[Funland] Nền kinh tế dựa vào sản xuất từ các phát kiến mới bền vững

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,066
Động cơ
505,560 Mã lực
Sáng nay đọc được bài này hay quá, chia sẻ có các cụ nào đang manh nha nghĩ đến việc khởi nghiệp từ sản xuất từ các phát kiến nhé ... và tất nhiên nền giáo dục phải thay đổi cực kỳ ...

Nhiều năm trước khi tôi dạy ở Trung Quốc, một giáo sư kinh tế nói với tôi về “khu vực chế tạo” nơi hàng trăm cơ xưởng đang vận hành. Ông ấy nói: “Nền kinh tế của chúng tôi đang bùng nở vì chúng tôi có lực lượng lao động lớn nhất và chi phí thấp nhất trên thế giới. Mục đích của chúng tôi là trở thành trung tâm chế tạo của thế giới.” Tôi hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu không có nhu cầu về công nhân lao động thêm nữa?” Ông ấy cười: “Cơ xưởng chế tạo bao giờ cũng cần công nhân lao động, không gì khác có thể xảy ra được?”

Năm ngoái khi tôi dạy ở Trung Quốc, ông ấy đã than với tôi về nạn thất nghiệp đang tăng lên “Công nghệ thay đổi nhiều thứ nhanh quá và tự động hoá đã xóa đi việc làm của nhiều công nhân lao động. Chúng tôi đang gặp khó khăn nơi nhiều cơ xưởng đang chuyển sang các nước có chi phí thấp hơn và nhiều công nhân không có việc làm. Là một nhà kinh tế, tôi nghĩ khi kinh tế thịnh vượng, mọi người sẽ mua nhiều, chi nhiều, kích thích sản xuất nhiều và thuê nhiều công nhân, nhưng điều đó không xảy ra.”

Tôi bảo: “Lí thuyết kinh tế đó chỉ có tác dụng trong quá khứ nhưng với toàn cầu hoá, cơ xưởng chế tạo có thể chuyển đi bất kì chỗ nào có chi phí thấp để làm cực đại lợi nhuận. Ngày nay với chi phí lao động tăng lên, Trung Quốc không còn là nước có chi phí thấp trên thế giới nữa và không thể cạnh tranh được với các nước có chi phí thấp hơn ở châu Phi và Đông Nam Á. Nhưng điều đó chỉ là bắt đầu, chẳng mấy chốc ông sẽ thấy kết quả của tự động hoá nơi robots sẽ thay thế công nhân thì ngay cả nước có chi phí thấp cũng không thể cạnh tranh được với máy móc.

Với robots sẽ có ít nhu cầu hơn về công nhân lao động. Vấn đề là nhiều người không nghĩ điều đó có thể xảy ra nhanh thế vì họ không hiểu luật Moore. Tôi nghĩ các nhà kinh tế cần nghiên cứu thêm về công nghệ để hiểu những thay đổi xảy ra trong thời đại này. Nhiều lí thuyết kinh tế đang được dạy ngày nay được sáng chế cho thời đại công nghiệp nơi chi phí thấp và xuất khẩu sản phẩm là dẫn lái then chốt. Nhưng ngày nay, một số lí thuyết này không còn hợp thức nữa. Trong thời đại công nghiệp, vốn và lao động là động cơ then chốt dẫn lái kinh tế nhưng trong thời đại thông tin, phát kiến và tri thức là động cơ mới cho tăng trưởng kinh tế. Thay vì hội tụ vào chế tạo và xây dựng cơ xưởng ông nên hội tụ vào cải tiến giáo dục công nghệ để sản xuất ra nhiều công nhân tri thức trước khi quá muộn.”
Ông ấy hỏi: “Ngày nay chúng tôi có nhiều người vào đại học hơn trước đây và con số người hoàn thành đại học đang tăng lên tới vài chục triệu mỗi năm. Chúng tôi hi vọng thế hệ này sẽ có cơ hội tốt hơn thế hệ trước, nhưng không hiểu sao hiện nay chúng tôi có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp.”

