Trong suốt thập niên 1970 – 1990, Việt Nam tràn ngập tivi Nhật Bản với hàng chục thương hiệu như Hitachi, Sony, National, JVC, Sanyo, Sharp, NEC… Nhiều sản phẩm hiện vẫn được mua đi bán lại trên thị trường với giá trị từ vài trăm nghìn cho tới hàng chục triệu, phục vụ mục đích duy nhất trưng bày.
Từ những thập niên 1970 – 1990, khi chiếc tivi còn được xem là tài sản lớn, là thước đo về năng lực kinh tế của các hộ gia đình tại Việt Nam thì tivi xuất xứ Nhật Bản đã tràn ngập, chiếm số lượng áp đảo bên cạnh số ít các hãng đến từ Ba Lan (Neptuyn), Hàn Quốc (như Samsung, Daewoo)… tại Việt Nam.
Những chiếc tivi Nhật từ hàng mới cho tới hàng bãi mang thương hiệu Hitachi, JVC, National, Mitsubishi, Sanyo, Sony cho đến Sharp, NEC… được các gia đình có điều kiện sắm về sử dụng. Nhà nào sở hữu một chiếc tivi thì gia đình đó có thể nhanh chóng trở thành “trung tâm thông tin văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội…” của cả xóm, chiếc tivi trở thành cầu nối tình làng nghĩa xóm mỗi khi chiếu một bộ phim, vở chèo, trận đấu bóng...
Đến nay, đã vài chục năm đi qua, khi hầu hết những sản phẩm vang bóng một thời do cũ nát theo thời gian, giờ đây chỉ còn là rác điện tử, thì trong số đó, khá may mắn là một số dòng tivi cổ vẫn còn được kinh doanh, mua đi bán lại trên thị trường.
Màn hình chẳng thể hiển thị, loa không thể phát âm và hầu hết người mua về cũng không có ý định cũng như nhu cầu đem sửa để sử dụng. Thậm chí, có người bán còn rào trước: “Vui lòng đừng hỏi tôi tivi có sử dụng được không, vì tôi cũng không biết!” mà khách hàng vẫn vui vẻ.
Bởi đơn giản, những chiếc tivi đó chỉ còn mang tính chất trang trí, làm cảnh, được sắm về để sử dụng trong những quán café, nhà hàng, khách sạn hoặc phòng khách tùy theo diện tích, phục vụ cho sở thích của những người hoài cổ.
Hiện trên các trang web như phomuaban.vn, thegioidoco.net, xomco.vn…, thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp các thông tin rao bán tivi cổ mà tuổi đời có thể lên tới trên 30 – 40 năm, hoặc chí ít, cũng tới hơn 20 năm.
Thậm chí, có những chiếc tivi dù linh kiện bên trong đã bị mạng nhện bám đầy nhưng khi cắm điện các bóng đèn vẫn sáng, mang lại cảm giác thú vị cho người chơi.
Về giá bán, hầu hết thấp nhất thì chỉ tầm 250.000 đồng, 300.000 đồng, có người bán còn tuyên bố miễn mặc cả vì nó đã… quá bèo.
Loại được giá hơn là loại thuộc loại hàng độc có 4 “chân dài”, cửa lùa, cửa xếp… thì có thể được bán hàng triệu cho tới hàng chục triệu đồng.
Như tại trang phomuaban.vn, hiện một chiếc tivi National 25inch được rao bán tới 12 triệu đồng, cho dù giá trị duy nhất còn lại chỉ là để trang trí, làm cảnh. Một chiếc tivi cổ Sanyo 4 chân màn hình 16 inch được rao bán 3,7 triệu đồng
Một số hình ảnh về những mẫu tivi "hoa hậu" một thời của Nhật:
Tivi International hiện được rao bán với giá 450.000 đồng:
Tivi JVC vỏ gỗ:
Chiếc tivi NEC Perfect Vision 25 inch, hùng gỗ thịt, đầy đủ cửa xếp, chân đế này có giá rao bán 2,5 triệu đồng:
Sanyo 20 Deluxe cửa lùa với các núm phím trước còn đầy đủ, được bán với giá 1,5 triệu đồng:
Chiếc tivi Sony cửa lùa khi đóng lại:
Sony G14M1 - một sản phẩm "đời mới" hơn các loại trên hiện cũng có trên 20 năm tuổi:
Nguồn bài viết: http://ictnews.vn/the-gioi-so/hinh-anh-am-thanh/nhung-mau-tivi-nhat-vang-bong-mot-thoi-tai-viet-nam-124141.ict
Từ những thập niên 1970 – 1990, khi chiếc tivi còn được xem là tài sản lớn, là thước đo về năng lực kinh tế của các hộ gia đình tại Việt Nam thì tivi xuất xứ Nhật Bản đã tràn ngập, chiếm số lượng áp đảo bên cạnh số ít các hãng đến từ Ba Lan (Neptuyn), Hàn Quốc (như Samsung, Daewoo)… tại Việt Nam.
