[Funland] Ngược xu hướng- Chọn trường phù hợp cho con!

mylam86

Xe tải
Biển số
OF-819301
Ngày cấp bằng
17/9/22
Số km
349
Động cơ
9,281 Mã lực
Hơi đi ngược xu hướng 1 chút ạ!
Năm nào cũng vậy cứ đến đợt chuẩn bị cho các con sắp vào lớp 1 hoặc chuyển cấp, là có khi các bậc phụ huynh, các con phải giục dịch chuẩn bị ôn luyện cật lực ít nhất là 1 năm với lứa vào lớp 1, và vài năm đối với các con chuyển cấp. Nghĩ cũng tội, cũng thương các bạn ý. Gần như quãng thời gian tuổi thơ chỉ dành cho việc cắm mặt, cắm đầu vào việc ăn, và đi học (học chính khóa trên trường từ 8h-16h30, sau đó thì đi học thêm khắp nơi, bố mẹ nào mà đưa đón thì coi như cũng mất nguyên ngày và full cả tuần với việc này)... rồi chẳng biết thực sự để làm gì nữa, vì thực tế khi ra cuộc sống để thành công (em tạm ví dụ: có địa vị, thu nhập tốt,....) có lẽ chỉ cần kiến thức học ở trường mức tốt (em thấy hầu hết các trường công tại HN đều có thể đáp ứng việc đào tạo kiến thức mức ntn, em không nói trường hợp ngoại lệ quá kém nhé) & các kỹ năng sống khác.
=> Vậy, việc cố băng mọi giá để các con thi vào các trường được gọi là CLC/ hệ quốc tế, có thực sự cần thiết/ đáng không? ngoài ra còn chưa kể về chi phí tài chính/ học phí 15-20tr/1 tháng/ con (nếu đối với gđ có mức thu nhập trung bình, có lẽ cũng ~ 1/2 tổng thu nhập rồi)

P/s:
Em tranh thủ tâm tư buổi trưa, chia sẻ cùng các cụ vài dòng ạ, vẫn nguyên tắc là tích cực, đa chiều, ko dính dáng, tổ lái, không tiêu cực, không sân si, => Các cụ đọc kỹ, không hợp khẩu vị thì không cần comment vào Topic ạ!

Trân trọng,
 
Chỉnh sửa cuối:

tasx

Xe tăng
Biển số
OF-207902
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
1,366
Động cơ
11,397 Mã lực
Chơi bời, hưởng thụ nhiều cũng hư người. Mỗi nhà mỗi cảnh, sẽ tự cân bằng cuộc sống, ước muốn của mình. Không nghĩ hộ thay người khác kiểu khi thấy họ tất bật mà cho rằng họ khổ được.
 

nhatthang

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,839
Động cơ
248,663 Mã lực
Hơi đi ngược xu hướng 1 chút ạ!
Năm nào cũng vậy cứ đến đợt chuẩn bị cho các con sắp vào lớp 1 hoặc chuyển cấp, là có khi các bậc phụ huynh, các con phải giục dịch chuẩn bị ôn luyện cật lực ít nhất là 1 năm với lứa vào lớp 1, và vài năm đối với các con chuyển cấp. Nghĩ cũng tội, cũng thương các bạn ý. Gần như quãng thời gian tuổi thơ chỉ dành cho việc cắm mặt, cắm đầu vào việc ăn, và đi học (học chính khóa trên trường từ 8h-16h30, sau đó thì đi học thêm khắp nơi, bố mẹ nào mà đưa đón thì coi như cũng mất nguyên ngày và full cả tuần với việc này)... rồi chẳng biết thực sự để làm gì nữa, vì thực tế khi ra cuộc sống để thành công (em tạm ví dụ: có địa vị, thu nhập tốt,....) có lẽ chỉ cần kiến thức học ở trường mức tốt (em thấy hầu hết các trường công tại HN đều có thể đáp ứng việc đào tạo kiến thức mức ntn, em không nói trường hợp ngoại lệ quá kém nhé) & các kỹ năng sống khác.
=> Vậy, việc cố băng mọi giá để các con thi vào các trường được gọi là CLC/ hệ quốc tế, có thực sự cần thiết/ đáng không? ngoài ra còn chưa kể về chi phí tài chính/ học phí 15-20tr/1 tháng/ con (nếu đối với gđ có mức thu nhập trung bình, có lẽ cũng ~ 1/2 tổng thu nhập rồi)

P/s:
- Em tranh thủ tâm tư buổi trưa, chia sẻ cùng các cụ vài dòng ạ, vẫn nguyên tắc là tích cực, đa chiều, ko dính dáng, tổ lái các thứ ạ!

Trân trọng,
Đồng ý với cụ một ý duy nhất. Nếu học phí 1 tháng đã chiếm gần 1/2 tổng thu nhập thì chắc chắn là không nên cố ạ.
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
12,194
Động cơ
481,234 Mã lực
Cụ chọn gì cho con cụ cái gì tùy cụ, em hoàn toàn tôn trọng.
Em chọn con đường lò luyện thi cử cho con em là quyền của em.
Cái suy nghĩ theo kiểu "nghĩ cũng tội abc...xyz..." cho con nhà khác nói thật nghe nó hàm hồ và buồn cười lắm.
 

Lytuongquan

Xe tải
Biển số
OF-432170
Ngày cấp bằng
24/6/16
Số km
465
Động cơ
219,185 Mã lực
Cũng không nên cố cho con vào môi trường học CLC, lớp chọn vì phụ thuộc năng lực của con. Khả năng học của con tầm 7 mà cứ chon vào tầm 9-10 thì sinh ra tự ti, nhút nhát vì ko theo được với các bạn
 

NguyenChum1219

Xe tăng
Biển số
OF-610409
Ngày cấp bằng
18/1/19
Số km
1,572
Động cơ
149,035 Mã lực
Tuổi
38
Em thì quan trọng nhất là trường gần nhà để con có thể tự đi học từ lớp 3 trở lên, tất nhiên lớp nhỏ hơn phải đưa đón nhưng vẫn rất nhẹ nhàng, bớt căng thẳng, và trường công cũng ưu tiên hơn tư. F1 nhà em đang lớp 5 và phải xem xét chọn trường đầu cấp năm tới từ lúc này rồi.
 

mylam86

Xe tải
Biển số
OF-819301
Ngày cấp bằng
17/9/22
Số km
349
Động cơ
9,281 Mã lực
Cụ chọn gì cho con cụ cái gì tùy cụ, em hoàn toàn tôn trọng.
Em chọn con đường lò luyện thi cử cho con em là quyền của em.
Cái suy nghĩ theo kiểu "nghĩ cũng tội abc...xyz..." cho con nhà khác nói thật nghe nó hàm hồ và buồn cười lắm.
Là cá nhân, là chia sẻ tích cực mà mợ, ko cần nặng nề quá, vì phàm trên này cũng chỉ là chém gió với nhau cho vui thôi mợ ạ!
 

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
9,029
Động cơ
547,158 Mã lực
Hơi đi ngược xu hướng 1 chút ạ!
Năm nào cũng vậy cứ đến đợt chuẩn bị cho các con sắp vào lớp 1 hoặc chuyển cấp, là có khi các bậc phụ huynh, các con phải giục dịch chuẩn bị ôn luyện cật lực ít nhất là 1 năm với lứa vào lớp 1, và vài năm đối với các con chuyển cấp. Nghĩ cũng tội, cũng thương các bạn ý. Gần như quãng thời gian tuổi thơ chỉ dành cho việc cắm mặt, cắm đầu vào việc ăn, và đi học (học chính khóa trên trường từ 8h-16h30, sau đó thì đi học thêm khắp nơi, bố mẹ nào mà đưa đón thì coi như cũng mất nguyên ngày và full cả tuần với việc này)... rồi chẳng biết thực sự để làm gì nữa, vì thực tế khi ra cuộc sống để thành công (em tạm ví dụ: có địa vị, thu nhập tốt,....) có lẽ chỉ cần kiến thức học ở trường mức tốt (em thấy hầu hết các trường công tại HN đều có thể đáp ứng việc đào tạo kiến thức mức ntn, em không nói trường hợp ngoại lệ quá kém nhé) & các kỹ năng sống khác.
=> Vậy, việc cố băng mọi giá để các con thi vào các trường được gọi là CLC/ hệ quốc tế, có thực sự cần thiết/ đáng không? ngoài ra còn chưa kể về chi phí tài chính/ học phí 15-20tr/1 tháng/ con (nếu đối với gđ có mức thu nhập trung bình, có lẽ cũng ~ 1/2 tổng thu nhập rồi)