Tôi giải thích: “Vấn đề là nền kinh tế của các ông vẫn dựa trên việc chế tạo cho nên phần lớn việc làm sẵn có là việc làm lao động. Trong nhiều năm, nước các ông liên tục xây cơ xưởng với hi vọng rằng việc khoán ngoài chế tạo sẽ tiếp tục, mặc cho lương lao động tăng lên. Các ông không tập trung vào việc tạo ra việc làm cho người có giáo dục cao cho nên sinh viên của các ông có ít việc làm dành cho họ. Tất nhiên người có bằng đại học không sẵn lòng làm việc lao động cho nên các ông có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Vấn đề nữa là hệ thống giáo dục đã không thay đổi cho nên người tốt nghiệp của các ông không có kĩ năng mà thị trường việc làm cần do đó người tốt nghiệp của các ông không thể đi làm việc ở nước khác được. Có thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới nhưng người tốt nghiệp của các ông không thể lấp vào những chỗ đó vì họ không có tri thức và kĩ năng được cập nhật.”

Ông ấy đồng ý: “Hiện thời nhiều người tốt nghiệp vẫn chờ cơ hội việc làm mà có thể không bao giờ tới. Họ muốn có việc làm nhưng không có tri thức và kĩ năng để cạnh tranh việc làm. Chúng tôi có một hiện tượng bất thường có tên là “Đám kiến” mô tả hàng triệu người tốt nghiệp đại học thất nghiệp, bỏ gia đình, sống vất vưởng, không nhà, không cửa, không hy vọng ở tương lai như bầy kiến vỡ tổ, chui rúc dưới hầm cầu, trong hầm những cao ốc đông đúc hay ở góc phố đợi việc làm. Nhiều người thất vọng, tham gia vào các tội phạm hay ma tuý và rượu chè. Họ bị xã hội coi như giai cấp thấp nhất như nông dân, công nhân di trú, và người lao động thất nghiệp, mặc cho việc có bằng đại học. Ông đã đọc cuốn sách của giáo sư Lian Si tên là “Đám kiến” chưa?”

Tôi bảo ông ấy: “Tôi đã đọc cuốn sách đó. Điều đáng buồn là nhiều người thông minh, đã tốt nghiệp từ các đại học tốt nhưng không thể hoàn thành được mơ ước của họ. Là nhà giáo dục, chúng ta cần tìm ra giải pháp vì không hành động, chúng ta sẽ có một “thế hệ phí hoài” và điều đó có thể là gánh nặng cho xã hội. Cuối cùng những người thất nghiệp sẽ tách rời khỏi xã hội và tham gia vào những điều xấu như rượu chè, ma tuý và các hoạt động xấu khác. Ngày nay nhiều người vẫn còn hi vọng rằng họ có thể kiếm được việc làm nhưng nếu hi vọng này không còn khả thi, nó có thể gây ra nhiều vấn đề. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về “quả bom” này nếu vấn đề không được giải quyết.”

Ông ấy đồng ý: “Tôi biết điều đó. Là giáo sư kinh tế, chúng tôi đã thảo luận về cách biến đổi nền kinh tế của chúng tôi từ chế tạo sang phát kiến.”

Tôi bảo ông ấy: “Để làm cho việc này xảy ra, mọi thứ đều phải bắt đầu với giáo dục. Ngày nay chỉ vài nước làm được điều đó như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Nhiều nước vẫn còn lẫn lộn vì họ tin rằng chỉ đổi “khu chế tạo” thành “khu công nghệ cao” thì thay đổi sẽ xảy ra. Đó là sai lầm vì phát kiến công nghệ yêu cầu công nhân tri thức dẫn lái chứ không phải là xây nhiều khu công nghệ cao.

Thay đổi phải bắt đầu với giáo dục dựa trên công nghệ STEM. Lí do nhiều nhà kinh tế không hiểu điều đó vì biến đổi từ thời đại nông nghiệp sang thời đại công nghiệp đã bắt đầu bằng các cơ xưởng chế tạo nơi công nhân lao động chuyển từ nông trại vào cơ xưởng với đào tạo tối thiểu. Sự kiện là cơ xưởng yêu cầu “sức mạnh cơ bắp” nhưng phát kiến yêu cầu “sức mạnh trí não.” Thời đại công nghiệp dựa trên công nhân lao động để làm việc trong cơ xưởng nhưng thời đại thông tin phụ thuộc vào công nhân tri thức để phát kiến và điều đó dựa trên hệ thống giáo dục mạnh.

Có nhiều sinh viên vào đại học là cách phát triển nền kinh tế dựa trên phát kiến nhưng không cải tiến hệ thống giáo dục hội tụ vào công nghệ, các ông đang tạo ra đông người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp.”

Tài liệu tham khảo:
http://www.forbes.com/…/the-end-of-chinese-manufacturing-…/…
http://www.economist.com/node/21549956

http://www.cbsnews.com/…/chinas-slow-economy-forces-colleg…/

https://www.buzzfeed.com/…/chinas-ant-tribe-lives-in-the-wo…utm_term=.gwYYBZPGk8#.lkobkGo42N

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=278843749173418&id=100011433842858
 

aitymo

Xe điện
Biển số
OF-12347
Ngày cấp bằng
30/12/07
Số km
2,645
Động cơ
534,969 Mã lực
Cái này thế giới bắt đầu niis nhiều vào Davos forum năm ngoái 4th industrial revolution. máy móc thay thế con người là cách các nước phát triển cạnh tranh với các nước nhân công giá rẻ như ....
Ảng và Nhà Nước ra chắc đang nghiên cứu để đưa đất nước chúng ta đến bờ bến vinh quang
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,066
Động cơ
505,560 Mã lực
Trong thập niên 1960 và 1970, Carolina được coi là thủ phủ dệt của Mĩ với hàng nghìn xưởng dệt vải và nhà chế tạo quần áo với hàng trăm nghìn công nhân. Bắt đầu vào thập niên 1980 công nghiệp dệt chuyển sang Mexico, Trung Quốc, Bangladesh và Thailand nơi công nhân thêu dệt và sản xuất quần áo với chi phí khoảng vài đô la một ngày. Các thương hiệu nổi tiếng Gaffney, National Textiles, Cherokee v.v. những động cơ sản xuất chính của thương mại vải và dệt chuyển dịch xưởng máy do tác động của “toàn cầu hoá” mọi xưởng dệt và chế tạo quần áo ở Carolinas dọn đi nơi có chi phí thấp và hàng trăm nghìn công nhân Mĩ mất việc làm.

Năm ngoái (2015) , Parkdale Mills, xưởng dệt lớn nhất mở lại và rồi hàng trăm việc chế tạo lớn và nhỏ bắt đầu tái xuất như một sự hồi sinh của chế tạo Mĩ và xu hướng “sản xuất trở về.” Chẳng hạn, mới năm ngoái, phần lớn các nhà l bán quần áo đều mua quần áo từ các cơ xưởng sản xuất ở Ấn Độ, Thailand, Bangladesh và Việt Nam nhưng bây giờ, mua từ Mĩ là rẻ hơn. Tuy nhiên với sự hồi sinh của công nghệ dệt may, nhiều công ty chế tạo quần áo và đồ dệt ở Carolina mở cửa lại nhưng những công ty này không thuê nhiều công nhân bởi vì cơ xưởng của họ được vận hành chủ yếu bằng robots.

