- Biển số
- OF-12423
- Ngày cấp bằng
- 3/1/08
- Số km
- 96
- Động cơ
- 524,550 Mã lực
Sau khi sửa đổi 2 quyết định trái luật của Bộ GTVT:
Hàng ngàn chủ phương tiện được... giải thoát!
Lao Động số 99 Ngày 05/05/2008 Cập nhật: 9:31 PM, 04/05/2008
Xe vận tải hành khách của các HTX hoạt động tấp nập. (LĐ) - Ngày 2.5, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) TPHCM Nguyễn Duy Hiếu đã công bố rộng rãi quyết định (QĐ) số 07/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng ký ngày 29.4.2008, nội dung sửa đổi bổ sung các quyết định trái pháp luật số 16 và 17/2007/QĐ-BGTVT.
Hai quyết định này do Bộ GTVT ban hành trước đó từng gây thiệt hại nặng cho hàng ngàn xã viên các HTX vận tải tại TPHCM...
Ngược chủ trương
Như Báo Lao Động từng phản ánh: Cuối tháng 9.2006, Chính phủ có Nghị định 110/2006/NĐ-CP, cho phép DN, HTX và hộ cá thể kinh doanh vận tải bằng ôtô, mà không hề đề cập quyền sở hữu phương tiện.
Thế nhưng, ngày 26.3.2007, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã ký 2 QĐ (số 16 và 17), hướng dẫn thực hiện Nghị định 110/2006/NĐ-CP, lại buộc các xã viên chuyển quyền sở hữu xe cho HTX hoặc phải đăng ký hộ kinh doanh cho thuê xe, rồi hợp đồng cho HTX thuê lại xe mà họ đã góp vốn vào HTX (riêng taxi bắt buộc phải chuyển sở hữu vào HTX).
Sau khi các QĐ 16 và 17 có hiệu lực (1.10.2007), đã phát sinh hàng loạt mâu thuẫn sau: Nếu các xã viên phải chuyển quyền sở hữu xe cho HTX thì theo phương thức mua bán hay cho tặng? Giả sử sau đó HTX phá sản thì tài sản xã viên giải quyết ra sao?
Đáng nói, các xã viên đăng ký kinh doanh hộ cá thể đã phải chịu thuế, đến khi HTX thuê xe của họ lại phải chịu lần thuế nữa, và tất cả gánh nặng đó đương nhiên đổ lên đầu người dân.
Hậu quả: Hàng ngàn tài xế là chủ phương tiện (gồm hàng trăm xã viên HTX và hàng trăm tài xế taxi mua xe trả góp của DN) trở thành nạn nhân không lối thoát; hàng loạt HTX vận tải có nguy cơ tan rã; tình trạng xã viên chạy xe "dù" tăng đột biến...!
Chủ tịch Liên minh HTX TPHCM Nguyễn Duy Hiếu kêu cứu: "Nghị quyết số 13 Hội nghị TƯ 5 khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X chỉ rõ cần đa dạng hóa hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể, có cơ chế để HTX phát huy quyền sử dụng tư liệu sản xuất chung tại cơ sở; tách bạch giữa quyền này với quyền sở hữu của các xã viên. Các QĐ 16, 17 của Bộ GTVT đã đi ngược chủ trương lớn của Đảng".
Sau đó, Văn phòng TƯ Đảng cũng có CV 4071-CV/VPTW truyền đạt ý kiến của Thường trực Ban bí thư đến Ban cán sự Bộ GTVT, như sau: "Các QĐ 16, 17 không phù hợp với pháp luật về HTX, làm nảy sinh tâm lý thiếu tin tưởng của xã viên vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây khó khăn cho hoạt động HTX, không có lợi cho sự phát triển HTX nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung"...
Trái pháp luật
Sau khi thẩm định tính pháp lý các QĐ 16, 17 của Bộ GTVT, Bộ Tư pháp cũng có văn bản số 5187 (ngày 4.12.2007) phân tích: Việc Bộ GTVT ban hành các QĐ này là không đúng thẩm quyền vì tại khoản 5 điều 7 Luật DN năm 2005 nói rõ: các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
Luật DN năm 2005 đã quy định rõ những đặc thù về hình thái tài sản của HTX. Luật HTX và Nghị định số 177/2004/NĐ-CP, Nghị định 77/2005/NĐ-CP cũng quy định nhất quán về việc góp vốn được quy định tại điều lệ HTX, mà điều lệ này do Hội nghị thành lập HTX thảo luận và thống nhất (vốn góp tối thiểu: mức góp, hình thức góp, thời hạn góp và điều kiện trả lại vốn góp của xã viên).
Như vậy, việc Bộ GTVT buộc các chủ phương tiện chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho HTX là không phù hợp.
Đến ngày 7.1.2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về HTX, từng chủ trì soạn thảo Luật HTX năm 1996 và 2003) cũng có công văn 120/VKH-HTX, thông báo kết quả cuộc họp các bộ - ngành và xác định: "Các QĐ 16, 17 không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành nói chung, quy định về HTX nói riêng và cũng không đúng thẩm quyền".
Mặc dù vậy, các QĐ 16 và 17 của Bộ GTVT vẫn tồn tại khiến thiệt hại của các HTX vận tải và hàng ngàn xã viên ở TPHCM ngày càng nghiêm trọng, chỉ mãi tới khi Báo Lao Động và các phương tiện thông tin đại chúng khác cùng lên tiếng thì sự việc mới được giải quyết.