P/s:
- Em tranh thủ tâm tư buổi trưa, chia sẻ cùng các cụ vài dòng ạ, vẫn nguyên tắc là tích cực, đa chiều, ko dính dáng, tổ lái các thứ ạ!

Trân trọng,
Cái sự học thì chia làm 3:
- top 10% thì phải chăm chỉ, rèn luyện, học thêm, cày ngày đêm, văn ôn võ luyện…
- 40% còn lại cũng học và ở dạng TB, khá
- 50% còn lại thì học hay ko học vẫn đạt.

còn lại muốn thi thố bài vở thì ngoài làm đúng còn yêu cầu làm nhanh nữa. Tức tư duy, logic và phải thành thục.

nên con cụ mong muốn vào nhóm nào thì đầu tư vào nhóm đó,còn đã đi học là có kiến thức hết, nông sâu ntn thôi.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,442
Động cơ
571,617 Mã lực
2 F1 nhà cháu học hệ QT mà thấy chơi là chính, không học thêm học nếm gì cả :D
Mẹ nó đang bảo lên cấp 2 cho vào trường công để được rèn luyện mà cháu chưa thấy hợp lý. Việc gì phải bắt F1 cắm mặt vào học như thế? Cuộc sống còn nhiều niềm vui khác. Thứ 7, CN là 3 ba con cháu đi chơi tung trời. Nhưng mà từ điểm số cho đến tư duy của F1 cháu đều thấy rất ổn. Tiếng Anh thì chỉ ở mức TB nhưng không sao, ngoại ngữ học dần lên cấp 3 chắc sẽ tốt hơn ba nó ngày xưa.
F1 nhà cháu rẩ thích đến trường, sáng nào đi học cũng vui vẻ, chiều về kiểu gì cũng xin chơi ở sân trường cả tiếng mới chịu về. 👍😁
 

Caychuoihot

Xe tải
Biển số
OF-787807
Ngày cấp bằng
18/8/21
Số km
325
Động cơ
32,123 Mã lực
Hơi đi ngược xu hướng 1 chút ạ!

=> Vậy, việc cố băng mọi giá để các con thi vào các trường được gọi là CLC/ hệ quốc tế, có thực sự cần thiết/ đáng không? ngoài ra còn chưa kể về chi phí tài chính/ học phí 15-20tr/1 tháng/ con (nếu đối với gđ có mức thu nhập trung bình, có lẽ cũng ~ 1/2 tổng thu nhập rồi)

Trân trọng,
Cái này em hoàn toàn nhất trí với Cụ, nhưng hiện nay chon lớp tốt THCS công lập để chi phí hàng tháng rẻ, chất lượng học tốt, lên THCS cũng thế nhăm thi vào được CNN, KHTN, CSP hay chuyên sở hoặc công lập tốp đàu cho đỡ TỐN KÉM. Chứ chi phí tài chính/ học phí 15-20tr/1 tháng/ con Chi phí này có khi đủ gần gần học kỳ cho con đấy.
 

hanoi1971

Xe tải
Biển số
OF-20752
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
371
Động cơ
506,797 Mã lực
Về việc học của các con tôi thấy mấy mợ có công thức sau, mời cụ tham khảo:
- Cấp 1: chọn cô
- Cấp 2: chọn lớp
- Cấp 3: chọn trường

Thời gian sau đó theo tôi là phải chọn nghề:)
 