Một người chủ công ty giải thích: “Sản xuất quần áo là đơn giản và dễ tự động hoá. Robot của chúng tôi làm việc 24 giờ một ngày và mọi tuần, chúng có thể làm đủ mọi lại quần áo tuỳ theo chương trình máy tính và chúng tôi có trên sáu nghìn chương trình cho các kiểu quần áo, từ áo thun đơn giản cho tới Tuxedo phức tạp. Bằng việc sản xuất ở Mĩ chúng tôi có nhiều ưu thế. Chúng tôi không phải trả tiền chi phí vận tải từ việc gửi hàng hải ngoại. Khi thời trang thay đổi, chúng tôi có thể nhanh chóng thay đổi bằng việc thay thế chương trình phần mềm (Program) thay vì huấn luyện lại công nhân. Chúng tôi không phải lo lắng về công nhân bãi công như một số biến cố xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ vài năm trước. Robots không bãi công hay đòi tăng lương, chi phí tổng thể cho tự động hoá tuy là cao trong vài năm đầu do đầu tư vào robots và tự động hoá nhưng bây giờ nó thấp hơn ở hải ngoại. Các cơ xưởng của chúng tôi đã thay đổi mọi thứ sang tự động hoá và hiện đại tới mức chúng tôi không lo về an toàn hay nguy cơ cháy như đã xảy ra ở Bangladesh, Thailand. Tất nhiên, chính phủ hỗ trợ cho chúng tôi nhiều ưu đãi về thuế và đầu tư với lãi xuất thấp vì mọi thứ làm ở đây. Từ đầu năm nay, chúng tôi đã xuất khẩu quần áo đi khắp thế giới vì chúng tôi có vật tư tốt và chất lượng cao.”

Năm 2014, xuất khẩu của ngành dệt Mĩ là $22.7 tỉ và tiếp tục tăng trưởng quãng 30% mỗi năm. Ngành công nghiệp dệt và quần áo là khởi đầu của xu hướng "sản xuất trở về" lan rộng qua những công nghiệp khác, từ xe hơi đến phi cơ, từ máy móc đến nông nghiệp vv. trở về về chế tạo tại Mĩ. Một cuộc điều tra gần đây của chính phủ thấy rằng một nửa công ty Mĩ với chế tạo ở hải ngoại nói họ đang cân nhắc đem sản xuất trở lại do những khó khăn ở hải ngoại như tăng lương, chất lượng thấp và chi phí vận tải. Một người quản lí nói: “Ba mươi năm trước, chi phí thấp là quan trọng nhưng ngày nay với tự động hoá, chúng tôi có chi phí tốt hơn, chất lượng tốt hơn, và giá tốt hơn bởi việc chế tạo tại Mĩ. Bây giờ chúng tôi có thể xuất khẩu quần áo cho các chỗ khác thay vì nhập khẩu từ họ.”

Với robots và tự động hoá, những cơ xưởng này không thuê công nhân qui mô như trước, vì máy móc đã thay thế con người trong qui trình sản xuất. Tuy nhiên họ đang thuê các kĩ sư phần mềm, và những người lập trình máy tính để kiểm soát những robot và máy móc. Chẳng hạn việc chế tạo của Parkdale tạo ra 2.5 triệu pound sợi một tuần với quãng 140 công nhân. Năm 1980, mức sản xuất đó đã yêu cầu hơn 2,000 người. Việc làm quần áo của Apache sản xuất ra năm nghìn áo sơ mi một tuần chỉ với 25 công nhân, hai mươi năm trước họ cần trên 800 người.

Điều gì xảy ra cho dệt và chế tạo quần áo ở Ấn Độ, Thailand và Bangladesh? Nhiều công ty đóng cửa khi kinh doanh ngoại quốc kéo nhau "dọn về nước" với hàng trăm nghìn công nhân bị sa thải. Nền kinh tế của họ bắt đầu co lại nhanh chóng khi phần lớn các cơ xưởng của họ đóng lại. Một người chủ phàn nàn: “Toàn cầu hoá là một tai hoạ; kinh doanh của tôi đang tốt nên tôi vay tiền để mở rộng công ty nhưng bây giờ mọi thứ mất đi cả rồi và tôi có món nợ khổng lồ với ngân hàng mà tôi không thể trả được. Đó là tình huống rất tệ đang xảy ra tại đây.”

Một nhân viên cao cấp chính phủ Bangladesh nói với báo chí: “Chúng tôi không ngờ nó có thể xảy ra nhanh thế, đột nhiên chỉ trong một năm mà nhiều công ty dừng khoán ngoài (Outsource) và bỏ mặc chúng tôi với tình thế khó xử này. Không ai giải thích cho chúng tôi về xu hướng chuyển đổi sản xuất trở về vì công nghệ Robotics và tự động hoá. Chúng tôi cứ tưởng rằng kinh doanh này sẽ kéo dài nhiều năm. Chúng tôi đáng phải lẽ ra phải biết rõ hơn.”

Những bài viết ngắn này được soạn ra cho sinh viên của tôi trong lớp "Công Nghệ và Toàn cầu Hoá"

Tài liệu tham khảo:
http://www.nytimes.com/…/…/us-textile-factories-return.html…

http://www.usatoday.com/…/stateline-textile-indust…/5223287/

Các bạn có thể xem thêm về sự kiện này qua phim tài liệu trên YouTube:
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=278805249177268&id=100011433842858
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,066
Động cơ
505,560 Mã lực
Outscource của VN cũng đang chuẩn bị hết thời như này, chỉ sớm hay chiều.
VN đã chuẩn bị gì, ngành sản xuất của VN đã có gì?
Haizzz
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,636
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Dài quá

Và nhảm nhí

1 DN có thể lớn mạnh nhờ vào 1 trong 3 điều

Tiên phong về công nghệ. Hoặc chí ít sau này phải tiên phong về công nghệ. Điển hình là Samsung, khởi đâu không phải tiên phong về công nghệ, nhưng dân dần bắt buộc trở thành tiên phong về công nghệ. Ngày nay Samsung hình như là hãng đứng đầu về sở hữu công nghệ, sáng chế. Những anh khác trong lĩnh vực công nghệ mà không giữ được điều này, dần dần tèo. Sharp, Nokia, nhiều ví dụ lắm

Tối ưu về sản xuất. Điền hình trước đây là ngành dệt ở Anh, Mỹ, hoặc ô tô giai đoạn đầu. Tối ưu về sản xuất giúp DN sản xuất rẻ, cạnh tranh nhờ chí phí. Đặc biệt là quy mô. TQ rất giỏi về điều này. 200ha đất là 1 khu công nghiệp rất to, ví dụ khu bắc thăng long 2 giai đoạn của ta. Nhưng chỉ bằng diện tích 1 nhà máy của Tàu.

Chăm sóc KH hoàn hảo. Ví dụ các ngành dịch vụ, thời trang. Thiết kế 1 cái túi duy nhất (và do đó phục vụ khách hàng duy nhất). Đủ hiểu các hãng thời trang Ý tại sao không làm nhiều, tại sao chỉ mở CH ở những nơi đắt nhất và 1 cửa hàng thay vì bầy cả trăm sản phẩm chỉ bầy 5-10 cái lơ thơ. Tại sao RR mỗi năm chỉ làm 3-400 cái xe mà sống khỏe thế.

Không doah nghiệp nào dẫn đầu cả 3 điều trên

Khổ nổi mấy ông VN không thích làm culi, chỉ thích những cái hào nhoáng và hình như nhiều tiền. Chê Outsource thì được nhưng 2 cái còn lại có làm được không? Hay cứ nghe xu hướng thế nọ thế chai là đòi theo ngay? Ngày nay a Tào là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới rồi đó, muốn chống nó thì cố mà làm gấp đôi nó đi, thay vì chê thằng cu li

Đi đầu về công nghệ à, hay làm RR bán cho nhiều tiền?

Bảo sao nghèo... nghèo vì không chịu làm, còn bận nghĩ cách làm giàu

Thôi em đi làm đây...
 
