[Funland] Ngày này 50 năm trước đây: trận chiến Hamburger Hill (Đồi thịt băm) làm thay đổi chiến lược của Mỹ ở

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực
Ngày này 50 năm trước đây: trận chiến Hamburger Hill (Đồi thịt băm) làm thay đổi chiến lược của Mỹ
Đồi A Bia, Mỹ gọi là cao điểm 937 (mét) sau này nổi danh với nickname “Hanburger Hill” (Đồi thịt băm)
Trận chiến cao điểm 937/ Hamburger Hill (Đồi thịt băm) hoặc đồi A Bia (theo cách gọi của ta) là một phần của Chiến dịch Chiến dịch Apache Snow nhằm đánh bật bộ đội Bắc Việt Nam tại thung lũng A Shau


Đồi A Bia năm 2009 – 40 năm sau trận chiến
P/S: tháng 11-1967, hai năm trước đó, bộ đội Việt Nam và Lữ đoàn Dù 173 giao chiến với nhau ở Dak To, trong đó có trận Đồi 875.
Không ít người nhầm lẫn Đồi 875 và Đồi thịt băm dù trận Đồi 875 khốc liệt có phần hơn

Từ 8-5 đến 7-7-1969, Chuẩn tướng Melvin Zais, Tư lệnh Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 chỉ huy 3 Tiểu đoàn mở chiến dịch Apache Snow tấn công quân đội Bắc Việt Nam tại vùng A Shau. Trong đó có trận chiến với hai Tiểu đoàn Bắc Việt Nam đang trấn giữ Đồi A Bia (cao điểm 937 mét theo cách gọi của Mỹ)
Riêng trận chiến Đồi A Bia kéo dài 10 ngày liền từ 10-5 đến 20-5-1969 là cuộc chiến dai dẳng đẫm máu và khó khăn đối với lính Mỹ.
Có hai giai đoạn: Từ 10-5 đến 17-5: bộ đội Bắc Việt Nam đánh bật những đợt tấn công của lính Mỹ tiến quân lến đánh chiếm đỉnh đồi.
Do thấy Đồi A Bia không có vị trí quan trọng vả lại thấy giao chiến với quân Bắc Việt Nam cũng không dễ thắng, dư luận xì xào vì đã có thiệt hại, nên Ban chỉ huy Sư đoàn Dù 101 nghiêng về hướng ngưng chiến.
Tuy nhiên, Chuẩn tướng Melvin Zais, Tư lệnh chiến trường, cho là bị mất sĩ diện vì không thắng ổi một lực lượng nhỏ hơn của Bắc Việt Nam, nên đã sử dụng quyền chỉ huy chiến trường tung thêm 3 tiểu đoàn mới (thay thế 3 tiểu đoàn cũ bị thiệt nại) với quyết tâm chiếm bằng được đồi A Bia
Thế là từ 17-5 đến 20-5 là những trận giao chiến đẫm máu thực sự giữa hai bên. Dù Melvin Zais đã đạt được “thắng lợi”, chiếm được Đồi A Bia, nhưng trong đợt hai Melvin Zais đã phải trả giá hơn 442 lính Dù thương vong (72 chết, 372 bị thương)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực
Quân Mỹ hao tổn hàng trăm sinh mạng nhưng rốt cục chỉ chiếm được một ngọn đồi không có giá trị về quân sự. Thiếu tướng John M. Wright lặng lẽ ra lệnh rút khỏi đồi ngày 5 tháng 6. Các cuộc tranh luận về "Hamburger Hill" diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ, với những lời chỉ trích đặc biệt nghiêm trọng của các thượng nghị sĩ Edward Kennedy, George McGovern, và Stephen M. Young. Edward Kennedy gọi đây là "Cuộc hành quân điên rồ và vô trách nhiệm. Sinh mạng của binh sĩ Mỹ đã bị phung phí chỉ để thể diện nhà binh cho các sĩ quan chỉ huy"
Báo chí Mỹ ngày 25 tháng 5 năm 1969 gọi A Bia là "Đồi thịt băm của lính dù Mỹ", lên án quân đội Mỹ ném quân lên vùng núi A Bia chỉ để biến cuộc hành quân "Tuyết rơi trên đỉnh núi" (Apache Snow) thành "Máu rơi trên đỉnh núi". Trong số 27-6, Tạp chí Life đã công bố những bức ảnh của 241 lính Mỹ thiệt mạng trong một tuần tại Việt Nam, được coi là một bước ngoặt của chiến tranh. Dù chỉ có một phần trong số này là thương vong trên Hamburger Hill, nhiều người Mỹ đã nhận thức rằng tất cả những người chết đều là nạn nhân của "trận đánh điên rồ và vô nghĩa" này.
Tranh cãi về trận Hamburger Hill đã dẫn đến một đánh giá lại chiến lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Như một kết quả trực tiếp, để giữ thương vong không cao quá mức, tướng Abrams ngừng chính sách "áp lực tối đa" chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong khi Tổng thống Richard Nixon đẩy nhanh thực hiện chiến lược mới là Việt Nam hóa chiến tranh, và tuyên bố đợt rút quân viễn chinh đầu tiên. Mặc dù trận đánh chỉ ở mức tiểu đoàn, song nó đã trở thành một bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,095
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mỹ nó có làm cái phim Hamburger Hill xem oánh nhau cũng ác liệt lắm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực

Từ 10-5 đến 20-5-1969, máy bay Mỹ ném 500 tấn bom xuống đồi A Bia (Hamburger Hill) trong trận giao chiến giữa Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam






11-5-1969 – lính dù Mỹ bắt đầu trận chiến đồi Hamburger


18-5-1969 – binh sĩ Sư đoàn Dù 101 đột kích đồi A Bia/ Hamburger Hill và bị thưong vong khá nặng trước khi chiếm được ngọn đồi này hôm 20-5-1969. Ảnh: Shunsuke Akatsuka








18-5-1969 – binh sĩ Sư đoàn Dù 101 đột kích đồi A Bia/ Hamburger Hill và bị thưong vong khá nặng trước khi chiếm được ngọn đồi này hôm 20-5-1969. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


20-5-1969 – binh sĩ Sư đoàn Dù 101 chiếm được đồi A Bia/ Hamburger Hill sau 11 đợt phản kích trong vòng 10 ngày, chết và bị thương 442 người. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


18-5-1969 – tiếp huyết thanh cho một thương binh Sư đoàn Dù 101 do lựu đạn của Bắc Việt Nam ở đồi A Bia/ Hamburger Hill. Ảnh: Shunsuke Akatsuka
 
Chỉnh sửa cuối:

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,205
Động cơ
376,858 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Kính chúc cụ Ngao5 khỏe, em đặt chỗ hóng tư liệu.
 

Sơn Takira

Xe tải
Biển số
OF-651098
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
400
Động cơ
114,354 Mã lực
Tuổi
34
Tôi kể người nghe Đồi Thịt Băm
Nhuốm bằng máu đỏ tộc da vàng
Kẻ đến không đi mà nằm đó
Vinh quang chiếu rọi suốt trăm năm
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,238
Động cơ
228,024 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E vào hóng cụ Ngao. Chúc cụ khỏe để cung cấp thêm cho OF các TT và HA về lịch sử
 

sungsan2007

Xe tải
Biển số
OF-85193
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
252
Động cơ
412,196 Mã lực
Thế quân Bắc việt chết bao nhiêu và bị thiơng bao nhiêu? Sao ko thấy bên ta thông kê cho Hoành tráng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực

19-5-1969 - binh sĩ Sư đoàn Dù 101 dìu đồng đội bị thương trong trận giao chiến đẫm máu với bộ đội Bắc Việt Nam ở đồi A Bia/ Hamburger Hill. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


18-5-1969 – binh sĩ Sư đoàn Dù 101 cáng đồng đội bị thương trong trận giao chiển đẫm máu với bộ đội Bắc Việt Nam ờ đồi A Bia/ Hamburger Hill. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


18-5-1969 – binh sĩ Sư đoàn Dù 101 cáng đồng đội bị thương trong trận giao chiển đẫm máu với bộ đội Bắc Việt Nam ờ đồi A Bia/ Hamburger Hill. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


21-5-1969 - binh sĩ Sư đoàn Dù 101 bị thương được đồng đội đưa xuồng chân đồi sau khi đẩy lui bộ đội Bắc Việt Nam ở đồi A Bia/ Hamburger Hill hôm 20-5-1969. Ảnh: Shunsuke Akatsuka

19-5-1969- binh sĩ Sư đoàn Dù 101 bị thương được chuyển tới trực thăng tải thương trong trận giao chièn đẫm máu với bộ đội Bắc Việt Nam ờ đồi A Bia/ Hamburger Hill hôm 18-5-1969. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


19-5-1969- binh sĩ Sư đoàn Dù 101 bị thương được chuyển tới trực thăng tải thương trong trận giao chièn đẫm máu với bộ đội Bắc Việt Nam ờ đồi A Bia/ Hamburger Hill hôm 18-5-1969. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


19-5-1969- binh sĩ Sư đoàn Dù 101 bị thương được chuyển tới trực thăng tải thương trong trận giao chièn đẫm máu với bộ đội Bắc Việt Nam ờ đồi A Bia/ Hamburger Hill hôm 18-5-1969. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


20-5-1969 – một trong những thương binh Sư đoàn Dù 101 trò chuyện với Cha tuyên uý trên đồi A Bia/ Hamburger Hill trong khi chờ trục thăng giải cứu. Ảnh: Shunsuke Akatsuka
 

kuok

Xe tải
Biển số
OF-22344
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
490
Động cơ
500,293 Mã lực
Một trong những bài đánh nổi tiếng là thiệt hại nhiều quân Mỹ của quân giải phóng là Kiềng ba chân, hổ vồ mồi không biết có được áp dụng ở trận này không. Tên chính thức sau này là Chiến thuật cơ động kết hợp chốt.
CHIẾN THUẬT CƠ ĐỘNG KẾT HỢP CHỐT.

(1) Tổ chức.
Chốt là thành phần của một đơn vị bộ binh được tách ra để thi hành công tác chiến đấu đặc biệt. Mỗi cấp đơn vị bộ binh phải đảm nhiệm tổ chức một số chốt. Cấp Trung đội đảm nhiệm tối đa 1 chốt. Đại đội từ 1 đến 2, Tiểu đoàn từ 3 đến 4 và Trung đoàn từ 8 đến 9 chốt. Trung bình quân số của chốt chiếm khoảng 1/10 quân số của đơn vị đảm nhiệm. Thành phần còn lại của đơn vị gọi là lực lượng cơ động nằm ở phía sau chốt vừa giữ nhiệm vụ bảo đảm công tác chiến đấu, tiếp vận hậu cần vừa đề cơ động phối hợp với các lực lượng khác bao vây diệt lực lượng ta. Tại cấp Trung đoàn phải đảm nhiệm 8 đến 9 chốt và có một Tiểu đoàn ở phía sau là lực lượng cơ động.

Vì chiến đấu tại tuyến đầu và trong các điều kiện rất khẩn trương nên chốt gồm các thành phần tình nguyện có tinh thần cao, sẵn sàng hy sinh, được huấn luyện thuần phục về kỹ chiến thuật, đặc biệt về điều chỉnh pháo, chống máy bay, thiết giáp.

Các chốt cũng được luân phiên thay thế để bảo đảm chiến đấu được lâu dài, liên tục bảo đảm vệ sinh, ăn uống.

-Về hình chức chốt được gọi là chốt bộ binh hay chốt hỏa lực, quân số của một chốt thường từ 1 tổ đến 1 Tiểu đội, trang bị vũ khí cá nhân hay cộng đồng, chốt hỏa lực trang bị cối, pháo hai liên thanh tùy theo nhiệm vụ.

-Xét về đặc tính chiến thuật, chốt gồm có chốt công kiên và chốt vận động, chốt công kiên lại chia làm 3 loại tùy theo nhiệm vụ:

Chốt đánh bộ binh - Chốt đánh thiết giáp - Chốt đánh trực thăng. Nếu sử dụng đơn độc gọi là chốt điểm, sử dụng có phối hợp nhiều chốt làm thành một vòng đai gọi là chốt kiềng.