Những chiếc tivi Nhật từ hàng mới cho tới hàng bãi mang thương hiệu Hitachi, JVC, National, Mitsubishi, Sanyo, Sony cho đến Sharp, NEC… được các gia đình có điều kiện sắm về sử dụng. Nhà nào sở hữu một chiếc tivi thì gia đình đó có thể nhanh chóng trở thành “trung tâm thông tin văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội…” của cả xóm, chiếc tivi trở thành cầu nối tình làng nghĩa xóm mỗi khi chiếu một bộ phim, vở chèo, trận đấu bóng...
Đến nay, đã vài chục năm đi qua, khi hầu hết những sản phẩm vang bóng một thời do cũ nát theo thời gian, giờ đây chỉ còn là rác điện tử, thì trong số đó, khá may mắn là một số dòng tivi cổ vẫn còn được kinh doanh, mua đi bán lại trên thị trường.
Màn hình chẳng thể hiển thị, loa không thể phát âm và hầu hết người mua về cũng không có ý định cũng như nhu cầu đem sửa để sử dụng. Thậm chí, có người bán còn rào trước: “Vui lòng đừng hỏi tôi tivi có sử dụng được không, vì tôi cũng không biết!” mà khách hàng vẫn vui vẻ.
Bởi đơn giản, những chiếc tivi đó chỉ còn mang tính chất trang trí, làm cảnh, được sắm về để sử dụng trong những quán café, nhà hàng, khách sạn hoặc phòng khách tùy theo diện tích, phục vụ cho sở thích của những người hoài cổ.
Hiện trên các trang web như phomuaban.vn, thegioidoco.net, xomco.vn…, thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp các thông tin rao bán tivi cổ mà tuổi đời có thể lên tới trên 30 – 40 năm, hoặc chí ít, cũng tới hơn 20 năm.
Thậm chí, có những chiếc tivi dù linh kiện bên trong đã bị mạng nhện bám đầy nhưng khi cắm điện các bóng đèn vẫn sáng, mang lại cảm giác thú vị cho người chơi.
Về giá bán, hầu hết thấp nhất thì chỉ tầm 250.000 đồng, 300.000 đồng, có người bán còn tuyên bố miễn mặc cả vì nó đã… quá bèo.
Loại được giá hơn là loại thuộc loại hàng độc có 4 “chân dài”, cửa lùa, cửa xếp… thì có thể được bán hàng triệu cho tới hàng chục triệu đồng.
Như tại trang phomuaban.vn, hiện một chiếc tivi National 25inch được rao bán tới 12 triệu đồng, cho dù giá trị duy nhất còn lại chỉ là để trang trí, làm cảnh. Một chiếc tivi cổ Sanyo 4 chân màn hình 16 inch được rao bán 3,7 triệu đồng
Một số hình ảnh về những mẫu tivi "hoa hậu" một thời của Nhật:
Tivi International hiện được rao bán với giá 450.000 đồng:
Tivi JVC vỏ gỗ:
Chiếc tivi NEC Perfect Vision 25 inch, hùng gỗ thịt, đầy đủ cửa xếp, chân đế này có giá rao bán 2,5 triệu đồng:
Sanyo 20 Deluxe cửa lùa với các núm phím trước còn đầy đủ, được bán với giá 1,5 triệu đồng:
Chiếc tivi Sony cửa lùa khi đóng lại:
Sony G14M1 - một sản phẩm "đời mới" hơn các loại trên hiện cũng có trên 20 năm tuổi:
Nguồn bài viết: http://ictnews.vn/the-gioi-so/hinh-anh-am-thanh/nhung-mau-tivi-nhat-vang-bong-mot-thoi-tai-viet-nam-124141.ict