- Biển số
- OF-164201
- Ngày cấp bằng
- 29/10/12
- Số km
- 1,098
- Động cơ
- 358,454 Mã lực
Vừa lướt facebook thấy bài này của 1 em trong group nọ, hơn 2000 like, mấy trăm bình luận, đa số là đồng ý quan điểm. Tiếc là em thì đi ngược với số đông đó. Đó giờ cứ nghe fans HAT rỉ tai nhau cái câu: "nghe nhạc của người tử tế thì mình cũng tử tế'' thật lòng em thấy quy chụp, ảo tưởng vl. Ý kiến các cụ các mợ thì sao ạ? Em copy nguyên văn để các cụ các mợ cùng đọc và thảo luận nha.
---------------------------------------------------
𝗛𝗮̀ 𝗔𝗻𝗵 𝗧𝘂𝗮̂́𝗻 - 𝗠𝗼̣̂𝘁 𝗰𝗮 𝘀𝗶̃ 𝗵𝗮𝘆 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂?
——
Không biết ở đây có bạn nào suy nghĩ giống mình không? Từ mấy năm trước, mình cho rằng HAT là một ca sĩ – biết làm thương hiệu. Còn bây giờ, mình cho rằng HAT chính là một thương hiệu.
Làm một phép so sánh giữa HAT và 99 ca sĩ còn lại để thấy sự khác nhau. Một bên đi theo công thức rất truyền thống và chuẩn mực của một ca sĩ, đấy là: Tập trung vào giọng hát ==> Ra bài (ca từ hay, đúng thị hiếu khán giả, dễ tạo hit... ) ==> Thành công. Tất cả đều quy về cái bài hát đấy.
Còn HAT thì sao? Mình nghĩ rằng anh ấy là một người có tư duy làm nhạc rất hay (tư duy làm nhạc nhé, không phải tư duy âm nhạc).
Hình dung sự nghiệp âm nhạc của HAT là một nhà hàng và mỗi bài hát của anh ấy là một món ăn. Cụ thể:
+ Nhà hàng này không ngừng phát triển và mở rộng menu theo hướng đi lên chứ không đi ngang. Đảm bảo tính xuyên suốt, nhất quán và kế thừa giữa các món ăn để luôn đúng với tinh thần của nhà hàng. Mỗi món ăn trước khi ra đời cũng được khai thác và thể hiện chiều sâu về giá trị văn hóa và con người.
Dường như mỗi bài hát của HAT đều chứa đựng một câu chuyện gì đấy mà anh ấy muốn truyền tải, hoặc là cách anh ấy chọn chủ đề cho show nhạc cũng vậy. Nó khiến người ta thấy thu hút, thấy thích thú, ngẫm nghĩ và đồng cảm với giá trị phía sau bài hát. Tất nhiên là bài hát đó phải hay trước đã. Khi có nhiều bài hát hay, nhiều câu chuyện giá trị thì người ta sẽ nhớ về nó, về cái cảm xúc được “chạm vào” và “lôi ra”. Dần dà, người ta nhớ về Tuấn và nhạc của Tuấn, nhớ về thương hiệu HAT. Cũng có nhiều ca sĩ có những bản hit hay, nhưng chỉ dừng lại ở “bài hát hay” mà thôi.
+ Món ăn ngon thì phải được trình bày hấp dẫn, trong một cái bát/đĩa đẹp, ngồi trên bộ bàn ghế thoải mái, được phục vụ một cách dễ chịu, trong không gian chill chill của nhà hàng để tạo nên một tổng thể dịch vụ ăn uống tốt. Sản phẩm âm nhạc chất lượng cũng thế, bao gồm: bài hát hay, câu chuyện đi kèm nhiều giá trị, không gian thưởng thức thú vị (bao gồm vị trí ngồi, địa điểm diễn ra, concept của không gian đó...), cách anh ấy trò chuyện và giao lưu với khán giả, những khách mời chất lượng...
HAT vừa là người tạo món, vừa là người phục vụ, vừa là người tiếp thị và làm thương hiệu cho chính nhà hàng của mình. Anh ấy sáng tạo và đa dạng, đóng vai trò ở nhiều khâu và luôn làm mới nó. Điểm lõi ở đây là gì?
1. Kết nối KHÁCH HÀNG với NGƯỜI ĐỨNG SAU SẢN PHẨM, những câu chuyện về QUÁ TRÌNH THAI NGHÉN SẢN PHẨM, LÝ TƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI của nhà sáng lập phải khớp với GIÁ TRỊ của khách hàng.
------
HAT có đơn thuần chỉ hát như các ca sĩ khác? Không. Dưới góc nhìn của mình thì anh ấy đã không tách biệt âm nhạc và cuộc đời, mà thậm chí còn cho nó làm một. Anh ấy làm nhạc, nhưng cũng là người kinh doanh. Triết lí kinh doanh thường phản ánh triết lí sống. Thông qua cách làm nhạc, anh ấy lồng ghép vào đó cả LỐI SỐNG, NHÂN SINH QUAN, HỆ GIÁ TRỊ. Đó là gì? Là sự TỬ TẾ, tử tế trong âm nhạc, tử tế trong đời sống. Đây chẳng phải là chuẩn mực mà xã hội hướng tới và là điều người ta tìm kiếm trong thị trường âm nhạc hiện nay?
Gần đây thì ngta share nhiều về đoạn video ngắn trong một Podcast của Vietcetera ghi lại đoạn trò chuyện của chị Thùy Minh và anh Tuấn, đại ý rằng “Dân chơi bây giờ phải khoe là mình cứu giúp được bao nhiêu người, khoe xe bạc tỉ, túi hàng hiệu...xưa rồi”. Rất nhiều người đồng tình với quan điểm đó.
2. Dùng THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN làm nền tảng cho THƯƠNG HIỆU CÔNG TY để tạo gốc rễ.
-------
Người làm thương hiệu được chia làm hai kiểu: Một là người biết hóa thân, biết cách tạo ra đúng kiểu tính cách cho thương hiệu mà mình được giao nhiệm vụ. Kiểu thứ hai, là tạo ra thương hiệu từ chính con người mình. Những gì anh ấy “có”, những gì anh ấy “là” thì anh ấy sẽ bê sang thương hiệu “Nhạc của HAT”. Muốn thổi hồn cho cái gì thì phải đảm bảo bạn là người có hồn cái đã. Không thì lấy gì mà thổi? Gốc rễ bắt nguồn từ bạn trước.
3. Xây dựng CỘNG ĐỒNG THƯƠNG HIỆU nơi khách hàng thấy mình thuộc về một toàn thể giá trị, họ lấy sản phẩm làm công cụ BỘC LỘ THÁI ĐỘ sống của mình với đời, do đó họ bảo vệ thương hiệu như bảo vệ chính mình.
--------
Có ai mà không muốn mình là một người tử tế và văn minh trong mắt người khác (hoặc là trong chính suy nghĩ của mình về bản thân)? Nghe nhạc HAT cũng là một cách thể hiện rằng mình tử tế, phải không? Mỗi lần HAT làm show là dân tình lại nô nức book vé và kháo nhau đi, đi được rồi thì checkin MXH với tâm thế khá là hãnh diện. Có một chút tự hào, cộng một chút “khoe” nhẹ, như kiểu tui đang nghe nhạc HAT nè mấy má. Dường như “HAT” là một bảo chứng cho sự tử tế?
------------------------------------------------
Tóm lại, mình cho rằng HAT quá thông minh. Rất ít người làm được điều anh ấy làm. Thương hiệu HAT cho tới thời điểm này vẫn đang rất thành công.
Bài viết chỉ đơn thuần là góc nhìn cá nhân của một người thích quan sát và hay đặt câu hỏi, chứ mình không có làm trong ngành này ạ . Cảm ơn mọi người đã đọc và chia sẻ thêm góc nhìn thì cành tốt ạ.
---------------------------------------------------
𝗛𝗮̀ 𝗔𝗻𝗵 𝗧𝘂𝗮̂́𝗻 - 𝗠𝗼̣̂𝘁 𝗰𝗮 𝘀𝗶̃ 𝗵𝗮𝘆 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂?
——
Không biết ở đây có bạn nào suy nghĩ giống mình không? Từ mấy năm trước, mình cho rằng HAT là một ca sĩ – biết làm thương hiệu. Còn bây giờ, mình cho rằng HAT chính là một thương hiệu.
Làm một phép so sánh giữa HAT và 99 ca sĩ còn lại để thấy sự khác nhau. Một bên đi theo công thức rất truyền thống và chuẩn mực của một ca sĩ, đấy là: Tập trung vào giọng hát ==> Ra bài (ca từ hay, đúng thị hiếu khán giả, dễ tạo hit... ) ==> Thành công. Tất cả đều quy về cái bài hát đấy.
Còn HAT thì sao? Mình nghĩ rằng anh ấy là một người có tư duy làm nhạc rất hay (tư duy làm nhạc nhé, không phải tư duy âm nhạc).
Hình dung sự nghiệp âm nhạc của HAT là một nhà hàng và mỗi bài hát của anh ấy là một món ăn. Cụ thể:
+ Nhà hàng này không ngừng phát triển và mở rộng menu theo hướng đi lên chứ không đi ngang. Đảm bảo tính xuyên suốt, nhất quán và kế thừa giữa các món ăn để luôn đúng với tinh thần của nhà hàng. Mỗi món ăn trước khi ra đời cũng được khai thác và thể hiện chiều sâu về giá trị văn hóa và con người.
Dường như mỗi bài hát của HAT đều chứa đựng một câu chuyện gì đấy mà anh ấy muốn truyền tải, hoặc là cách anh ấy chọn chủ đề cho show nhạc cũng vậy. Nó khiến người ta thấy thu hút, thấy thích thú, ngẫm nghĩ và đồng cảm với giá trị phía sau bài hát. Tất nhiên là bài hát đó phải hay trước đã. Khi có nhiều bài hát hay, nhiều câu chuyện giá trị thì người ta sẽ nhớ về nó, về cái cảm xúc được “chạm vào” và “lôi ra”. Dần dà, người ta nhớ về Tuấn và nhạc của Tuấn, nhớ về thương hiệu HAT. Cũng có nhiều ca sĩ có những bản hit hay, nhưng chỉ dừng lại ở “bài hát hay” mà thôi.
+ Món ăn ngon thì phải được trình bày hấp dẫn, trong một cái bát/đĩa đẹp, ngồi trên bộ bàn ghế thoải mái, được phục vụ một cách dễ chịu, trong không gian chill chill của nhà hàng để tạo nên một tổng thể dịch vụ ăn uống tốt. Sản phẩm âm nhạc chất lượng cũng thế, bao gồm: bài hát hay, câu chuyện đi kèm nhiều giá trị, không gian thưởng thức thú vị (bao gồm vị trí ngồi, địa điểm diễn ra, concept của không gian đó...), cách anh ấy trò chuyện và giao lưu với khán giả, những khách mời chất lượng...
HAT vừa là người tạo món, vừa là người phục vụ, vừa là người tiếp thị và làm thương hiệu cho chính nhà hàng của mình. Anh ấy sáng tạo và đa dạng, đóng vai trò ở nhiều khâu và luôn làm mới nó. Điểm lõi ở đây là gì?
1. Kết nối KHÁCH HÀNG với NGƯỜI ĐỨNG SAU SẢN PHẨM, những câu chuyện về QUÁ TRÌNH THAI NGHÉN SẢN PHẨM, LÝ TƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI của nhà sáng lập phải khớp với GIÁ TRỊ của khách hàng.
------
HAT có đơn thuần chỉ hát như các ca sĩ khác? Không. Dưới góc nhìn của mình thì anh ấy đã không tách biệt âm nhạc và cuộc đời, mà thậm chí còn cho nó làm một. Anh ấy làm nhạc, nhưng cũng là người kinh doanh. Triết lí kinh doanh thường phản ánh triết lí sống. Thông qua cách làm nhạc, anh ấy lồng ghép vào đó cả LỐI SỐNG, NHÂN SINH QUAN, HỆ GIÁ TRỊ. Đó là gì? Là sự TỬ TẾ, tử tế trong âm nhạc, tử tế trong đời sống. Đây chẳng phải là chuẩn mực mà xã hội hướng tới và là điều người ta tìm kiếm trong thị trường âm nhạc hiện nay?
Gần đây thì ngta share nhiều về đoạn video ngắn trong một Podcast của Vietcetera ghi lại đoạn trò chuyện của chị Thùy Minh và anh Tuấn, đại ý rằng “Dân chơi bây giờ phải khoe là mình cứu giúp được bao nhiêu người, khoe xe bạc tỉ, túi hàng hiệu...xưa rồi”. Rất nhiều người đồng tình với quan điểm đó.
2. Dùng THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN làm nền tảng cho THƯƠNG HIỆU CÔNG TY để tạo gốc rễ.
-------
Người làm thương hiệu được chia làm hai kiểu: Một là người biết hóa thân, biết cách tạo ra đúng kiểu tính cách cho thương hiệu mà mình được giao nhiệm vụ. Kiểu thứ hai, là tạo ra thương hiệu từ chính con người mình. Những gì anh ấy “có”, những gì anh ấy “là” thì anh ấy sẽ bê sang thương hiệu “Nhạc của HAT”. Muốn thổi hồn cho cái gì thì phải đảm bảo bạn là người có hồn cái đã. Không thì lấy gì mà thổi? Gốc rễ bắt nguồn từ bạn trước.
3. Xây dựng CỘNG ĐỒNG THƯƠNG HIỆU nơi khách hàng thấy mình thuộc về một toàn thể giá trị, họ lấy sản phẩm làm công cụ BỘC LỘ THÁI ĐỘ sống của mình với đời, do đó họ bảo vệ thương hiệu như bảo vệ chính mình.
--------
Có ai mà không muốn mình là một người tử tế và văn minh trong mắt người khác (hoặc là trong chính suy nghĩ của mình về bản thân)? Nghe nhạc HAT cũng là một cách thể hiện rằng mình tử tế, phải không? Mỗi lần HAT làm show là dân tình lại nô nức book vé và kháo nhau đi, đi được rồi thì checkin MXH với tâm thế khá là hãnh diện. Có một chút tự hào, cộng một chút “khoe” nhẹ, như kiểu tui đang nghe nhạc HAT nè mấy má. Dường như “HAT” là một bảo chứng cho sự tử tế?
------------------------------------------------
Tóm lại, mình cho rằng HAT quá thông minh. Rất ít người làm được điều anh ấy làm. Thương hiệu HAT cho tới thời điểm này vẫn đang rất thành công.
Bài viết chỉ đơn thuần là góc nhìn cá nhân của một người thích quan sát và hay đặt câu hỏi, chứ mình không có làm trong ngành này ạ . Cảm ơn mọi người đã đọc và chia sẻ thêm góc nhìn thì cành tốt ạ.