- Biển số
- OF-180307
- Ngày cấp bằng
- 10/2/13
- Số km
- 8,963
- Động cơ
- 412,414 Mã lực
- Nơi ở
- HN
- Website
- dantri.com.vn
Năm ngoái con gái đi học về hay mách có một bạn trai thuộc dạng ngổ ngáo trong lớp, chuyên trêu chọc, chửi bới, thậm chí có lần còn lấy bút bi chọc yêu phát vào mặt. Ông bố nghe kể lại, nghĩ trẻ con đôi khi nó nghịch dại một chút, nên chỉ bảo thế thì lần sau tránh nó ra, đừng chơi với nó nữa. Con gái mếu máo nói nhưng con có thèm chơi với nó đâu, nó cứ tự nhiên đập con.
Nghe ngóng chán chê, bữa nọ mới gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm hỏi han sự tình. Cô giáo bảo, anh chưa biết thôi, cái thằng này hơi tăng động, bắt nó đứng lên giữa lớp thì mặt nó hằm hằm trông rất hãi, đến cô chủ nhiệm nó còn không sợ thì nó sợ ai!
Rồi cô than thở, bây giờ thầy cô sợ trò hơn là trò sợ thầy cô. Bọn nó có xảy ra chuyện gì thì cũng phải ngọt nhạt nhẹ nhàng với chúng chứ không dám làm căng lên. Vì cái mạng xã hội giờ nó kinh lắm, không cẩn thận là mấy giây sau mặt mũi các cô nổi nhất nước luôn. Rồi thì người ta hùa vào chửi, chửi từ giáo viên chửi lây sang cả ngành giáo dục, nên nhiều khi các cô bất lực với đám trò hư, không biết phải làm gì để răn đe và khiến chúng nó sợ nữa!
Nghe cô giáo trần tình, mình đâm ra hoang mang và lúng túng. Hoang mang vì nếu đặt mình vào vị trí giáo viên, chẳng hạn trong lớp xảy ra một vụ mất trật tự hoặc đánh lộn, mình sẽ giải quyết như thế nào, khi mà mỗi đứa trò ngoan như một dũng sỹ, với một cái điện thoại luôn lăm lăm trong tay, sẵn sàng đưa gã thợ dạy lên FB, Tiktok đấu tố hoặc lấy tư liệu để mẹ nó ngồi nhà làm content câu view bán quần áo online?
Mình sẽ quát ầm lên, nghiến răng trèo trẹo dọa lôi cổ những đứa hư hỏng, láo toét lên gặp ban giám hiệu cho chúng nó kinh; sẽ đuổi ra khỏi tiết học, bắt viết bản tự kiểm điểm, gọi điện phản ánh với phụ huynh?
Hay vòng tay và cúi đầu lễ phép khi các thiên thần chỉ vào mặt mình, miệng không ngừng phun châu nhả ngọc tinh lời hay ý đẹp – bắt chước từ các idol giang hồ đang làm mưa làm gió trên mạng?
Thôi được rồi! Nếu xác định giữ cái nghề để kiếm cơm mình sẽ kệ cho chúng mày thích làm gì làm, đến tháng tiền thầy bỏ túi bố éo quan tâm. Vụ cô giáo mầm non tự dưng “mất dạy” vì bị phụ huynh tố lên FB cái chuyện rất cỏn con và ất ơ: “quên tháo dây buộc tóc cho trò”, còn âm ỉ trên mạng xã hội, thì lại đến chuyện giáo viên dạy nhạc ở Tuyên Quang bị các cháu lớp 7 dồn ép, buông lời hỗn láo ngay trong lớp, sẽ là bài học nằm lòng cho bất cứ thầy cô nào trong bối cảnh giáo viên bị vặt hết vũ khí như hiện nay (mặc dù vụ mới đây, cô giáo cú lên cũng cầm dép lùa học trò như lùa vịt trông như hề chèo).
Nhưng với cái tính bất cần của mình, đã nát đến nước này thôi thì trả dép bố về chứ dạy dỗ làm cái éo gì nữa. Bố về mở quán sửa chữa điện thoại di động một mình một cõi, được đồng nào xào đồng đấy, rau cháo qua ngày còn sướng hơn.
