[CCCĐ] Myanmar – Hành trình 6 ngày 5 đêm

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Vài tấm ảnh về các sản phẩm nổi tiếng của Myanmar, các loại ngọc và đá quý.







 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Sau khi mua vé thắng cảnh Bagan, cuối cùng em cũng được đặt chân lên đất cố đô Bagan.

 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực


Tấm biển hiện báo đã vào vùng đất Bagan.
 

phuonghuongngoc

Xe container
Biển số
OF-209330
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
8,006
Động cơ
383,671 Mã lực
Tuổi
51
Em kê dép hóng tiếp..
 

rfs

Xe điện
Biển số
OF-16876
Ngày cấp bằng
31/5/08
Số km
4,195
Động cơ
1,139,909 Mã lực
tiếp đi cụ ơi, giữa cuối tháng 10 e định đi Miến
 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Cụ thêm ít thông tin về lịch sử, địa danh và chùa chiền nữa thì hay quá.
Cụ hỏi câu này em xin trả lời từ từ nhé. Trước hết là em quay sang hỏi cụ Gúc về lịch sự hình thành và phát triển của Myanmar tới ngày hôm nay. Tìm được bài này pót lên đây để cụ nào quan tâm thì đọc. :D

Myanmar là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á có vị trí chiến lược rất quan trọng, nối Đông Nam Á với Tây Á và gần những đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương. Trong quá khứ, đây được coi là vùng đất nổi tiếng linh thiêng huyền bí với hàng ngàn ngôi chùa tháp, những thắng cảnh nổi tiếngnhư chùa vàng Shwedagon, cố đô Bagan, thành phố Yangoon…



THỜI KỲ PHONG KIẾN MIẾN ĐIỆN
Chế độ phong kiến ở Miến Điện được hình thành từ rất sớm. Các tài liệu lịch sử và khảo cổ học của Miến Điện đã chứng minh, chính những nhóm dân tộc di cư đến Miến Điện từ các vùng, miền khác nhau đã lập nên vương triều phong kiến rực rỡ và có vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành đất nước Miến Điện. Đó là các tộc người Mon, Miến, Pyu, Shan, và Rakhine.

Vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, người Mon từ những vùng đất ngần phía Thái Lan và Campuchia ngày nay đã tiến vào Miến Điện, di cư xuống vùng đồng bằng Ayeyarwady lập nên vương quốc Thanlwin và Sittang, trồng trọt và bán gạo, gỗ tếch, khoảng sản, ngà voi sang Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và Đông Dương. Họ là những người đầu tiên tiếp xúc với đạo Phật.

Thế kỷ I trước Công nguyên, một số bộ tộc Tạng – Miến trong đó có người Pyu và những bộ tộc liên minh với họ, rời khỏi quê hương ở sườn đông nam cao nguyên Tây Tạng di cư về phương Nam, tiến vào thung lũng thượng nguồn sông Ayeyarwady lập nên các quốc gia phong kiến ở miền Trung Miến Điện như Beikthano, Hanlin, Sri Ksetra (Thayekhittaya). Các triều đại của người Pyu phát triển rực rỡ trong khỏng 400 năm.

Tuy nhiên, đến các thế kỷ sau thì quốc gia này bị biến mất. Một số thử thách cho rằng, họ đã bị người Mon hoạc những tộc người xâm nhập từ đại lục Trung Quốc thôn tính. CŨng giống như người Mon, người Pyu rất sùng bái Phật giáo Tiếu thừa. Các tác phẩm nghệ thuật của người Miến hiện nay ít nhiều vẫn chịu ảnh hưởng của người Pyu xưa kia.

Vào thế kỷ VIII-IX, người Miến từ phía Đông dãy Himalayađến thay thế người Pyu ở vùng Trung Miến Điện và lập nên vương quốc riêng của mình ở đây. Ban đầu, họ chọn Tagaung ở phía Bắc Mandalay làm nơi xây dựng gia tộc, trước khi chuyển đến Bagan vào năm 849.

Vào thế kỷ XII, người Shan, hay còn gọi là người Tai, từ Vân Nam – Trung Quốc tiến vào Đông Bắc Miến Điện và lập nên quốc gia riêng của mình ở khu vực Đông Bắc Miến Điện.

Nhiều tài liệu sử học Myanmar cho thấy, người Rakhine (Arakanese) đã có quốc gia riêng ở Miến Điện và lập nên quốc gia riêng của minhfowr khu vực Đông Bắc Miến Điện.

Nhiều tài liệu sử học Myanmar cho thấy, người Rakhine(Arakanese) đã có quốc gia riêng ở Miến Điện vào thế kỷ VI. Sự hiện diện chính thức và toàn diện của quốc gia người Rakhine ở Miến Điện vào thế kỷ XV, khi vị vua theo đạo Phật của họ đặt kinh đô tại Mrauk U và lực lượng hải quân của họ nắm giữ phần lớn vịnh Bengal.

Có thể nói, những quốc gia của các tộc người kể trên là những triều đại phong kiến đầu tiên của Miến Điện. Những thế kỷ tiếp theo là những khoản thời gian chứng kiến sự phát triển, suy tàn của các vương triều phong kiến Miến Điện. Lịch sử ghi nhận thời kỳ phong kiến Miến Điện được đánh dấu bởi ba đế chế phong kiến hùng mạnh.

Thời kỳ đế quốc Miến Điện lần thứ nhất – triều đại Bagan (1044-1287)

Năm 849, sau khi người Pyu bị người Mon đẩy ra khỏi miền Bắc, người Miến đã thiết lập khu vực định cư riêng của mình và lấy Bagan làm nơi định cư riêng của mình và lấy Bagan làm nơi đóng đô của họ. Suốt hai thế kỷ sau, các triều đại không ngừng tiến hành những cuộc chiến tranh để tranh giành binh quyền. Năm 1044, một thủ lĩnh quân sự người Miến dòng dõi hoàng tộc là Anawrahta, sau khi giết chết Vua Sokkat đã trở thành vua của Bagan, mở ra một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử Miến Điện.

Trong 33 năm trị vì, Vua Anawrahta đã chinh phục các quốc gia của người Mon, tiến quân sang Nam Chiếu (Vân Nam, Trung Quốc) để biểu dương sức mạnh, quy phục các thủ lĩnh tộc Shan, thống nhất toàn bộ vùng đất ngày nay là Miến Điện, chỉ trừ vùng cao nguyên Shan, một phần Arakan và vùng Taninthayi. Triều đại của Vua Anawrahta được coi là đế quốc Miến Điện thứ nhất – với tư cách một quốc gia thống nhất về chính trị, các vương quốc nhỏ chịu quy phục Miến triều.

Không chỉ là vị vua đầu tiên thống nhất được Miến Điện, Vua Anawrahta còn là vị vua đầu tiên truyền bá đạo Phật ở Miến Điện. Ông đã đưa về Bagan toàn bộ 32 cuốn kinh Theravada, chữ viết của người Mon và ra lệnh xây dựng Bagan thành kinh đô của chùa tháp, thiền viện vĩ đại trong đó có chùa Shwezigon – được coi là hình mẫu của chùa Miến Điện sau này. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Bagan nhanh chóng trở thành điểm thu hút các tín đồ đạo Phật ở khu vực Đông Nam Á bởi những công trình chùa tháp đồ sộ, nguy nga.

Không thể thôn tính các thế lực cát cứ, thống nhất Miến Điện, Vua Anawrahta còn thực hiện chính sách giao lưu hòa hiếu với các nước láng giềng như Nam Chiếu ở phía bắc, Xri Lanca và Ấn Độ ở phía tây; đồng thời thu phục các thế lực nhỏ yếu bên lãnh thổ Thái Lan.

Triều đại Bagan để lại trong lịch sử Miến Đện nhiều kệt tác về kiến trúc chùa tháp và các công trình thủy lợi lớn như hồ chứa nước Meiktila, hệ thống thủy lợi Kyokxe. Suốt hơn hai thế kỷ tồn tại của triều đại Bagan, kinh tế Miến Điện, nhất là nông nghiệp, rất phát triển.

Năm 1077, Vua Anawrahta chết, vương triều này đi vào thời kỳ suy vong. Các vị vua kế nhiệm như Kyaanzitha, Alaungsithu và Htilomoin không những không thực hiện được các tư tưởng lón của Vua Anawrahta mà còn tranh giành quyền bính, chia rẽ nội bộ khiến đế quốc Bagan suy yếu dần.

Trong thời kỳ cuối triều đại Bagan, đã xảy ra ba cuộc chiến tranh Miến – Nguyên kéo dài suốt 24 năm (1277-1301).

Lần thứ nhất, sau khi triều đình Mông Cổ thôn tính xong Vương quốc Nam Chiếu vùng Vân Nam, Trung Quốc vào năm 1253, đế quốc Nguyên Mông đòi triều đình Miến Điện phải cống nạp. Năm 1273, sứ giả Nguyên Mông lá Khất Giác Thoát Nhân đến chiêu phục Miến Điện với thái độ ngạo mạn và bị Vua Miến Điện Naratgugapate từ chối. Tháng 3-1277, quân Nguyên từ Vân Nam, Trung Quốc do tướng Hốt Đô dẫn đầu tiến vào lãnh thổ Miến Điện. Các cuộc xung đột ác liệt ở khu vực biên giới diễn ra khiến quân đội hai bên đều bị thiệt hại nặng. Quân Nguyên buộc phải rút lui.

Lần thứ hai, năm 1282, Vua Nguyên là Khubilai Khan (Hốt Tất Liệu) cử đoàn sứ giả 10 người cùng đoàn hộ tống hùng hậu đến kinh đô Bagan đòi triều đình Miến Điện cống nạp. Vì quá ngạo mạn, cả đoàn sứ thàn nhà Nguyên bị vua Miến Điện Naratgugapate ra lệnh giết hết. Sự kiện này khiến Hốt Tất Liệt nổi giận, quyết tâm báo thù. Mùa thu năm 1283, Hốt Tất Liệu đều một đạo quân lớn từ Vân Nam, do tướng Tương Ngô Hợp Nhi chỉ huy, tiến sang trừng phạt Miến Điện.

Chiến sự diến ra quyết liệt ở phòng tuyến sông Bhamo, phía Bắc Miến Điện. Trước sự tấn công ồ ạt của quân Nguyên, quân Miến Điện phải rú lui, nội bộ hoàng cung Miến Điện bất hòa chia rẽ. Quân Nguyên tiến sát đến kinh đô Bagan.

Năm 1287, vương triều Miến Điện không thể đứng vững trước sự tấn công ồ ạt của quân Nguyên Mông. Bagan thất thủ, đế quốc phong kiến Miến Điện lần thứ nhất bị diệt vong. Triều đình Nguyên Mông tuyên bố vùng lãnh thổ phía Bắc và miền Trung của Miến Điện là hai tỉnh của đế quốc Nguyên Mông trên đất Miến Điện. Các vị vua người Miến tiếp theo đều cam chịu làm chư hầu của triều đình nhà Nguyên ở Bắc Kinh.

Sau khi tàn phá Bagan, quân Nguyên Mông rút về phía Bắc Miến Điện, đất nước Miến Điện rơi vào thời kỳ hỗn loạn. Mười năm sau, năm 1297, “ba anh em người Shan” (bố là người Shan, mẹ là người Miến) do Axamkhaya làm thủ lĩnh, nổi lên tập hợp dân chũng khỏi nghĩa, kiểm soát miền trung Miến Điện chống lại sự đô hộ của quân Nguyên Mông. Lực lượng khởi nghĩa của “ba anh em người Shan” không ngừng lớn mạnh, đã đánh đuổi quân Nguyên đến ngần biên giới VânNam.

Lần thứ ba, đầu năm 1301, triều đình Nguyên cử tướng Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất dẫn 12000 quân sang Miến Điện dẹp loạn, nhưng bị lực lượng quân đội Miến Điện do Axamkhaya lãnh đạo chống trả quyết liệt, quân Nguyên Mông bị thương vong nhiều vì chiến tranh và bệnh tật. Tháng 3-1301, Mang Ngột Đô Lỗ Me Thất buộc phải xin hòa đẻ rút quân về Trung Quốc, chấm dứt cuộc chiến tranh Miến – Nguyên. Sau khi thất bại trở về nước, các tướng Nguyên Mông bị Hốt Tất Liệt trừng trị với nhiều hình phạt khác nhau, kể cả tử hình

Ba thế kỷ tiếp theo là thời kỳ Miến Điện rơi vào tình trạng phân tranh bất hòa, chia rẽ. Tranh thủ thời cơ sụp đổ của đế chế Bagan , người Mon dưới sự lãnh đạo của Vua Dhammazedi đã di chuyển xuống miền Nam và lập ra vương quốc Hanthawady tại Bago, năm 1472. Vương triều này tiêp tục làm sống lại đạo Phật với việc xây dựng các chùa tháp ở kinh đô và mở rộng xây dựng chùa Shwedagon ở Yangoon.

Dưới thời cai trị của các vua người Mon, quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây cũng bắt đầu được chú ý. Người Mon chính là những người mở đường cho quan hệ với Phương Tây sau này.

Trong khi đó, người Shan cũng tách khỏi đế quốc Miến Điện, nắm quyền kiểm soát ở phía bắc, thành lập quốc gia Inwa năm 1364. Người Rakhine cũng lập quốc gia riêng của mình tại vùng phía tây Miến Điện. Những người Miến còn lại rút về Tangoo bên bờ sông Sittang chờ đợi cơ hội tái thống nhất Miến Điện.

Đến đầu thế kỷ XVI, trên lãnh thổ Miến Điện hình thành bốn trung tâm quyền lực mang đậm chất chủng tộc: phía tây là quốc gia Inwa của người Shan; phía nam là quốc gia Bago của người Mon và phía đông là quốc gia Toungoo của người Miến.

Thời kỳ đế quốc Miến Điện lần thứ hai – triều đại Toungoo (1551-1752)

Sau hơn ba thế kỷ bị phân chia thành những quốc gia nhỏ lẻ, đến thế kỷ XVI, vương triều Toungoo tiến hành nhiều cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi và thống nhất đất nước. Năm 1541, người Miến, dưới sự lãnh đạo của vua Tabinshwehti – vị vua trẻ tài giỏi – lợi dụng cơ hội từ những cuộc chiến liên miên giữa người Shan và người Mon, đã tấn công chiếm đóng Inwa – kinh đô của người Shan. Sau đó, tiến hành các cuộc chinh phạt thành công ở phía nam, bắt vua người Mon và chuyển thủ đo về Bago.

Tháng 10-1548, Vua Tabinshwehti chỉ huy chiến dịch tấn công Thá Lan (lúc đó gọi là Agiyuthagia) giành lại giải đất cực nam là Taninthayi, tuy bắt được con trai vua Thái nhưng quân Miến bị tổn thất nặng nề, năm 1549 phải rút về nước. Năm 1550, Vua Tabinshwehti chết, vương quốc Toungoo đứng trước nguy cơ tan rã trước sự nổi dậy cát cứ của người Mon và người Shan.

Cũng năm đó, Bayinnaung, em rể của vua Tabinshwehti, đồng thời cũng là người kế vị, lên ngôi vua tiếp tục sử nghiệp tái thống nhất Miến Điện. Sử sách Miến Điện ghi nhận, nếu Vua Tabinshwehti là vị vua có những hoài bão đẹp thì vua Bayinnaung là người thực hiện những hoài bão đó. Chỉ trong hai năm, Vua Bayinnaung đã đoạt lại các vùng đất bị cát cứ rồi tấn công lên phía bắc, sang phía tây, phía đông, chiếm lại Inwa, chinh phục các quốc gia của người Shan ở phía bắc. Năm 1557, giành lại giải đất Taninthayi từ tay người Thái. Uy danh của Vương quốc Toungoo chấn động các nước láng giềng.

Trước sức mạnh uy hiếp của triều đại Tangoo, năm 1559, Vua Lào Xettarirat bỏ qua mối thù của Thái Lan, chủ động liên kết với Thái Lan để chống lại Bayinnaung. Năm 1563, Vua Bayinnaung trực tiếp đưa quân vượt sông Xittaung tấn công Thái Lan. CHỉ trong một thời gian ngắn, quân đội của Bayinnaung đáng chiếm Chiang Mai và chiếm được kinh đô Ayuthaya của người Thái, bắt sống Vua Agiyuthagia cùng toàn bộ triều đình Thái và nhiều tu binh, thợ thủ công, vàng bạc,.. đưa về Miến Đện.

Năm 1567, Vua Thái Lan Agiyuthagia xin phép vua Bayinnaung về nước thăm các thánh đường Phật giáo, sau đó phát động dân chúng Thái khởi nghĩa chống lại sự cai trị của người Miến. Vua Baynnaung, tiến hành cuộc viễn chinh lần thứ hai sang Thái, chỉ trong 10 tháng lại chinh phục được Thái.

Năm 1569, quân Miến tiến sang Lào nhưng bị thất bại. Năm năm sau (1574), Vua Bayinnaung mở rộng cuộc xâm chiếm lần thứ hai và chinh phục được Lào.

Một đế quốc rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á được hình thành. Bayinnaung tự xưng là “vua của các vua”. Miến Điện bước vào thời kỳ rực rỡ lần thứ hai. Các quốc gia khác ở vùng Miến Điện – Trung Quốc và vùng Manipur (nay thuộc Ấn Độ), đều phải triều cống Vua Miến Điện.

Trong thời kỳ này, việc buôn bán với các nước láng giềng được phát triển mạnh. Pegu trở thành một hải cảng quan trọng cho các thương nhân đi đến miền Bắc Miến Điện và sang Trung Quốc theo đường sông Ayeyarwady. Những hải cảng quan trọng ở vùng đồng bằng Miến Điện như Syriam, Martaban và Bassein cũng là điểm dừng chân thuận tiện cho các lái buôn đến từ vùng Đông Nam Á.

Người nước ngoài nhất là người Arap và Bồ Đào Nha là những người hoạt động hăng hái nhất trong giao lưu buon bán Đông – Tây. Các công ty buôn bán của Anh, Pháp và Đức được thành lập tại Miến Điện vào thế kỷ XVII.

Tuy nhiên, cũng giống như triều đại Anwrahta, đế quốc Miến Diện lần thứ hai cũng đi vào thời kỳ suy tàn sau khi Vua Bayinnaung chết 1581. Các vương triều sau không đủ sức để duy trì quyền lực và bảo vệ lãnh thổ. Những cuộc chiến giữa các sắc tộc lại nổi lên. Năm 1636, kinh đô của người Miến buộc phải chuyển về Inwa trước các cuộc tấn công của người Mon. Mọi giao lưu với bên ngoài đều bị đình trệ. Đế chế phong kiến lần thứ hai của Miến Điện dần dần tan rã.

Lịch sử ghi nhậ, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII là thời kỳ phát triển rực rỡ của đế chế Miến Điện lần thứ hai, mà đỉnh cao là triều đại Vua Bayinnaung, kinh tế phồn vinh, giao lưu buôn bán tấp nập, đạo Phật được chấn hưng, cương vực lãnh thổ được mở rộng.

Thời kỳ đế quốc Miến Điện lần thứ ba – triều đại Konbaung (1752- 1885)

Năm 1752, nhân cơ hội triều đình Tangoo lục đục, suy yếu, được sự giúp sức của người Pháp, người Mon đã chiếm được kinh đô Inwa và cố sức kiểm soát toàn bộ Miến Điện. Tuy nhiên, người Miến không dễ dàng từ bỏ quyền lực. Aung Giaeya – một quan võ tài ba người Miến đánh đuổi người Mon. Một năm sau, năm 1753, ông giành lại được Inwa và xưng vua, lấy hiệu là Alaungpaya – nghĩa là “Phật tương lai”, đặt hoàng cung ở Shwebo. Hoàng thành gọi là Konbaung. Konbaung cũng là tên triều đại.

Không những thế, chỉ bảy năm sau, năm 1755, Vua Alaungpaya đã giành lại Payay, chinh phục các quốc gia Shan. Năm 1755, chiếm Dagon (nơi ông đạt tên là Yangoon, nghĩa là “kết thúc thù hận”, sau đó chiếm được cả kinh đô Bago của người Mon vào năm 1757. Sau tám năm chinh chiến, Vua Alaungpaya đã thống nhất đất nước và lập ra vương triều Konbaung. Đế chế thứ ba và cũng là đế chế phong kiến cuối cùng của Miến Điện được hình thành.

Trước tình hình đó, người Mon chạy sang nương nhờ lãnh thổ Thái rồi tấn công trở lại Miến Điện. Năm 1760, Vua Alaungpaya đã tiến hành chinh phạt, thu hồi dải đất Taninthayi ròi tiến công vây hãm kinh đô Thái làAyutthaya. Chiến sự đang ác liệt thì vua Alaungpaya bị bênh nặng, phải rút quân và qua đời trên đường trở về, thọ 46 tuổi. Sau khi về đếnYangoon, cái chết của vua Alaungpaya mới được công bố khiến người Thái bất ngờ.

Ngay khi lên ngôi, Vua Hsinbyushin – con trai Vua Alaungpaya – được mệnh danh là “chúa voi trắng”, rất giỏi dùng binh, tiếp tục sự nghiệp của cha, từ năm 1760 đến 1763 liên tiếp tiến hành các cuộc chinh phạt, mở mang bờ cõi. Năm 1767, Vua Hsinbyushin đã giành lại được dải đất Taninthayi, tấn công Thái phải chuyển kinh đô vềBangkok. Chiến thắng này dã mang về cho Miến Điện nhiều vũ công và vô số tù binh người Thái để phục vụ cho công cuộc chấn hưng Miến Điện. Nhiều nghệ sĩ Thái sau đó đã công hiến tài năng, góp phần phục hưng nền văn học, nghề thuật Miến Điện.

Cũng tài giỏi như người anh, Bodawpaya – em trai Hsinbyushin, sau khi lên ngôi vua tiếp tục chinh phục được Rakhine (Arakan). Sự nghiệp thống nhất đất nước được hoàn tất. Trong thời gian cai trị của mình, Vua Bodawpaya đã cải cách hệ thống thuế khóa, thông tin, luật pháp và giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong thời gian trị vì của Vua Hsinbyushin và Vua Bodawpaya, nhà Thanh – Trung Quốc dưới triều đại Càn Long đã bốn lần xâm lược Miến Điện và đều bị quân dân Miến Điện đập tan.

Lần thứ nhất, năm 1765, mượn cớ một người Trung Quốc bị giết chết trong bữa tiệc rượu ở Kengtung của Miến Điện (giáp biên giới Trung Quốc), chính quyền nhà Thanh ở Vân Nam sau khi chiêu nạp các thủ lĩnh người Shan từ Miến Điện sang hàng, đã huy động lực lượng quân đội hùng hậu tràn sang lãnh thổ Miến Điện để “hỏi tội” viên thủ lĩnh Kengtung. Quân Thanh bị quân dân Kengtung đánh trả quyết liệt. Ngay sau đó, một cánh quân Miến Điện từ kinh dô Inwa lên phối hợp với quân Kengtung truy đuổi quân Thanh đến tận biên giới VânNam. Quân Thanh thua chạy tan tác.

Lần thứ hai, năm 1766, Thái thú Vân Nam là Dương Ứng Cơ đích thân cầm quân vượt biên giới chinh phục các quốc gia Shan, rồi thẳng tiến xuống Kaungton thì bị quân đội Miến chặn lại. Các cánh quân Miến từ Inwa, Bhamo và Kaungton tạo thành thế giọng kìm truy quét quân thanh sang tận lãnh thổ VânNam, chiếm luôn tám tiểu vương quốc ở VânNam. Quân Thanh bị tổn thất hơn một vạn người, buộc phải cầu hòa. Dương Ứng Cơ bị vua Càn ong xử tội chết.

Lần thứ ba, tháng 10- 1767, Thái thú mới cảu Vân Nam là Minh Thụy – con rể Vua Càn Long – đích thân dẫn một đạo quân lớn vượt biên giới đánh chiếm Hxenuy, đánh lui hai đạo quân Miến tới cứu viện rồi thẳng tiến đến khiêu chiến kinh đô Inwa. Sau ba tháng cầm cự, mùa xuân năm 1768, các đạo quân Miến tống phản công, giết chết 15000 quân Thanh, tướng tiên phong của quân Thanh phải thắt cổ tự tử. Minh Thụy chờ quân cứu viện tới để rút lui, nhưng đội quân ứng cứu từ VânNamsang đã bị quân Miến đánh tan. Đội quân xâm lược của Minh Thụy bị tấn công từ nhiều hướng, tan tác tháo chạy về VânNam.

Lần thứ tư, năm 1769, Vua Càn Long lệnh do Thái thú Vân Nam là A Lý Cồn thu thập thêm quân tình nguyện lưu vong người Miến, người Shan, bổ nhiệm phó Hoằng làm chủ tướng, chia thành ba đạo quân tiến đánh Miến Điện bằng đường thủy và đường bộ để rửa hận. Vua Hsinbyushin điều động bốn đạo quân nghênh chiến.

Sau các cuộc giao giao tranh ác liệt trên bộ và trên sông, quân Thanh vượt sông đánh chiếm Bhamo, dựng pháo đài lớn Bhamo và Kaungton, dùng thủy quân xuôi thuyền bắn phá Kaungton.

Từ kinh đô Inwa, thủy quân Miến ngược dòng tiêu diệt toàn bộ chiến thuyền quân Thanh, ba đạo quân khác của Miến Điện chặn đánh các tuyến liên lạc của địch rồi vây chặt pháo đài quân Thanh. Quân Thanh bị kẹp giữa vòng vây trùng điệp, đói khát và benh tật hoành hành, các tướng quân buộc phải xin hàng. Tống chỉ huy quân Miến là Maha Thihathura chấp thuận, hai bên ký hiệp ước hòa bình với các nội dung:

Nhà Thanh giao nộp tất cả các phần tử phản loạn người Miến trốn trong lãnh thổ VânNam

Nhà Thanh cam kết ton trọng chủ quyền của Miến Điện đối với các quốc gia Shan.

Hai nước trao đổi tù binh.

Hai nước duy trì quan hệ buôn bán, trao đổi thường kỳ các sứ đoàn, quà tặng hữu hảo.

Quân Thanh chất đống đại bác đốt cho nóng chảy trước mặt quân Miến rồi rút về nước. Trên đường về, nhiều binh lính Thanh chết vì đói khát, kiệt sức và bênh tật. Tuy nhà Thanh sau đó lật lọng, không chịu trao trả tù binh nhưng từ đó không dám nghĩ tới cuộc viễn chinh thứ năm.

Vua Hsinbyushin không hài lòng với việc Tướng Maha Thihathura tha bổng quân Thanh, nên ra lệnh đày Tướng Maha Thihathura lên vùng cao nguyên Shan, các chỉ huy khác thì bị phạt đứng phơi nắng ở cổng Tây cung điện suốt ba ngày.

Bốn cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh thắng lợi được coi là một trong những trang sử vẻ vang nhất của nhân dân Miến Điện.

Tuy nhiên, việc không có sự chỉ định hợp lý người kể thừa ngai vàng cũng như âm mưu thôn tính Miến Điện của thực dân Anh, Pháp là những nguyên nhân gây sự chia rẽ trong triều đại Konbaung, mà hạu quả là sự sụp đỗ của vương triều này vào những năm cuối thế kỷ XIX. Thời kỳ phát triển rực rỡ của xã hội phong kiến Miến Điện chấm dứt.

THỜI KỲ ĐẾ QUỐC THỰC DÂN CAI TRỊ

Trong quá trình tìm kiếm thị trường thuộc địa, thực dân Anh đã tìm thấy ở Miến Điện những thứ mà người Anh đang cần. Từ cuối thế kỷ XVIII, hoạt động giao thương buôn bán cùng với các đợt truyền đạo tại Miến Điện đã được thực dân Anh tiến hành. Đứng trước nguy cơ bị Pháp thôn tính mảnh đất mầu mỡ này khi Pháp giúp đỡ người Mon đánh chiếm kinh đô của người Miến, thực dân Anh càng quyết tâm thực hiện dã tâm của mình.

Chiến tranh Anh – Miến lần thứ nhất (1824-1826) và hiệp ước Yandabo

Năm 1819, Anh chiếm xong Xingapo, năm 1820, Anh thôn tính Neepan. Miến Điện trở thành đối tượng xâm lược cảu Anh. Sự căng thẳng giữa vương triều phong kiến Miến Điện với Anh ngày một gia tăng, sau khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên tại Đảo Xahpuri giữa sông Naaf – biên giới tự nhiên giữa Rakhine (Miến Điện) và Bengal (thuộc địa Anh).

Ngày 5-3-1824, quân đội Miến Điện được trang bị bằng súng trường thô sơ và súng đại bác chế tạo từ thế kỷ XVII không thể chống trả súng máy, đại bác hiện đại và tàu chiến cảu quân Anh. Thừa thắng, đầu năm 1825 quân Anh ngược sông Ayeyarwady tràn vào Rakhine, sau đó tiến đến Yandabo (chỉ cách Inwa 80 dặm). Miến Điện thua trận, buộc phải chấp nhận các điều kiện khắc nghiệt của Anh.

Ngày 24-6-1826, hiệp ước Yandabo được hai bên ký kết với các điều khoản:

Miến Điện nhượng cho Anh các vùng lãnh thổ Rakhine, Taninthayi và Atxam.

Miến Điện bồi thường chiến tranh cho Anh 1 triệuSterling, trả làm bốn lần trong hai năm.

Hai bên ký hiệp ước buôn bán và trao đổi đại diện.

Khoản tiền bồi thường quá lớn, vượt quá khả năng thánh toán của Miến Điện khiến Miến Điện hoa kiệt ngân khố. Năm 1827, phái đoàn Miến Điện phải sangCalcuttaxin hoãn trao trả đợt ba và đợt bốn.

Thất bại nhanh chóng trong cuộc chiến với Anh là một bất ngờ lớn đối với toàn dan Miến Điện, làm bùng lên phóng trào Miến Điện, làm bùng lên phong trào kháng chiến chống xâm lược ở những vùng đát bị dân cai trị. Với nhiều kinh nghiệm cai trị thuộc địa, năm 1830 thực dân Anh cử Tướng Henry Burney sang Miến Điện thực hiện chính sách Anh chia để trị.

Chiến tranh Anh – Miến lần thứ hai (1852-1853)

Không chỉ dừng lại ở đó, với tham vọng thôn tính toàn bộ Miến Điện để nối liền Calcutta với Xingapo, thực dân Anh tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để tiến hành gây chiến tranh giành đất.

Tháng 8-1851, trước sự lồng hành của các thương gia người Anh, Vua Pagan Min chấp thuận đề nghị của Thủ hiến Yangoon, bắt giam bắt viên thuyền trưởng người Anh về tội giết người. Lúc này thực dân Anh đã bình định xong người Sikh ở Ấn Độ, coi đây là cơ hội thuận lợi để tấn công Miến Điện.

Ngày 18-1-1852, Lambert – Phó Tư lệnh hải quân Anh – gửi tối hậu thư cho triều đình Miến Điện đưa ra những đòi hỏi phi lý. Vua Pagan Min biết rõ sự thu kém về quân sự của Miến Điện nhưng không thể nhịn nhục, đành chấp nhận chiến tranh.

Từ tháng 2-1852, bộ binh Anh và lính đánh thue Ấn Độ được hải quân đại bác yểm trợ, liên tục mở các chiến dịch tấn công chiếm đóng Yagon, Bassein, Bago rồi theo sông Ayeyarwady tấn công về phía kinh thành Miến Điện.

Tháng 1-1853, quân Anh tiếp tục tiến lên phía Bắc, chiếm được Myede – cách thủ phủ Prom chỉ 50 dặm. Rút kinh nghiệm cuộc chiến tranh lần trước, quân Miến Điện vừa đánh trực diện vừa đánh du kích vừa rút lui, khiến quân Anh thiệt hại quá nhiều. Tốc độ tiến quân cảu quân Anh ngày càng chậm lại.

Giữa lúc đó, triều đình Miến Điện xảy ra binh biến giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa. Thái tử Mindon cầmđầu phải chủ hòa thắng thế. Mindon lên ngôi vua. Ngày 31-3-1853, triều đình Miến Điện đàm phán với Lambert. Hai bên thỏa thuận tạm ngừng chiến sự vào ngày 30-6-1853. Cuộc chiến tranh lần thứ hai tự kết thúc.

Trong cuộc chiến tranh lần thứ hai, thưc dân Anh mở rộng vùng đất chiếm đóng tới toàn bộ Yangoon, Toungoo và vùng đồng bằngIrrawaddyrộng lớn. Về phía Miến Điện, Không chỉ gặp phải đối thủ có vũ khí và tàu chiến hiện đại, nhiều kinh nghiệm chinh phạt, mà quan trọng hơn là nội bộ triều đình Miến Điện lục đục, thiếu một vị minh quân tài ba như các vị vua trước đây.

Sau hèn kém, nhu nhược của triều đình Miến Điện khiến Miến Điện và nhân dân Miến Điện phải trả giá đắt bởi các hiệp ước bất bình đẳng năm 1862 và 1867, trong đó người Anh không chỉ được hưởng nhiều quyền lợi ưu đãi về buôn bán mà còn được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” trên lãnh thổ Miến Điện

Chiến tranh Anh – Miến lần thứ ba (1885)

Sau hai lần phải cắt đất cho người Anh, triều đình phong kiến Miến Điện lúc đó đã mục rỗng, không còn đủ sức và uy tín để phục vụ lòng dân, đứng lên đánh đuổi thực dân Anh.

Sau khi giành kinh đô về Mandalay năm 1857, Vua Thibaw Min – vị vua cuối cùng của vương triều Miến Điện – lên năm quyền năm 1878, nhưng trên thực tế quyền kiểm soát đất nước lại nằm trong tay các sứ quân cát cứ. Bất lực, Vua Thibaw Min tìm đến sự giúp đỡ của người Pháp nhưng không thành.

Lợi dụng tình hình rối loạn ở Miến Điện và sợ sự can thiệp cảu Pháp sẽ ảnh hưởng đến quyền độc quyền về gỗ teak, tháng 10-1885, Toàn quyền Anh ở Ấn độ là Dufferin lợi dụng cuộc tranh chấp giữa Miến Điện với một công ty gỗ của Anh khi chính quyền Miến Điện buộc tội công ty nỳ khai thác gôc bất hợp pháp, kiếm cớ tấn công vào kinh đo Mandalay.

Với lực lượng quân đội hùng hậu và trang bị hiện đại, từ ngày 17-11-1885, chỉ sau chưa đầy hai tuàn giao tranh, quân Anh đã chiếm được Mingla, Bagan, Myingan. Ngày 27-11-1885, Vua Thibaw Min ra lệnh đầu hàng. Ngày 28-11-1885, quân Anh tràn vào kinh đô tràn vào kinh đôMandalay. Ngày 29-11-1885, Vua Thibaw Win cùng hoàng hậu và gia quyến bị quân Anh đưa lên tàu thủy lưu đày sang Ấn Độ. Cuộc chiến tranh Anh – Miến lần thứ ba kết thúc nhanh chống. Thực dân Anh hoàn thành kiểm soát nốtMandalayvà miền Bắc Miến Điện.

Chiến thắng lần thứ ba này không chỉ đảm bảo cho thực dân Anh quyền xuất khẩu gỗ teak, gạo, đá quý, dầu khí mà còn giúp chúng hoàn tất việc áp đặt cai trị trên toàn bộ lãnh thổ Miến Điện.

Năm 1886, thực dân Anh sáp nhập Miến Điện thành một bang của Ấn Độ thuộc Anh (người Miến gọi đó là “thuộc địa của thuộc địa”. Chế độ phong kiến Miến Điện chấm dứt, Miến Điện bước vào giai đoạn mới – giai đoạn đấu tranh chống thực dân Anh để giành độc lập.

ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (1886 -1941)

Chế độ cai trị của thực dân Anh

Sau khi giành quyền cai trị toàn cõi Miến Điện, thực dân Anh không chỉ thi hành chính sách hà khắc, vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện đem về mẫu quốc mà còn thực thi chính sách chia rẽ sắc tộc, để lại nhiều hậu quả lâu dài đối với Miến Điện.

Các quốc gia Karen ở miền Tây Miến Điện được thực dân Anh cho hưởng quyền độc lập theo Hiệp ước 1875 dưới sự bảo hộ của Anh. Thủ lĩnh các quốc gia Shan ở miền Bắc được toàn quyền Anh tấn phong tước hiệu và ban cho nhiều đặc quyền riêng dưới sự giám sát của người Anh.

Ở khu vực người Kachin, các thủ lĩnh địa phương được giao nhiều quyền lực hơn so với quốc gia Shan. Ở các vùng dân tộc thiểu số thưa dân gúp Trung Quốc như tộc người Wa, Naga, Chin,v.v. bị thực dân Anh cai trị gián tiếp bằng chế độ quan lại đại phương.

Thực dân Anh đặc biệt nâng đỡ người Karen, kích động mâu thuẫn giữa người Karen với người Miến. Tỷ lệ người Karen được học hành, tuyển dụng làm việc trong cơ quan hành chính, bệnh viện,.. cao hơn hơn hẳn người Miến. Người Miến không được tham gia quân đội hoàng gia.

Chính sách “chia để trị” của thực dân Anh nhìn bề ngoài là nhằm bảo vệ các dân tộc nghèo, kém phát triển, nhưng thực chất là nhấn mạnh sự khác biệt, duy trì và kéo dài sự trì trệ ở các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là nằm ngăn cản quá trình hòa trộn tự nhiên về văn hóa giữa các sắc tộc. Hơn nữa, bộ máy tuyên truyền của thực dân Anh không ngừng thổi phồng, xuyên tạc “tội ác” của các triều đại phong kiến Miến Điện trước kia, vẽ ra hình ảnh sai lệch, xấu xa về người Miến trong con mắt của các sắc tộc khác.

Về quản lý hành chính, Miến Điện bị xếp thành một bang của Ấn Độ, vì vậy tất cả các vị trí trọng yếu trong cơ quan dân sự ở Miến Điện đều là người Ấn Độ và người châu Âu do thực dân Anh cử đến nắm giữ.

Về kinh tế, người Anh và người châu Âu được quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện được tự do chuyển lợi nhuận về nước. Các loại tài nguyên thiên nhiên quý giá của Miến Điện bị thực dân Anh khai thác triệt để. Theo những tư liệu của Anh còn lưu giữ ở Miến Điện ở Miến Điện, mỗi năm thực dân Anh khai thác 100000 cara ngọc ruby, 500000 tấn gỗ teak và các loại gỗ quý khác, 27 triệu gallon dầu mỏ, 71000 tấn chì, 76000 tấn thiếc, 7500 tấn đồng, 43000 tấn niken, 5,92 triệu ounce bạc 1,29 triệu ounce vàng, v.v..

Các công ty của Anh còn độc quyền kinh doanh trong các ngành: trang thiết bị quốc phòng, giao thông đường thủy, đường sắt, dệt may, xay xát gạo, chế biến nông sản và nhập khẩu phân phối hàng tiêu dùng tại Miến Điện.

Nghiêm trọng hơn, thực dân Anh đã xúc phạm nền truyền thống của văn hóa Miến Điện, ngang nhiên chà đạp lên những quy định, nguyên tác truyền thống thiêng liêng của đạo Phật, mang về Anh các tượng Phật quý, chuông quý của Miến Điện; tự tiện đi giày, dép vào các đền, chùa của Miến Điện hoạc có những hành động khiếm nhã đối với các sư sãi..; đồng thời thẳng tay trấn áp mọi hoạt động phản kháng của nhân dân Miến Điện.

Đối với các tầng lớp nhân dân Miến Điện, đều họ không thể chấp nhận được là, với lịch sử oai hùng hàng ngàn năm chinh phục, mở mang bờ cõi, người Miến Điện chưa từng khuất phục bất kỳ kẻ thù nào đến xâm phạm, họ không thể chấp nhận thực tế đắng cay: đất nước bị biến thành một bang của Ấn Độ thuộc Anh, đó là “thuộc địa của thuộc địa”

Tất cả những nhân tố đó thôi thúc ý chí và tinh thần dân tộc của nhân dân Miến Điện nỗi dậy chống lại thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.

Các cuộc đấu tranh tự phát

Đầu thế kỷ XX, việc Nhật Bản giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1905, cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công năm 1911, phong trào dân tộc Ấn Độ được truyền bá qua các lãnh tụ cách mạng Ấn Độ bị lưu đày sang Miến Điện,.. đã làm bừng tỉnh ý thức dân tộc của đông đảo dân chũng Miến Điện. Góp phần vào việc thức tỉnh ý thức dân tộc còn có cả những kết quả nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc trong tạp chí hội nghiên cứu Miến Điện do các trí thức Miến Điện xuất bản, giúp người Miến Điện hiểu và tự hào về truyền thống dân tộc.

Trên đất nước Miến Điện bắt đầu xuất hiện các phong trào đâu tranh tự phát chống lại ách cai trị của thực dân Anh. Phần lớn các phong trào đấu tranh tranh tự phát này đều do các vị cao tăng hoặc các trí thức Miến Điện lãnh đạo. Điển hình là:

Năm 1906, hội thanh niên Phật tử Miến Điện họp đại hội ở Hendada, thông qua nghị quyết yêu cầu dù là người Âu hay người Á đều phải đi chân đất trong các khu vực đền, chùa của Miến Điện. Nghj quyết thổi bùng lên tình cảm dân tộc thiêng liêng của người Miến. :Vấn đề đôi giày” trở thành tiêu điểm xung đột giữa thực dân Anh với van hóa Miến Điện.

Năm 1917 và 1918, hội thanh niên Phật tử Miến Điện cử doàn đại biểu đến Calcutta và Luân Đôn nêu nguyện vọng thành lập chính phủ Miến Điện tách khỏi Ấn Độ và đòi toàn quyền Anh áp dụng cải cách như nhau giữa hai nước Ấn Độ và Miến Điện.

Từ năm 1918 – 1922, liên tiếp diễn ra các cuộc đấu tranh của nông dân, công nhân, thủy thủ Miến Điện đòi thực dân Anh giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc. Trong những năm 1920 xuất hiện hơn 300 hội của người Miến đấu tranh chống ách cai trị hà khắc của thực dân Anh.

Năm 1919 tại chùa Eindawya ở Mandalay, một đoàn khách châu Âu đi giày vào chùa đã bị các thiền sư đuổi ra. Ngay sau đó, bốn vị cao tăng của Miến Điện bị người Anh đưa ra xét xử, một trong số đó là nhà sư U Kettaya bị tù chung thân.

Năm 1921, nhà sư U Ottama thúc đẩy các hoạt động tự do tín ngưỡng như là một cách thức kêu gọi các Phật tử đứng lên giành độc lập. Sau nhiều lần bị bắt giữ, giam cầm, năm 1939, nhà sư U Ottama đã chết trong tù.

Một nhà sư khác là U Wizaya cũng chết trong tù sau 163 ngày tuyệt thực để phản đối lệnh của người Anh cấm các nhà sư bị tù được mặc áo. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, 18000 lính Miến Điện bị thực dân Anh đưa sang mặt trận Trung Đông. Cuộc chiến tranh thế giới đã phơi bày những khuyết tật của đế quốc Anh, khiến người Ấn Độ và người Miến có cơ sở nghi ngờ về sức mạnh vô địch của “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”.

Năm 1930, cuộc khởi nghĩa nông dân do nhà sư Xaya Xan lãnh đạo ở vùng đồng bằng Ayeyarwady chống lại sự cai trị của thực dân Anh, được nhiều nơi hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 18 tháng. Tuy bị quân Anh dìm trong biển máu nhứng cuộc khởi nghĩa người Miến đã vùng lên.

Tiếp đó là “phong trào Thakin” do người tri thức Miến Điện khởi xướng và lãnh đạo, kêu gọi tinh thần yêu nước của mọi tâng lớp nhân dân Miến Điện. “ Phong trào Thakin” được dân chúng hưởng ứng và phát triển rộng rãi.

Đấu tranh nghị thường

Cuộc tổng bãi khóa của sinh viên trường Đại học Tổng hợp Yangoon ngyaf 15-12-1920 đã buộc thực dân Anh sửa đổi luật giáo dục mới ban hành, do có một số điều khoản xúc phạm tới sự tôn nghiêm dân tộc của Miến Điện. Sau sự kiện này, gới trí thức Miến Điện đi theo xu hướng dùng đấu tranh chính trị với thực dân Anh thay cho các hình thức đâu tranh khác.

Năm 1921, nghị viện Anh quyết định áp dụng thể chế Dyarchie (hai chính quyền) đối với MIến Điện. heo thể chế Dyarchie, các lĩnh vực quan trọng về quốc phòng, đối ngoại, tiền tuệ, thuế, luật dân sự, hình sự, giao thông vận tải, v.v.. do chính quyền Ấn Độ thuộc Anh ở Niu Đêli quản lý; các lĩnh vực còn lại gồm hành chính, duy trì trật tự, tài chính công nông, nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, giáo dục, v.v.. thì thuộc về Hội đồng Lập pháp Miến Điện.

Hội đồng Lập pháp Miến Điện gồm 103 thành viên, trong đó có thống đốc và hơn một nửa thành viên là người Anh, còn lại là người Miến và các sắc tộc khác. Tuy nhiên thiểu số trong hội đồng Lập pháp, nhưng các thành viên của Miến Điện cũng có tiếng nói nhất định trong việc đấu tranh nghị trường, bảo vệ quyền lợi dân tộc của Miến Điện.

Đấu tranh đòi tách khỏi Ấn Độ

Trước làn sóng đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, trí thức Miến Điện, năm 1928, Chính phủ Anh phải cử “phái đoàn Simon” sang Miến Điện điều tra tình hình và tham khảo nguyện vọng của người Miến Điện.

Hội đồng Lập pháp Miến Điện chia thành hái phái. Phái do U Bape đứng đầu tán thành tách khỏi Ấn Độ; phái do Uchit Hlang lãnh đạo chủ trương không tách. Tranh luận trong hội đồng Lập pháp lan rộng ra bên ngoài. Chủ trương tách khỏi Ấn Độ được “phong trào Thakin” và đông đảo dư luận Miến Điện tán thành. Tình hình căng thẳng dẫn đến nhiều cuộc xung đột sắc tộc Ấn – Miến trên lãnh thổ Miến Điện.

Sau cuộc khởi nghĩa Xaya Xan, thực dân Anh buộc phải ra quyết dịnh tách Miến Điện khỏi Ấn Độ về mặt hành chính. Ngày 2-3-1935, Nghị viện Anh thông qua đạo luật cho phép kể từ ngày 1-4-1937, Miến Điện sẽ có một chính phủ riêng dưới sự quản lý của toàn quyền Anh.

Đạo luật của Nghị viện Anh quy định, Quốc vụ khanh Anh phụ trách Ấn Độ và Miến Điện. Trong thể chế mới ở Miến Điện, chính phủ Miến Điện chịu trách nhiệm trước Nghị viện Anh. Cơ quan Lập pháp của Miến Điện gồm hai viện: Thượng viện và Hạ viện. Tuy nhiên, thực dân Anh cho phép áp dụng thể chế mới trong các khu vực thuộc Miến Điện “chính sách”, những khu vực rộng lớn khác thuộc các quốc gia Shan, Rakhine, Chin, Kachin,.. không nằm trong thể chế mới của chính phủ Miến Điện.

Việc này nằm trong âm mưu “chia để trị” của thực dân Anh nhằm khống chế Miến Điện tiếp tục nằm trong vòng thống trị lâu dài của người Anh.