(2) Địa thế và vị trí.
Chốt xử dụng lực lượng ít đánh nhiều lại cần phải quan sát, phải tử thủ chiến đấu nên chốt được bố trí trên các địa thế cao và trong các công sự vững chắc.

- Trên các địa thế như sườn, đỉnh của núi, đồi có thể chế ngự được đường đèo, đường mòn, đường đáy và khu vực thấp dùng làm trục di chuyển.
- Các điểm trọng yếu gần các trục di chuyển thường xuyên, các đường mòn, các trục có thể làm đường xuất phát; xung quanh một khu vực trống trải có thể làm bãi đáp, chỗ đổ bộ cho phi cơ, trực thăng.
- Xung quanh một khu vực địch chọn làm trận địa, căn cứ, khu vực trú quân của địch hay bao quanh vị trí tập trung quân của ta.
- Các xạ trường và tầm quan sát rộng, chốt theo dõi được lực lượng ta từ xa để kêu pháo hoặc diệt dễ dàng.

(3) Công sự.
Công sự phòng thủ của chốt rất kiên cố, thường là hầm hố, địa đạo hoặc hang hốc núi, các công sự đều có nắp các và được ngụy trang. Trong lúc không chiến đấu chốt luôn luôn phát triển giao thông hào, chiến hào. Hai loại công sự thường được chốt xử dụng là tuyến đôi và hầm hình chữ A.

(a) Tuyến đôi.
Một hệ thống giao thông hào dài từ 40 đến 60 thước, gồm có hai chiến hào song song cách nhau 30 đến 40 thước nối liền bằng những giao thông hào rộng cỡ 0,4m.

Tuyến trước và sau đều có hầm kháng cự. Tuyến sau có thể bắn phủ lên tuyến trước bằng các vũ khí cộng đồng. Trong lúc chiến đấu tuyến sau có tác
dụng :
- Làm vị trí phụ đê chốt rút về khi bị uy hiếp nặng.
- Cơ động chiến đấu nghụy trang lực lượng, để ta không đánh giá được lực lượng và cách bố trí của địch.
- Tăng cường 2 tên trang bị trung liên làm thành một hỏa điểm bí mật ở cạnh sườn phía trước của chốt. Hai tên này gọi là tiểu chốt, chỉ hoạt động khi chốt bị uy hiếp mạnh hoặc đội hình xung phong của ta bị rối loạn, Tiểu chốt có nhiệm vụ luôn luôn di động làm hỏa điểm bí mật phía bên sườn, hay sau lưng ta xung phong diệt chốt chinh.

(b) Hầm hình chữ A.
Hầm hình chữ A có nắp đậy, xử dụng từ hai hầm trở lên và được nối bằng những giao thông hào. Chốt công kiên đánh trực thăng thường ở trong hầm chữ A đôi. Chốt vận động xử dụng nhiều hầm làm thành một tuyến kiên cố, một vòng đai chốt để bao vây lực lượng ta.

(4) Chốt Bộ-binh.
Quân số chốt Bộ binh từ 7 đến 9 tên, xử dụng tuyến đôi làm vị trí chiến đấu. Chốt Bộ binh đang bị vũ khí nhẹ như AK. Chốt Bộ-binh đóng xen kẽ với chốt hỏa lực và lập thành một hệ thống nhiều chốt. Chốt chỉ khai hỏa khi lực lượng ta cách từ 10 đến 15 thước, chốt nào gần, chốt đó đánh, các chốt khác theo dõi và chỉ đánh khi chốt đầu bị áp lực manh và khi lực lượng ta điều động gần về phía chốt đó.

(5) Chốt hỏa lực.
Quân số tương đương như chốt Bộ binh, trang bị vũ chỉ nặng cối, DKZ được tăng cường một toán từ 2 đến 4 tên (xung lực) trang bị trung liên để yểm trợ cho các tên giữ cối, pháo và để đánh sau lưng hoặc cạnh sườn khi lực lượng ta xung-phong uy hiếp chốt. Trường hợp thiếu quân số, lấy người ngay trong chốt hỏa lực để làm xong lực bảo vệ chốt.

