- Biển số
- OF-365633
- Ngày cấp bằng
- 6/5/15
- Số km
- 55
- Động cơ
- 256,250 Mã lực
(Quốc phòng Việt Nam) - Theo Đại tá Trần Thanh Nghiêm - Lữ đoàn trưởng tàu ngầm 189: "Đi vệ sinh trong tàu ngầm là một quy trình khoa học và đạt đến trình độ nghệ thuật..."
Nghệ thuật… đi vệ sinh
Theo chia sẻ của vị Đại tá này, phòng vệ sinh trên tàu ngầm là một cái phòng xinh xắn. Mọi thủy thủ được huấn luyện và phải tập nhiều lần trước khi... mình là người thực tế.
Đi bồn cầu xong, xả nước, đóng van. Ngón tay phải nhè nhẹ chỉnh van cân bằng áp suất. Nhìn đồng hồ... Một quy trình trước khi nhấn nút để hệ thống tự động tống chất thải ra ngoài.
Cái khó khăn và phức tạp của “công cuộc đi vệ sinh” là bao giờ hệ thống tự thải cũng có... áp lực dư. Nếu thủy thủ đi vệ sinh xong, cần chỉnh van áp suất mà nhanh ẩu đoảng, không nhìn kim đồng hồ, hoặc trông gà hóa quốc, giản đơn hấp tấp chỉnh sai số, thì rất có thể áp lực dư sẽ đầy chất thải bắn ngược trở lại với sức mạnh có thể dựng được cột nước cao từ 100 đến 200m.
Phòng vệ sinh trên tàu ngầm.
Đại tá Trần Thanh Nghiêm chia sẻ, thực tế, trong huấn luyện tàu ngầm, thủy thủ Nga đi ở biển Baltic cũng vì sơ ý nên chịu trận “đại hồng thủy chất thải phun vào người”.
Chất thải đẩy tóe tòe loe khắp mình mẩy, quần áo chan chứa, tràn trề... bắn khắp phòng vệ sinh, chảy bẩn cả ra bên ngoài...; cả đêm không ngủ nổi vì hôi, cả kíp kỹ thuật của khoang tàu ấy phải thay nhau tẩy rửa, sát trùng, sấy khô, vẩy chút hương liệu cho không khí trong tàu dịu đi.
Theo Đại tá Nghiêm: “Đi vệ sinh trong tàu ngầm là cả một quy trình khoa học và đạt đến trình độ... nghệ thuật. Thủy thủ trong mơ cũng phải biết phải nhớ tay phải đóng van này, tay trái chỉnh van kia, mắt nhìn chính xác chỉ số áp suất trên đồng hồ đúng lúc để nhấn nút đẩy hết cái cần đẩy ra đạt dương”.
Công phu như mở nắp tàu ngầm
Không chỉ "công cuộc" đi vệ sinh phải đúng quy trình và phải luyện tập cẩn thận, thao tác đơn giản là mở nắp tàu ngầm cũng phải huấn luyện rất cẩn thận, nếu không hậu quả rất khó lường.
Khi tàu ngầm đóng cửa lại giữ kín nước để lặn, khí thủy động học đã tạo áp suất chênh lệch với bên ngoài. Có nghĩa là áp suất ở trong tàu ngầm cao hơn, mạnh hơn môi trường khí quyển bên ngoài.
Các thủy thủ tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam.
Vì vậy, khi nổi lên và mở nắp để lên boong thì phải có sức để thắng được cái lực cản nặng nề ấy. Người thủy thủ mở nắp tàu ngầm phải gồng sức mạnh, đánh tay mở từ từ, đồng thời phải nắm chắc đai ghìm nắp xuống để áp suất trong tàu thoát dần ra bên ngoài.
Dù đã được huấn luyện, nhưng nếu thủy thủ thao tác vụng về đánh tay vẫn tím bấm, hoặc nếu quên xử lý theo quy trình là áp suất tuôn ra ngoài tạo thành luồng gió mạnh như bão tố tốc cả quần áo, tác động vào thân thể đau rát da bụng ngực.
Đôi khi không khéo và áp suất quá mạnh thì người bay luôn lên trời. Tàu ngầm nguyên tử lặn sâu đến 500m, thử thách chịu áp suất còn cao hơn cả tàu diezen lớp kilo 636. Mở nắp tàu ngầm nguyên tử khi nổi cũng khó khăn phức tạp hơn.
Đại tá Trần Thanh Nghiêm kể: Thuyền trưởng tàu ngầm Nga chui lên khi tàu nổi, bao giờ cũng có một thủy thủ đi theo. Đề phòng chênh lệch áp suất quá mạnh, khi thuyền trưởng mở nắp tàu ngầm, thủy thủ phía dưới tóm chân sếp giữ thật chặt, chứ không thì thuyền trưởng bay lên trời luôn.
Chính vì thế, thủy thù Lữ đoàn tàu ngầm 189 phải tập luyện thuần thục, luôn luôn có ý thức ghìm tay mở nắp để áp suất thoát từ từ.