Tuy chỉ độc lập trên danh nghĩa hành chính, nhưng việc Miến Điện tách khỏi Ấn Độ đã chấm dứt thời kỳ “thuộc địa của thuộc địa” và được coi là một thắng lợi tinh thần của nhân dân Miến Điện trong cuộc đâu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Anh.

Từ năm 1937 đến khi phát xít Nhật xâm lược Miến Điện (tháng 12-1941), người Anh tiếp tục thao túng Chính phủ Miến Điện, ba lần thay đổi thủ tướng Miến Điện (các thủ tướng Ba Mo, U Pu, U Saw) vì nghi ngờ họ có thái độ và hành động chống Anh.

Đến tháng 8-1940, thực dân Anh thông qua chính quyền thuộc địa bắt giam một loạt lãnh tụ yêu nước Miến Điện. Thể chế mới của chính phủ Miến Điện biến thành chính quyền bù nhìn của người Anh. Ngày 17-11-1941, Miến Điện chính thức bị đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng Tư lệnh Anh vùng Viễn Đông là Thống chế không quân Robert Brook, để chuẩn bị chống Nhật Bản đổ bộ vào Miến Điện.

MYNAMAR-MYANMAR HIỆP ƯỚC AUNG SAN VÀ DÂN TỘC MYANMAR

Cuối năm 1946, đầu năm 1947, theo lời mời của chính phủ Anh, Đoàn đại biểu Miến Điện do tướng Aung San dẫn đầu, cngf Thakin Mya, U Be Pe, U Tin Tut, Thakin Ba Xein và U Saw đến Luân Đôn đàn phám với Thủ tướng Anh Attlee về tương lai của Miến Điện.

Ngày 27-1-1947, Hiệp ước Aung San – Attlee được ký kết tại Anh với bốn nội dung:

Miến Điện sẽ tổng tuyển cử sau ba tháng ký hiệp ước để bầu ra hội đồng Lập hiến.

Chính phủ Anh công nhận Nội các Aung San là chính phủ Miến Điện lâm thời có quyền lực của một nội các tự trị.

Sẽ tổ chức một hội nghị với sự tham gia của đại diện Nghị viện Anh, Nội các Aung San và đại biểu các dân tộc Chin, Kachin, Shan, Karen bàn về tương lai của các dân tộc thiểu số ở Miến Điện

Anh đồng ý cho Miến Điện vay tiền để xây lại đất nước và giúp Miến Điện tham gia Liên hợp quốc

Trừ điều 2 và 4, chính hủ Anh hy vọng Điều 1 và 3 sẽ giúp Anh xoany chuyển tình thế, vì vấn đề sắc tộc phúc tạp sẽ khiến nội các Aung San không thể tiến hành tổng tuyển cử được. Như vậy, Miến Điện không thể độc lập mà phải trực thuộc Anh.

Vấn đề thứ nhất nooisleen ngay sau khi đoàn Miến Điện về nước. Những chính sách phải hữu lợi dụng vấn đề đưa ra các khảu hiệu để lấy lòng dân chúng. U Saw và Thakin Ba Xein rời bỏ nội các, liên kiết với BaMo chống lại Aung San.

Hội Nghị Panlong và vai trò của Aung San

Một tháng sau đó, ngyaf 9-2-1947, theo quy định của hiệp ước Aung San – Attlee, hội nghị giữa Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít và đại diện các dân tộc thiểu số được tổ chức tại Panlong trong quốc gia nam Shan. Với uy tính của mình, tướng Aung San đã tháo gỡ mâu thuẩn giữa các sắc tộc.

Lời phát biểu của ông khiến các đại biểu vừa khâm phục vừa khẩu phục: “các dân tộc miền núi – người Kachin, Karen, Chin, Shan cần tự mình quyết định thống nhất với người Miến hau không. Tôi muốn biết rõ nguyện vọng với của các bạn trong trường hợp các bạn không muốn thống nhất. Tôi hoàn toàn không muốn các bạn mất đi những điều không đáng mất… Không việc gì phải sợ – cả người da trắng và người da màu. Đừng run lên lên trước bất kỳ lời đe dọa nào. Cũng chẳng cần phải cầu xin ai hết. Hãy cất cao giọng mà tuyên bố rằng, chúng ta thống nhất Miến Điện và ngày mai độc lập sẽ đến với chúng ta”.

Tướng Aung San đã ký hiệp định Panlong với các lãnh đạo của người Shan, Chin, Karen và Kachin tại bang Shan về việc đảm bảo tự do lựa chọn chế độ chính trị của các nhóm dân tộc thiểu số, nếu họ không bằng lòng với tình hình đất nước sau 10 năm. Hiệp định cũng đảm bảo cả quyền lợi của dân tộc Kayin, Kayah, Mon và Rakhine, mặc dù đại diện của các tộc này vắng mặt.

Sau hội nghị Panlong. Liên đoàn thành lập ủy ban điều tra nguyện vọng của từng dân tộc trước khi tổng tuyển cử. Ủy ban điều tra gồm chín người, do Nghị sĩ Anh Ree Williams làm chủ tịch. Sau hơn 1 tháng điều tra, trừ hai dân tộc không có thái độ rõ ràng, tất cả các dân tộc thiểu số điều thể hiện nguyện vọng tham gia vào quốc gia “ Miến Điện độc lập chính danh”.

Tháng 4-1947, trước sự ngỡ ngàng của người Anh và các đối thủ khác của Liên đoàn, dân chúng Miến Điện lần đầu đi bầu cử quốc hội lập hiến. Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít (AFPEL) của tướng Aung San giành 172 ghế trên tổng số 225 ghế. ************* Miến Điện được 7 ghế, lực lượng đối lập Myanmar do U Saw lãnh đạo được ba ghế. CÒn lại 69 ghế đều chia cho các nhóm dân tộc thiểu số.

Ngày 9-5-1947, Quốc hội lập hiến Miến Điện họp phiên đầu tiên, phê chuẩn hiệp ước Aung San – Attlee, tuyên bố Miến Điện từ bỏ khối cộng đồng Anh. U Tin Tut được của sang Anh nhận chuyển giao quyền lực.

Khi quốc hội lập hiến Miến Điện bầu chính phủ lâm thời, tướng Aung San được quốc hội chỉ định giữ chức thủ tướng. Thực dân Anh hy vọng vẫn giữ được ảnh hưởng và từng bước chuyển giao chính quyền trong vòng 10 năm, nhưng tướng Aung San đã thành công khi buộc Anh phải trả lại độc lập cho Miến Điện vào cuối năm 1947, với một chính quyền dân sự dân chủ.

Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và những quyết định của quốc hội lập hiến Miến Điện chứng tỏ các dân tộc Miến Điện sau hơn một thế kỷ bị ngoại bang xâm lược, cai trị đã có sự lựa chọn dứt khoát trước hai con đường: lệ thuộc hay độc lập, nô lệ hay tự do.

Trong khi cả dất nước Miến Điện đang háo hức chờ đợi ngày độc lập thì xảy ra một sự kiện bi thảm. Ngày 19-7-1947, khi thủ tướng Aung San đang họp cùng nội các mới thì một toán vũ trang đột nhập vào phòng trọ xả súng bắn chết thủ tướng Aung San cùng sáu vị bộ trưởng khác. Năm đó, Aung San mới 32 tuổi và Saung San Suu Kyi – con gái út của ông mới 2 tuổi. Cả đất nước Miến Điện choáng váng.

Ngày 20-7-1947, hơn 10 vạn người thủ đô Yangoon tham dự lễ tang Aung San, nhân dân sắc tộc toàn Miến Điện đau buồn trước cái chết của vị thủ tướng trẻ tuổi yêu nước và tài ba.

Nghi phạm phía sau vụ ám sát thủ tướng Aung San và sáu bộ trưởng là lực lượng đối lập do U Saw làm thủ lĩnh. U Saw hy vọng sau khi loại bỏ Aung San, y sẽ được người Anh mời tham gia chính phủ mới. Năm 1948, trước sự công phẫn của nhân dân Miến Điện, U Saw bị nhà cầm quyền Anh xét xử và kết án keo cổ.

Giai đoạn đấu tranh chống thực dân Anh, phát xít Nhật giành độc lập của Miến Điện là cả một quá trình đấu tranh bền bỉ của dân tộc Miến Điện nói chũng và sự nghiệp đấu tranh kiên cường, không mệt mỏi của tướng Aung San nói riêng. Tướng Aung San được nhân dân các dân tộc Miến Điện tôn thờ là anh hùng dân tộc, được tất cả các sác tộc, đảng phái ở Miến Điện tôn sùng và kính trọng.

Hiến pháp 1947 và hiệp ước Attlee – U Nu

Sau khi Aung San chết, Thống đốc Anh mời Chủ tịch Quốc hội U Nu đứng ra lập nội các mới. Ngày 24-9-1947, Hội đồng Lập pháp Miến Điện thông qua Hiến pháp mới với các nội dung chính:

Nhà nước Miến Điện có tên gọi là Liên Bang Miến Điện bao gồm chính phủ và các quốc gia dân tộc. Cơ quan lập pháp gồm tổng thống và Quốc hội. Tổng thống do 2 viện của Quốc hội bầu ra. Quốc hội gồm 2 viện: Viện dân biểu gồm các nghị sĩ đại diện cho các khu vự bầu cử, đứng đầu là một chủ tịch do các thành viên của viện bầu ra. Viện Dân tộc gồm 125 nghị sĩ, với 72 đại diện cho các quốc gia Shan, Kaya, Kachin, Chin, Karen và 53 đại diện cho các vùng còn lại.

Quốc hội là cơ quan duy nhất ban hành các đạo luật sau khi được hai viện thông qua. Khi một viện phản đối, Tổng thống triệu tập cuộc họp chung để hai viện biểu quyết theo đa số. Đứng đầu cơ quan hành pháp là thủ tướng. Thành viên Chính phủ nếu không phải là nghị sĩ quốc hội thì chỉ được đảm đương trách nhiệm trong sáu tháng.

Hiến pháp 1947 cho phép các quốc gia dân tộc có quyền ly khai, trừ quốc gia Kachin, với hai điều kiện: về thời gian là 10 năm sau khi hiệp ước có hiệu lực – tức là ít nhất kể từ năm 1958, về thủ tục phải được ít nhất 2/3 ủy viên hội Đồng Nhà nước của quốc gia dân tộc đó tán thành và trưng cầu ý dân ở các quốc gia xung quanh.

Lãnh thổ của Miến Điện được quy định trong hiệp ước Panlong và Hiến Pháp 1947 là toàn bộ Miến Điện gồm Thượng Miến Điện và Hạ Miến Điện cùng các vùng biên giới trước đây do thực dân Anh quản lý. Hiến Pháp 1947 của Myanmar là bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Miến Điện dân chủ, phản ánh kết quả thỏa thuận ở hội nghị Panlong và các cuộc trưng cầu ý dân sau đó. Nội dung bản hiến pháp cũng bộc lộ bức ảnh sắc tộc dang dở ở Miến Điện cần phải hoàn thiện tiếp.

Về vấn đề độc lập ở Miến Điện, sau các cuộc hội đàm kéo dài, ngày 17-10-1947, tại Luân Đôn, Hiệp ước giữa Chính phủ Anh và nội các Miến Điện đã được hai Thủ tướng Attlee và U Nu thỏa thuận ký kết. Các điều khoản chính gồm:

Anh công nhận Miến Điện là quốc gia hoàn toàn độc lập, chủ quyền.

Miến điện phải thanh toán cho Anh món nợ do việc tách khỏi Ấn Độ năm 1937.

Miến Điện cho phép người Anh được hoạt động kinh doanh tại Miến Điện. Nếu Miến. Điện mua lại cơ sở của người Anh thì phải bồi thường thỏa đáng.

Hai bên ký hiệp uocs quân sự, theo đó nhân viên quân sự Anh tham gia huấn luyện cho quân đội Miến Điện mua lại cơ sở của người Anh thì phải bồi thường thỏa đáng.

