[Funland] Năng suất lao động của người Việt?

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Mời các cụ não đầy sỏi nghía thử bài viết này:
—————
Nguyên văn:
Chúng ta vẫn thường nghe thấy giới tiểu tư sản lưu manh của Việt Nam nói rằng một người lao động ở Singapore hay ở Nhật có năng suất lao động cao gấp mấy chục lần người Việt Nam. Người ta nói rằng năng suất lao động cao hơn thì giàu hơn, dân Việt Nam nghèo là vì năng suất lao động thấp.

Người ta cũng thường lấy ví dụ về những người già ở Nhật hay ở Singapore đến năm 70-80 tuổi vẫn phải đi làm, họ gọi đó là chăm chỉ. Chăm chỉ thì mới giàu, còn lười biếng như dân Việt Nam, 60 tuổi đã nghỉ hưu nên nghèo.

Câu hỏi:

Nếu năng suất lao động của dân Nhật hay Singapore cao gấp mấy chục lần Việt Nam thì sao mức sống của người lao động bình thường ở đó không gấp mấy chục lần Việt Nam vậy? Thực tế mức sống của một người công nhân ở Nhật hay ở Việt Nam không chênh lệch nhiều. Cái năng suất lao động cao hơn mấy chục lần ấy đã chui vào túi ai?

Nếu một quốc gia thực sự giàu có và an sinh xã hội tốt thì những người già sẽ được nghỉ hưu sớm, nhường chỗ cho những người trẻ khỏe hơn. Thực tế là an sinh xã hội của Nhật hay Singapore đều không đủ tốt, người lao động phải làm việc lâu năm mà lương hưu không vẫn không đủ sống nên họ buộc phải đi làm để kiếm thêm. Tại sao một sự thất bại của xã hội tư bản lại được coi là nguyên nhân thành công của họ?

Xã hội loài người cho tới nay là xã hội có sự phân chia giai cấp: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Lao động của người bị bóc lột bao giờ cũng bị chia làm hai phần: Phần thứ nhất để nuôi sống bản thân. Phần thứ hai là để làm giàu cho kẻ bóc lột, bất kể là dưới dạng thuế khóa nộp cho nhà nước hay lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.

Cái phần lao động mà nhà nước và giới chủ doanh nghiệp quan tâm tới là phần thứ hai, không phải là phần thứ nhất. Họ muốn phần thứ hai càng nhiều càng tốt và phần thứ nhất càng ít càng tốt. Điều này trả lời cho câu hỏi thứ nhất về năng suất lao động. Năng suất lao động của người Nhật hay người Singapore bình thường quy ra tiền (mặc dù thước đo này rất không chính xác) có cao gấp mấy chục lần người Việt Nam thì mức sống họ cũng không cao hơn đáng kể vì phần lớn thành quả lao động của họ chui vào túi doanh nghiệp và nhà nước.

Doanh nghiệp luôn tuyên truyền năng suất lao động thấp, đòi kéo dài thời gian làm việc, đòi kéo dài độ tuổi làm việc, đều là để làm đầy túi của họ, chứ không phải để làm đầy túi người lao động. Trái lại càng làm việc nhiều thì túi người lao động sẽ càng vơi. Nếu như trước kia một người lao động làm việc 20 năm suốt đời mình để nhận được một khoản tiền lương hưu hàng tháng, thì giờ nếu họ phải làm 30 năm, theo quy luật thị trường doanh nghiệp sẽ trả lương tháng thấp hơn vì người lao động có thời gian tích lũy lương hưu lâu hơn. Vậy nên ở các nước tư bản, năng suất lao động tỷ lệ nghịch với mức sống của người lao động. Năng suất lao động càng cao thì người lao động sẽ càng nghèo, ngược lại chủ doanh nghiệp và nhà nước sẽ càng giàu.

Năng suất lao động của người Việt Nam có thực sự thấp người ta như vẫn so sánh? Câu trả lời là không. Bởi vì khác với người lao động ở các nước tư bản đa số người dân Việt Nam chỉ lao động để nuôi sống bản thân mình. Sáu mươi phần trăm người lao động ở Việt Nam là nông dân, họ có mảnh đất canh tác nhỏ để làm ra lương thực nuôi sống bản thân và gia đình, phần này không tính vào năng suất lao động vì nó không quy ra tiền được. Họ không phải đóng thuế nông nghiệp, thuế đất thì rất thấp. Người lao động rảnh rỗi thì họ làm thêm việc này việc kia để kiếm thêm thu nhập. Chủ doanh nghiệp không có cách nào ép những người lao động tự do đó làm việc với cường độ khủng khiếp như ở các nước tư bản vì họ không buộc phải lao động làm thuê để tồn tại.

Giới chủ doanh nghiệp không quan tâm đến cái phần người ta lao động để nuôi sống bản thân mình, mà chỉ quan tâm đến cái phần họ bóc lột được từ người lao động. Thế nên cái so sánh về năng suất lao động quy ra tiền kia phải hiểu là một người lao động ở Nhật hay ở Singapore bị bóc lột gấp mấy chục lần ở Việt Nam. Điều này trả lời cho câu hỏi thứ hai. Bí mật cho sự giàu có của các nước tư bản là duy trì mức độ bóc lột cao khủng khiếp đối với người lao động. Chủ doanh nghiệp Việt Nam cũng muốn áp dụng cái bí quyết thành công của tư bản ấy ở Việt Nam.

Có một người bạn lại hỏi tôi rằng: Tại sao Việt Nam không có các công trình to lớn hoành tráng như các nước khác? Có phải là do năng suất lao động của Việt Nam thấp? Hay là do Việt Nam chiến tranh nhiều, của cải bị tàn phá hết, không có điều kiện làm mấy thứ đó?

Câu trả lời: Chuyện đó đều không liên quan đến năng suất lao động hay chiến tranh. Của cải đổ vào xây dựng những công trình to lớn kia ở đâu ra? Đều là phần bóc lột được từ người lao động. Ở những nước khác, khi nhà nước hay giai cấp thống trị đủ mạnh thì họ bóc lột được lượng của cải khổng lồ từ người lao động, của cải đó sẽ được dùng để xây dựng các công trình kỳ vĩ. Các công trình ấy đều thuộc về nhà nước hay giai cấp thống trị, đóng vai trò như là biểu tượng cho sự thống trị của họ. Vậy nên những thứ đó là biểu tượng cho sự áp bức, đâu phải là biểu tượng cho sự tự do của người lao động.

Từ thời xa xưa, Việt Nam đã là một đất nước có tầng lớp nông dân tương đối tự do, mặc dù họ không có quyền công dân trong các xã hội phong kiến song các thiết chế địa phương đại diện cho nông dân đủ mạnh để hạn chế mức độ bóc lột của chính quyền trung ương. Ngay cả những nhà nước phong kiến hùng mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam cũng không có khả năng bóc lột được những khối của cải thặng dư khổng lồ từ nông dân để xây dựng các công trình kỳ vĩ. Vậy nên việc thiếu vắng các công trình kỳ vĩ ở Việt Nam không phải do năng suất lao động thấp mà ngược lại là một biểu tượng cho sự tự do tương đối của nông dân. Giới chủ doanh nghiệp tất nhiên cũng không thích điều này, nên họ tìm mọi cách công kích, hạ nhục người Việt Nam nói chung về việc không có các công trình kỳ vĩ.

Khái niệm tự do bao gồm ba nội dung cụ thể. Thứ nhất, mỗi cá nhân đều làm chủ bản thân mình, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị, họ không phải làm lao động làm giàu cho ai. Thứ hai, cộng đồng công dân của những người tự do ấy không bị ai cai trị. Thứ ba, quốc gia của họ không phải lệ thuộc vào quốc gia khác. Thế nên từ trong sâu thẳm tâm hồn của người Việt Nam tự do, ai cũng hiểu rằng sự độc lập tự do của quốc gia là một phần của tự do cá nhân. Nói nôm na như các cụ thời xưa là: Nước đã mất thì nhà làm gì còn. Bởi vậy nên người Việt Nam mới luôn chiến đấu hết mình vì độc lập của quốc gia và khinh bỉ những kẻ làm tay sai cho ngoại bang. Tuy vậy, sự bất khuất cũng không thể giúp người Việt Nam đứng vững nếu năng suất lao động không đủ cao để nuôi sống bản thân và duy trì những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài đẵng đẵng. Vậy nên về mặt chính trị, mưu đồ của những kẻ tuyên truyền năng suất lao động Việt Nam thấp chính là phủ nhận sự độc lập tự cường của Việt Nam. Chúng đều sẽ nói rằng dân Việt Nam có năng suất lao động thấp, ăn còn chả đủ lấy đâu ra của cải mà đánh Pháp đánh Mỹ, đều là nhận viện trợ của nước ngoài để đánh cả và từ đó chúng sẽ kết luận rằng giống loài Việt Nam là một giống loài hạ đẳng chỉ biết đi nhận tiền để đánh thuê cho đế quốc.

Nếu một người lao động Việt Nam tự do có phải nghe mấy câu lải nhải về năng suất lao động thấp, lười biếng hay thấp kém vì không có các công trình hoành tráng thì anh ta có thể ưỡn ngực mỉm cười: Tôi là một người tự do, một kẻ nô lệ, cho dù có sống trong lâu đài bằng vàng, cũng không thể hiểu được thế nào là tự do!

Bài viết lão nỡm tay này không biết qua khỏi mùa cô vít hay ko nữa
——-
Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02jM35reLgfk9ecsGFkBGWwEyBfZmeaA47zmPENeoEyNWQjQA13Jy9HA1MFwwXngGNl&id=100003868198858
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
Câu hỏi:

Nếu năng suất lao động của dân Nhật hay Singapore cao gấp mấy chục lần Việt Nam thì sao mức sống của người lao động bình thường ở đó không gấp mấy chục lần Việt Nam vậy? Thực tế mức sống của một người công nhân ở Nhật hay ở Việt Nam không chênh lệch nhiều. Cái năng suất lao động cao hơn mấy chục lần ấy đã chui vào túi ai?

Nếu một quốc gia thực sự giàu có và an sinh xã hội tốt thì những người già sẽ được nghỉ hưu sớm, nhường chỗ cho những người trẻ khỏe hơn. Thực tế là an sinh xã hội của Nhật hay Singapore đều không đủ tốt, người lao động phải làm việc lâu năm mà lương hưu không vẫn không đủ sống nên họ buộc phải đi làm để kiếm thêm. Tại sao một sự thất bại của xã hội tư bản lại được coi là nguyên nhân thành công của họ?
Bác đi so sánh Năng suất lao động và Mức sống thì hỏng.
Vì NSLĐ có thể so sánh, còn so sánh cái gọi là Mức sống nó không đơn giản như thế.

Sao bác không lấy luôn Norway, Sweden, Germany, Finland và so sánh, nhỉ.
NSLĐ tụi đó cao bằng hoặc hơn những Japan và Singapore.

Về "người lao động phải làm việc lâu năm mà lương hưu không vẫn không đủ sống nên họ buộc phải đi làm để kiếm thêm": Xứ nào cũng có dăm người dù cày hộc mặt ra vẫn không đủ sống. Lý do có đủ cả chủ quan, khách quan hoặc cả hai.

Chưa kể, 1 người mà tôi biết, kể là, họ hưu trí + lao động kiếm tiền, để có việc làm, để cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn, chứ không phải để bữa cơm có thịt. Cái đó thì đáng trân trọng.
Tôi không có Tỷ lệ những người "đi làm thêm" thế này.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,436
Động cơ
82,796 Mã lực
NGhe về người Nhật lương cao; mức sống tốt, ... thì nghe nhiều rồi nhưng em làm việc với người Nhật em ngán tận cổ. Ghét nhất là cái kiểu họ hỏi mình từng li từng tí như kiểu một ông thày giáo hỏi học sinh lớp 1. Trong khi nếu ông có đẳng cấp, có trình độ, ... thì ông đọc cái ông biết họ làm đúng hay không luôn vì mọi việc đều theo các quy định của quốc tế chứ nền khoa học của Việt nam đâu có nghĩ được nhiều thứ to tát đâu. Đồng thời, qua tuổi về hưu thì cũng có người đi làm, có người chỉ chơi thôi mà chả kiếm thêm việc làm. cái đó còn tùy ở người dân từng nước và tùy từng người. Cứ cắm đầu vào công việc em thấy cũng không hay vì mình ít trả nghiệm ở xã hội. Em thấy như người bạn em: tuổi ngoại tứ tuần thôi mà cách 1 năm đi ô tô xuyên Việt một lần và mỗi lần như vậy mất 25 ngày là em thích mà vẫn chưa làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,158
Động cơ
220,386 Mã lực
Cái này nói nhiều lần rồi, năng suất là giống nhau. Nhưng doanh nghiệp đầu ngành thế giới, khu vực thì lãi ăn dày hơn. Và bọn Sin còn có tiền giúp nữa, ví dụ VN mỗi công nhân sử dụng 100 triệu tiền máy móc (tính bình quân cả các bà hàng xén), bên Sin mỗi công nhân có 10 tỉ tiền máy như nhà máy lọc dầu...
 

Metnghi01

Xe hơi
Biển số
OF-815642
Ngày cấp bằng
11/7/22
Số km
184
Động cơ
7,001 Mã lực
Nơi ở
TP.HCM
Công nhân ngành tàu nhanh ở Anh và VN đều có năng suất lao động khoảng 25 khách/tuần và có mức sống như nhau dù giá trị tạo ra ở Anh (103USD/vé) gấp 10 lần VN (200K/vé)
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Mời các cụ não đầy sỏi nghía thử bài viết này:
—————
Nguyên văn:
Chúng ta vẫn thường nghe thấy giới tiểu tư sản lưu manh của Việt Nam nói rằng một người lao động ở Singapore hay ở Nhật có năng suất lao động cao gấp mấy chục lần người Việt Nam. Người ta nói rằng năng suất lao động cao hơn thì giàu hơn, dân Việt Nam nghèo là vì năng suất lao động thấp.

Người ta cũng thường lấy ví dụ về những người già ở Nhật hay ở Singapore đến năm 70-80 tuổi vẫn phải đi làm, họ gọi đó là chăm chỉ. Chăm chỉ thì mới giàu, còn lười biếng như dân Việt Nam, 60 tuổi đã nghỉ hưu nên nghèo.

Câu hỏi:

Nếu năng suất lao động của dân Nhật hay Singapore cao gấp mấy chục lần Việt Nam thì sao mức sống của người lao động bình thường ở đó không gấp mấy chục lần Việt Nam vậy? Thực tế mức sống của một người công nhân ở Nhật hay ở Việt Nam không chênh lệch nhiều. Cái năng suất lao động cao hơn mấy chục lần ấy đã chui vào túi ai?

Nếu một quốc gia thực sự giàu có và an sinh xã hội tốt thì những người già sẽ được nghỉ hưu sớm, nhường chỗ cho những người trẻ khỏe hơn. Thực tế là an sinh xã hội của Nhật hay Singapore đều không đủ tốt, người lao động phải làm việc lâu năm mà lương hưu không vẫn không đủ sống nên họ buộc phải đi làm để kiếm thêm. Tại sao một sự thất bại của xã hội tư bản lại được coi là nguyên nhân thành công của họ?

Xã hội loài người cho tới nay là xã hội có sự phân chia giai cấp: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Lao động của người bị bóc lột bao giờ cũng bị chia làm hai phần: Phần thứ nhất để nuôi sống bản thân. Phần thứ hai là để làm giàu cho kẻ bóc lột, bất kể là dưới dạng thuế khóa nộp cho nhà nước hay lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.

Cái phần lao động mà nhà nước và giới chủ doanh nghiệp quan tâm tới là phần thứ hai, không phải là phần thứ nhất. Họ muốn phần thứ hai càng nhiều càng tốt và phần thứ nhất càng ít càng tốt. Điều này trả lời cho câu hỏi thứ nhất về năng suất lao động. Năng suất lao động của người Nhật hay người Singapore bình thường quy ra tiền (mặc dù thước đo này rất không chính xác) có cao gấp mấy chục lần người Việt Nam thì mức sống họ cũng không cao hơn đáng kể vì phần lớn thành quả lao động của họ chui vào túi doanh nghiệp và nhà nước.

Doanh nghiệp luôn tuyên truyền năng suất lao động thấp, đòi kéo dài thời gian làm việc, đòi kéo dài độ tuổi làm việc, đều là để làm đầy túi của họ, chứ không phải để làm đầy túi người lao động. Trái lại càng làm việc nhiều thì túi người lao động sẽ càng vơi. Nếu như trước kia một người lao động làm việc 20 năm suốt đời mình để nhận được một khoản tiền lương hưu hàng tháng, thì giờ nếu họ phải làm 30 năm, theo quy luật thị trường doanh nghiệp sẽ trả lương tháng thấp hơn vì người lao động có thời gian tích lũy lương hưu lâu hơn. Vậy nên ở các nước tư bản, năng suất lao động tỷ lệ nghịch với mức sống của người lao động. Năng suất lao động càng cao thì người lao động sẽ càng nghèo, ngược lại chủ doanh nghiệp và nhà nước sẽ càng giàu.

Năng suất lao động của người Việt Nam có thực sự thấp người ta như vẫn so sánh? Câu trả lời là không. Bởi vì khác với người lao động ở các nước tư bản đa số người dân Việt Nam chỉ lao động để nuôi sống bản thân mình. Sáu mươi phần trăm người lao động ở Việt Nam là nông dân, họ có mảnh đất canh tác nhỏ để làm ra lương thực nuôi sống bản thân và gia đình, phần này không tính vào năng suất lao động vì nó không quy ra tiền được. Họ không phải đóng thuế nông nghiệp, thuế đất thì rất thấp. Người lao động rảnh rỗi thì họ làm thêm việc này việc kia để kiếm thêm thu nhập. Chủ doanh nghiệp không có cách nào ép những người lao động tự do đó làm việc với cường độ khủng khiếp như ở các nước tư bản vì họ không buộc phải lao động làm thuê để tồn tại.

Giới chủ doanh nghiệp không quan tâm đến cái phần người ta lao động để nuôi sống bản thân mình, mà chỉ quan tâm đến cái phần họ bóc lột được từ người lao động. Thế nên cái so sánh về năng suất lao động quy ra tiền kia phải hiểu là một người lao động ở Nhật hay ở Singapore bị bóc lột gấp mấy chục lần ở Việt Nam. Điều này trả lời cho câu hỏi thứ hai. Bí mật cho sự giàu có của các nước tư bản là duy trì mức độ bóc lột cao khủng khiếp đối với người lao động. Chủ doanh nghiệp Việt Nam cũng muốn áp dụng cái bí quyết thành công của tư bản ấy ở Việt Nam.

Có một người bạn lại hỏi tôi rằng: Tại sao Việt Nam không có các công trình to lớn hoành tráng như các nước khác? Có phải là do năng suất lao động của Việt Nam thấp? Hay là do Việt Nam chiến tranh nhiều, của cải bị tàn phá hết, không có điều kiện làm mấy thứ đó?

Câu trả lời: Chuyện đó đều không liên quan đến năng suất lao động hay chiến tranh. Của cải đổ vào xây dựng những công trình to lớn kia ở đâu ra? Đều là phần bóc lột được từ người lao động. Ở những nước khác, khi nhà nước hay giai cấp thống trị đủ mạnh thì họ bóc lột được lượng của cải khổng lồ từ người lao động, của cải đó sẽ được dùng để xây dựng các công trình kỳ vĩ. Các công trình ấy đều thuộc về nhà nước hay giai cấp thống trị, đóng vai trò như là biểu tượng cho sự thống trị của họ. Vậy nên những thứ đó là biểu tượng cho sự áp bức, đâu phải là biểu tượng cho sự tự do của người lao động.

Từ thời xa xưa, Việt Nam đã là một đất nước có tầng lớp nông dân tương đối tự do, mặc dù họ không có quyền công dân trong các xã hội phong kiến song các thiết chế địa phương đại diện cho nông dân đủ mạnh để hạn chế mức độ bóc lột của chính quyền trung ương. Ngay cả những nhà nước phong kiến hùng mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam cũng không có khả năng bóc lột được những khối của cải thặng dư khổng lồ từ nông dân để xây dựng các công trình kỳ vĩ. Vậy nên việc thiếu vắng các công trình kỳ vĩ ở Việt Nam không phải do năng suất lao động thấp mà ngược lại là một biểu tượng cho sự tự do tương đối của nông dân. Giới chủ doanh nghiệp tất nhiên cũng không thích điều này, nên họ tìm mọi cách công kích, hạ nhục người Việt Nam nói chung về việc không có các công trình kỳ vĩ.

Khái niệm tự do bao gồm ba nội dung cụ thể. Thứ nhất, mỗi cá nhân đều làm chủ bản thân mình, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị, họ không phải làm lao động làm giàu cho ai. Thứ hai, cộng đồng công dân của những người tự do ấy không bị ai cai trị. Thứ ba, quốc gia của họ không phải lệ thuộc vào quốc gia khác. Thế nên từ trong sâu thẳm tâm hồn của người Việt Nam tự do, ai cũng hiểu rằng sự độc lập tự do của quốc gia là một phần của tự do cá nhân. Nói nôm na như các cụ thời xưa là: Nước đã mất thì nhà làm gì còn. Bởi vậy nên người Việt Nam mới luôn chiến đấu hết mình vì độc lập của quốc gia và khinh bỉ những kẻ làm tay sai cho ngoại bang. Tuy vậy, sự bất khuất cũng không thể giúp người Việt Nam đứng vững nếu năng suất lao động không đủ cao để nuôi sống bản thân và duy trì những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài đẵng đẵng. Vậy nên về mặt chính trị, mưu đồ của những kẻ tuyên truyền năng suất lao động Việt Nam thấp chính là phủ nhận sự độc lập tự cường của Việt Nam. Chúng đều sẽ nói rằng dân Việt Nam có năng suất lao động thấp, ăn còn chả đủ lấy đâu ra của cải mà đánh Pháp đánh Mỹ, đều là nhận viện trợ của nước ngoài để đánh cả và từ đó chúng sẽ kết luận rằng giống loài Việt Nam là một giống loài hạ đẳng chỉ biết đi nhận tiền để đánh thuê cho đế quốc.

Nếu một người lao động Việt Nam tự do có phải nghe mấy câu lải nhải về năng suất lao động thấp, lười biếng hay thấp kém vì không có các công trình hoành tráng thì anh ta có thể ưỡn ngực mỉm cười: Tôi là một người tự do, một kẻ nô lệ, cho dù có sống trong lâu đài bằng vàng, cũng không thể hiểu được thế nào là tự do!

Bài viết lão nỡm tay này không biết qua khỏi mùa cô vít hay ko nữa
——-
Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02jM35reLgfk9ecsGFkBGWwEyBfZmeaA47zmPENeoEyNWQjQA13Jy9HA1MFwwXngGNl&id=100003868198858
Em nghe mấy từ bóc lột, bóc lột... là em thấy vớ vẩn rồi. Giờ này còn cái tư duy thằng này bóc lột của thằng kia thì ngáo quá.

Hồi bé em cũng cứ nghĩ ngu thế, cho đến khi ra đời mới thấy bóc bóc cái %@&%&#. Làm thằng chủ có khi đến cuối tháng bóc cả nhà cả xe ra mà trả lương nhân viên.

Còn về vấn đề năng suất lao động, có lẽ dùng từ đúng hơn là giá trị lao động của người Việt Nam thấp chứ không phải năng suất thấp. Cùng đổ mồ hôi như nhau, tốn calo như nhau nhưng sản phẩm tạo ra của lao động Việt rẻ mạt hơn do chỉ được tham gia vào công đoạn gia công đơn giản, ít giá trị gia tăng.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
NGhe về người Nhật lương cao; mức sống tốt, ... thì nghe nhiều rồi nhưng em làm việc với người Nhật em ngán tận cổ. Ghét nhất là cái kiểu họ hỏi mình từng li từng tí như kiểu một ông thày giáo hỏi học sinh lớp 1. Trong khi nếu ông có đẳng cấp, có trình độ, ... thì ông đọc cái ông biết họ làm đúng hay không luôn vì mọi việc đều theo các quy định của quốc tế chứ nền khoa học của Việt nam đâu có nghĩ được nhiều thứ to tát đâu. Đồng thời, qua tuổi về hưu thì cũng có người đi làm, có người chỉ chơi thôi mà chả kiếm thêm việc làm. cái đó còn tùy ở người dân từng nước và tùy từng người. Cứ cắm đầu vào công việc em thấy cũng chả nhiều không hay vì mình ít trả nghiệm ở xã hội. Em thấy như người bạn em: tuổi ngoại tứ tuần thôi mà cách 1 năm đi ô tô xuyên Việt một lần và mỗi lần như vậy mất 25 ngày là em thích mà vẫn chưa làm được.
Tuỳ từng vị trí và lĩnh vực sản xuất, bác ạ.
Có những lĩnh vực, tụi nó bắt buộc phải hỏi từng tí, và protocolize từng tý luôn, vì Quy trình nó đòi hỏi vậy, nó ghi rõ ràng như vậy.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,158
Động cơ
220,386 Mã lực
Hồi bé em cũng cứ nghĩ ngu thế, cho đến khi ra đời mới thấy bóc bóc cái %@&%&#. Làm thằng chủ có khi đến cuối tháng bóc cả nhà cả xe ra mà trả lương nhân viên.
chủ vài cái xe mà loe hoe đòi bóc à, phải có nhà máy khủng vài chục vài trăm ngàn nhân viên, dưới trướng có tầm tỉnh trưởng, tổng thống..
 

thuyphongthanh

Xe lăn
Biển số
OF-190452
Ngày cấp bằng
19/4/13
Số km
12,768
Động cơ
441,173 Mã lực
Thêm một góc nhìn đa chiều. Nhưng đọc cảm thấy có chút "ngụy biện ".
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Em nghe mấy từ bóc lột, bóc lột... là em thấy vớ vẩn rồi. Giờ này còn cái tư duy thằng này bóc lột của thằng kia thì ngáo quá.

Hồi bé em cũng cứ nghĩ ngu thế, cho đến khi ra đời mới thấy bóc bóc cái %@&%&#. Làm thằng chủ có khi đến cuối tháng bóc cả nhà cả xe ra mà trả lương nhân viên.

Còn về vấn đề năng suất lao động, có lẽ dùng từ đúng hơn là giá trị lao động của người Việt Nam thấp chứ không phải năng suất thấp. Cùng đổ mồ hôi như nhau, tốn calo như nhau nhưng sản phẩm tạo ra của lao động Việt rẻ mạt hơn do chỉ được tham gia vào công đoạn gia công đơn giản, ít giá trị gia tăng.
Vậy cụ chuẩn bị tinh thần nghe lại đi là vừa. Đầu tiên cụ tưởng người ta nói láo, đến lúc cụ biết đủ, cụ sẽ nhận ra người ta nói đúng về tình trạng.
 

sskkb

Xe tăng
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
1,987
Động cơ
152,155 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu xét về đúng 1 việc phải dùng chân tay, sức người là chính và công cụ hỗ trợ tương đương nhau thì em thấy bọn Tây làm nhanh, gọn, khoa học hơn VN. VN làm nhanh nhưng ẩu. Nhật thì làm chậm như rùa, nhưng cẩn thận. Vì vậy nếu xét năng suất chỉ là đua thằng nào xong việc trước với chất lượng vừa đủ thì em cam đoan là VN hơn Nhật.

Các công việc khác liên quan tới máy móc hay có sự hỗ trợ của công nghệ thì em ko bàn.
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
chủ vài cái xe mà loe hoe đòi bóc à, phải có nhà máy khủng vài chục vài trăm ngàn nhân viên, dưới trướng có tầm tỉnh trưởng, tổng thống..
Toàn ngày xưa không học đến nơi đến chốn, rồi quay lại chê thôi cụ ạ.
Người ta nói "giới chủ" chứ không phải "một ông chủ". Không chịu học nên không phân biệt được.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,436
Động cơ
82,796 Mã lực
Tuỳ từng vị trí và lĩnh vực sản xuất, bác ạ.
Có những lĩnh vực, tụi nó bắt buộc phải hỏi từng tí, và protocolize từng tý luôn, vì Quy trình nó đòi hỏi vậy, nó ghi rõ ràng như vậy.
Em không ngại để họ hỏi những gì họ không rõ; nhưng những thứ rõ ràng mà họ vẫn hỏi thì mới khó chịu cụ ạ. Nó giống kiểu 1+1=2 chẳng hạn đã ghi rõ vậy nhưng vẫn hỏi 1 là cái gì, kiểu thế. Chứ những chỗ làm tắt thì em không ý kiến gì. Nhìn chung em thấy người Nhật họ làm việc máy móc lắm hoặc có thể họ quen rồi thì thấy không sao chứ mình chưa quen không mấy dễ chịu!
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Vậy cụ chuẩn bị tinh thần nghe lại đi là vừa. Đầu tiên cụ tưởng người ta nói láo, đến lúc cụ biết đủ, cụ sẽ nhận ra người ta nói đúng về tình trạng.
Em qua tuổi nghe kẻ khác khua môi múa mép hoa ngôn xảo ngữ rồi cụ ạ, em trải nghiệm bằng cuộc sống của mình để nhận thấy có những thứ ấu trĩ buồn cười.

Bạn nào uất ức vì bị bóc thì cứ tìm cách đi bóc người khác đi. Giới chủ ở đâu ra, ông chủ ở đâu ra? Là một người thành công trong hàng trăm người thất bại, hoặc là một người thất bại hàng trăm lần mới có thành công đấy.

Vì thế những gì họ kiếm được, là giá trị kết tinh từ trí tuệ, kinh nghiệm, kiến thức của họ, nói một cách ngắn gọn, là vì họ làm những điều người khác không làm được, chứ không phải là từ việc đi bóc của người ai.

Nhắc lại lần nữa, ít có ai sinh ra đã là ông chủ lắm, ai cũng có cơ hội để đi bóc lột, mời các bạn khởi nghiệp nhiệt tình đi :))
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,559
Động cơ
566,826 Mã lực
Em nghe mấy từ bóc lột, bóc lột... là em thấy vớ vẩn rồi. Giờ này còn cái tư duy thằng này bóc lột của thằng kia thì ngáo quá.

Hồi bé em cũng cứ nghĩ ngu thế, cho đến khi ra đời mới thấy bóc bóc cái %@&%&#. Làm thằng chủ có khi đến cuối tháng bóc cả nhà cả xe ra mà trả lương nhân viên.

Còn về vấn đề năng suất lao động, có lẽ dùng từ đúng hơn là giá trị lao động của người Việt Nam thấp chứ không phải năng suất thấp. Cùng đổ mồ hôi như nhau, tốn calo như nhau nhưng sản phẩm tạo ra của lao động Việt rẻ mạt hơn do chỉ được tham gia vào công đoạn gia công đơn giản, ít giá trị gia tăng.
Đâu đó trên thế giới này vẫn còn cảnh người bóc lột người nhưng cho rằng tất cả chủ doanh nghiệp (và nhà nước) đều bóc lột người lao động là suy nghĩ hết sức ấu trĩ và xưa cũ. Người chủ thật ra cuối cùng cũng chỉ là người quản lý tài sản cho xã hội vì một ngày họ cũng chỉ có 24 giờ và cũng ăn ba bữa như mọi người và khi chết cũng chẳng mang theo được gì cả. Lúc làm ăn thua lỗ là lúc họ phải chuyển quyền quản lý tài sản đó cho người giỏi hơn. Còn làm ăn tốt thì chứng tỏ xã hội “giao” tài sản cho họ quản lý là hợp lý.
Nhìn qua thì thấy có vẻ họ sướng hơn người làm thuê nhưng chưa chắc như vậy. Người lao động chỉ phải làm 40-48 giờ/tuần nhưng người chủ thì có khi phải 100giờ/tuần.
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Em qua tuổi nghe kẻ khác khua môi múa mép hoa ngôn xảo ngữ rồi cụ ạ, em trải nghiệm bằng cuộc sống của mình để nhận thấy có những thứ ấu trĩ buồn cười.

Bạn nào uất ức vì bị bóc thì cứ tìm cách đi bóc người khác đi. Giới chủ ở đâu ra, ông chủ ở đâu ra? Là một người thành công trong hàng trăm người thất bại, hoặc là một người thất bại hàng trăm lần mới có thành công đấy.

Vì thế những gì họ kiếm được, là giá trị kết tinh từ trí tuệ, kinh nghiệm, kiến thức của họ, nói một cách ngắn gọn, là vì họ làm những điều người khác không làm được, chứ không phải là từ việc đi bóc của người ai.

Nhắc lại lần nữa, ít có ai sinh ra đã là ông chủ lắm, ai cũng có cơ hội để đi bóc lột, mời các bạn khởi nghiệp nhiệt tình đi :))
Cụ chưa qua tuổi đâu :)) :))
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
Bác đi so sánh Năng suất lao động và Mức sống thì hỏng.
Vì NSLĐ có thể so sánh, còn so sánh cái gọi là Mức sống nó không đơn giản như thế.

Sao bác không lấy luôn Norway, Sweden, Germany, Finland và so sánh, nhỉ.
NSLĐ tụi đó cao bằng hoặc hơn những Japan và Singapore.

Về "người lao động phải làm việc lâu năm mà lương hưu không vẫn không đủ sống nên họ buộc phải đi làm để kiếm thêm": Xứ nào cũng có dăm người dù cày hộc mặt ra vẫn không đủ sống. Lý do có đủ cả chủ quan, khách quan hoặc cả hai.

Chưa kể, 1 người mà tôi biết, kể là, họ hưu trí + lao động kiếm tiền, để có việc làm, để cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn, chứ không phải để bữa cơm có thịt. Cái đó thì đáng trân trọng.
Tôi không có Tỷ lệ những người "đi làm thêm" thế này.
Năng suất lao động cũng khó so sánh trực tiếp lắm, cơ bản vẫn là gián tiếp qua tiền thôi, tức là ông này làm ra nhiều tiền hơn là hơn.

Ví dụ thế này: trong ngành thời trang thì châu Âu nó chiếm 95% giá trị gia tăng, VN gia công chỉ chiếm 5% thôi, tại sao có cái tỉ lệ này? Do nhiều yếu tố gồm thị trường, chính trị, ... nhưng khi so sánh vẫn là công nhân Pháp có năng suất gấp 19 lần công nhân VN. Trong khi nếu làm cùng một việc là gia công thì ông Pháp đó có khi hơn VN nhưng không nhiều đến vậy.

Ngoài ra VN còn đang cơ cấu lại nền kinh tế, khi vẫn còn rất nhiều nông dân làm ở nông thôn có hiệu suất rất thấp làm tổng thể hiệu suất lao động của VN thấp.
 

căngthẳng

Xe tăng
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
1,827
Động cơ
354,354 Mã lực
Nắng suất cao đòi hỏi cường độ cao, áp lực lớn.

bên cạnh những giá trị kinh tế to lớn nó tạo ra thif cũng ko ít hậu quả xã hội như nạn tự tử ở Nhật, Hàn thuộc top

việt nam thiên nhiên ưu đãi đa dạng phong phú nên dân cứ thích sống tà tà, chiều cafe, sáng nhẩn nha, nhanh thoả mãn, lấy đâu ra năng suất cao dc
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Em qua cái tuổi thiếu kiến thức, ít trải nghiệm nên chỉ biết tấn công cá nhân người khác và cười ngu ngơ rồi cụ ạ.
Cụ chưa hiểu thế nào là tấn công cá nhân đâu. Em chỉ đang chọc tức chế giễu cụ, đó không phải là tấn công cá nhân.
Tóm lại kiến thức cụ hổng nên nhiều cái căn bản cụ tưởng cụ hiểu, nhưng cụ hiểu sai. "Tấn công cá nhân" là một ví dụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top