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,581
Động cơ
748,964 Mã lực
Em thì vẫn muốn cho con vào trường nào có truyền thống học tập, nhiều hs chăm và giỏi, em không đặt nặng giáo trình dạy học mà quan tâm hơn tới môi trường xung quanh con mình, chúng bạn là những đứa trẻ chăm chỉ chịu khó thì sẽ tạo động lực cho con lấy đó làm tấm gương để nỗ lực hơn.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,442
Động cơ
571,617 Mã lực
Mục tiêu của cha mẹ là gì thì con trẻ sẽ bị hướng/bắt theo chiều đó.
Có người muốn con cái giàu có.
Người thì muốn con cái làm quan.
Người thì muốn con cái phải biết cống hiến, làm được điều gì đó cho xã hội.
Cháu thì chỉ mong F1 nhà cháu làm người lương thiện, được vui vẻ, hạnh phúc, mấy điều kể trên xét cho cùng vẫn chỉ là phương tiện. Đạt được những điều đó mà cuộc sống không hạnh phúc thì cũng xem như cuộc đời không thành công.
Mục tiêu khác nhau thì con đường sẽ khác nhau.
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,751
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hơi đi ngược xu hướng 1 chút ạ!
Năm nào cũng vậy cứ đến đợt chuẩn bị cho các con sắp vào lớp 1 hoặc chuyển cấp, là có khi các bậc phụ huynh, các con phải giục dịch chuẩn bị ôn luyện cật lực ít nhất là 1 năm với lứa vào lớp 1, và vài năm đối với các con chuyển cấp. Nghĩ cũng tội, cũng thương các bạn ý. Gần như quãng thời gian tuổi thơ chỉ dành cho việc cắm mặt, cắm đầu vào việc ăn, và đi học (học chính khóa trên trường từ 8h-16h30, sau đó thì đi học thêm khắp nơi, bố mẹ nào mà đưa đón thì coi như cũng mất nguyên ngày và full cả tuần với việc này)... rồi chẳng biết thực sự để làm gì nữa, vì thực tế khi ra cuộc sống để thành công (em tạm ví dụ: có địa vị, thu nhập tốt,....) có lẽ chỉ cần kiến thức học ở trường mức tốt (em thấy hầu hết các trường công tại HN đều có thể đáp ứng việc đào tạo kiến thức mức ntn, em không nói trường hợp ngoại lệ quá kém nhé) & các kỹ năng sống khác.
=> Vậy, việc cố băng mọi giá để các con thi vào các trường được gọi là CLC/ hệ quốc tế, có thực sự cần thiết/ đáng không? ngoài ra còn chưa kể về chi phí tài chính/ học phí 15-20tr/1 tháng/ con (nếu đối với gđ có mức thu nhập trung bình, có lẽ cũng ~ 1/2 tổng thu nhập rồi)

P/s:
- Em tranh thủ tâm tư buổi trưa, chia sẻ cùng các cụ vài dòng ạ, vẫn nguyên tắc là tích cực, đa chiều, ko dính dáng, tổ lái, không tiêu cực, không hợp khẩu vị thì không cần comment vào Topic ạ!