Ngày 10-12-1947, Nghị viện Anh bỏ phiếu thông qua Hiệp ước Attlee – U Nu với đa số phiếu thuận. Ngày 1-1-1948, hội đồng lập pháp Miến Điện họp thông qua Hiệp ước Atllee – U Nu. Không giống như nhiều thuộc địa khác của Anh, Miến Điện không trỏ thành một thành viên của khối thịnh vượng chung của Anh, bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi khối thịnh vượng chung cho phép các nước thuộc địa trở thành một thành viên của khối.

Ngày 4-1-1948 vào lúc 4 giờ sáng – giờ Hoàng đạo theo các nhà chiêm tinh Miến Điện chọn – trước khi mặt trời mọc, dưới ánh sáng lung linh huyền ảo tảo ra từ chùa Shwedagon ở Thủ đô Yangoon, nhân dân Miến Điện hân hoan đón chào lế đọc lập. Lá cờ Anh từ từ hạ xuống sau ngần một thế kỷ ngạo nghễ tồn tại, thay vào đó là quốc kỳ Miến Điện từ từ được kéo lên co đón gió tung bay, mở đầu kỷ nguyên độc lập thật sự của dất nước Chà tháp.

Kể từ đó, các chính quyền sau này ở Miến Điện, dù là chính quyền quân sự, đều lấy ngày 4 tháng 1 hàng năm là ngày độc lập của Miến Điện.

40 NĂM SAU ĐỘC LẬP VÀ HAI CUỘC ĐẢO CHÍNH QUÂN SỰ (1948-1988)

MIẾN ĐIỆN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG U NU (1948-1962)

U Nu là thủ tướng dân sự đầu tiên của Miến Điện sau khi đất nước giành được độc lập, ông cũng là tín đồ trung thành của Phật Giáo rất tôn sùng chủ nghĩa Mác. Thủ tướng U Nu đã vận dụng triết lý đạo Phật và triết học Macsxit để quản lý chính quyền nghị viện dân chủ đa đảng và lãnh đạo Liên bnag Miến ĐIện trong suốt thời gian từ năm 1948 đến 1962.

Tuy nhiên, Thủ tướng U Nu không phát huy được kết quả hiệp ước Panlong ký kết tháng 2-1947 giữa tướng Aung San với lãnh tụ các dân tộc thiểu số về thống nhất đất nước và hòa hợp dân tộc; không đủ uy tín để tập hợp các đảng phái trong chính phủ liên bang.

Ngược lại, Thủ tướng U Nu đã thi hành chính sách tôn giáo khác và các dân tộc thiểu số bất mãn; đồng thời thực hiện chính sách tôn giáo thiên vị đạo Phật khiến các tôn giáo khác và dân tộc thiểu số bất mãn, đồng thời thực hiện chính sách bất mãn; đồng thời thực hiện chính sách phát triển kinh tế kế hoạch, duy ý chí khiến đất nước Miến Điện bị kiệt quệ sau chiến tranh và vốn phức tạp về sắc tộc lại càng nghèo khổ và phức tạp hơn.

Nội chiến

Ngày 27-3-1948, phát biểu tại cuộc mít tinh quần chúng kỷ niệm ba năm khởi nghĩa chống phát xít Nhật, Than Tun – Tổng Bí thư ************* Miến Điện (************* cờ trắng) công khai phê phán Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít, đòi xét lại hiệp ước U Nu – Attle. Than Tun bị Hội đồng Tối cao Liên đoàn truy bắt, phải trốn về Pyinmana – miền Nam Miến Điện, kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống lại Chính phủ của Thủ tướng U Nu.

Do tình trạng đói nghèo sau chiến tranh, lại được ************* cờ trắng tuyên truyền kích động, hàng nghìn nông dân ở Miền Nam Miến Điện đã khởi nghĩa vũ trang chống lại chính phủ, cuộc khởi nghĩa kéo theo các cuộc nổi dậy của một số dơn vị quân đội có nhiều binh lính là dân tộc thiểu số.

Tiếp đó, Liên minh dân tộc Karen đòi thành lập quốc gia Karen riêng bao gồm toàn bộ dải lãnh thổ cực nam Miến Điện. Yêu sách đó không được chính phủ của Thủ tướng U Nu chập nhận, Liên minh dân tộc Karen quyết định sử dụng vũ lực chống lại chính phủ trung ương. Tháng 12-1947, dân tộc Mon cùng thành lập Mật trận thống nhất Mon, liên kết cới Liên minh dân tộc Karen công khai chống lại chính phủ của thủ tướng U Nu, đánh chiếm nhiều làng mạc, thị trấn, thành phố ở phía nam Miến Điện.

Tháng 9-1948, người Karen và Padaung ở phía nam các quốc gia Shan cũng nổi dậy chống chính phủ liên bang. Sau nhiều cuộc giao chiến đẫm máu với quân đội chính phủ, ngày 23-3-1949, người Karen tuyên bố thành lập quốc gia riêng.

Tại vùng Rakhine, xung đột xả ra giữa các tín đồ đạo Phật và tín đồ đạo Ixlam được người Anh ủng hộ. Tháng 8 -1948, người Ixlam được người Anh ủng hộ. Tháng 8-1948, người Ixlam khởi nghĩa, phong trào phát triển nhanh chóng, đến giữa năm 1949 họ kiếm soát hầu hết miền Bắc Miến Điện.

Đầu năm 1949 là thời kỳ đày khó khăn đối với chính phủ của Thủ tướng U Nu. Giao thông liên lạc giữa chính phủ liên bang với miền Bắc chỉ có thể thực hiện đươc bằng máy bay. Chính phủ của thủ tướng U Nu bất lực trong ổn định tình hình đất nước, nhiều bọ trưởng xin rút khỏi Nội các. U Nu đưa tướng Ne Win lên làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ nội vụ. Mùa hè năm 1949, Ne Win đi Anh và Mỹ, xin viện trợ tài chính và vũ khí để trấn áp các lực lượng nổi dậy.

Mùa hè năm 1950, Thủ tướng U Nu công bố khẩu hiệu “Hòa bình trong một năm”, đồng thời chủ động giảm những hoạt động trấn át quân sự đối với các lực lượng chống đối, tình hình nội chiến ở Miến Điện tạm lắng dịu.

Sự tham nhập và chống phá của tàn quân Quốc dân Đảng

Tháng 12-1949, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến vào giải phóng tỉnh Vân Nam, tàn quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch gồm 1600 lính thuộc Quân đoàn 8 và quân đoàn 26, do Lý Mật cầm đầu, chạy từ Vân Nam sang Miến Điện kết hợp với Sư đoàn 93 lưu lại phía bắc Miến Điện từ chiến tranh thế giới thứ hai.

Lực lượng vũ trang tại chỗ của chính phủ Miến Điện yêu cầu giải pháp nhưng chúng không chịu. Bị tấn công xua đuổi chúng trụ lại tại Mông Dương, gần biên giới Miến – Thái, sau đó chuyển về lập căn cứ ở Mông Dương, gần biên giới trung Quốc, tuyển thêm binh lính địa phương, nâng quân số lên 12000 tay súng.

Lúc này, Mỹ đã công khai ủng hộ Đài Loan chống Trung Quốc. Lực lượng quân đội Quốc dân Đảng ở Miến Điện được Mỹ dùng máy bay C.46, C.47 bay từ Đài Loan đến thả dù tiếp tế vũ khí, trang thiết bị quân sự, nhu yếu phẩm. Mục đích của Mỹ và Đài Loan là sử dụng lực lượng Quốc dân Đảng ở Miến Điện tấn công, quẫy nhiễu phía nam Trung Quốc, ngăn cản “làn sóng cộng sản” tràn xuống Đông Nam Á.

Cuối năm, lực lượng Quốc dân đảng xây dựng xong đường băng sân bay dã chiến ở Mong Hxat, trực tiếp nhận tiếp tế Đài Loan, mở rộng phạm vi hoạt động và liên lạc hợp tác với quân khởi nghĩa Karen.

Tháng 9-1952, Lý Mật ký hiệp ước giúp đỡ lẫn nhau giữa Quốc dân Đảng và tổ chức quốc phòng Karen, thành lập “Quân đội hợp nhất các dân tộc tự do Đông Nam Á”, có sự tham gia của lực lượng Quốc dân Đảng.

Lợi dụng việc quân đội chính phủ liên bang tập trung đánh lực lượng của Đảng Ccoongj Sản cờ trắng, Quốc dân Đảng mở rộng quyền kiểm soát nửa phía đông các quốc gia Shan, thượng nguồn sông Thanlwin, thực hiện kiểm doát, thu thuế, bắt lính ở khu vực này.

Sự tồn tại và hoạt động quấy phá của tàn quân Quốc dân Đảng kéo dài suốt ba thập niên 1950, 1960, 1970 đã gây ra nhiều thiệt hại và khó khăn cho chính phủ Miến Điện. Quân đội Miến Điện nhiều lần tấn công kể cả vùng không quân, nhưng không thể tiêu diệt được lực lượng này. Chỉ đến khi Mỹ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 1-1-1979), lực lượng quốc dân Đảng mới tan rã dần, một số trở về Đài Loan, một số chuyển thành dân địa phương, thổ phỉ, v.v..

Kinh tế – xã hội

Thủ tướng U Nu chủ trương “nền kinh tế thực dân phải được thay thế bằng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, xây dựng trên nguyên tắc người lao động cùng nhau gắng sức hết mình làm việc theo khả năng để biến nguồn lợi thiên nhiên thành của cải tiêu dùng, trong đó mỗi người đều được quyền hưởng theo nhu cầu của họ”.

Ông cho rằng “lựa chọn của Miến Điện là kết hợp xây dựng chủ nghĩa xã hội với đẩy mạnh phong trào chấn hưng Phật giáo. CHủ nghĩa xã hội mang lại đầy đủ về vật chất, phục hưng phật giáo mang lại niềm tin giải thoát. Triết học macxit không đối lập với tôn giáo, nó bàn về các việc trần thế và tìm cách làm thỏa mãn các nhu cầu vật chất của cuộc sống. Triết học Phật giáo gắn với giải pháp về các vấn đề tinh thần.

Dựa trên kết quả điều tra về thực trạng kinh tế Miến Điện sau chiến tranh do chính phủ Miến Điện thuê các chuyên gia Mỹ tiến hành năm 1951, tháng 8-1952, chính phủ liên bang triệu tập Hội nghị kinh tế gồm nhiều đảng phái tham gia, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn mang tên Pidotha, nghĩa là “đất nước phồn vinh”.

Kế hoạch Pidotha kéo dài trong tám năm, chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn bốn năm với tổng số 196 mục tiêu, trong đó có mục tiêu phấn đấu đến năm 1960 nâng tổng sản lượng nông nghiệp lên 30% so với trước chiến tranh, tức là tăng 70% so với năm 1952, GDP tăng 60% so với năm 1952, GDP bình quân đầu người tăng 40% so với trước chiến tranh.

Sau khi kế hoạch Pidotha được công bố, một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ được tổ chức khắp Miến Điện. Nhiều người tin rằng, với kế hoạch Pidotha, Miến Điện sẽ nhanh chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo, bước sang kỷ nguyên phồn vinh, hạnh phúc.

Để thực hiện kế hoạch Pidotha, chính phủ của thủ tướng U Nu đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong quan hệ sản xuất gồm: phân chia lại rộng đất của những địa chủ sở hữu trên 50 acre (khoảng 20 ha) cho nông dân, đảm bảo cho mỗi hộ nông dân có trung bình 10 acre (khoảng 4 ha) ruộng đất; thành lập các Tổ tương trợ lao động, tiến tới thành lập hợp tác xã . Năm 1962 sẽ hoàn thành kế hoạch hợp tác xã trong cả nước. Về công nghiệp, chính phủ khuyến khích tư nhân và nước ngoài tham gia đầu tư, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng xuất khẩu gạo, v.v..

Trên thực tế, chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế kế hoạch của chính phủ của Thủ tướng U Nu mang nặng tính chủ quan, duy ý chí nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Kế hoạch chia ruộng đất cho nhân dân không thành công vì ủy ban ruộng đất ở nông thôn không hoàn toàn thuộc về nông dân, có cả phú nông và địa chủ tham gia.