Biển số
OF-124582
Ngày cấp bằng
17/12/11
Số km
158
Động cơ
380,740 Mã lực
Khi nhân công giá rẻ không còn là lợi thế và công nghệ tự động hóa phát triển mạnh thì Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái dư thừa lao động cả phổ thông và thành phần khác rất nhiều sau khi các cty, nhất là DNNN k đầu tư vào nữa. Khi đó nếu không có phương án xử lý sẽ rất nguy hiểm, kéo theo nhiều ảnh hưởng đến xã hội. Mong rằng Việt Nam sẽ vượt qua và phát triển.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,066
Động cơ
505,560 Mã lực
Khi nhân công giá rẻ không còn là lợi thế và công nghệ tự động hóa phát triển mạnh thì Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái dư thừa lao động cả phổ thông và thành phần khác rất nhiều sau khi các cty, nhất là DNNN k đầu tư vào nữa. Khi đó nếu không có phương án xử lý sẽ rất nguy hiểm, kéo theo nhiều ảnh hưởng đến xã hội. Mong rằng Việt Nam sẽ vượt qua và phát triển.
Đúng rồi cụ ah. Em thấy kinh tế của mình hiện nay phụ thuộc vào outsource hoàn toàn, như một lợi thế đáng tự hào, trong khi đó sản xuất trong nước - SMEs thì ko hỗ trợ một cách phù hợp, chỉ hỗ trợ FDI một cách ...mù quáng, như Fomosa là một ví dụ, như Lee&Man nữa v.v.
Trong khi đó công nghệ robot phát triển như vũ bão. Chỉ ko nhiều năm nữa đâu VN sẽ bị đẩy ra ngoài lề khi ko có nghành sx làm xương sống.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,066
Động cơ
505,560 Mã lực
Dài quá

Và nhảm nhí

1 DN có thể lớn mạnh nhờ vào 1 trong 3 điều

Tiên phong về công nghệ. Hoặc chí ít sau này phải tiên phong về công nghệ. Điển hình là Samsung, khởi đâu không phải tiên phong về công nghệ, nhưng dân dần bắt buộc trở thành tiên phong về công nghệ. Ngày nay Samsung hình như là hãng đứng đầu về sở hữu công nghệ, sáng chế. Những anh khác trong lĩnh vực công nghệ mà không giữ được điều này, dần dần tèo. Sharp, Nokia, nhiều ví dụ lắm

Tối ưu về sản xuất. Điền hình trước đây là ngành dệt ở Anh, Mỹ, hoặc ô tô giai đoạn đầu. Tối ưu về sản xuất giúp DN sản xuất rẻ, cạnh tranh nhờ chí phí. Đặc biệt là quy mô. TQ rất giỏi về điều này. 200ha đất là 1 khu công nghiệp rất to, ví dụ khu bắc thăng long 2 giai đoạn của ta. Nhưng chỉ bằng diện tích 1 nhà máy của Tàu.

Chăm sóc KH hoàn hảo. Ví dụ các ngành dịch vụ, thời trang. Thiết kế 1 cái túi duy nhất (và do đó phục vụ khách hàng duy nhất). Đủ hiểu các hãng thời trang Ý tại sao không làm nhiều, tại sao chỉ mở CH ở những nơi đắt nhất và 1 cửa hàng thay vì bầy cả trăm sản phẩm chỉ bầy 5-10 cái lơ thơ. Tại sao RR mỗi năm chỉ làm 3-400 cái xe mà sống khỏe thế.

Không doah nghiệp nào dẫn đầu cả 3 điều trên

Khổ nổi mấy ông VN không thích làm culi, chỉ thích những cái hào nhoáng và hình như nhiều tiền. Chê Outsource thì được nhưng 2 cái còn lại có làm được không? Hay cứ nghe xu hướng thế nọ thế chai là đòi theo ngay? Ngày nay a Tào là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới rồi đó, muốn chống nó thì cố mà làm gấp đôi nó đi, thay vì chê thằng cu li

Đi đầu về công nghệ à, hay làm RR bán cho nhiều tiền?

