Tuyền) với lối nhả chữ rất đẹp và ấn tượng.

Thế hệ các nghệ sỹ thanh nhạc lớp sau này cũng có nhiều người vào vai trò NLX, chẳng hạn như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn hay vài người khác, tuy nhiên đa số chưa đạt đến hiệu quả và chiều sâu nghệ thuật như các bậc cha chú ngày nào…
Tác giả: Nguyễn Lưu


Một bản lĩnh xướng của cố ca sĩ Trần Khánh:

View attachment 6476009
Ảnh: cố ca sĩ Trần Khánh.
Bác chủ "thớt" xem ra thích dùng tiếng Hán nhỉ? :P

Từ này (Lĩnh (lãnh) xướng) hiện nay, không phổ biến, ngay trong "dân trong nghề" (dàn thanh nhạc hợp ca) cũng không dùng mà họ dùng (hay nói) từ Solist! :))
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Bác chủ "thớt" xem ra thích dùng tiếng Hán nhỉ? :P

Từ này (Lĩnh (lãnh) xướng) hiện nay, không phổ biến, ngay trong "dân trong nghề" (dàn thanh nhạc hợp ca) cũng không dùng mà họ dùng (hay nói) từ Solist! :))
Vâng, bác tác giả Nguyễn Lưu là người xưa nên dùng tiếng Hán - Việt nhiều, nhưng cũng dễ hiểu. Cũng là thời thế cả thôi. Thời đó nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng được đào tạo từ Trung Quốc, Triều Tiên... Một phần tất yếu của lịch sử thôi.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Bác này thích "nói chữ" mà chẳng biết rõ, hay nói thẳng ra là chẳng biết cho tử tế, nên chỉ lòi ra cái ....... :)) =))

Mời bác và các bác coi xem "cái ............" là cái gì nhé! :P



CANTATA (ĐẠI HỢP XƯỚNG)
Cantata là một thể loại thanh nhạc cổ điển với đặc điểm trang trọng hoặc có tính anh hùng, tính trữ tình; gồm một số tiết mục hoàn thiện viết cho hợp xướng, độc xướng và dàn nhạc giao hưởng. Thể loại cantata có sự gần gũi với thể loại oratorio.Tuy nhiên giữa hai thể loại này cũng có những điểm khác biệt, đó là khuôn khổ của cantata không lớn lắm và không diễn tả một câu chuyện kịch, mà chỉ có một số tiết mục dựa trên một đề tài.

Cấu trúc của cantata khá phong phú, có thể gồm nhiều chương hoặc chỉ có một chương, có thể viết cho hợp xướng và dàn nhạc, mà cũng có thể cho độc xướng và hợp xướng lẫn độc xướng. Lời ca trong cantata có thể không có sự phát triển mang tính chủ đề nhất định nhưng cũng có bản được phát triển với sự phối hợp bằng chủ đề rõ ràng.

Vào thế kỉ 16 khi mọi thể loại âm nhạc nghiêm túc đều là thanh nhạc, thuật ngữ cantata không có lý do gì để tồn tại nhưng với sự gia tăng của khí nhạc trong thế kỉ 17 thì các cantata bắt đầu tồn tại dưới tên gọi đó ngay khi nghệ thuật khí nhạc định hình đủ để hiện thân trong các sonata. Từ giữa thế kỉ 17 cho đến cuối thế kỉ 18, một hình thức ưa thích của nhạc thính phòng Ý là cantata cho một hoặc hai giọng hát độc xướng cùng phần đệm bằng harpsichord và có lẽ cùng một ít nhạc cụ độc tấu khác. Ban đầu nó bao gồm một chuyện kể có tính ngâm vịnh hoặc cảnh theo lối hát nói, được tập hợp với nhau bằng một aria còn thô sơ lặp lại ở giữa các đoạn. Những hình mẫu xuất sắc của thể loại này có thể tìm thấy trong âm nhạc nhà thờ của Giacomo Carissimi và các tác phẩm độc xướng bằng tiếng Anh của Henry Purcell (chẳng hạn như Mad Tom và Mad Bess) thể hiện tối đa mức độ có thể tiến hành với hình thức cổ xưa này. Với sự gia tăng của aria Da Capo (một loại aria có tái hiện), cantata trở thành một nhóm hai hoặc ba aria liên kết với nhau bằng đoạn hát nói. Nhiều duet và trio Ý của George Frideric Handel là những ví dụ về một quy mô khá lớn. Latin motet (bài thánh ca ngắn tiếng Latin) của ông, Silete Venti, viết cho soprano độc xướng, thể hiện cách dùng hình thức này trong âm nhạc nhà thờ.