Họ đã phân tán ruộng đất cho con em, họ hàng, không chịu chia cho nông dân. Cải cách ruộng đất không thực hiện được triệt để, nông dân vẫn thiếu ruộng canh tác. Mục tiêu năm 1955 thành lập 50.000 hợp tác xã nông nghiệp để thu hút 1 triệu nông dân sản xuất tập thể đã bị phá sản.

Kế hoạch công nghiệp hóa cũng thất bại do thiếu vồn, thiếu cán bộ khoa học kỷ thuật, thiếu điện sản xuất. Năm 1955, sản lượng điện của Miến Điện chỉ bằng 15% so với trước chiến tranh, nhiều kho mỏ quan trọng nằm trong tầm kiểm soát của các lực lượng nổi dậy.

Năm 1955, Chính phủ của Thủ tướng U Nu quyết định hủy bỏ kế hoạch bốn năm với 85 mục tiêu. Trọng tâm của kế hoạch này chỉ tiếp tục đầu tư vào những dự án then chốt; tập trung hoàn thành các dự án sắp thực hiện xong; nâng cao tầm quan trọng vủa nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác quặng xuất khẩu; ổn định tài chính; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cho phép các doanh nghiệp khai mỏ được liên doanh với nước ngoài dưới sự điều hành của người nước ngoài, v.v..

Tuy chính sách điều chỉnh kinh tế của chính phủ của thủ tướng U Nu đã được thực tế hơn, nhưng vẫn không vực dậy nổi nền kinh tế đã bị suy thoái toàn diện. Tháng 2-1958, tại Đại hội lần thứ 3 AFPEL, thủ tướng U Nu cho rằng: “việc các công ty tư bản nước ngoài khong muốn đầu tư vào phát triển công nghiệp là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại về kinh tế của Miến Điện”.

Tài liệu lưu trữ của Miến Điện cho biết, cuối thập niên 1950, gần 10 sau khi giành được độc lập, dân số Miến Điện tăng 21% nhưng tổng thu nhập quốc dân chỉ bằng 81%so với trước chiến tranh. Dự trữ ngân sách trao đổi với nước ngoài giảm từ 210 triệu kyat xuống còn 92 triệu kyat. Đến năm 1961, sản lượng lúa gạo của Miến Điện chỉ đạt 93% so với trước chiến tranh, kế hoạch mở rộng diện tích gieo trồng chỉ đạt ¼, chỉ có 31/85 mục tiêu kinh tế của chính phủ được hoàn thành.

Trong khi Chính phủ của thủ tướng U Nu chưa tìm ra biện pháp khắc phục hậu quả của Kế hoạch Pidotha và kế hoạch bốn năm, thì từ giữa thập niên 1950, đất nước Miến Điện lại lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị mới.

Khủng hoảng chính trị, xã hội

Thất bại trong các mục tiêu kinh tế – xã hội cộng với tình trạng tha hóa nghiêm trọng trong đội ngũ quan chức khiến cho uy tín của chính phủ của Thủ tướng U Nu giảm sút nhanh chóng. Năm 1954, cả nước Miến Điện sôi động vì vụ án tham nhũng liên quan đến các lãnh đạo của Liên đoàn và Đảng xã hội.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5-1956, tuy Liên đoàn vãn giành đa số ghế (182 ghế), được quyền lập chính phủ mới, nhưng uy tín và vị thế của Liên đoàn xuống thấp hơn bao giờ hết. Nội bộ Liên đoàn cũng chia rẽ thành hai phái: “phái có học thức” hưởng nền giáo dục đại học thời thuộc Anh và “phải có học thức” với trình độ văn hóa cấp II. Sự chia rẽ này làm nảy sinh quan điểm khác nhau về chiếm lược phát triển kinh tế của Miến Điện.

Trong bối cảnh đó, ngày 5-6-196, U Nu tuyên bố tạm thôi giữ chức thủ tưởng trong mọt năm để chuyên tâm cũng cố Liên đoàn. U Ba Shew lên thay chức Thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngày 1-3-1957, sau chuyến thăm Xri Lanca trở về nước, được tin”phải có học thức” – đứng đầu là là U Ba Shew có âm mưu Tiếm quyền, U Nu quyết định trở lại cương vị thủ tướng, dựa hẳn vào “phái không có học thức”, coi U Ba Shew là địch thủ.

Từ đó cuộc tranh đấu quyền lực giữa hai phái trong Liên đoàn ngày càng quyết liệt đến mức không thể hợp tác được. Ngày 3-5-1957, Liên đoàn họp phiên cuối cùng, chính thức xác nhận tình trạng chia rẽ và tách thành hai đảng riêng. Cả hai đều giữ tên “Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít” nhưng thêm vào các mỹ từ có ngụ ý riêng. Phải “cps học thức” tự nhận là “Vững chắc”, phái “không có học thức” tự nhận là “Trong sạch”.

Ngày 5-6-1958, Quốc hội Miến Điện bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ, phái “Trong sạch” của Thủ tướng U Nu chỉ giành được đa số sít sao nhờ sự ủng hộ của mặt trận thống nhất dân tộc và một số đại biểu dân tộc thiểu sô. Để cảm ơn Mặt trận thống nhất dân tộc, ngày 1-8-1958,

U Nu công bố lệnh ân xá cho 2.000 tù nhân thuộc tổ chức tình nguyện nhân dân , cho phép họ thành lập Đảng Bạn dân để tranh cử quốc hội. Sự kiện này gây phản ứng mạnh trong quân đội Liên bang vốn quen sử dụng súng đạn đối với các lực lượng khởi nghĩa.

Ngày 20-8-1958, Thủ tướng U Nu triệu tập quốc dân Đại hội với sự tham gia của tất cả các dẩng phái nhằm mục đích thảo luận và đưa ra một “Hiến chương về nền dân chủ”. Cuộc thảo luận bất thành, các đảng phái yêu cầu họp quốc hội.

Trước tình hình bất lợi trong Quốc hội, U Nu lâm vào tình thế khó xử. Ông không thể triệu tập Quốc hội khi biết trước không giành được đa số, cũng không thể giải tán Quốc hội, càng không muốn quyền lực chuyển sang tay đối phương. Trong hoàn cảnh bế tắc đó, U Nu đã đi một nước cờ táo bạo: tạo trao quyền cho quân đội.

Ngày 26-9-1958, Thủ tướng U Nu ủy quyền cho tướng Ne Win tạm nắm quyền điều hành chính phủ. Theo thỏa thuận, Tướng Ne Win sẽ lập một chính phủ quân sự tạm quyền hoạt động đến tháng 4-1959 với nhiệm vụ khôi phục trật tự xã hội, tạo ra điều kiện tốt nhất cho cuộc tuyển cử tự do.

Ngày 28-10-1958, U Nu từ nhiệm, Viện Dân biểu bầu Ne Win làm thủ tướng. Chính phủ tạm quyền gồm 14 thành viên. Sau khi nhậm chức, Tủ tướng Ne Win mở chiến dịch vây bắt, thanh trừng các lực lượng đối lập gồm: Đảng Bạn dân, Đảng Công nông, các thủ linhx Liên đoàn “Vững chắc”, Mặt trận thống nhất dân tộc, các lực lượng cộng sản và Tổ chức quốc phòng Karen,..Mâu thuẫn giữa các đảng phái , lực lượng đối lập chính phủ Liên bang càng gay gắt. Liên đoàn “Trong sạch” của U Nu đổi tên thành Đảng Liên bang.

Tháng 2-1960, Miến điện bầu cử quốc hội, Đảng liên bang thắng cử với 60% phiếu bầu. Ngày 4-4-1960, U Nu tái nhiệm ghế thủ tướng và kiêm nhiệm bảy ghế bộ trưởng trong chính phủ mới. Tuy nhiên do bất đồng quan điểm về đường lối chính trị và xây dựng kinh tế, Đảng Liên bang đã chia rẽ thành hai phe, tại Đại hội Đảng Liên bang ngày 27-1-1961, U Nu buộc phải từ chức chủ tịch đảng.

Ngoài những bế tắc về chính trị, kinh tế, Miến Điện thời kỳ này còn phải đối mặt với những vấn đề gay gắtvề tôn giáo và sắc tộc. Từ tháng 9-1959, tại Đại hội của Liên đoàn “Trong sạch”, Thủ tướng U Nu cam kết sẽ nâng Phật giáo thành quốc đạo. Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 1960, U Nu lại hứa hẹn điều đó với các cử tri.

Khi trở lại nắm quyền, ông bắt tay vào thực hiện cam kết. Ngày 17-7-1961 chính phủ cảu thủ tướng U Nu thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ghi rõ: “Phật giáo là tôn giáo của đa số công dân Liên Bang Miến Điện, là tôn giáo quốc gia”.

Tuy bị các lực lượng đối lập trong Quốc hội phản đối, nhưng quốc hội vẫn thông qua với đa số phiếu thuận. Tiếp đó quốc hội ban hành “Đạo luật về tôn giáo quốc gia”, quy định cả nước nghỉ làm việc trong những ngày lễ của Phật giáo, Nhà nước tạo điều kiện giảng dạy Phật giáo trong trường học khắp cả nước, mở trường tiểu học trong các thiền viện Phật giáo, mở những chương trình chuyên đề về Phật giáo trên các đài phát thanh.

Đạo luật này là giọt nước làm tràn ly, gây nên cuộc xung đột mới về tôn giáo ở Miến Điện. Đạo luật vừa ban hành liền bị các đảng đối lập và các tôn giáo khác phản đối quyết liệt. Cộng đồng hồi giáo, hội đồng Baptist Miến Điện, Vật linh giáo và những tôn giáo khác ở các Bang Shan, Kachin,..đều tuyên bố không chấp nhận đạo luật của quốc hội. Tháng 2-1962, “Liên minh các dân tộc thiểu số có tôn giáo riêng” được thành lập để chống lại chính phủ liên bang.

Miến Điện có 135 sác tộc khác nhau. Vấn đề tôn giáo kéo theo vấn đề dân tộc. Chỉ trong một thời gian ngắn, các dân tộc thiểu số Mon, Rakhine, Rohingya, Chin, Shan,.. với nhiều tôn giáo khác nhau liên tiếp nổi lên đòi thành lập quốc gia tôn giáo riêng và tách khỏi chính phủ liên bang.

Cuối năm 1961, vấn đề cải cách chế độ liên bang được các “quốc gia dân tộc” đưa ra. Họ yêu cầu chính phủ liên bang triệu tập hội nghị Panlong lần thứ hai và thúc giục chính phủ liên bang thỏa mãn nguyện vọng của họ về thành lập các quốc gia riêng của sắc tộc thiểu số.

Thủ tướng U Nu không đưa ra được giải pháp nào. Tình hình xã hội Miến Điện ngày càng rối ren. Ngày 24-2-1962, thủ tướng U Nu triệu tập đại diện các đảng phái chính trị và đại diện các dân tộc để trao đổi về vấn đề chế độ liên bang, cũng là vấn đề thống nhất Miến Điện. U Nu kêu gọi các đảng phái cố gắng giải quyết vấn đề với tinh thần gia đình. Lời kêu gọi của ông không được các lực lượng đối lập hưởng ứng.

Lo ngại trước diễn biến ngyaf càng xấu đi cảu tình hình đất nước, lực lượng quân đội, đứng đầu là tướng Ne Win quyết định ra tay. Đêm mồng 1 rạng sáng ngày 2-3-1962, một nhóm tướng lĩnh Miến Điện do tổng thống tham mưu trưởng – Đại tướng Ne Win cầm đầu tiến hành cuộc đảo chính quân sự, bắt giữ thủ tướng U Nu cùng toàn bộ các nội các, các thủ lĩnh đảng cầm quyền, Chủ tịch Liên bang Uyn Maung và đại diện các dân tộc đang tham dự thảo luận về thể chiến liên bang.

Đến 9 giờ sáng ngày 2-3-1962, đài phát thanh Miến Điện thông báo, chính quyền nhà nước Liên bang Miến Điện đã nằm trong tay hội đồng cách mạng do Đại tướng Ne Win làm chủ tịch. Ne Win nói: “Tôi xin thống báo với toàn dản rằng lực lượng vũ trang đã đảm đương trách nhiệm và nhiệm vụ duy trì an ninh trong nước do tình hình tồn tại trong Liên bang”.