Bảo sao nghèo... nghèo vì không chịu làm, còn bận nghĩ cách làm giàu

Thôi em đi làm đây...
Cụ chả đọc kỹ gì cả, chém lung tung chả vào trọng tâm gì cả, hix.
 
Biển số
OF-124582
Ngày cấp bằng
17/12/11
Số km
158
Động cơ
380,740 Mã lực
Đúng rồi cụ ah. Em thấy kinh tế của mình hiện nay phụ thuộc vào outsource hoàn toàn, như một lợi thế đáng tự hào, trong khi đó sản xuất trong nước - SMEs thì ko hỗ trợ một cách phù hợp, chỉ hỗ trợ FDI một cách ...mù quáng, như Fomosa là một ví dụ, như Lee&Man nữa v.v.
Trong khi đó công nghệ robot phát triển như vũ bão. Chỉ ko nhiều năm nữa đâu VN sẽ bị đẩy ra ngoài lề khi ko có nghành sx làm xương sống.
Vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm. Tuy nhiên bệnh thành tích và lợi ích nhóm làm mờ tất cả. Bệnh thành tích ở đây là chỉ cần thu hút được đầu tư để có tiếng đã, hậu quả gì không quan tâm. Sau thời gian hậu quả thì người khác phải chịu, nặng nề nhất là người dân (ảnh hưởng sức khỏe, việc làm vv). Các DN FDI thì được ưu đãi, hỗ trợ rất nhiều trong khi nhìn lại các DN trong nước thì bị gây khó khăn, nhũng nhiễu. Đúng như cụ nói về công nghệ robot phát triển thì đến NLĐ ở các nước phát triển còn lo nói gì ở VN. Nếu không có chính sách ưu đãi, khuyến khích để phát triển nền sản xuất của các DN trong nước thì khi DNNN không thuê nhân công để chuyển sang dùng robot thì NLĐ (chủ yếu là LĐ phổ thông) sẽ ra sao? Dịch vụ thì toàn đuổi khách đi cũng không phát triển được. Lo lắng quá cụ ạ.
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,678
Động cơ
330,374 Mã lực
Cái này đúng nhưng khó thực hiện lắm: Đầu tư SX chi phí lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Với trình độ KHCN ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân lực càng ngày càng cao. Mà muốn cao thì phải học thật, làm thật....còn cứ chạy theo thành tích thì còn lâu mới có nhân lực chất lượng cao được :|
 

Yeu_Hoa

Xe buýt
Biển số
OF-422969
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
908
Động cơ
225,513 Mã lực
Thớt hay nhưng chả thấy cụ mợ nào vào chém. Hay các cụ mợ cũng giống cháu, thấy hay mà điếu biết chém gì, đành kê dép ngồi hóng :(

Thực ra nhà cháu mù tịt về chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô của quốc gia. Định hướng phát triển dư lào, ngành nào là mũi nhọn, là xương sống... Cụ mợ nào biết vào khai sáng hộ cháu với.

Mà thực ra cháu cũng chả biết là cháu có quyền được biết về những cái thứ đó không nữa.
Haizzz
 

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,547
Động cơ
550,062 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Mọi thứ như một cái vòng luẩn quẩn, Việt Nam ta tụt hậu ngày càng xa rồi.
 

thacthuy

Xe tăng
Biển số
OF-117652
Ngày cấp bằng
21/10/11
Số km
1,341
Động cơ
394,470 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ giải ngố hộ e cái công nghệ STEM là gì vậy?
 

coconvn

Xe buýt
Biển số
OF-198981
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
675
Động cơ
331,199 Mã lực
Đặt giả thiết samsung VN cũng theo xu hướng này. Mọi lao động chân tay được thay bằng máy móc. Vậy xử lý thế nào cho hàng vạn người lao động như vậy ?
 

apiz

Xe buýt
Biển số
OF-100781
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
510
Động cơ
401,803 Mã lực
Giải pháp nào cho Việt Nam và các nước thứ 3 chuyên gia công khi robot là xu thế trong tương lai rất gần.
Ngành KHKT đỉnh cao của thế giới phát triển với tốc độ quá nhanh. E lo chỉ trong 1-2 thập kỷ nữa thôi máy móc sẽ sản xuất 1 nửa sản phẩm của xã hội mất.
 