Cantata độc xướng Ý, khi ở quy mô lớn, có xu hướng trở nên không thể phân biệt được với một cảnh trong một vở opera. Cũng theo cách như thế, cantata nhà thờ, độc xướng hoặc hợp xướng, là khó phân biệt được với một oratorio nhỏ hay một phần của một oratorio. Điều này cũng hiển nhiên hơn nữa khi chúng ta khảo sát những cantata nhà thờ tuyệt vời của Johann Sebastian Bach, trong đó có gần 200 tác phẩm hiện còn lại, hay Chandos Anthems của Handel. Trong trường hợp Bach, nhiều cantata lớn trên thực tế được gọi là oratorio và Christmas Oratorio là một tập gồm 6 cantata nhà thờ mà trên thực tế có xu hướng được biểu diễn trong 6 ngày khác nhau, mặc dù cùng nhau định hình trọn vẹn về mặt nghệ thuật như bất cứ oratorio cổ điển nào. Tuy vậy điểm chủ yếu trong các cantata nhà thờ của Bach là chúng tạo thành bộ phận nghi lễ nhà thờ và hơn nữa thành một nghi lễ trong đó tổ chức âm nhạc chặt chẽ hơn nhiều so với ở nhà thờ giáo phái Anh. Nhiều cantata lớn nhất của Bach bắt đầu với một hợp xướng phức tạp, nối tiếp bằng một cặp aria và đoạn hát nói, rồi kết thúc bằng một bài thánh ca giản dị. Điều này thường được chú giải theo một khuôn mẫu là sự không quan tâm của Bach đối với đỉnh cao nghệ thuật trong tác phẩm nói chung. Nhưng không ai còn giữ lại quan điểm này khi nhận ra vị trí mà cantata nhà thờ chiếm giữ trong nghi lễ giáo hội Lutheran. Lời ca được dựa một cách cẩn trọng theo sách Phúc âm hoặc các bài học thường nhật ; ngoại trừ các cantata ngắn, lời thuyết giáo hầu như chắc chắn nằm sau hợp xướng đầu tiên hoặc một trong những aria và cả giáo đoàn tham gia vào hợp xướng kết thúc. Vì vậy sự thống nhất nghi lễ là sự thống nhất của âm nhạc và trong những trường hợp khi mọi chương của cancata được hình thành theo một chương và giai điệu hợp xướng tương tự, sự thống nhất này chưa bao giờ ngang bằng nhau, ngoại trừ các bản mass và motet thế kỉ 16, được xây dựng theo những giọng Gregorian của lễ hội tôn giáo mà tác phẩm được viết cho dịp đó.

Ở thời hiện đại, thuật ngữ cantata hầu như chỉ được áp dụng cho hợp xướng, như để phân biệt với thanh nhạc độc xướng. Có lẽ chỉ có một loại cantata từ thời Bach là có thể được công nhận như một hình thức nghệ thuật và không phải chỉ là một tiêu đề cho những tác phẩm khác không thể phân loại được. Chỉ có thể công nhận như một thể loại nghệ thuật riêng biệt đối với loại cantata đầu thế kỉ 19 trong đó hợp xướng là phương tiện biểu lộ âm nhạc trữ tình hơn và mang tính ca xướng hơn thể loại oratorio, mặc dù tại cùng thời kỳ đó không loại trừ khả năng về đỉnh cao nổi bật trong một hình thức bậc nhẹ là fugue.Glorreiche Augenblick của Ludwig van Beethoven là một tác phẩm “kiếm cơm” xuất sắc trong thể loại này; Jubel Cantatacủa Carl Maria von Weber là hình mẫu đặc trưng và Walpurgisnacht của Felix Mendelsshohn là kinh điển. Symphony Cantata của Mendelsshohn,