Đến nay, tại QĐ số 07/2008/QĐ-BGTVT, Bộ GTVT đã sửa đổi bổ sung các QĐ số 16, 17 cho phép các xe thuộc sở hữu của xã viên các HTX vận tải cũng được kinh doanh vận tải bình thường, khiến hàng ngàn chủ phương tiện được... giải thoát!
Dương Minh Đức
Hàng ngàn chủ phương tiện được... giải thoát!
Lao Động số 99 Ngày 05/05/2008 Cập nhật: 9:31 PM, 04/05/2008
Hai quyết định này do Bộ GTVT ban hành trước đó từng gây thiệt hại nặng cho hàng ngàn xã viên các HTX vận tải tại TPHCM...
Ngược chủ trương
Như Báo Lao Động từng phản ánh: Cuối tháng 9.2006, Chính phủ có Nghị định 110/2006/NĐ-CP, cho phép DN, HTX và hộ cá thể kinh doanh vận tải bằng ôtô, mà không hề đề cập quyền sở hữu phương tiện.
Thế nhưng, ngày 26.3.2007, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã ký 2 QĐ (số 16 và 17), hướng dẫn thực hiện Nghị định 110/2006/NĐ-CP, lại buộc các xã viên chuyển quyền sở hữu xe cho HTX hoặc phải đăng ký hộ kinh doanh cho thuê xe, rồi hợp đồng cho HTX thuê lại xe mà họ đã góp vốn vào HTX (riêng taxi bắt buộc phải chuyển sở hữu vào HTX).
Sau khi các QĐ 16 và 17 có hiệu lực (1.10.2007), đã phát sinh hàng loạt mâu thuẫn sau: Nếu các xã viên phải chuyển quyền sở hữu xe cho HTX thì theo phương thức mua bán hay cho tặng? Giả sử sau đó HTX phá sản thì tài sản xã viên giải quyết ra sao?
Đáng nói, các xã viên đăng ký kinh doanh hộ cá thể đã phải chịu thuế, đến khi HTX thuê xe của họ lại phải chịu lần thuế nữa, và tất cả gánh nặng đó đương nhiên đổ lên đầu người dân.
Hậu quả: Hàng ngàn tài xế là chủ phương tiện (gồm hàng trăm xã viên HTX và hàng trăm tài xế taxi mua xe trả góp của DN) trở thành nạn nhân không lối thoát; hàng loạt HTX vận tải có nguy cơ tan rã; tình trạng xã viên chạy xe "dù" tăng đột biến...!
Chủ tịch Liên minh HTX TPHCM Nguyễn Duy Hiếu kêu cứu: "Nghị quyết số 13 Hội nghị TƯ 5 khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X chỉ rõ cần đa dạng hóa hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể, có cơ chế để HTX phát huy quyền sử dụng tư liệu sản xuất chung tại cơ sở; tách bạch giữa quyền này với quyền sở hữu của các xã viên. Các QĐ 16, 17 của Bộ GTVT đã đi ngược chủ trương lớn của Đảng".
Sau đó, Văn phòng TƯ Đảng cũng có CV 4071-CV/VPTW truyền đạt ý kiến của Thường trực Ban bí thư đến Ban cán sự Bộ GTVT, như sau: "Các QĐ 16, 17 không phù hợp với pháp luật về HTX, làm nảy sinh tâm lý thiếu tin tưởng của xã viên vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây khó khăn cho hoạt động HTX, không có lợi cho sự phát triển HTX nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung"...
Trái pháp luật
Sau khi thẩm định tính pháp lý các QĐ 16, 17 của Bộ GTVT, Bộ Tư pháp cũng có văn bản số 5187 (ngày 4.12.2007) phân tích: Việc Bộ GTVT ban hành các QĐ này là không đúng thẩm quyền vì tại khoản 5 điều 7 Luật DN năm 2005 nói rõ: các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
Luật DN năm 2005 đã quy định rõ những đặc thù về hình thái tài sản của HTX. Luật HTX và Nghị định số 177/2004/NĐ-CP, Nghị định 77/2005/NĐ-CP cũng quy định nhất quán về việc góp vốn được quy định tại điều lệ HTX, mà điều lệ này do Hội nghị thành lập HTX thảo luận và thống nhất (vốn góp tối thiểu: mức góp, hình thức góp, thời hạn góp và điều kiện trả lại vốn góp của xã viên).
Như vậy, việc Bộ GTVT buộc các chủ phương tiện chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho HTX là không phù hợp.
Đến ngày 7.1.2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về HTX, từng chủ trì soạn thảo Luật HTX năm 1996 và 2003) cũng có công văn 120/VKH-HTX, thông báo kết quả cuộc họp các bộ - ngành và xác định: "Các QĐ 16, 17 không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành nói chung, quy định về HTX nói riêng và cũng không đúng thẩm quyền".
Mặc dù vậy, các QĐ 16 và 17 của Bộ GTVT vẫn tồn tại khiến thiệt hại của các HTX vận tải và hàng ngàn xã viên ở TPHCM ngày càng nghiêm trọng, chỉ mãi tới khi Báo Lao Động và các phương tiện thông tin đại chúng khác cùng lên tiếng thì sự việc mới được giải quyết.
Đến nay, tại QĐ số 07/2008/QĐ-BGTVT, Bộ GTVT đã sửa đổi bổ sung các QĐ số 16, 17 cho phép các xe thuộc sở hữu của xã viên các HTX vận tải cũng được kinh doanh vận tải bình thường, khiến hàng ngàn chủ phương tiện được... giải thoát!
Dương Minh Đức