Họ phải điều chỉnh chỉ đến khi nào thấy cân bằng áp, có nghĩa là cảm nhận được không khí ấm áp, trong lành ở bên ngoài đối lưu thì mới đẩy nắp, chui lên.
Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/nghe-thuat-di-ve-sinh-trong-tau-ngam-viet-nam-3273844/
Nghệ thuật… đi vệ sinh
Theo chia sẻ của vị Đại tá này, phòng vệ sinh trên tàu ngầm là một cái phòng xinh xắn. Mọi thủy thủ được huấn luyện và phải tập nhiều lần trước khi... mình là người thực tế.
Đi bồn cầu xong, xả nước, đóng van. Ngón tay phải nhè nhẹ chỉnh van cân bằng áp suất. Nhìn đồng hồ... Một quy trình trước khi nhấn nút để hệ thống tự động tống chất thải ra ngoài.
Cái khó khăn và phức tạp của “công cuộc đi vệ sinh” là bao giờ hệ thống tự thải cũng có... áp lực dư. Nếu thủy thủ đi vệ sinh xong, cần chỉnh van áp suất mà nhanh ẩu đoảng, không nhìn kim đồng hồ, hoặc trông gà hóa quốc, giản đơn hấp tấp chỉnh sai số, thì rất có thể áp lực dư sẽ đầy chất thải bắn ngược trở lại với sức mạnh có thể dựng được cột nước cao từ 100 đến 200m.
Phòng vệ sinh trên tàu ngầm.
Đại tá Trần Thanh Nghiêm chia sẻ, thực tế, trong huấn luyện tàu ngầm, thủy thủ Nga đi ở biển Baltic cũng vì sơ ý nên chịu trận “đại hồng thủy chất thải phun vào người”.
Chất thải đẩy tóe tòe loe khắp mình mẩy, quần áo chan chứa, tràn trề... bắn khắp phòng vệ sinh, chảy bẩn cả ra bên ngoài...; cả đêm không ngủ nổi vì hôi, cả kíp kỹ thuật của khoang tàu ấy phải thay nhau tẩy rửa, sát trùng, sấy khô, vẩy chút hương liệu cho không khí trong tàu dịu đi.
Theo Đại tá Nghiêm: “Đi vệ sinh trong tàu ngầm là cả một quy trình khoa học và đạt đến trình độ... nghệ thuật. Thủy thủ trong mơ cũng phải biết phải nhớ tay phải đóng van này, tay trái chỉnh van kia, mắt nhìn chính xác chỉ số áp suất trên đồng hồ đúng lúc để nhấn nút đẩy hết cái cần đẩy ra đạt dương”.
Công phu như mở nắp tàu ngầm
Không chỉ "công cuộc" đi vệ sinh phải đúng quy trình và phải luyện tập cẩn thận, thao tác đơn giản là mở nắp tàu ngầm cũng phải huấn luyện rất cẩn thận, nếu không hậu quả rất khó lường.
Khi tàu ngầm đóng cửa lại giữ kín nước để lặn, khí thủy động học đã tạo áp suất chênh lệch với bên ngoài. Có nghĩa là áp suất ở trong tàu ngầm cao hơn, mạnh hơn môi trường khí quyển bên ngoài.
Các thủy thủ tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam.
Vì vậy, khi nổi lên và mở nắp để lên boong thì phải có sức để thắng được cái lực cản nặng nề ấy. Người thủy thủ mở nắp tàu ngầm phải gồng sức mạnh, đánh tay mở từ từ, đồng thời phải nắm chắc đai ghìm nắp xuống để áp suất trong tàu thoát dần ra bên ngoài.
Dù đã được huấn luyện, nhưng nếu thủy thủ thao tác vụng về đánh tay vẫn tím bấm, hoặc nếu quên xử lý theo quy trình là áp suất tuôn ra ngoài tạo thành luồng gió mạnh như bão tố tốc cả quần áo, tác động vào thân thể đau rát da bụng ngực.
Đôi khi không khéo và áp suất quá mạnh thì người bay luôn lên trời. Tàu ngầm nguyên tử lặn sâu đến 500m, thử thách chịu áp suất còn cao hơn cả tàu diezen lớp kilo 636. Mở nắp tàu ngầm nguyên tử khi nổi cũng khó khăn phức tạp hơn.
Đại tá Trần Thanh Nghiêm kể: Thuyền trưởng tàu ngầm Nga chui lên khi tàu nổi, bao giờ cũng có một thủy thủ đi theo. Đề phòng chênh lệch áp suất quá mạnh, khi thuyền trưởng mở nắp tàu ngầm, thủy thủ phía dưới tóm chân sếp giữ thật chặt, chứ không thì thuyền trưởng bay lên trời luôn.
Chính vì thế, thủy thù Lữ đoàn tàu ngầm 189 phải tập luyện thuần thục, luôn luôn có ý thức ghìm tay mở nắp để áp suất thoát từ từ.
Họ phải điều chỉnh chỉ đến khi nào thấy cân bằng áp, có nghĩa là cảm nhận được không khí ấm áp, trong lành ở bên ngoài đối lưu thì mới đẩy nắp, chui lên.
Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/nghe-thuat-di-ve-sinh-trong-tau-ngam-viet-nam-3273844/