Lobgesang, là tác phẩm thể loại ghép với một phần ở thể loại oratorio. Trước đó là ba chương giao hưởng, một đề từ được gợi ý công khai từ Giao hưởng số 9 của Beethoven, nhưng sự giống nhau không nguyên xi, khi mà tác phẩm của Beethoven là một giao hưởng trong đó chương thứ tư là một đoạn kết hợp xướng được chủ định độc lập về cơ bản, trong khi đó Symphony Cantata của Mendelsshohn là một cantata với ba prelude giao hưởng. Năng lực trữ tình đầy đủ của dàn dây và các bài hát hợp xướng cuối cùng cũng được Johannes Brahms nhận ra trong Rinaldo của ông, viết theo lời thơ mà Goethe đã viết cùng thời gian ông viết phần Walpurgisnacht trong Faust. Mục đích tác phẩm của Brahms (thử nghiệm duy nhất của ông ở thể loại này) đã bị các nhà phê bình bỏ lỡ, những người mong đợi ở một sáng tác nhiều chương như thế các đặc tính của một tác phẩm hợp xướng trau chuốt mà với thể loại này nó không có mối liên hệ. Chắc chắn là Brahms đã nói lời cuối cùng về đề tài này ; và những kiểu cantata còn lại (bắt đầu với Meeres-stille của Beethoven và bao gồm hầu hết các tác phẩm hợp xướng của Brahms cùng nhiều tác phẩm hợp xướng nhỏ tiếng Anh) chỉ đơn thuần là nhiều cách thức khác nhau để viết nhạc hợp xướng cho một bài thơ mà chỉ vì quá dài để chỉ có một chương.



Link: https://nhaccodien.vn/cantata-dai-hop-xuong/
Ở thời hiện đại, thuật ngữ cantata hầu như chỉ được áp dụng cho hợp xướng, như để phân biệt với thanh nhạc độc xướng. Có lẽ chỉ có một loại cantata từ thời Bach là có thể được công nhận như một hình thức nghệ thuật và không phải chỉ là một tiêu đề cho những tác phẩm khác không thể phân loại được. Chỉ có thể công nhận như một thể loại nghệ thuật riêng biệt đối với loại cantata đầu thế kỉ 19 trong đó hợp xướng là phương tiện biểu lộ âm nhạc trữ tình hơn và mang tính ca xướng hơn thể loại oratorio, mặc dù tại cùng thời kỳ đó không loại trừ khả năng về đỉnh cao nổi bật trong một hình thức bậc nhẹ là fugue.Glorreiche Augenblick của Ludwig van Beethoven là một tác phẩm “kiếm cơm” xuất sắc trong thể loại này; Jubel Cantatacủa Carl Maria von Weber là hình mẫu đặc trưng và Walpurgisnacht của Felix Mendelsshohn là kinh điển. Symphony Cantata của Mendelsshohn,”
Em ít chữ nên copy lại đúng đoạn hiện đại cụ đưa, mà Tàu nó nói rõ là hợp xướng cỡ đại rồi cụ còn băn khoăn làm gì.
 

Ú Òa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-761486
Ngày cấp bằng
1/3/21
Số km
570
Động cơ
50,949 Mã lực
Tuổi
33
Đó là tên gọi những người được tách ra khỏi một dàn hợp xướng hay tốp ca để hát một đoạn nhạc nào đó, người này tất nhiên phải có tố chất vượt trội và phù hợp với đoạn nhạc ấy. Dàn hợp xướng nào có người lĩnh xướng giỏi đều được khán giả chú ý, thậm chí từng có những khán giả háo hức chờ xem một dàn đồng ca, hợp xướng nào đó chỉ với một mong muốn được nghe lại người lĩnh xướng mà họ “thần tượng”.

Những năm 60 của TK trước, lứa thanh niên Hà Nội đã được xem hoặc nghe một số người lĩnh xướng (NLX) trứ danh biểu diễn, chẳng hạn ca sỹ giọng nam trung (baritone) của Liên Xô Gerasimov trong hợp xướng Quân đội với bài "Lê Nin sống mãi" của A. Lifanov, đặc biệt giọng nam cao (tenor) Savchuk với ca khúc “Nơi xa xôi” của G. Noxova, chưa kể một ca sỹ hát đơn ca kiêm NLX của Albani khi cùng đoàn ca múa sang thăm Việt Nam năm 1960 đã chào sân bằng nốt Sib ở quãng 8 thứ hai!

Trở lại với âm nhạc Việt Nam, từng ấy năm qua cũng ghi nhận nhiều NLX đủ sức làm lay động các khán thính giả cả nước. Những NLX ấy thường gắn liền với các sáng tác tốt của nhiều nhạc sỹ Việt Nam, thông qua các bản hợp xướng hay hợp ca và chúng ta có thể nhắc lại một số những giọng hát như thế.
Đoàn ca múa Tổng cục chính trị có những hợp xướng nổi tiếng, đầu tiên có lẽ là “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” của NS Tô Hải với NLX Đoàn Thiều. Bài “Trường chinh ca” của NS Lương Ngọc Trác đươc ca sỹ Quang Hưng làm nhiệm vụ lĩnh xướng rất ấn tượng. Hợp xướng quân đội có những giọng ca vàng như Trần Bảng, Văn Sính (tenor), Huy Dơn, Xuân Giao, Đoàn Thiều, Trọng Hinh, Trí Hiếu (baritone) và nhiều người trong số họ đã thành công trong vai trò NLX, dù đó là các hợp xướng hay tốp ca giọng nam.

Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Việt Nam được thành lập sớm và từng có nhiều giọng ca xuất sắc như Trung Kiên, Gia Hội, Hoàng Tín, Quang Hưng, Huyền Mi ... nhưng để làm một NLX, đơn vị chỉ có nữ ca sỹ Huyền My là nổi bật trong bản accapella “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của NS Nguyễn Tài Tuệ. Sau ngày Bác Hồ mất, chính đơn vị này đã trình diễn bản hợp xướng “Lời thề sắt son” của NS Nguyễn Đình Tấn với 2 NLX là Trần Khánh và Tuyết Thanh, nghệ sỹ thuộc biên chế của Đài tiếng nói Việt Nam; bên cạnh đó là “Người là niềm tin tất thắng” của NS Chu Minh với NLX Bích Liên. Cũng không thể quên ca sỹ Ngọc Hướng với phần lĩnh xướng đậm chất dân ca Thanh Hóa trong hợp xướng “Thanh Hóa anh hùng” của NS Hoàng Đạm, do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trình bày.

Trong các đơn vị nghệ thuật, có lẽ đài tiếng nói Việt Nam (VOV) có duyên nhiều nhất với những bản hợp xướng và hợp ca, vì thế cho nên số lượng các NLX tại VOV cũng phong phú hơn hết. Xa xưa nhất, có lẽ là nữ NSND Thương Huyền với “Sóng cả không ngã tay chèo” (Đỗ Nhuận), NSUT Trần Thụ với “Tiếng chuông nhà thờ” (Nguyễn Xuân Khoát) và “Bám biển quê hương”, “Miền Nam anh dũng bất khuất” (cùng của NS Phạm Tuyên). Nghệ sỹ Tuyết Nhung là giọng nữ hay lĩnh xướng nhất của VOV, với những tác phẩm “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Du kích sông Thao” (Đỗ Nhuận), kể cả hát chính trong các song ca. Nữ nghệ sỹ Kim Oanh A rất duyên dáng trong “Quảng Binh quê ta ơi” (Hoàng Vân). Bản hợp xướng “Chiều trên bản Mèo” của NS Lư Nhất Vũ có giọng lĩnh xướng của nữ nghệ sĩ Mộng Dung mang âm hưởng Tây Bắc rất rõ nét.
Tuy nhiên, nói về người hát đơn ca hay về NLX nói riêng, một gương mặt nổi bật không thể nào quên của khán thính giả phải là NSND Trần Khánh. "Giọng anh hùng ca" hay "giọng ca có chất thép" là những từ được người hâm mộ đã ưu ái dành cho ông. Số lượng bài hát mà người nghệ sỹ tài hoa này biểu diễn là rất nhiều, trong đó có vai trò NLX của ông. Trần Khánh lĩnh xướng trong bản đại hợp xướng “Hồi tưởng” hay và xúc động đến nỗi làm tác giả, nhạc trưởng là NS Hoàng Vân đánh rơi cả đũa chỉ huy, chỉ riêng trong một mùa hội diễn chuyên nghiệp năm 1960, ông giành 2 HCV, một cho đơn ca và một cho phần lĩnh xướng tại hợp xướng “Ca ngợi Tổ quốc” của NS Hồ Bắc.
Những lần lĩnh xướng (kể cả đơn ca của ông) là rất khó có người hát hay hơn. Các bài đáng chú ý nhất ở thể loại hợp xướng mà Trần Khánh là NLX gồm “Ba Đình nắng” (Bùi Công Kỳ - Vũ Hoàng Địch), “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Hồi tưởng”, “Bài thơ gửi Thái Nguyên”, “Tôi là người thợ mỏ” (cùng của Hoàng Vân), “Ca ngợi Tổ quốc” (Hồ Bắc), "Vượt núi"(Cao Việt Bách), “Lá cờ Đảng” (Văn An), “Lời thề sắt son” (Nguyễn Đình Tấn) và một số bài khác. Trần Khánh còn lĩnh xướng trong bản hợp xướng “Quyết vượt sông Đại Độ” (Trung Quốc) trong vai trò nam cao giọng óc (nam cao hoa xoang) đã được dư luận ngạc nhiên và khen ngợi.

Với các tốp ca (nam hay nữ), vai trò của NLX cũng rất quan trọng. Tôi khó tìm ra giọng lĩnh xướng nam nào hay hơn Tiến Thành của VOV khi anh lĩnh xướng bài “Tình ca Tây nguyên” của NS Hoàng Vân. Phái đẹp khá nhiều người xuất sắc ở vai trò này, từ Kim Oanh, Tuyết Nhung, Tuyết Thanh khi xưa đến lớp trẻ hôm nay. Nghệ sỹ lão làng Kim Oanh A với phần lĩnh xướng trong “Bài ca giao thông vận tải” được ông Bộ trưởng GTVT Phan Trọng Tuệ hào hứng lên tận sân khấu bắt tay tặng hoa chúc mừng. Còn lớp ca sỹ trẻ hôm nay, rất dễ thương là Lan Anh khi cô lĩnh xướng trong bài “Mầu cờ tôi yêu” (Phạm Tuyên-thơ Diệp Minh Tuyền) với lối nhả chữ rất đẹp và ấn tượng.

Thế hệ các nghệ sỹ thanh nhạc lớp sau này cũng có nhiều người vào vai trò NLX, chẳng hạn như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn hay vài người khác, tuy nhiên đa số chưa đạt đến hiệu quả và chiều sâu nghệ thuật như các bậc cha chú ngày nào…
Tác giả: Nguyễn Lưu


Một bản lĩnh xướng của cố ca sĩ Trần Khánh:

View attachment 6476009
Ảnh: cố ca sĩ Trần Khánh.
Thằng nhạc trưởng cầm 1 cái đũa chỉ đạo thì giàn nhạc chơi được, chứ nó xoè cả 10 ngón tay ra vung vẩy là giàn nhạc toang. :D
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Thằng nhạc trưởng cầm 1 cái đũa chỉ đạo thì giàn nhạc chơi được, chứ nó xoè cả 10 ngón tay ra vung vẩy là giàn nhạc toang. :D
Đấy là nhạc trưởng, chỉ mặt bà ca sĩ là khóc váng lên, chỉ mặt ông khèn là phồng mang trợn mắt, chĩa vào đội dây là kéo cưa lừa xẻ răm rắp.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
........
Em ít chữ nên copy lại đúng đoạn hiện đại cụ đưa, mà Tàu nó nói rõ là hợp xướng cỡ đại rồi cụ còn băn khoăn làm gì.
Vâng, cái này thí bác nói không sai! Nếu bác nói thực lòng thì tốt, còn nếu không thực lòng thì chịu khó nghe nhé:

Nói cho dễ hiểu "Hợp xướng" hay "hợp/hòa tấu" là hát hoặc đàn cùng nhau. Dẫn tới nếu:
Hai người : Song ca hay song tấu
Ba người : Tam ca hay tam tấu
Bốn người : Tứ ca hay Tứ tấu
Năm người : Ngũ ca (hiếm khi có) hay Ngũ tấu

Trên 5 ngưởi thì gọi là hợp ca hay hòa tấu.
Khi số lượng người nhiều trên 40 và có đủ 4 bè thì có thể gọi đại hợp xướng rồi!
Trong các nhà thờ Công giáo có rất nhiều ca đoàn vì trong một ngày có nhiều lễ phải chia nhau ra mà hát nhưng khi có lễ trọng (Noel, phục sinh, Lễ thánh bổn mạng các chức sắc) thì 100 người hát là chuyện thường nên bảo là VN có ít dàn nhạc đại hợp xướng là không đúng!

Nhờ vào chủ trương tự do tín ngưỡng của nhà nước, số nhà thờ và giáo họ ở VN không hề ít nhé!

