- Biển số
- OF-199287
- Ngày cấp bằng
- 22/6/13
- Số km
- 601
- Động cơ
- 330,000 Mã lực
Trong thời gian tới, việc nhập khẩu xe ô tô sẽ trở nên “trắc trở” hơn với hàng loạt quy định nghiêm ngặt mới của Chính phủ. Do đó, sẽ rất khó để người tiêu dùng Việt có thể mua được xe nhập khẩu giá rẻ.
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Theo đó, nhiều quy định nghiêm ngặt về việc nhập khẩu ô tô được nêu ra dự đoán sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong thời gian sắp tới. Do vậy, rất khó để cho người tiêu dùng có thể mua xe nhập với mức giá rẻ “như trong tưởng tượng”.
Từ ngày 17/10/2017, những doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ nhiều quy định mới về trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng; trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; …
Trong đó, riêng về trách nhiệm bảo hành bảo dưỡng, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hoặc ký hợp đồng thuê, hoặc là đại lý uỷ quyền của nhà sản xuất chính hãng ở nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có giấy uỷ quyền chính hãng về triệu hồi ôtô nhập khẩu tại Việt Nam. Nếu không thực hiện đầy đủ quy định về triệu hồi, bảo hành và thu hồi ôtô thải bỏ; không bảo cáo theo quy định..., doanh nghiệp sẽ bị tước giấy phép.
Về trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đối với ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài.
Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Trường hợp mẫu ô tô được kiểm tra, thử nghiệm không đáp ứng các quy định về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu đó.
Như vậy, theo quy định mới, muốn nhập khẩu ô tô về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu phải cần chứng minh rất nhiều giấy tờ liên quan, đặc biệt là những giấy tờ cần sự xác nhận từ cơ quan ở nước ngoài, mà điều này là hoàn toàn không dễ dàng và đơn giản.
Hơn thế nữa, đối việc kiểm tra theo từng lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn khi mỗi lần kiểm tra phải tốn một khoảng chi phí không hề nhỏ và phải chờ đợi từ 2 tuần – 2 tháng mới có kết quả kiểm duyệt, do đó gây chậm trễ cho việc giao xe ngay cho khách hàng.
Trong khi đó, đối với đối tượng ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu cũng phải “đối mặt” với nhiều quy định khắt khe hơn. Cụ thể, ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải là ô tô đã đăng ký lưu hành tại các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam; phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định. Khi tiến hành thủ tục kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, theo nghị định mới của Chính phủ, việc nhập khẩu ô tô sẽ trở nên khó khăn và được kiểm tra chặt chẽ hơn, hơn thế nữa lại tốn nhiều thời gian, chi phí. Do đó, giấc mơ sở hữu ô tô nhập giá rẻ của người tiêu dùng Việt Nam cho đến nay vẫn còn đang … dang dở.
Chi tiết các cụ tham khảo tại: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=191464
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Theo đó, nhiều quy định nghiêm ngặt về việc nhập khẩu ô tô được nêu ra dự đoán sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong thời gian sắp tới. Do vậy, rất khó để cho người tiêu dùng có thể mua xe nhập với mức giá rẻ “như trong tưởng tượng”.
Từ ngày 17/10/2017, những doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ nhiều quy định mới về trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng; trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; …
Trong đó, riêng về trách nhiệm bảo hành bảo dưỡng, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hoặc ký hợp đồng thuê, hoặc là đại lý uỷ quyền của nhà sản xuất chính hãng ở nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có giấy uỷ quyền chính hãng về triệu hồi ôtô nhập khẩu tại Việt Nam. Nếu không thực hiện đầy đủ quy định về triệu hồi, bảo hành và thu hồi ôtô thải bỏ; không bảo cáo theo quy định..., doanh nghiệp sẽ bị tước giấy phép.
Về trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đối với ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài.
Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Trường hợp mẫu ô tô được kiểm tra, thử nghiệm không đáp ứng các quy định về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu đó.
Như vậy, theo quy định mới, muốn nhập khẩu ô tô về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu phải cần chứng minh rất nhiều giấy tờ liên quan, đặc biệt là những giấy tờ cần sự xác nhận từ cơ quan ở nước ngoài, mà điều này là hoàn toàn không dễ dàng và đơn giản.
Hơn thế nữa, đối việc kiểm tra theo từng lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn khi mỗi lần kiểm tra phải tốn một khoảng chi phí không hề nhỏ và phải chờ đợi từ 2 tuần – 2 tháng mới có kết quả kiểm duyệt, do đó gây chậm trễ cho việc giao xe ngay cho khách hàng.
Trong khi đó, đối với đối tượng ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu cũng phải “đối mặt” với nhiều quy định khắt khe hơn. Cụ thể, ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải là ô tô đã đăng ký lưu hành tại các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam; phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định. Khi tiến hành thủ tục kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, theo nghị định mới của Chính phủ, việc nhập khẩu ô tô sẽ trở nên khó khăn và được kiểm tra chặt chẽ hơn, hơn thế nữa lại tốn nhiều thời gian, chi phí. Do đó, giấc mơ sở hữu ô tô nhập giá rẻ của người tiêu dùng Việt Nam cho đến nay vẫn còn đang … dang dở.
Chi tiết các cụ tham khảo tại: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=191464