Biển số
OF-124582
Ngày cấp bằng
17/12/11
Số km
158
Động cơ
380,740 Mã lực
Đặt giả thiết samsung VN cũng theo xu hướng này. Mọi lao động chân tay được thay bằng máy móc. Vậy xử lý thế nào cho hàng vạn người lao động như vậy ?
Nếu làm bằng máy móc nó sẽ không làm ở VN đâu cụ ợ. Nó sẽ làm ở gần nơi bán để giảm chi phí vận chuyển. Hiện tại chi phí nhân công đang có ưu thế so với tự động hóa nên nó mới rầm rộ đầu tư vào các thị trường lao động giá rẻ. Đến khi đầu tư vào robot có lợi hơn nó sẽ bye bye thôi. Tương lai ấy không xa nữa đâu.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,201
Động cơ
993,595 Mã lực
Khi nhân công giá rẻ không còn là lợi thế ...
Lợi thế "nhân công giá rẻ" của VN đang mất đi rất nhanh!
Chất lượng nhân công thấp, cả về mặt đào tạo lẫn kỷ luật+tác phong lao động nên năng suất lao đông rất thấp,
trong khi chi phí cho lao động (kể cả loại phổ thông không được đào tạo) đang tăng lên rất nhanh, nhất là với hiện trạng bảo hiểm thụt két+chính sách tận thu chung của Nhà nước. Riêng chi phí cho bảo hiểm đã chiếm hơn 30% quỹ tiền lương+chính sách về lao động khi phải đền bù làm cho giá nhân công đơn giản đã ở mức rất cao và vẫn đang tăng lên!
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,678
Động cơ
330,374 Mã lực
Nếu làm bằng máy móc nó sẽ không làm ở VN đâu cụ ợ. Nó sẽ làm ở gần nơi bán để giảm chi phí vận chuyển. Hiện tại chi phí nhân công đang có ưu thế so với tự động hóa nên nó mới rầm rộ đầu tư vào các thị trường lao động giá rẻ. Đến khi đầu tư vào robot có lợi hơn nó sẽ bye bye thôi. Tương lai ấy không xa nữa đâu.
Người Việt mình quá lười nên khó đầu tư công nghệ cao lắm :| không muốn bỏ công sức ra học hành tử tế, nhưng lại thích làm giàu nhanh, thấy thằng khác giàu thì rất GATO, có biết đâu để giàu được nó cũng phải cày nổ máu mắt ra ấy, cứ làm như tự nhiên tiền nó rơi vào đầu ấy :(
Đâu xa như vụ chặn xe đưa đón CN ở Nghệ An vừa rồi đó...cứ như vậy ai dám đầu tư công nghệ mới :|
Rồi nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư dây truyền SX hiện đại lắm, nhưng không đầu tư nổi. Vì khi đầu tư SX hiện đại thì nhân lực địa phương không đáp ứng được, người ta phải thuê nhân lực từ nơi khác đến là lại biểu tình, phản đối....nhưng lúc bảo đi học nghề thì éo ông nào chịu học, chỉ nhăm nhăm tiêu hết đống tiền đền bù đã :((
 

Yeu_Hoa

Xe buýt
Biển số
OF-422969
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
908
Động cơ
225,513 Mã lực
Có vẻ như các cụ mợ đều thống nhất quan điểm: Chiến lược pt của Việt Nam cũng là tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ, đưa công xưởng thế giới về nhà (như tàu, thái và một số quốc gia châu Phi đã, đang làm) phải không ạ?
Riêng cháu thấy nếu đúng như thế thì chiến lược này không thể hiện rõ ràng trên các văn bản, văn kiện chính thống, và cũng không thực sự rõ trên thực tế hiện nay.
Hay là các cụ mợ đang suy diễn?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top