Đấy là chưa nói số dòng tu VN với số lượng nam nữ tu sĩ khổng lồ, đóng góp một nguồn ca sĩ nghiệp dư nhưng tay nghề cao đáng kể.
Các Tu sĩ nam nữ phải hoc hát, đàn nhất là hát vi khi đi ra giáo phận (đi xứ), ca nhạc là một phần trong "Mục vụ" của họ

FYI, Trong một buổi lễ hàng ngày của Công giáo, ca hát chiếm 1/3 thời gian.
 
Chỉnh sửa cuối:

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,369
Động cơ
484,098 Mã lực
Em hóng các cụ hay mở thớt nhạc…éo le trời mưa vào cmt :))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Vâng, cái này thí bác nói không sai! Nếu bác nói thực lòng thì tốt, còn nếu không thực lòng thì chịu khó nghe nhé:

Nói cho dễ hiểu "Hợp xướng" hay "hợp/hòa tấu" là hát hoặc đàn cùng nhau. Dẫn tới nếu:
Hai người : Song ca hay song tấu
Ba người : Tam ca hay tam tấu
Bốn người : Tứ ca hay Tứ tấu
Năm người : Ngũ ca (hiếm khi có) hay Ngũ tấu

Trên 5 ngưởi thì gọi là hợp ca hay hòa tấu.
Khi số lượng người nhiều trên 40 và có đủ 4 bè thì có thể gọi đại hợp xướng rồi!
Trong các nhà thờ Công giáo có rất nhiều ca đoàn vì trong một ngày có nhiều lễ phải chia nhau ra mà hát nhưng khi có lễ trọng (Noel, phục sinh, Lễ thánh bổn mạng các chức sắc) thì 100 người hát là chuyện thường nên bảo là VN có ít dàn nhạc đại hợp xướng là không đúng!

Nhờ vào chủ trương tự do tín ngưỡng của nhà nước, số nhà thờ và giáo họ ở VN không hề ít nhé!

Đấy là chưa nói số dòng tu VN với số lượng nam nữ tu sĩ khổng lồ, đóng góp một nguồn ca sĩ nghiệp dư nhưng tay nghề cao đáng kể.
Các Tu sĩ nam nữ phải hoc hát, đàn nhất là hát vi khi đi ra giáo phận (đi xứ), ca nhạc là một phần trong "Mục vụ" của họ

FYI, Trong một buổi lễ hàng ngày của Công giáo, ca hát chiếm 1/3 thời gian.
Đấy là định nghĩa trong nhà thờ, chỉ theo số lượng người tham gia, đại hợp xướng trong âm nhạc thính phòng nó còn phải có chương, có đoạn, có sự tham gia của nhiều bộ môn nhạc cụ như dây, hơi, gõ… có lúc nói trên nền nhạc (oratio thì phải), có lúc hát solo, có lúc đồng ca…
100 ông mà đứng hát suông hay đứng tụng kinh chi là đại hợp xướng trong nhà thờ.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Đấy là định nghĩa trong nhà thờ, chỉ theo số lượng người tham gia, đại hợp xướng trong âm nhạc thính phòng nó còn phải có chương, có đoạn, có sự tham gia của nhiều bộ môn nhạc cụ như dây, hơi, gõ… có lúc nói trên nền nhạc (oratio thì phải), có lúc hát solo, có lúc đồng ca…
100 ông mà đứng hát suông hay đứng tụng kinh chi là đại hợp xướng trong nhà thờ.

Tùy theo buổi lễ, cần ntn,
FYI, một khi Linh mục chủ (chánh) xứ đưa ra yêu cầu (muốn), thì các ca sĩ, nghệ sĩ hay các anh tài (Elite) đến ngập nhà thờ và không đưa ra bất kỳ một yêu cầu nào về thù lao, các bác ạ! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,679
Động cơ
723,571 Mã lực
Bài này của nhà báo, nhà đa tài (tự nhận) Nguyễn Lưu, em nói thật là cũng một dạng ăn mày dỹ vãng thôi ạ
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Ngày xưa gọi là " Giao hưởng hợp xướng" tính học thuật nó cao, bây giờ dân dã hơn gọi là " Giao hợp hưởng sướng" nó gần gũi giới trẻ ít tính hàn lâm hơn

Bác quả là bậc thầy về bộ môn "giải trí quần chúng" phổ thông! :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top