Trích nguồn: FB Nhà Văn Song Hà (lão Quay Chân)
Link: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02sMeqjfi8ZTXDyqLGTgShvryMDy71czVXjNvumq51675WGJkeAuKhQmE6GuEJczERl&id=100004462597433&mibextid=qC1gEa
Nghe ngóng chán chê, bữa nọ mới gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm hỏi han sự tình. Cô giáo bảo, anh chưa biết thôi, cái thằng này hơi tăng động, bắt nó đứng lên giữa lớp thì mặt nó hằm hằm trông rất hãi, đến cô chủ nhiệm nó còn không sợ thì nó sợ ai!
Rồi cô than thở, bây giờ thầy cô sợ trò hơn là trò sợ thầy cô. Bọn nó có xảy ra chuyện gì thì cũng phải ngọt nhạt nhẹ nhàng với chúng chứ không dám làm căng lên. Vì cái mạng xã hội giờ nó kinh lắm, không cẩn thận là mấy giây sau mặt mũi các cô nổi nhất nước luôn. Rồi thì người ta hùa vào chửi, chửi từ giáo viên chửi lây sang cả ngành giáo dục, nên nhiều khi các cô bất lực với đám trò hư, không biết phải làm gì để răn đe và khiến chúng nó sợ nữa!
Nghe cô giáo trần tình, mình đâm ra hoang mang và lúng túng. Hoang mang vì nếu đặt mình vào vị trí giáo viên, chẳng hạn trong lớp xảy ra một vụ mất trật tự hoặc đánh lộn, mình sẽ giải quyết như thế nào, khi mà mỗi đứa trò ngoan như một dũng sỹ, với một cái điện thoại luôn lăm lăm trong tay, sẵn sàng đưa gã thợ dạy lên FB, Tiktok đấu tố hoặc lấy tư liệu để mẹ nó ngồi nhà làm content câu view bán quần áo online?
Mình sẽ quát ầm lên, nghiến răng trèo trẹo dọa lôi cổ những đứa hư hỏng, láo toét lên gặp ban giám hiệu cho chúng nó kinh; sẽ đuổi ra khỏi tiết học, bắt viết bản tự kiểm điểm, gọi điện phản ánh với phụ huynh?
Hay vòng tay và cúi đầu lễ phép khi các thiên thần chỉ vào mặt mình, miệng không ngừng phun châu nhả ngọc tinh lời hay ý đẹp – bắt chước từ các idol giang hồ đang làm mưa làm gió trên mạng?
Thôi được rồi! Nếu xác định giữ cái nghề để kiếm cơm mình sẽ kệ cho chúng mày thích làm gì làm, đến tháng tiền thầy bỏ túi bố éo quan tâm. Vụ cô giáo mầm non tự dưng “mất dạy” vì bị phụ huynh tố lên FB cái chuyện rất cỏn con và ất ơ: “quên tháo dây buộc tóc cho trò”, còn âm ỉ trên mạng xã hội, thì lại đến chuyện giáo viên dạy nhạc ở Tuyên Quang bị các cháu lớp 7 dồn ép, buông lời hỗn láo ngay trong lớp, sẽ là bài học nằm lòng cho bất cứ thầy cô nào trong bối cảnh giáo viên bị vặt hết vũ khí như hiện nay (mặc dù vụ mới đây, cô giáo cú lên cũng cầm dép lùa học trò như lùa vịt trông như hề chèo).
Nhưng với cái tính bất cần của mình, đã nát đến nước này thôi thì trả dép bố về chứ dạy dỗ làm cái éo gì nữa. Bố về mở quán sửa chữa điện thoại di động một mình một cõi, được đồng nào xào đồng đấy, rau cháo qua ngày còn sướng hơn.
Trích nguồn: FB Nhà Văn Song Hà (lão Quay Chân)
Link: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02sMeqjfi8ZTXDyqLGTgShvryMDy71czVXjNvumq51675WGJkeAuKhQmE6GuEJczERl&id=100004462597433&mibextid=qC1gEa