Người đứng đầu lực lượng cảnh sát giao thông cho rằng người dân không có quyền yêu cầu kiểm tra kế hoạch xử phạt của cảnh sát, còn luật sư nhận định chỉ đạo này là vi hiến.
Trong cuộc họp ra quân đợt cao điểm xử lý vi phạm chào mừng Quốc khánh 2/9 tại Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội vào ngày 15/8, thiếu tướng Trần Sơn Hà (Cục trưởng Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) nhận định kỹ năng giải quyết tình huống của một số cảnh sát "còn chưa nhanh nhạy và chuyên nghiệp". Nguyên nhân được ông cho rằng do tập huấn nghiệp vụ chưa tốt.
Lấy ví dụ trường hợp người dân yêu cầu cảnh sát xuất trình kế hoạch xử lý vi phạm, tem kiểm định máy bắn tốc độ, ông Hà gợi ý cách giải quyết: "Chúng ta không phải xuất trình gì cả vì việc ra đường xử lý vi phạm đã được các cấp có thẩm quyền cho phép. Trên ngực cảnh sát giao thông có bảng tên, biển hiệu đàng hoàng nên người dân không được yêu cầu. Họ không có quyền đó".
Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cảnh sát giao thông. Ảnh: Bá Đô
Cho rằng người dân có thể thực hiện quyền kiểm tra được pháp luật cho phép nhưng lạm dụng là không được, thiếu tướng Hà nhấn mạnh điều này với cán bộ, chiến sĩ Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội. "Khi xử lý vi phạm ngoài đường phải cứng rắn, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp vi phạm. Khi giải thích không nghe, chống đối là phải cưỡng chế ngay", Cục trưởng quán triệt với cấp dưới.
Trao đổi với VnExpress, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc) cho rằng nếu không được kiểm tra thì cảnh sát giao thông đã "bác bỏ hoàn toàn vai trò giám sát của người dân, trong khi đây là một quyền hiến định".
"Nếu không giám sát, nhỡ kẻ xấu giả cảnh sát giao thông rồi xử phạt bừa thì sao, mà thực tế điều này xảy ra không hiếm. Quân phục, bảng tên đều có thể mua được đồ giả", ông Bình nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm của luật sư Bình, một số chuyên gia pháp lý cho hay trong nhiều luật và Hiến pháp đều xác định người dân có quyền giám sát mọi hoạt động của cá nhân tổ chức chỉ trừ một số bí mật quốc gia. Luật Tiếp cận Thông tin được Quốc hội thông qua tháng 4/2016 đã quy định, mọi công dân có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Tại điều 10 còn cho phép công dân tiếp cận mọi thông tin được cơ quan nhà nước công khai và có quyền yêu cầu nhà nước cung cấp thông tin.
"Vì thế chuyên đề, kế hoạch xử phạt của cảnh sát giao thông không thuộc phạm trù bí mật quốc gia nên người dân có thể được kiểm tra, pháp luật không cấm", một luật sư nêu quan điểm.
Phát biểu của ông thiếu tướng này các cụ vào đây nghe thêm nhé
Trong cuộc họp ra quân đợt cao điểm xử lý vi phạm chào mừng Quốc khánh 2/9 tại Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội vào ngày 15/8, thiếu tướng Trần Sơn Hà (Cục trưởng Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) nhận định kỹ năng giải quyết tình huống của một số cảnh sát "còn chưa nhanh nhạy và chuyên nghiệp". Nguyên nhân được ông cho rằng do tập huấn nghiệp vụ chưa tốt.
Lấy ví dụ trường hợp người dân yêu cầu cảnh sát xuất trình kế hoạch xử lý vi phạm, tem kiểm định máy bắn tốc độ, ông Hà gợi ý cách giải quyết: "Chúng ta không phải xuất trình gì cả vì việc ra đường xử lý vi phạm đã được các cấp có thẩm quyền cho phép. Trên ngực cảnh sát giao thông có bảng tên, biển hiệu đàng hoàng nên người dân không được yêu cầu. Họ không có quyền đó".
Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cảnh sát giao thông. Ảnh: Bá Đô
Cho rằng người dân có thể thực hiện quyền kiểm tra được pháp luật cho phép nhưng lạm dụng là không được, thiếu tướng Hà nhấn mạnh điều này với cán bộ, chiến sĩ Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội. "Khi xử lý vi phạm ngoài đường phải cứng rắn, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp vi phạm. Khi giải thích không nghe, chống đối là phải cưỡng chế ngay", Cục trưởng quán triệt với cấp dưới.
Trao đổi với VnExpress, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc) cho rằng nếu không được kiểm tra thì cảnh sát giao thông đã "bác bỏ hoàn toàn vai trò giám sát của người dân, trong khi đây là một quyền hiến định".
"Nếu không giám sát, nhỡ kẻ xấu giả cảnh sát giao thông rồi xử phạt bừa thì sao, mà thực tế điều này xảy ra không hiếm. Quân phục, bảng tên đều có thể mua được đồ giả", ông Bình nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm của luật sư Bình, một số chuyên gia pháp lý cho hay trong nhiều luật và Hiến pháp đều xác định người dân có quyền giám sát mọi hoạt động của cá nhân tổ chức chỉ trừ một số bí mật quốc gia. Luật Tiếp cận Thông tin được Quốc hội thông qua tháng 4/2016 đã quy định, mọi công dân có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Tại điều 10 còn cho phép công dân tiếp cận mọi thông tin được cơ quan nhà nước công khai và có quyền yêu cầu nhà nước cung cấp thông tin.
"Vì thế chuyên đề, kế hoạch xử phạt của cảnh sát giao thông không thuộc phạm trù bí mật quốc gia nên người dân có thể được kiểm tra, pháp luật không cấm", một luật sư nêu quan điểm.
Phát biểu của ông thiếu tướng này các cụ vào đây nghe thêm nhé
Theo vnexpress