- Biển số
- OF-487509
- Ngày cấp bằng
- 8/2/17
- Số km
- 247
- Động cơ
- 193,828 Mã lực
Hyundai Grand i10 được lắp ráp tại Việt Nam trong 2017
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/hyundai-grand-i10-duoc-lap-rap-tai-viet-nam-trong-2017-3562914.html
Grand i10 là một trong những sản phẩm đầu tiên chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp theo chiến lược mới của Hyundai Thành Công.
Hyundai Thành Công hiện phân phối 8 mẫu xe con tại Việt Nam là Accent, Elantra, Sonata, Grand i10, i20 Active, Creta, Tucson và Santa Fe trong đó chỉ lắp ráp Santa Fe và Elantra, chiếm tỷ trọng khoảng 20%, còn lại nhập khẩu.
Chiến lược mới của Hyundai Thành Công là chuyển từ chủ yếu nhập khẩu sang chủ yếu lắp ráp, một bước đi ngược tương tự cách Trường Hải đang thực hiện. Phần còn lại của ngành lại có xu hướng chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu.
hyundai-grand-i10-duoc-lap-rap-tai-viet-nam-trong-2017
Grand i10 sẽ lắp ráp tại Việt Nam trong 2017. Ảnh: Lê Thắng.
Hyundai Thành Công và tập đoàn Hyundai Hàn Quốc ký thỏa thuận hợp tác liên doanh góp vốn để mở rộng sản xuất, lắp ráp các mẫu xe mang thương hiệu Hyundai tại Việt Nam. Hiện tại liên doanh này vẫn sử dụng nhà máy cũ có công suất khoảng 40.000 xe mỗi năm của Hyundai Thành Công tại Ninh Bình để lắp ráp xe. Cuối năm nay hoặc đầu năm tới, liên doanh sẽ khởi công xây dựng thêm một nhà máy mới.
Trong 2017, hãng sẽ đẩy tỷ trọng lắp ráp lên khoảng 70-80% trong tổng số các mẫu xe và tới 2018 và 90%. Trong đó, Grand i10 là một trong những sản phẩm đầu tiên. Khách hàng Việt có thể mua xe i10 lắp ráp trong nước trong 2017.
Đây là bước đi mới nhằm giúp Grand i10 có mức giá cạnh tranh hơn trước cánh cửa 2018 đang mở dần. Khi thuế suất nhập khẩu ôtô từ ASEAN về 0%, nếu i10 tiếp tục nhập khẩu Ấn Độ với thuế nhập khẩu 70% thì khả năng cạnh tranh sẽ rất khó khăn. Do vậy, i10 chuyển sang lắp ráp trong nước.
Nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% (nội khối ASEAN), Grand i10 do Hyundai Thành Công lắp ráp có thể xuất khẩu ngược sang các nước trong khu vực với thuế vào các nước này cũng là 0%. Ngoài i10, Tucson cũng là cái tên có thể lắp ráp trong năm nay.
Hyundai Thành Công và Trường Hải có cách làm tương tự nhau khi liên doanh với hãng mẹ để mở nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam, với hy vọng biến Việt Nam trở thành trung tâm xuât khẩu xe mang thương hiệu Hyundai và Mazda ra khu vực. Điểm chung của cả hai tập đoàn này là chưa có những nhà máy quy mô ở khu vực Đông Nam Á.
Đức Huy
Xem thêm:
Vì sao ôtô từ Ấn Độ nhập 84 triệu bán gần 400 triệu tại Việt Nam?
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/hyundai-grand-i10-duoc-lap-rap-tai-viet-nam-trong-2017-3562914.html
Grand i10 là một trong những sản phẩm đầu tiên chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp theo chiến lược mới của Hyundai Thành Công.
Hyundai Thành Công hiện phân phối 8 mẫu xe con tại Việt Nam là Accent, Elantra, Sonata, Grand i10, i20 Active, Creta, Tucson và Santa Fe trong đó chỉ lắp ráp Santa Fe và Elantra, chiếm tỷ trọng khoảng 20%, còn lại nhập khẩu.
Chiến lược mới của Hyundai Thành Công là chuyển từ chủ yếu nhập khẩu sang chủ yếu lắp ráp, một bước đi ngược tương tự cách Trường Hải đang thực hiện. Phần còn lại của ngành lại có xu hướng chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu.
hyundai-grand-i10-duoc-lap-rap-tai-viet-nam-trong-2017
Grand i10 sẽ lắp ráp tại Việt Nam trong 2017. Ảnh: Lê Thắng.
Hyundai Thành Công và tập đoàn Hyundai Hàn Quốc ký thỏa thuận hợp tác liên doanh góp vốn để mở rộng sản xuất, lắp ráp các mẫu xe mang thương hiệu Hyundai tại Việt Nam. Hiện tại liên doanh này vẫn sử dụng nhà máy cũ có công suất khoảng 40.000 xe mỗi năm của Hyundai Thành Công tại Ninh Bình để lắp ráp xe. Cuối năm nay hoặc đầu năm tới, liên doanh sẽ khởi công xây dựng thêm một nhà máy mới.
Trong 2017, hãng sẽ đẩy tỷ trọng lắp ráp lên khoảng 70-80% trong tổng số các mẫu xe và tới 2018 và 90%. Trong đó, Grand i10 là một trong những sản phẩm đầu tiên. Khách hàng Việt có thể mua xe i10 lắp ráp trong nước trong 2017.
Đây là bước đi mới nhằm giúp Grand i10 có mức giá cạnh tranh hơn trước cánh cửa 2018 đang mở dần. Khi thuế suất nhập khẩu ôtô từ ASEAN về 0%, nếu i10 tiếp tục nhập khẩu Ấn Độ với thuế nhập khẩu 70% thì khả năng cạnh tranh sẽ rất khó khăn. Do vậy, i10 chuyển sang lắp ráp trong nước.
Nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% (nội khối ASEAN), Grand i10 do Hyundai Thành Công lắp ráp có thể xuất khẩu ngược sang các nước trong khu vực với thuế vào các nước này cũng là 0%. Ngoài i10, Tucson cũng là cái tên có thể lắp ráp trong năm nay.
Hyundai Thành Công và Trường Hải có cách làm tương tự nhau khi liên doanh với hãng mẹ để mở nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam, với hy vọng biến Việt Nam trở thành trung tâm xuât khẩu xe mang thương hiệu Hyundai và Mazda ra khu vực. Điểm chung của cả hai tập đoàn này là chưa có những nhà máy quy mô ở khu vực Đông Nam Á.
Đức Huy
Xem thêm:
Vì sao ôtô từ Ấn Độ nhập 84 triệu bán gần 400 triệu tại Việt Nam?