Chốt hỏa lực có nhiệm vụ bảo đảm cho chốt BB nếu bị tấn công hoặc phối hợp chiến đấu với chốt BB, chốt hỏa lực được bố trí xen kẽ với chốt BB nhưng tráng đóng dầy đặc. Chốt hỏa lực bố trí tùy theo loại vũ khí và lấy chốt BB làm chuẩn, với Đại-liên khoảng cách từ 800 đến 1000 thước, DKZ từ 1100 đến 1500 thước, khoảng cách giới hạn từ 500 đến 2000 thước.

Chốt hỏa lực khai hỏa khi chốt BB bị uy hiếp nặng, khi lực lượng ta đụng chốt BB phải cụm lại (tập trung), lúc viện binh ta vừa đến hoặc khu vực trực thẳng đang đổ bộ.


(6) Chốt công kiên.
Được đóng cố định tại các cao điểm, trong các công sự vững chức hoặc hang hốc núi, những đìa điểm ở gần trục di chuyển mà lực lượng ta như BB, thiết giáp có thể sử dụng hoặc chỗ trống trải dự trù trực thăng đáp được. Chốt này thường do cấp Trung- đội đảm nhận tổ chức lấy. Chốt được hậu cứ
Trung-đội ở thấp hơn có điểm nước và cho ẩn nấp tốt sẵn sàng chi viện, tản thương, nuôi ăn... Các chốt công kiên phải chiến đấu tử thủ và chia 3 loại:

- Chốt đánh Bộ binh dã ngoại
- Chốt đánh thiết giáp dã ngoại
- Chốt đánh trực thăng.

Chốt đánh trực thăng quân số khoảng 4 tên, trang bị Trung liên, 1 B40, 2 AK xử dụng hầm hình chữ A đôi, thường đóng chốt xung quanh một khu vực trống có thể làm bãi đáp để đánh trực thăng xuống đổ quân. Chốt đánh Bộ binh trang bị thêm mìn cơ giới (Claymore), chốt đánh thiết giáp có thủ pháo, ngoài ra quân sự và vũ khí như chốt đánh trực thăng. Chốt đánh BB và Thiết giáp xử dụng tuyến đôi.

(7) Chốt vận động.
Chốt kết hợp với lực lượng Pháo, cơ động để hỗ tương, liên hoàn chiến đấu. Chốt vận động thường xử dụng một hệ thống hầm chữ A có nắp và nối liền bằng các giao thông hào. Chốt này có nhiệm vụ tiêu hao, đánh lừa lực lượng ta vào trận-địa để cho các loại pháo và lực lượng cơ động tiêu diệt.

Chốt bố trí trên các cao điểm sườn dốc, hướng tiến quân mà lực lượng ta bắt buộc đi qua. quân số chốt thường từ 1 Trung-đội trang bị cối, B40, AK mìn định hướng .Có khi chốt vận động xử dụng lực lượng đến cấp Tiểu-Đoàn.
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,169
Động cơ
161,829 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Em ngồi ngay ngắn hóng chuyện cụ Ngao5 kể. Kính cụ@};-
 
Chỉnh sửa cuối:

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,985
Động cơ
48,363 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em lại hóng ảnh cụ Ngao ạ.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Thế quân Bắc việt chết bao nhiêu và bị thiơng bao nhiêu? Sao ko thấy bên ta thông kê cho Hoành tráng
Mỹ chết 1 thì QDND VN chết ~10. Trên wiki nói Mỹ đếm được 630 xác sau trận chiến.
Các anh hy sinh không uổng phí, ý chí xâm lược của người Mỹ đã nao núng sau trận chiến này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực

18-5-1969 – binh sĩ Sư đoàn Dù 101 bị thương trong trận giao chiến đẫm máu với bộ đội Bắc Việt Nam ở đồi A Bia/ Hamburger Hill. Ảnh: Shunsuke Akatsuka


Từ 10-5 đén 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester



Từ 10-5 đén 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester


Từ 10-5 đén 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester


Từ 10-5 đén 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester


Từ 10-5 đén 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester


Từ 10-5 đến 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester


5-1969, A Shau, căn cứ hoả lực pháo binh Mỹ. Anh Co Rentmeester


Từ 10-5 đến 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester


Từ 10-5 đến 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester


Từ 10-5 đến 20-5-1969, 3 tiểu đoàn Lữ đoàn 3, Sư đoàn Dù 101 giao tranh với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ đồi A Bia (Hamburger Hill), 72 linh Mỹ chết, 372 bị thương. Ảnh: Co Rentmeester
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,393
Động cơ
264,616 Mã lực
Mỹ chết 1 thì QDND VN chết ~10. Trên wiki nói Mỹ đếm được 630 xác sau trận chiến.
Các anh hy sinh không uổng phí, ý chí xâm lược của người Mỹ đã nao núng sau trận chiến này.
Mẽo có máy bay dội bom không ngừng! Thương binh Mẽo có thuốc tốt và được chuyển ngay ra tuyến sau điều trị. Hỏa lực pháo binh và trang bị hậu cần Mẽo hơn! Ngoài ra lính Mẽo có áo chống đạn! Và cái tỉ lệ 10/1 cũng là tgoongbtin từ mẽo!
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,952 Mã lực
Quân Mỹ hao tổn hàng trăm sinh mạng nhưng rốt cục chỉ chiếm được một ngọn đồi không có giá trị về quân sự. Thiếu tướng John M. Wright lặng lẽ ra lệnh rút khỏi đồi ngày 5 tháng 6. Các cuộc tranh luận về "Hamburger Hill" diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ, với những lời chỉ trích đặc biệt nghiêm trọng của các thượng nghị sĩ Edward Kennedy, George McGovern, và Stephen M. Young. Edward Kennedy gọi đây là "Cuộc hành quân điên rồ và vô trách nhiệm. Sinh mạng của binh sĩ Mỹ đã bị phung phí chỉ để thể diện nhà binh cho các sĩ quan chỉ huy"
Xin phép hỏi bác hết sức nghiêm túc là:
"một ngọn đồi không có giá trị về quân sự": Ừ, cậu Melvin Zais đánh vì sĩ diện.

"một ngọn đồi không có giá trị về quân sự": Thế phía đối thủ cậu Melvin Zais, cố giữ "một ngọn đồi không có giá trị về quân sự" làm cái quái gì nhỉ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực

19-5-1969 - binh sĩ Sư đoàn Dù 101 Mỹ bị thương ở Hamburger Hill (đồi A Bia) chờ được giài cứu. Ảnh: Hugh Van Es





20-5-1969 – Binh sĩ Lữ đoàn Dù 3, Sư đoàn Dù 101 sau khi đẩy lui bộ đội Bắc Việt Nam và tái chiếm đồi A Bia/Hill Humburger ở A Shau


20-5-1969 – Binh sĩ Lữ đoàn Dù 3, Sư đoàn Dù 101 sau khi đẩy lui bộ đội Bắc Việt Nam và tái chiếm đồi A Bia/Hill Humburger ở A Shau

















 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực



























 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Xin phép hỏi bác hết sức nghiêm túc là:
"một ngọn đồi không có giá trị về quân sự": Ừ, cậu Melvin Zais đánh vì sĩ diện.

"một ngọn đồi không có giá trị về quân sự": Thế phía đối thủ cậu Melvin Zais, cố giữ "một ngọn đồi không có giá trị về quân sự" làm cái quái gì nhỉ?
Cái này rất đơn giản cụ ạ. Quân Việt Nam muốn giết quân Mỹ. Chấp nhận thương vong 10/1 để như cụ Hồ nói "bẻ gãy ý chí xâm lược" của Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực




20-5-1969 - binh sĩ Sư đoàn Dù 101 chết và bị thương trong trận giao chiến đẫm máu với bộ đội Bắc Việt Nam ở đồi A Bia/ Hamburger Hill. Ảnh: Shunsuke Akatsuka







 
Thông tin thớt
Đang tải
Top