- Biển số
- OF-353810
- Ngày cấp bằng
- 6/2/15
- Số km
- 696
- Động cơ
- 271,560 Mã lực
Thấy nhiều cụ bị xxx làm trò nói là không có quyền quay phim, chụp ảnh nên e post lại cái quy định của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) để các cụ tự tin khi làm việc với xxx không phải dấm dúi làm gì, thằng nào ngăn cản đập thẳng vào mặt nó cái công văn công văn 2315/C67 - P6/2013 này
Ngày 23/8/2013, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng, Cục CSGT đường bộ, đường sắt, Bộ công an đã có Công văn số 2315/C67 – P6 về việc hủy Điểm 2 trong công văn số 1042/C67 – P3.
Công văn số 2315/C67 – P6 yêu cầu Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc một số việc cụ thể như sau:
1.Tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật, các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Cảnh sát giao thông; tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông. Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp nhân danh hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của Cảnh sát giao thông thì Thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định.
2.Tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ hoặc các đối tượng giả danh phóng viên báo, đài; báo cáo cấp có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cục CSGT đường bộ - đường sắt cũng đề nghị Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố nhận được Công văn 2315 có trách nhiệm phổ biến đến các cán bộ, chiến sỹ và triển khai thực hiện ngay.
nhân dân hoặc phóng viên báo, đài được phép quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ ( trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh)
Trước đó, ngày 26/4/2013, cục CSGT đường bộ - đường sắt đã có Công văn số 1042/C67 – P3 gửi đồng chí Trường phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an các địa phương để hướng dẫn thực hiện.
Tuy nhiên, tại điểm 2 Công văn số 1042/C67 – P3 có một số ý chưa chuẩn xác, Công văn 1042 có nhiều điểm bị cho là trái với quy định của pháp luật, trái với Luật Báo chí và vượt thẩm quyền ban hành khiến dư luận bất bình.
Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp đã có báo cáo tới Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường với nội dung khẳng định công văn 1042/C67-P3 có nhiều nội dung có dấu hiệu sai trái cần phải được xử lý.
Ngày 26/04, Đại Tá Trần Sơn Hà đã ký văn bản số 1042 gửi Trưởng phòng PC67 các địa phương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”, yêu cầu chỉ đạo cán bộ chiến sĩ đơn vị mình, đặc biệt là lực lượng tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác kiên quyết đấu tranh làm dõ những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ.
Tuy nhiên, điểm 2 của văn bản nêu rõ: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng… quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”
Công văn này đã gây bất bình cho dư luận, nhiều điểm bị cho là trái quy định của pháp luật, trái với Luật Báo chí.
Cục CSGT đường bộ, đường sắt - Bộ Công an ngày 23-8 đã quyết định hủy bỏ quy định “chụp ảnh, quay phim CSGT phải xin phép” trong công văn gửi lực lượng CSGT trên cả nước trước đó.
Nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết ngày 23-8, Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) đã có công văn 2315/PC67-P6/2013 gửi trưởng phòng CSGT các địa phương trên cả nước, trong đó nói rằng công văn 1042 ban hành trước đó có nội dung chưa chuẩn xác nên phải hủy bỏ.
Nội dung hủy bỏ là điều 2 trong công văn 1042 gây bức xúc dư luận thời gian qua: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Theo chỉ đạo của C67, trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp người dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và kịp thời xử lý nghiêm túc theo quy định hiện hành.
Ngoài ra C67 yêu cầu lực lượng CSGT cả nước tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ hoặc các đối tượng giả danh nhà báo, báo cáo cấp có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
“Phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố tiếp nhận được Công văn 2315 có trách nhiệm phổ biến đến cán bộ, chiến sỹ và triển khai thực hiện ngay”- Công văn mới nhất của C67 nêu rõ.
C67 cũng đề nghị Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an các địa phương tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật cũng các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của; tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng CSGT.
Đây được coi là thái độ cầu thị của lãnh đạo C67 sau khi dư luận lên tiếng phản ánh và Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp ngày 22-8 đã lên tiếng khẳng định công văn 1042 có nội dung sai trái, vi phạm quyền giám của người dân và nhà báo được pháp luật cho phép.
(Theo NLĐ)
Ngày 23/8/2013, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng, Cục CSGT đường bộ, đường sắt, Bộ công an đã có Công văn số 2315/C67 – P6 về việc hủy Điểm 2 trong công văn số 1042/C67 – P3.
Công văn số 2315/C67 – P6 yêu cầu Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc một số việc cụ thể như sau:
1.Tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật, các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Cảnh sát giao thông; tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông. Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp nhân danh hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của Cảnh sát giao thông thì Thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định.
2.Tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ hoặc các đối tượng giả danh phóng viên báo, đài; báo cáo cấp có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cục CSGT đường bộ - đường sắt cũng đề nghị Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố nhận được Công văn 2315 có trách nhiệm phổ biến đến các cán bộ, chiến sỹ và triển khai thực hiện ngay.
nhân dân hoặc phóng viên báo, đài được phép quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ ( trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh)
Trước đó, ngày 26/4/2013, cục CSGT đường bộ - đường sắt đã có Công văn số 1042/C67 – P3 gửi đồng chí Trường phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an các địa phương để hướng dẫn thực hiện.
Tuy nhiên, tại điểm 2 Công văn số 1042/C67 – P3 có một số ý chưa chuẩn xác, Công văn 1042 có nhiều điểm bị cho là trái với quy định của pháp luật, trái với Luật Báo chí và vượt thẩm quyền ban hành khiến dư luận bất bình.
Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp đã có báo cáo tới Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường với nội dung khẳng định công văn 1042/C67-P3 có nhiều nội dung có dấu hiệu sai trái cần phải được xử lý.
Ngày 26/04, Đại Tá Trần Sơn Hà đã ký văn bản số 1042 gửi Trưởng phòng PC67 các địa phương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”, yêu cầu chỉ đạo cán bộ chiến sĩ đơn vị mình, đặc biệt là lực lượng tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác kiên quyết đấu tranh làm dõ những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ.
Tuy nhiên, điểm 2 của văn bản nêu rõ: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng… quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”
Công văn này đã gây bất bình cho dư luận, nhiều điểm bị cho là trái quy định của pháp luật, trái với Luật Báo chí.
Cục CSGT đường bộ, đường sắt - Bộ Công an ngày 23-8 đã quyết định hủy bỏ quy định “chụp ảnh, quay phim CSGT phải xin phép” trong công văn gửi lực lượng CSGT trên cả nước trước đó.
Nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết ngày 23-8, Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) đã có công văn 2315/PC67-P6/2013 gửi trưởng phòng CSGT các địa phương trên cả nước, trong đó nói rằng công văn 1042 ban hành trước đó có nội dung chưa chuẩn xác nên phải hủy bỏ.
Nội dung hủy bỏ là điều 2 trong công văn 1042 gây bức xúc dư luận thời gian qua: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Theo chỉ đạo của C67, trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp người dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và kịp thời xử lý nghiêm túc theo quy định hiện hành.
Ngoài ra C67 yêu cầu lực lượng CSGT cả nước tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ hoặc các đối tượng giả danh nhà báo, báo cáo cấp có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
“Phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố tiếp nhận được Công văn 2315 có trách nhiệm phổ biến đến cán bộ, chiến sỹ và triển khai thực hiện ngay”- Công văn mới nhất của C67 nêu rõ.
C67 cũng đề nghị Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an các địa phương tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật cũng các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của; tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng CSGT.
Đây được coi là thái độ cầu thị của lãnh đạo C67 sau khi dư luận lên tiếng phản ánh và Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp ngày 22-8 đã lên tiếng khẳng định công văn 1042 có nội dung sai trái, vi phạm quyền giám của người dân và nhà báo được pháp luật cho phép.
(Theo NLĐ)
Chỉnh sửa cuối: