Trời lạnh lại gặp các tri âm, em nhớ lại những ngày tháng thần thánh của đất nước được ghi danh Điện Biên Phủ trên không.
Ngày 18/12/1972, tuy còn bé nhưng những sự kiên vẫn không bao giờ quên!
Hôm ấy tầm 11h thấy bố mẹ về sớm hơn thường lệ, giục chuẩn bị túi đồ cá nhân để sơ tán khẩn cấp, em hỏi còn anh chị nữa chưa đi học về. BM nói ac sẽ về ngay, xe cơ quan đón đầu nhà, các con đi trước rồi BM sẽ đi ngay sau, viêc khẩn cấp, Mỹ sẽ ném bom rải thảm qua khu vực nhà mình.
Ngay saúđo mấy ac em ra ngay đầu nhà xe khách cơ quan đưa thẳng lên đê Phùng thả mọi người xuông rồi lại hối hả quay về chở chuyến tiếp theo. Toàn bộ những người sơ tan khân cấp được nhóm theo khu vực từng cơ quan ổn định vị trí ngay tại đê Phùng. Suốt từ trưa đến chiều, đến cả trăm chuyến cả xe ca lẫn xe tải, xe con liên tục đổ người xuống rồi lại vội vã quay vè HN để chuyển người. Đê Phùng bỗng chốc từ chỗ hoang vu trở nên đông đặc người lan dần từ đầu đường 32 lan về cả 2 phía.
Trời càng ngày càng rét. Mọi người nếu có tấm nilon thì trải ra để ngồi,nằm ngày càng sát nhau cho đỡ lạnh. Ăn trưa ăn tối chia sẻ bằng cơm nắm, bánh mỳ lẫn cả mỳ sợi, khoai... cho qua cơn đói, khát thì lội xuóng bờ sông. Tuy nhiên chuyện làm quen, chuyện thời sự chiến trường vẫn rôm rả không ngớt.
Khi đêm về được một lúc, nhìn về HN chỉ thấy quầng sáng xa xa. Bỗng quãng gần 8 giờ tối, còi báo động hú lên từ phía nội thành dội đến, tuy nhỏ nhưng hầu như ai cũng nghe thấy, tất cả mọi người đều nín lặng, dõi mắt về nơi có mái nhà, cha mẹ người thân còn trụ lại với sự lo lắng.
Ngay sau đó, những tiếng ì ầm càng lúc càng rõ. Có tiếng người lớn: Máy bay Mỹ đấy, có vẻ rất nhiều. Tất cả nằm xuông đi!
Mọi người răm rắp nghe theo và ngay lúc đó, pháo cao xạ bắt đầu lên tiếng. Đường đạn vạch chi chít không trung, âm thanh pằng pằng mãi sau mới tới, rồi tên lửa bay lên... tiếng bom nổ... làm cho không gian đê vùng đê sông Đáy trở nên sôi động như trước cưa ga Hàng Cỏ.
Rồi máy bay Mỹ cháy, như ngọn đuốc giữa bầu trời. Nhiều lắm, mỗi lần có ngọn đuốc mới tiếng vỗ tay tiếng hô chết mẹ thằng Nich sơn lại rào rào
Đêm hôm đó nhiều người thức trắng đêm. Em tỉnh giấc vì bị chật chội quá, chen chúc nhau, quắp vào nhau để ngủ! Thức thêm một luc thì trời sáng. Thật lạ là cả quãng đê dài đã chật kín người.
Sau đó lại có xe đến, chở đi đến nơi sơ tán ở lẫn với dân. Đợt đó em đi đến sau ký Hiệp định Paris 3 ngày mới được về nhà.
Đến bây giờ những thời khắc đó không thể nào quên. Nhưng còn có việc này còn ấm áp hơn nhiều: nhưng gia đình, những người nông dân đã rộng long đón nhận người HNsơ tán về nhà, nhường gian nhà chính thậm chí cả gian giữa cho khách HN, chia sẻ cơm gạo kể cả củ khoai củ sắn buổi sáng trước khi ra đồng. Có lẽ tinh thần đó là một trong những truyền thống rất tốt đẹp rất đáng tự hào của người VN và cũng góp phần làm nên chiến thắng 12 ngày đêm sau đó là thống nhất đất nước năm 1975.
Vài dòng về ký ức nhũng ngày tháng khó khăn nhưng rất hào hùng của dân tộc.
Mong các cụ/mợ cùng chia sẻ kỷ niệm về thời kỳ đó!
Xin cám ơn những ai đã ghé qua topic này!
Hôm nay là 22/12, ngày thành lập QĐNDVN,
Xin có nén hương thơm dâng tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả QĐ và các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu cho dân tộc, đất nước!
Và em cũng xin gửi lời tri ân và chúc sức khoẻ đến tất cả các cụ/mợ là CCB và đang là người chiến sỹ QĐNDVN!
Ngày 18/12/1972, tuy còn bé nhưng những sự kiên vẫn không bao giờ quên!
Hôm ấy tầm 11h thấy bố mẹ về sớm hơn thường lệ, giục chuẩn bị túi đồ cá nhân để sơ tán khẩn cấp, em hỏi còn anh chị nữa chưa đi học về. BM nói ac sẽ về ngay, xe cơ quan đón đầu nhà, các con đi trước rồi BM sẽ đi ngay sau, viêc khẩn cấp, Mỹ sẽ ném bom rải thảm qua khu vực nhà mình.
Ngay saúđo mấy ac em ra ngay đầu nhà xe khách cơ quan đưa thẳng lên đê Phùng thả mọi người xuông rồi lại hối hả quay về chở chuyến tiếp theo. Toàn bộ những người sơ tan khân cấp được nhóm theo khu vực từng cơ quan ổn định vị trí ngay tại đê Phùng. Suốt từ trưa đến chiều, đến cả trăm chuyến cả xe ca lẫn xe tải, xe con liên tục đổ người xuống rồi lại vội vã quay vè HN để chuyển người. Đê Phùng bỗng chốc từ chỗ hoang vu trở nên đông đặc người lan dần từ đầu đường 32 lan về cả 2 phía.
Trời càng ngày càng rét. Mọi người nếu có tấm nilon thì trải ra để ngồi,nằm ngày càng sát nhau cho đỡ lạnh. Ăn trưa ăn tối chia sẻ bằng cơm nắm, bánh mỳ lẫn cả mỳ sợi, khoai... cho qua cơn đói, khát thì lội xuóng bờ sông. Tuy nhiên chuyện làm quen, chuyện thời sự chiến trường vẫn rôm rả không ngớt.
Khi đêm về được một lúc, nhìn về HN chỉ thấy quầng sáng xa xa. Bỗng quãng gần 8 giờ tối, còi báo động hú lên từ phía nội thành dội đến, tuy nhỏ nhưng hầu như ai cũng nghe thấy, tất cả mọi người đều nín lặng, dõi mắt về nơi có mái nhà, cha mẹ người thân còn trụ lại với sự lo lắng.
Ngay sau đó, những tiếng ì ầm càng lúc càng rõ. Có tiếng người lớn: Máy bay Mỹ đấy, có vẻ rất nhiều. Tất cả nằm xuông đi!
Mọi người răm rắp nghe theo và ngay lúc đó, pháo cao xạ bắt đầu lên tiếng. Đường đạn vạch chi chít không trung, âm thanh pằng pằng mãi sau mới tới, rồi tên lửa bay lên... tiếng bom nổ... làm cho không gian đê vùng đê sông Đáy trở nên sôi động như trước cưa ga Hàng Cỏ.
Rồi máy bay Mỹ cháy, như ngọn đuốc giữa bầu trời. Nhiều lắm, mỗi lần có ngọn đuốc mới tiếng vỗ tay tiếng hô chết mẹ thằng Nich sơn lại rào rào
Đêm hôm đó nhiều người thức trắng đêm. Em tỉnh giấc vì bị chật chội quá, chen chúc nhau, quắp vào nhau để ngủ! Thức thêm một luc thì trời sáng. Thật lạ là cả quãng đê dài đã chật kín người.
Sau đó lại có xe đến, chở đi đến nơi sơ tán ở lẫn với dân. Đợt đó em đi đến sau ký Hiệp định Paris 3 ngày mới được về nhà.
Đến bây giờ những thời khắc đó không thể nào quên. Nhưng còn có việc này còn ấm áp hơn nhiều: nhưng gia đình, những người nông dân đã rộng long đón nhận người HNsơ tán về nhà, nhường gian nhà chính thậm chí cả gian giữa cho khách HN, chia sẻ cơm gạo kể cả củ khoai củ sắn buổi sáng trước khi ra đồng. Có lẽ tinh thần đó là một trong những truyền thống rất tốt đẹp rất đáng tự hào của người VN và cũng góp phần làm nên chiến thắng 12 ngày đêm sau đó là thống nhất đất nước năm 1975.
Vài dòng về ký ức nhũng ngày tháng khó khăn nhưng rất hào hùng của dân tộc.
Mong các cụ/mợ cùng chia sẻ kỷ niệm về thời kỳ đó!
Xin cám ơn những ai đã ghé qua topic này!
Hôm nay là 22/12, ngày thành lập QĐNDVN,
Xin có nén hương thơm dâng tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả QĐ và các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu cho dân tộc, đất nước!
Và em cũng xin gửi lời tri ân và chúc sức khoẻ đến tất cả các cụ/mợ là CCB và đang là người chiến sỹ QĐNDVN!
Chỉnh sửa cuối: