Năng lượng thay thế

Stranger

Xe máy
Biển số
OF-14654
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
90
Động cơ
514,800 Mã lực
Tuổi
52
Khí biogas


Trước tình trạng giá xăng dầu trong nước và trên thế giới tăng mạnh, vấn đề nguồn năng lượng thay thế đang được đặt ra cho các nhà khoa học và cơ quan chức năng VN.

Các cơ quan dự báo kinh tế cho biết, dầu mỏ còn trữ lượng khai thác thương mại chỉ trong khoảng 36 năm nữa. Giá dầu thô thay đổi liên tục trong thời gian gần đây, đã cho thấy sự bất ổn lớn của nền kinh tế toàn cầu khi dựa vào dầu thô làm nguồn năng lượng chính. Các mỏ gần cạn kiệt, giá dầu sẽ liên tục tăng buộc các nước phải tìm những mỏ dầu khó khai thác hơn, đầu tư nhiều vốn và dĩ nhiên kéo theo giá thành phẩm sẽ cao. VN cũng không đứng ngoài cuộc. Các nước có tầm nhìn chiến lược đều tiến hành tìm các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ. Thoạt đầu, nhiều nước nghiên cứu về nhiên liệu sinh học như biodiesel, cồn, methanol...

Tuy nhiên, những nhiên liệu này lại gây ảnh hưởng đến giá lương thực. Khi dùng gạo, sắn, mì...chế biến nhiên liệu sẽ ảnh hưởng đến cân bằng lương thực thế giới. Do vậy, nhiên liệu sinh học giờ đây không còn là hướng để giải quyết vấn đề năng lượng. Nguồn năng lượng bền vững hiện nay được quan tâm là nguồn năng lượng tái sinh, không ảnh hưởng đến lương thực. Ngoài năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt thì ở đây phải nói đến năng lượng biogas.

Đánh giá về nguồn năng lượng biogas

Biogas được sinh ra từ chất thải hữu cơ và nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến vấn đề an ninh lương thực. Sử dụng biogas không chỉ giải quyết vấn đề năng lượng, mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là nguồn năng lượng tái sinh làm giảm hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển. 80% dân số VN sống ở nông thôn, nên nguồn khí biogas được xem là rất dồi dào. Đây là vấn đề quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn năng lượng dầu mỏ hiện nay.

Trong điều kiện VN, cần tập trung vào những ứng dụng cụ thể nào của khí biogas?

Cần tập trung nghiên cứu sử dụng các loại năng lượng tái sinh, năng lượng thay thế, trong đó đặc biệt quan tâm đến năng lượng biogas ở khu vực nông thôn. Cần nghiên cứu nhiều tác dụng của biogas như đun nấu, chạy các động cơ để phát điện sử dụng cho các máy móc trong nông nghiệp như xay xát, bơm nước và nhiên liệu cho các loại xe tải nhỏ, xe máy. Tuy nhiên, để ứng dụng các nguồn nhiên liệu mới, Nhà nước phải hỗ trợ giá cho người dân trong thời gian đầu để họ quen dần loại nhiên liệu này.
 

Stranger

Xe máy
Biển số
OF-14654
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
90
Động cơ
514,800 Mã lực
Tuổi
52
Xe gas "phá sản"... vì thiếu gas
Những chiếc xe "xanh" đã được lắp ráp bộ chuyển đổi.(LĐ) - Cách đây 2 năm, trước việc giá xăng dầu tăng ào ạt (chỉ 8.000-9.000 đồng/lít), ở Đà Nẵng đã rộ lên phong trào chuyển đổi xe máy chạy từ xăng sang gas.
Theo tính toán sơ bộ, chạy bằng nhiên liệu gas hóa lỏng sẽ tiết kiệm chi phí cho người sử dụng khoảng 40%...; đó là chưa kể đến lợi ích trong việc bảo vệ môi trường.

Thế nhưng, sau 2 năm, đề tài trên rơi vào sự quên lãng và những người có xe lỡ lắp bộ phận chuyển đổi "dở khóc, dở mếu" vì thiếu trạm cung cấp gas.

Để xây dựng TP môi trường, TP.Đà Nẵng đã ra quyết định làm cho các nhà bảo vệ môi trường "ngưỡng mộ", là hỗ trợ kinh phí cho những xe lắp bộ chuyển đổi chạy bằng gas. Lúc bấy giờ, Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ môi trường - ĐH Đà Nẵng nhận được nhiều điện thoại từ Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Huế để tìm hiểu và xin chuyển đổi phụ kiện chạy bằng gas, nhưng TT không dám nhận.

Tháng 8.2006, trung tâm phối hợp với Cty thương mại - kỹ thuật Đà Nẵng (Datechco) tiến hành lắp đặt bộ chuyển đổi nhiên liệu gas/xăng và cho ra đời 300 xe "sạch" đầu tiên. Số xe đăng ký chuyển đổi lên đến gần 1.000 chiếc; thế nhưng, nhà sản xuất bộ phụ kiện đành phải lắc đầu không dám nhận, vì TP chỉ có 1 trạm cung cấp gas...

Theo Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (Bộ GTVT), sáng chế xe máy chạy bằng gas đủ yếu tố đảm bảo kỹ thuật, môi trường và được phép sản xuất hàng loạt; tiết kiệm khoảng 40% chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường lên đến 70-80%.

Với xe chân số, nếu chạy vận tốc 45km/giờ thì tiêu hao chừng 0,8kg gas/100km, chạy 60km/giờ thì tiêu hao là 0,75kg gas/100km. Xe tay ga, nếu chạy ở tốc độ 45km/giờ thì tiêu hao khoảng 0,97kg/100km. Giá thành lắp đặt cho mỗi bộ chuyển đổi nhiên liệu là 1.350.000 đồng.

Tác giả đề tài và nhà sản xuất đã cải tiến bộ phụ kiện bằng cách đưa cả hai bình gas và xăng vào bên trong thân xe máy, với bình gas loại 2kg dành cho xe tay ga và loại 1,2kg dành cho xe chân số. Bình gas được thiết kế không gây nổ khi bị va đập và được bảo hành 5 năm, với mức bảo hiểm 1 tỉ đồng nếu có sự cố. Bộ phụ kiện chuyển đổi đã gây sự chú ý của Philippines, Âận Độ, Campuchia...

Ông Trần Điện - Phó GĐ Cty thương mại kỹ thuật Đà Nẵng - cho biết: "Mỗi tháng Cty có khả năng sản xuất 20.000 bộ phụ kiện chuyển đổi. Hiện chúng tôi chỉ sản xuất cầm chừng vì thiếu gas". Điều đáng nói, đến nay, dự án trên rơi vào sự... quên lãng và nhà sản xuất đành phải tạm ngừng "giấc mộng đẹp".

Theo tính toán của các chuyên gia, Đà Nẵng chỉ cần 4 trạm cung cấp gas cho xe máy, ôtô là thương hiệu xe xanh chạy bằng gas sẽ xuất hiện nhan nhản trên đường phố. Được biết, chi phí lắp đặt cho 1 trạm gas khoảng 300-400 triệu đồng.

GS-TSKH Bùi Văn Ga cho biết: Ở các nước, những người sử dụng động cơ chạy bằng gas bảo vệ môi trường thường được nhà nước trợ giá, đầu tư các trạm gas để cho người sử dụng dần quen thuộc với loại nhiên liệu này". Hơn 2 năm triển khai đề tài động cơ sử dụng gas hóa lỏng, đến nay, cả Đà Nẵng cũng chỉ có 1 trạm cung cấp. Ngược lại, nhiều hãng taxi cho ra đời trên 200 xe với "mánh" chạy gas để được cấp phép, thế nhưng các xe này vô tư xếp hàng đổ xăng.

Ông Huỳnh Anh Hoàng - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - Công nghệ - Sở Khoa học công nghệ - cho biết: "Để xây dựng TP môi trường, Đà Nẵng chỉ cấp phép cho xe taxi chạy bằng gas".

Một lãnh đạo của Sở KHCN cho biết, thay vì hỗ trợ kinh phí cho xe máy chuyển đổi, TP nên dành số tiền trên để xây dựng các trạm cung cấp gas. Có như vậy, đề án "xe xanh" độc đáo của Đà Nẵng mới thực hiện được.

K hy vọng
 

Pobeda

Xe buýt
Biển số
OF-8259
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
521
Động cơ
551,666 Mã lực
Hôm trước em có đọc trên mạng(hình như là Vnexpress thì phải) thấy bên Mỹ nó đã thử thành công việc dùng trực khuẩn E.Coli biến đổi gien để chuyển hóa đường thành nhiên liệu diesel tinh khiết.Hiện họ đang cố để chuyển hóa trực tiếp phân tử xenlulo thành dầu.
Cái con phẩy khuẩn tả bên mình đang sẵn - sao không có ai thử nhỉ?
Cứ tưởng tượng trong nhà có một cái thùng, cứ tối tối nhét cỏ cây hoa lá vào đấy rồi sáng ra mở vòi hứng lấy D.O...Các cụ chạy Santa Fe thích vãi.
 

Stranger

Xe máy
Biển số
OF-14654
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
90
Động cơ
514,800 Mã lực
Tuổi
52
Chế tạo pin năng lượng thay thế cho xăng dầu

Trung tâm nghiên cứu và phát triển khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và chế tạo thành công pin nhiên liệu (hay còn gọi là pin năng lượng), có thể dùng để chạy xe gắn máy, xe ô tô… thay thế cho nhiên liệu xăng dầu.
Cấu tạo của cục pin khá đơn giản, bao gồm vỏ, chất phụ gia, điện cực xúc tác và màng dẫn proton.
Theo TS Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc Trung tâm, khi nhiên liệu đưa vào chất xúc tác, tạo ra điện tử và đồng thời tạo ra proton. Nếu không có màng dẫn proton, điện tử và proton tái kết hợp sẽ mất điện. Do đó, phải có vật liệu dẫn proton và các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo được loại vật liệu này.
Khác với pin năng lượng được chế tạo ở nhiều n ước khác là sử dụng nhiệt năng từ 80 - 1.000 độ C để duy trì hoạt động. Ở đây, chỉ cần màng dẫn proton đủ ướt là pin có thể chạy được nên nguyên liệu chính để pin hoạt động là nước. Do vậy, pin không cần phải sạc và tuyệt đối không gây ô nhiễm. Mặt khác, do sử dụng 100% nguyên vật liệu trong nước nên giá thành rẻ hơn hàng trăm lần so với sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài.
Có thể ứng dụng ngay kết quả nghiên cứu này để sản xuất pin nhiên liệu dùng cho xe gắn máy, thắp sáng những đèn lab độ sáng lớn, xe hơi hoặc có thể làm những máy phát điện nhỏ chạy trong nhà khi bị mất điện. Trung tâm đang nghiên cứu để tạo ra pin có đầu đo chất lỏng bên trong, người sử dụng không phải đến trạm để đổi pin như một số nước đang làm.
Trên thế giới, pin nhiên liệu được nghiên cứu từ lâu nhưng chưa thực sự phổ biến vì giá thành quá cao, khoảng 1.000 USD để tạo ra được 1 Kw điện, trong khi cũng để tạo ra nguồn điện năng như thế chi phí xăng dầu chỉ là 400 USD.
Việc chế tạo thành công pin nhiên liệu mở ra một hướng phát triển mới cho ngành năng lượng nước ta, góp phần bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng khi giá dầu mỏ ngày một tăng nhanh trên thị trường
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,258
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Chế tạo pin năng lượng thay thế cho xăng dầu

Trung tâm nghiên cứu và phát triển khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và chế tạo thành công pin nhiên liệu (hay còn gọi là pin năng lượng), có thể dùng để chạy xe gắn máy, xe ô tô… thay thế cho nhiên liệu xăng dầu.
Cấu tạo của cục pin khá đơn giản, bao gồm vỏ, chất phụ gia, điện cực xúc tác và màng dẫn proton.
Theo TS Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc Trung tâm, khi nhiên liệu đưa vào chất xúc tác, tạo ra điện tử và đồng thời tạo ra proton. Nếu không có màng dẫn proton, điện tử và proton tái kết hợp sẽ mất điện. Do đó, phải có vật liệu dẫn proton và các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo được loại vật liệu này.
Khác với pin năng lượng được chế tạo ở nhiều n ước khác là sử dụng nhiệt năng từ 80 - 1.000 độ C để duy trì hoạt động. Ở đây, chỉ cần màng dẫn proton đủ ướt là pin có thể chạy được nên nguyên liệu chính để pin hoạt động là nước. Do vậy, pin không cần phải sạc và tuyệt đối không gây ô nhiễm. Mặt khác, do sử dụng 100% nguyên vật liệu trong nước nên giá thành rẻ hơn hàng trăm lần so với sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài.
Có thể ứng dụng ngay kết quả nghiên cứu này để sản xuất pin nhiên liệu dùng cho xe gắn máy, thắp sáng những đèn lab độ sáng lớn, xe hơi hoặc có thể làm những máy phát điện nhỏ chạy trong nhà khi bị mất điện. Trung tâm đang nghiên cứu để tạo ra pin có đầu đo chất lỏng bên trong, người sử dụng không phải đến trạm để đổi pin như một số nước đang làm.
Trên thế giới, pin nhiên liệu được nghiên cứu từ lâu nhưng chưa thực sự phổ biến vì giá thành quá cao, khoảng 1.000 USD để tạo ra được 1 Kw điện, trong khi cũng để tạo ra nguồn điện năng như thế chi phí xăng dầu chỉ là 400 USD.
Việc chế tạo thành công pin nhiên liệu mở ra một hướng phát triển mới cho ngành năng lượng nước ta, góp phần bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng khi giá dầu mỏ ngày một tăng nhanh trên thị trường
Cái tin này bác lấy ở đâu thế? em, thực cũng chả biết là bác thật hay bác đùa :P
 

mr_limo

Xe buýt
Biển số
OF-19205
Ngày cấp bằng
28/7/08
Số km
913
Động cơ
511,986 Mã lực
Tuổi
36
Em thấy bây giờ người ta dùng biogas để chạy máy nổ (mà trước đây máy này dùng xăng), thế nhưng mà người ta chỉ mới dám dùng ở nông thôn (vì biogas được chiết suất chủ yếu từ phân gia súc, và nhà nào có vài con bò, vài con lợn thì mới dùng cái máy này), bây giờ vấn đề đặt ra là đưa công nghệ biogas vào xe ô tô (cứ cho là ở thành thị đi) thì máy cung cấp nhiên liệu sẽ được lắp đặt ntn và nhiên liệu hình thành khí biogas lấy từ đâu cho đủ.
Em thử vẽ ra viễn cảnh: một nhà lắp một máy cung cấp biogas: đào hố gas để lắp đường ống dẫn khí lên... và cố ăn cho thật nhiều, để đi xx cho có đủ nguyên liệu...
 

Stranger

Xe máy
Biển số
OF-14654
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
90
Động cơ
514,800 Mã lực
Tuổi
52
Theo tôi được biết ở đường Xuân Thủy - Cầu giấy -HN có trạm bơm ga cho xe hơi, các bác HN cho biết thêm thông tin nhé
 

Stranger

Xe máy
Biển số
OF-14654
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
90
Động cơ
514,800 Mã lực
Tuổi
52
Trạm bơm nhiên liệu Ethanol tại nhà

AutoPro) - Công ty E-Fuel Corp (Mỹ) vừa tiết lộ thông tin về phát minh mới nhất của họ có tên MicroFueler. Sản phẩm mới này giúp khách hàng tiết kiệm chi phí bằng cách tự chế ethanol và tiếp nhiên liệu cho xe tại nhà.



Microfueler (Trạm bơm mini) chạy bằng điện, và dùng nguyên liệu là nước và đường, thay cho nguyên liệu truyền thống ngô/hạt ngũ cốc vốn đắt đỏ. Từ trước tới nay, giá đường luôn ở mức thấp so với nhiều nguồn nguyên liệu khác và E-Fuel Corp còn khuyên khách hàng nên dùng các loại đường không ăn được, với giá thậm chí còn thấp hơn loại đường bình thường nhiều lần. MicroFueler có thể tạo ra 132 lít Ethanol một tuần - lượng nhiên liệu đủ cho 2 xe ô tô. Giá để sản xuất 1 Gallon ethanol (3,785 lít) qua cỗ máy này là 1 USD(!), rẻ hơn 3 lần so với giá dầu hiện tại.
Khó khăn chủ yếu mà sản phẩm đang phải đối mặt là giá khởi điểm vẫn còn cao, khoảng 10.000 USD. Đây là bức rào cản tạm thời giữa khách hàng và MicroFueler. Nếu giá nguyên liệu giữ đúng như hiện nay và khách hàng sử dụng cỗ máy 100% công suất thì một năm họ có thể tiết kiệm được 4700 USD. Theo lý thuyết, người mua sẽ hòa vốn sau khoảng hơn 2 năm. Tuy nhiên điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào giá đường, mà rất có thể sẽ dao động lên xuống bất thường.
Theo Motorauthority
Được thế này thì êm các bác nhỉ, chưa tới 20.000đ/1galon
http://autopro.channelvn.net/home/tin-tuc/quoc-te/tram-bom-nhien-lieu-ethanol-tai-nha/200851101313545_tm,4.chn#


http://autopro.channelvn.net/home/tin-tuc/quoc-te/gm-ra-mat-hummer-e85-nhien-lieu-sinh-hoc/2008330142624390_tm,4.chn
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Lại chơi kiểu đọc báo giúp các cụ! Quả này thì Điện Lực VN đang giãy chết rùi đây ạ! :'(:'(:'(

Điện Hydro nguồn điện sạch cho tương lai
Nhờ có khí hydrô, các công ty dầu khí sẽ đi vào dĩ vãng, còn con người sẽ tự mình sản xuất ra điện năng. Hệ thống năng lượng mới sẽ thay đổi hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu.