Trân trọng,
Em nghĩ, mỗi gia đình có điều kiện - mục tiêu - định hướng riêng cho con cái, đồng thời mỗi con cũng có những năng lực khác nhau, thế nên vấn đề này khó mà có công thức chung được.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,340
Động cơ
436,147 Mã lực
Bác cứ cho con chơi dài đi. Đến khi bước vào kỳ thi cử quan trọng thiếu chút điểm( 0,0X - Xthiếu nhỉ) thì có mà khóc thét.
Em thấy cái áp lực học( phổ thông )là cái nhẹ nhàng nhất. Vì áp lực đó bố mẹ có thể giảm tải cho con, chứ còn học đại học, đi làm thì chỉ 1 mình nó gánh mà thôi. Ngày bé không làm quen với nó thì sau này khó có khả năng chịu đựng vất vả hay đương đầu với khó khăn.
Sau này bác muốn con bác chân cứng đá mềm hay là hơi tí đã buông xuôi thì môi trường cấp 2 -3 quan trọng phết đấy.
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,494
Động cơ
272,225 Mã lực
Em 3 đứa (2006;2012; 2014). Trước giờ toàn học trường công gần nhà để tiện đưa đón và đi bộ đi học. Hiện nay chỉ học theo khung của BGD học phí loanh quanh 100-200k/tháng. Không học thêm ở ngoài (trừ đứa 2006 năm lớp 9 đi học ôn Văn, Toán và NN) đến nay em thấy vẫn ổn chưa thấy cần phải học thêm
Khả năng tự lo bản thân, làm việc: 3 đứa tự đi học, nấu cơm, phụ giúp quán: Lớp 2-3 (tùy tính cách và khả năng từng đưa)
Chơi thể thao bắt buộc-em giám sát: Lớp 2-4 biết bơi cơ bản (50m liên tục). Đến lớp 6-7: bơi khá (bơi được 1000m /17-20 phút); bóng bàn; bóng rổ... thích thì đăng ký tự đi học
Ngoại ngữ: Nghe, nói, đọc, viết trung bình (em giám sát tự học theo PM). Không cần giỏi nếu không thích học thêm
Nhạc cụ: Guitar yêu cầu sau bật bông tán gấu là được :D; Hoặc thích gì học
Học vấn: Học hết PTTH hoặc 9+ là được. Học giỏi thì học ĐH, không giỏi thì học nghề
Em chỉ cố được đến thế là đã chóng mặt và hết thời gian rồi
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-808436
Ngày cấp bằng
15/3/22
Số km
845
Động cơ
13,820 Mã lực
Em là em cứ chọn trường gần nhà. Và nếu con có học lực bt thì không cần phải đi học thêm.
Vậy nên con em chỉ học thêm duy nhất 1 năm lớp 9 để chuẩn bị thi vào lớp 10.
Con em vẫn đỗ trường điểm của quận và thừa gần 3 điểm nhé.
Và cho tới giờ con em vẫn rất cảm ơn mẹ vì đã không bắt con đi học thêm như các nhà khác.
 

QMintech

Xe tăng
Biển số
OF-515466
Ngày cấp bằng
12/6/17
Số km
1,830
Động cơ
203,506 Mã lực
Tuổi
25
Nơi ở
Cầu Giấy
Tối qua đi đón ku con đi học thêm( tuần 2 buổi), em có bảo cháu" Hay sang năm Bố xin sang trường tư cho con học nhàn hơn, tuy nhiên phải có xe đưa đón 20km". Nó bảo thôi con học gần nhà thôi nên em tôn trọng vậy ( lớp 5). Đúng là học trường công chương trình nặng và ko học thêm e hơi khó.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,596
Động cơ
377,078 Mã lực
Chả hiểu gì sất!
- Chọn trường phù hợp với khả năng của con và tài chính của phụ huynh là hợp tình hợp lý...chả thấy mới mẻ hay ngược xuôi gì cả
- Tuổi đi học mà không thúc đẩy việc học lại ưu ái việc chơi cho tuổi thơ thêm ngọt ngào mới là ngược
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
19,649
Động cơ
2,445,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
nhiều người thường hay lo cho người khác và cứ sợ trẻ con như thế là khổ hoặc k phù hợp :)) nhưng mỗi nhà 1 định hướng, mỗi bố mẹ 1 lựa chọn và phần nhiều phải dựa trên sự phù hợp với con. Còn ngồi bàn thế nào là thành công, là hạnh phúc thì cỡ 1k trang chưa xong nên việc học tốt ở cấp 123 và thành công sau này chỉ là có liên quan tương đối thôi, nó phụ thuộc rất nhiều biến số khác. Còn cấp 1 trường công bình dân như con nhà em thì trong lớp phân hóa rất rõ ràng: nhóm chịu khó học, bố mẹ có để ý, đầu tư và nhóm xách cặp đến trường, về nhà chơi hoặc tham gia hoạt động khác, cá biệt có mẹ khoe hồi sắp khai giảng là con nhà tôi chơi từ tháng 5 đến giờ chưa học gì cả :)) 2 nhóm đó hs đa phần vẫn ok hết cả, k ghi nhận tiêu cực về việc học nhiều quá k vui hoặc chơi nhiều thì có vấn đề gì. Nhưng quá trình học trên lớp và đến lúc thi/kiểm tra thì mới nhận ra sự khác biệt, và tất nhiên bố mẹ đã chọn thì cũng chấp nhận kết quả thôi, khá ít trường hợp chịu khó học mà kết quả k tốt cũng như chơi nhiều mà lại học giỏi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top