Theo nhận định của giới khoa học, kỷ nguyên của các nguồn nhiên liệu khai thác từ hầm mỏ, như than đá, dầu thô và khí đốt đang khép lại. Trên thế giới đang thai nghén một hệ thống năng lượng mới, có thể làm biến đổi hoàn toàn bộ mặt của nền văn minh trên trái đất chúng ta. Đây là hệ thống năng lượng - khí hydrô. Khí hydrô là nguyên tố cơ bản có ở mọi nơi trên trái đất và trong vũ trụ. Đó là nguồn không bao giờ cạn và khi đốt cháy không sinh ra khí đioxit cacbon độc hại cho môi trường. Theo các nhà khoa học, loài người nếu biết khai thác một cách hợp lý, khí hydrô sẽ trở thành nguồn nhiên liệu vĩnh cửu.

"Bình minh của một nền kinh tế toàn cầu, dựa trên cơ sở khai thác khí hydrô đang tỏa sáng. Nó sẽ làm biến đổi tính chất của thị trường quốc tế các cơ quan chính trị, xã hội. Giống như việc khai thác than và phát minh ra máy hơi nước đã mở ra kỷ nguyên nền công nghiệp hoá trước đây" - Đó là nhận xét của các nhà khoa học Mỹ.

Hệ thống điện - mạng internet

Khí hydrô có trong nước, trong các loại nhiên liệu rắn và lỏng như than đá, dầu thô, khí đốt và trong các cơ thể sống. Muốn có khí hydrô, phải điều chế từ các nguồn tự nhiên. Hiện nay, 50% lượng khí hydrô của thế giới được điều chế từ khí đốt, đây là phương pháp điều chế hydrô rẻ tiền nhất cho mục đích thương mại, song phương pháp này có những nhược điểm nhất định, là trong quá trình điều chế, phát sinh khí dioxít cácbon. Ngoài ra, theo nhận định của chuyên gia dầu khí BP thì khai thác khí đốt sẽ đạt giai đoạn hoàng kim vào các năm 2020-2030, sau đó có thể xuất hiện thời kỳ khủng hoảng khí đốt.

Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra công nghệ điều chế khí hydrô mà không cần khí đốt. Các nguồn năng lượng tái tạo như sức gió, nước, các nguồn nhiệt trong lòng đất và khí sinh học được sử dụng để tạo ra nguồn điện. Trong quá trình điều chế hydrô bằng phương pháp điện phân, nguồn điện này được dùng vào việc điều chế hydrô từ nước. Khí hydrô điều chế sẽ được dự trữ trong những "pin nhiên liệu", để sau đó phục hồi nguồn điện cho các mục đích sản xuất: Nhiệt năng, điện năng và điện chiếu sáng. Nhiều người đặt câu hỏi: " Tại sao lại phải phục hồi nguồn điện 2 lần: Trong quá trình điện phân và sau đó từ các "pin nhiên liệu", rồi mới sản xuất được điện năng, nhiệt năng và điện chiếu sáng?". Câu trả lời thật đơn giản: Là vì điện năng không thể dự trữ được. Nếu những ngày không có ánh sáng mặt trời, không có gió hoặc nước không chảy thì không thể phát điện được và lúc đó mọi hoạt động sản xuất đều bị ngừng trệ. Khí hydrô là giải pháp "dự trữ" các nguồn điện tái tạo, nhờ đó có thể bảo đảm việc cung cấp điện tái tạo, nhờ đó có thể bảo đảm việc cung cấp điện không bị gián đoạn.
Hiện nay, "pin nhiên liệu" đã được sản xuất và cung cấp cho thị trường dành cho các văn phòng, căn hộ và các nhà máy công nghiệp. Các nhà sản xuất đã chi ra trên 2 tỷ USD cho việc nghiên cứu chế tạo các loại xe ô tô, xe buýt và xe tải chạy bằng khí hydrô. Theo như dự đoán của giới khoa học công nghệ, trong vài năm tới hàng loạt các mẫu xe chạy khí hydrô sẽ được tung ra khắp thế giới.

Công nghệ sử dụng khí hydrô phát điện sẽ làm thay đổi hệ thống phân phối điện hiện nay. Cho đến nay, ở nhiều nước hệ thống phân phối điện được tập trung hoá ở mức độ cao và do các tổ hợp năng lượng thâu tóm sẽ đi vào dĩ vãng. Trong kỷ nguyên mới, mỗi người đều có thể trở thành "nhà sản xuất" và "nhà tiêu thụ" nguồn điện năng của chính mình, khi hàng triệu người tiêu thụ điện nối các "pin nhiên liệu" của mình vào hệ thống năng lượng-khí hydrô của cả vùng và của cả toàn quốc có cùng một công nghệ và có cùng các thông số kỹ thuật. Điều này sẽ tạo ra một hệ thống cung cấp điện giống như mạng internet - một mạng điện quốc tế, nhờ đó, việc phân phối và sử dụng điện năng sẽ diễn ra một cách rất thuận tiện.

Trong kỷ nguyên điện hydrô, ngay đến xe ô tô cũng có thể trở thành "nhà máy điện tý hon" trên bốn bánh, có công suất khoảng 20 kW. Sau khi đưa xe vào bãi đậu, có thể nối ô tô với các căn hộ, hay các văn phòng hoặc hệ thống điện chung, để chuyển phần điện "thừa" vào mạng.
Hàng triệu triệu người "sản xuất" điện từ các "pin nhiên liệu" sẽ rẻ hơn nhiều so với các nhà máy điện tập trung. Khi người tiêu thụ điện tự sản xuất điện cho bản thân mình, thì các nhà máy điện hiện nay sẽ trở thành các "nhà máy điện ảo" và nó chỉ có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các "pin nhiên liệu" hoặc làm dịch vụ cho các hệ thống phân phối điện.

Nguồn điện cho người nghèo

Nguồn điện từ khí hydrô sẽ là điều kiện tiên quyết để thế giới không còn lệ thuộc vào nguồn dầu thô nhập khẩu. Điều cực kỳ quan trọng, là nhờ nguồn điện này, trái đất sẽ giảm được đáng kể nguồn khí thải đioxít cácbon, mà hậu quả của nó là hiệu ứng nhà kính. Khí hydrô rất dồi dào, mọi người đều có thể "làm ông chủ" nguồn điện của chính mình. Nhờ đó, lần đầu tiên trong lịch sử hành tinh của chúng ta, một hệ thống phân phối điện "dân chủ" được thiết lập. Hiện nay 65% dân số thế giới chưa bao giờ được nói chuyện điện thoại, còn 1/3 số dân chưa được dùng điện. Sự chênh lệch giữa những "người được sử dụng điện" sẽ càng sâu sắc trong các năm tới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi tập trung sự đói nghèo. Tình trạng thiếu điện là một trong những nhân tố cơ bản làm tăng thêm đói nghèo. Điện khí hoá đồng nghĩa với những cơ hội phát triển kinh tế. Tại Cộng hòa Nam Phi, theo thống kê của Liên hiệp quốc, cứ điện khí hoá được 100 hộ dân, thì có 10 đến 20 cơ sở sản xuất được thành lập. Lượng điện tiêu thụ tính trên đầu người tại các nước đang phát triển thấp hơn 15 lần so với Hoa Kỳ. Do đó, việc khai thác khí hydrô để phát điện sẽ là con đường duy nhất để hàng tỷ người thoát khỏi đói nghèo.

Trong tương lai, giá "pin nhiên liệu" và các thiết bị đi kèm sẽ rẻ hơn nhờ những phát minh mới trong lĩnh vực này và sản xuất hàng loạt. Lúc đó, giá cả sẽ phù hợp với túi tiền của quảng đại dân chúng, cũng như những trường hợp radio bán dẫn, máy vi tính hay điện thoại di động. Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cần phải có các chính sách ưu đãi dành cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở năng lượng-hydrô, vùng nông thôn của các nước đang phát triển, những trạm "pin nhiên liệu".

Kỷ nguyên sản xuất điện từ các nguồn nhiên liệu hầm mỏ kéo theo việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở năng lượng và kinh tế mang tính tập trung cao độ, chỉ đem lại lợi ích cho thiểu số. Trong tương lai gần, kỷ nguyên điện khí hydrô sẽ tạo ra các điều kiện để phân chia nguồn tài nguyên trên trái đất một cách công bằng hơn đang trở thành hiện thực. Đây cũng là cách nhìn nhận mới về các lợi ích của quá trình toàn cầu hóa

( Theo: EVN - Diệu linh sưu tầm )
 

Tien_TCFC

Xe điện
Biển số
OF-11484
Ngày cấp bằng
8/11/07
Số km
3,190
Động cơ
559,910 Mã lực
Nơi ở
Xóm Liều
Nhà Libor viết dài quá, *éo thèm đọc nha :P:21::))
 

unfoto

Xe máy
Biển số
OF-428
Ngày cấp bằng
20/6/06
Số km
52
Động cơ
580,310 Mã lực
Tuổi
48
Em đang làm về cái này, cũng là nhiên liệu sạch nha các bác.

Cây Jatropha curcas L., thuộc chi Jatropha, họ Thầu dầu. Chi Jatropha có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, ghép từ hai chữ Iatrós (bác sĩ) và trophé (thức ăn)^, ám chỉ công dụng làm thuốc của cây này. Curcas là tên gọi thông thường của cây Physic nut ở Malabar, Ấn Độ. Tên thông dụng ở các nước hiện nay là Jatropha, ở Việt Nam gọi là cây Cọc giậu, Cọc rào, Cây li, Ba đậu nam, Dầu mè...

Phát hiện quan trọng nhất từ Jatropha là lấy hạt từ quả làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học.

Hiện nay, cùng với nhu cầu về nhiên liệu sinh học trên thế giới ngày càng tăng và ngày 20/11/2007, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”, theo đó đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250.000 tấn, đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước; năm 2025, công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
 

ninhtran

Xe buýt
Biển số
OF-6170
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
659
Động cơ
549,790 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hạ Long - Quảng Ninh
vụ ethanol này theo em khó thực thi lắm nhưng càng ngày nhiên liệu càng thiếu đi rồi sẽ thành phổ biến thôi cụ nhỉ :6:
 

Stranger

Xe máy
Biển số
OF-14654
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
90
Động cơ
514,800 Mã lực
Tuổi
52
5 nhiên liệu sạch thay thế xăng cho xe hơi


(19-08-2008)Theo dự báo của các chuyên gia, trong vòng 10 năm nữa, ít nhất 60% số xe hơi đang vận hành trên thế giới sẽ sử dụng những loại nhiên liệu sạch thay vì dùng xăng.

Hầu hết thân và lá của các loại cây mà chúng ta đang gieo trồng hiện nay, rác thải hay đồ phế thải đều có thể dùng để chiết xuất thành những nhiên liệu sạch thay vì đốt cháy chúng.
1. Xenluloza Ethanol
Xác thực vật thân gỗ là một trong những ưu tiên số 1 để chiết xuất thành nhiên liệu. Bằng phương pháp sinh học, các kỹ sư xử lý trước khi chúng phân hủy trong môi trường hơi axít sau đó ngâm trong bồn nước nóng vài ngày. Vi khuẩn và các loại enzym hoạt động tích cực phá vỡ các phân tử gỗ (xenluloza) thành một loại đường (xylose) có vị ngọt giống như trong kem đánh răng. Chất này giúp lên men toàn bộ xác thực vật và công đoạn cuối cùng là chưng cất thành Ethanol.
Ethanol (rượu) đang được coi là nhiên liệu tốt để thay thế cho xăng. Ảnh: Flickr.Hiện tại một nhà máy chưng cất nhiên liệu Ethanol quy mô lớn đang khởi động tại bang Iowa (Mỹ). Cuối năm 2011 nhiên liệu có tên Xenluloza Ethanol sẽ dùng cho xe hơi. Nhược điểm của phương pháp chưng cất này là tốn nhiều nước.
Các hãng nhiên liệu và nhà sản xuất động cơ đầu tư: Iogen (Shell), POET, SunEthanol và Verenium.
Lượng nước sạch tiêu tốn để có 1 lít Ethanol: 11,2 lít. Hiệu suất: 66%
2. Ethanol từ cây ngô
Thân cây ngô, thức ăn thừa, thậm chí cả lốp xe cũ là sự kết hợp tuyệt vời để cho ra thứ nhiên liệu Ethanol sinh học. Trong môi trường yếm khí, dưới sức nóng của vài nghìn độ C, không có ôxy, hỗn hợp này không cháy mà bị “bẻ gẫy vụn” bởi carbon ôxít, carbon đi-ôxít và hydro. Hỗn hợp khí thu được dạng gas sạch, lạnh và chỉ cần chất xúc tác tách được Ethanol và nhiều loại cồn khác.
Cuối năm 2009, nhiều nhà máy tách Ethanol như thế sẽ trình làng sản phẩm tại bang Pennsilvania và Georgia nước Mỹ. Phương pháp điều chế Ethanol này không tốn nhiều nước và cho hiệu suất cao.
Các hãng nhiên liệu và nhà sản xuất động cơ đầu tư: Coskata (General Motors), Range Fuels.
Lượng nước sạch tiêu tốn để có 1 lít Ethanol: 3,78 lít. Hiệu suất: 66%
3. Dầu …tảo
Sự biến đổi di truyền đặc biệt của loài tảo bởi những phản ứng sinh học cho phép các nhà khoa học mơ tới một thứ nhiên liệu sạch khá hoàn hảo. Tảo được nuôi trong những túi nhựa lớn với nước và chúng rất thích ứng với khí carbonic đậm đặc thải ra từ các nhà máy xi măng, khí đốt lò than hay hơi men bia rượu. Sau đó tảo sẽ được tách khỏi nước bằng máy li tâm và chiết xuất thành dầu với một loại dung môi. Quá trình tách dầu tảo cho hiệu suất lớn hơn bất cứ loại thực vật nào hiện có như đậu nành hay dừa, chà là…Tuy nhiên việc nuôi dưỡng chúng khá phức tạp và tốn công.
Nhiều nhà máy chiết xuất dầu tảo đang được xây dựng ở Mỹ, vào năm 2012 dầu tảo sẽ có mặt trên thị trường.
Các hãng nhiên liệu và nhà sản xuất động cơ đầu tư: GreenFuel, HR Biopetroleum (Shell), Solazyme, Solix.
Lượng nước sạch tiêu tốn để có 1 lít dầu tảo: Không. Hiệu suất: 103%
4. Dầu mía
Đường thô từ mía và các loại cây cùng họ của nó có phản ứng rất mạnh với các chất xúc tác cứng để loại bỏ ôxy trong các phân tử đường và tạo thành năng lượng hydrocarbon. Bằng phương pháp tinh chế truyền thống, việc tách các phân tử đường thô khá đơn giản, từ đó người ta đã chiết được các loại nhiên liệu như xăng, dầu diesel và khí như chúng ta đã biết.
Mía và các loại cây chứa đường cho năng lượng rất sạch mà quá trình chiết xuất không quá phức tạp. Tuy nhiên so với các loại thực vật khác thì việc sử dụng đường thô làm nhiêu liệu có giá thành cao hơn.
Tập đoàn nhiên liệu và khí đốt Virent công bố vào năm 2012 sẽ bán dầu mía dùng cho xe hơi.
Các hãng nhiên liệu và nhà sản xuất động cơ đầu tư: Virent (Shell và Honda)
Lượng nước sạch tiêu tốn để có 1 lít dầu mía: Không. Hiệu suất: 100%
5. Butanol sinh học
Giống như Ethanol, quá trình chiết suất Butanol cũng từ xác thực vật thuộc họ cây có đường, tuy nhiên được thực hiện dựa trên khía cạnh biến đổi di truyền học của thực vật. Các loại vi khuẩn sẽ giúp lên men và biến đường thô thành cồn. Không nhờ đến nước, butanol sinh học sẽ đậm đặc sẽ dễ chứa cũng như dễ vận chuyển. Butanol là nhiên liệu rất quan trọng cho ngành công nghiệp chế tạo tên lửa. Trước đó theo cách chiết xuất truyền thống chỉ lấy được Butanol từ dầu mỏ.
Nhiều nhà máy của Anh và Mỹ đang xúc tiến chiết Butanol từ các nguồn nguyên liệu mới. Vào năm 2012 sẽ cho ra đời Butanol sinh học.
Các hãng nhiên liệu và nhà sản xuất động cơ đầu tư: Cobalt Biofuels, Dupont (BP), Gevo, Tetravitae Bioscience
Lượng nước sạch tiêu tốn để có 1 lít dầu mía: Không. Hiệu suất: 900%.
(Theo Mechanics)

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top