Chế đọ dân chủ đại nghị của Miến Điện thời thủ tướng U Nu kết thúc sau 14 năm tồn tại à không đạt được kết quả như mục tiêu đề ra ban đầu. Các nhà sử học Miến Điện ghi nhận trong thời kỳ cầm quyền cảu thủ tướng U Nu, Miến Điện có hai điểm sáng là:

Năm 1959-1960, Miến Điện đứng đầu châu Á về xuất khẩu lương thực, đạt mốc kỷ lục xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo. Từ đó về sau, Miến Điện chưa bao giờ lập lại kỷ lục này.

Đất nước Miến Điện đã đóng góp cho thế giới một chính khách xuấ chúng, đó là U Thant – Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

MIẾN ĐIỆN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG NE WIN (1962 -1988)

Chế độ chính trị mới

Sau cuộc đảo chính thành công, ngày 2-3-1962, Hội dồng cách mạng Miến Điện ban lệnh giải tán Quốc hội, Tòa án Tối cao và các hội đồng nhà nước dân tộc Shan, Kachin, Karen, Kaya, Chin. Hiến pháp 1947 tuy không bị bãi bỏ nhưng đã bị vi phạm. Hội đồng cách mạng trở thành cơ quan lập pháp. Ngày 15-3-1962, Hội đồng cách mạng chỉ định Tướng Ne Win là nguyên thủ quốc gia, chủ tịch Hội đồng cách mạng, thủ tướng kiêm các chức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tài chính, Tư pháp. Hội đồng Cách mạng còn giao cho tướng Ne Win toàn quyền xử lý về lập pháp, hành pháp.

Ngày 4-7-1962, Hội đồng cách mạng công bố thành lập Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện (Burma Socialist Programme Party – BSPP). Điều lệ cảu BSPP khẳng định , đảng phấn đấu cho các mục tiêu thiết lập nền kinh tes xã hội chủ nghĩa, lấy “con đường Miến Điện tiến lên chủ nghĩa xã hội” làm cương lĩnh; tập hợp toàn bộ quần chúng công nông cũng như tri thức quan tâm đến lợi ích chung và mưu sinh bằng các nghề không bóc lột.

Quá trình xây dựng BSPP chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu , Đảng chi gôn=mf những cán bộ nồng cốt, xây dựng theo nguyên tắc tập trung. Giai đoạn sau là “Đảng toàn dân tộc” hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nhằm đối phó với sự phản đối của các đảng phái chính trị khác, ngày 20-3-1963, hội đồng cách mạng ban hành “Luật bảo vệ đoàn kết dân tộc”, tuyên bố Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện là đảng chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước, các đảng khác bị giải thể, tài sản bị sung công ký. Việc xây dựng, phát triển BSPP được đẩy mạnh trong cả nước , Thủ tướng Ne Win kiêm nhiệm chứ chủ tịch đảng. Đến tháng 2-1965, ngoài 20 thanh niên chủ chốt trong Trung ương đảng, BSPP có 100.000 đảng viên dự bị và 176.000 người cảm tình đảng.

Ngày 1-1-1974, Chính phủ thủ tướng Ne Win công bố Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1947, đặt tên nước là “Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Miến Điện”, khẳng định “Đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện là chính đảng duy nhất lãnh đạo quốc gia”. Các nội dung dân chủ của Hiến pháp 1947 đều bị bãi bỏ.

Với chính sách cai trị đó, trên đất nước Miến Điện đã hình thành một hệ thống chính trị hoàn toàn mới , khác hẳn chế độ dân chủ đại nghị thời thủ tướng U Nu, chế độ mới là một sự đồng nhất quyền lực đảng và nhà nước. Chính phủ của thủ tướng Ne Win đã laoij hẳn các đảng phải đối lạp, thực hiện quản lý đất nước dựa trên sức mạnh của lực lượng quân đội và cảnh sát.

Cương lĩnh phát triển

Ngày 30-4-1962, Hội đồn Cách Mạng Miến Điện công bố bản Cương lĩnh “Con đường Miến Điện tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Cương lĩnh định ra những chuẩn mực mới về chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa kế hoạch hóa “không nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm, một tổ chức, một giai cấp hay một đảng phái nào, mà là một nền kinh tế mang mục tiêu duy nhất nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu về vật chất, tinh thần và của toàn dân tộc”.

Để thực hiện các mục tiêu này, Cương lĩnh quy định “những tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, công nghiệp phân phối, vận tải, giao thông, thương mại,.. sẽ được quốc hữu hóa. Tất cả các phương tiện sản xuất phải là sở hữu của nhà nước, của các hợp tác xã hay doanh nghiệp tập thể. Mọi hình thức sở hữu phải hoạt động trong khuôn khổ kế hoạch hóa quốc dân xã hội chủ nghĩa và phụ thuộc lẫn nhau”.

Cương lĩnh nêu rõ: “trong xã họi xã hội chủ nghĩa, không thể có chủ nghĩa bình quân. Mỗi người có sức khỏe và trí thức riêng, đóng góp cho xã hội được phân phối theo nguyên tắc chất lượng và số lượng lao động”.

Cương lĩnh cũng đề cập việc “xây dựng nền giáo dục dựa trên các giá trị đạo đức xã hội chủ nghĩa, ưu tiên giảng dạy về khoa học, phát triển làm nở hoa văn nền văn hóa và y tế cân xứng với những thành quả phát triển, giống như những đóa hoa sen đẹp hài hòa với mặt nước”.

Sau khi công bố cương lĩnh “Con đường Miến Điện tến lên chủ nghĩa xã hội”, tháng 1-1963, Hội đồng cách mạng Miến Điện công bố tiếp văn kiện mang tên “hệ thống tương quan giữa con người với môi trường”- gọi tắt là “Triết học”- với những quan điểm rất ngần gũi với chủ nghĩa Mác, coi “lịch sử là một quá trình liên tục diễn ra đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp nảy sinh khi xuất hiện những mâu thuẩn giữa hệ thống sản xuất và tổ chức xã hội đang tồn tại. Con người là động lực thứ nhất của các chuyển biến lịch sử, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động là lực lượng quyết định. Kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế kế hoạch phát triển tuân theo các quy luật khách quan..

Chính sách phát triển kinh tế

Để thực hiện cương lĩnh, ngày 19-10-1963, chính phủ của thủ tướng Ne Win công bố “Luật quốc hữu hóa”. Luật cho phép chính phủ có quyền quốc hữu hóa bất kỳ xí nghiệp tư nhân nào thông qua bồi thường; tư nhân không được phép làm đại diện xuất nhập khẩu cho các công ty nước ngoài , quyền này thuộc về công ty xuất nhập khẩu Miến Điện. Nhà nước độc quyền về thu mua, xuất nhập khẩu.

Luật quốc hữu hóa cũng cho phép chính phủ mua lại các phần sở hữu của người nước ngoài để chuyển toàn bộ doanh nghiệp có vốn ngân hàng tư nhân Miến Điện được kiểm kê và chuyển thành “cửa hiệu nhân dân”. Chính phủ cũng không thong báo hủy bỏ cam kết của chính phủ trước đây về việc không quốc hữu hóa các đồn điện cao su trong thời hạn 30 năm.

Luật quốc hữu hoá vừa công bố đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của giới chủ tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Do chiến dịch quốc hữu hóa không được tiến hành đồng bộ trên phạm vi cả nước, nên giới chủ tư nhân có thời gian đối phó. Họ không chỉ phân tán, cất giấu hàng hóa mà còn móc nối moi hàng từ các cửa hàng quốc doanh, đầu cơ tích trữ chờ khi quốc doanh cạn hàng mới tung ra bán với giá cao hơn. Trong khi đó cơ chế hoạt động của hệ thống thương nghiệp quốc doanh thụ động, thiếu nguồn hàng, không đảm bảo được chức năng chỉ đạo, điều tiết giá cả. Hậu quả tất cả là giá cả thị trường tăng vọt.

Trong lĩnh vực công nghiệp, việc quốc hữu hóa ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ cung cấp nguyên liệu sản xuất, nộp thuế cao,.. khiến sản xuất thiếu vốn, nhiều cơ sở sản xuất phải đóng cửa vì thua lỗ, công nhân chậm được trả lương. Nhiều chủ sản xuất không thể thanh toán tiền vay của nhà nước, nhiều chủ sản xuất không chịu đầu tư thêm kỹ thuật hoạc cải tiến kỷ thuật, tái đầu tư sản xuất. Đối phó với tình trạng này, nhà nước cấm đóng cửa các cơ sở sản xuất nếu không được phép, khuyến khích công nhân tự điều hành sản xuất ở những xí nghiệp mà giới chủ không chịu điều hành.

Ở nông thôn, chính phủ của thủ tướng Ne Win thực hiện một số chính sách khuyến nông tích cực chĩa mũi nhọn vào giới địa chủ, nâng đỡ nông dân nghèo, ưu tiên cho những hộ ít đất đai hoạc không có đất canh tác. Tuy nhiên, kết quả điều tra của ủy ban cải cách ruộng đất cuối năm 1962 đã kết luận không đủ đất đáp ứng nhu cầu của nống dân. Vì vậy, các chính sách của chính phủ tập trung sang ngăn chặn quá trình gán đất thế nợ.

Ngày 5-4-1962, chính phủ của thủ tướng Ne Win thông qua sắc luật xóa bỏ chế độ lãnh canh thu tô. Năm 1963, chính hủ Miến Điện lại ban hành luật cấm dùng bất kỳ tư liệu sản xuất nông nghiệp vào để thế nợ. Thay vào quan hệ địa chủ – tá điền, nhà nước với tư cách người sở hữu tối cao về đất đai, trao quyền sử dụng đất cho nông dân, cho nông dân vay vốn sản xuất với lãi suất thấp, nhà nước thu lợi tức dưới hình thức thuế nghĩa vụ.

Tuy nhiên chính sách khuyến khích này không đem lại hiệu quả, vì số tiền nông dân được vay chỉ đủ 10% chi phí canh tác, nhiều nông dân dùng tiền vay được vào mục đích khác, không thanh toán tiền vay đúng hạn. Do vậy, năng suất nông nghiệp không tăng mà gánh nặng ngân sách của nhà nước lại càng tăng lên.

Nhà nước còn chia cây trồng nông nghiệp thành hai loại. Loại “trong kế hoạch” gồm 67 giống cây chỉ gieo trồng ở đất “trong kế hoạch”, không được phép gieo trồng các cây nông nghiệp khác trong thời vụ chính. Sự áp đặt máy móc này không phù hợp thực tế, vì vậy từ năm 1965, số cây trồng “trong kế hoạch”giảm dần, cuối cùng chỉ còn 19 loại cây trồng thông dụng nhất.

Nhà nước thực hiện độc quyền thu mua nông sản với giá thấp hơn thị trường tự do. Bù lại, nhà nước bán sản phẩm đầu vào cho nông dân như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ xâu với giá thấp. Nhưng nông dân không hứng thú vì chi phí đầu vào cao hơn giá thóc gạo.

Ngày 28-5-1970, chính phủ của thủ tướng Ne Win ban hành “Luật về hợp tác xã” quyết định thành lập các loại hình hợp tác xã từ sản xuất nông nghiệp đến tiêu thụ, tín dụng, công nghiệp, đánh cá, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp,.. Từ năm 1971, cả nước hình thành 12.563 hợp tác xã nông nghiệp với 16.800 xã viên, 271 hợp tác xã dịch vụ với 78.263 xã viên.

Cương lĩnh tiến lên chủ nghĩa và chính sách duy ý chí về phát triển kinh tế áp dụng trong một quốc gia còn lạc hậu như Miến Điện không những không đem lại kết quả mong muốn mà còn gây ra nhiều hậu quả tai hại. Đến đầu thập niên 1970, Miến Điện không những không đem lại kết quả mong muốn mà còn gây ra nhiều hậu quả tai hại.

Đến đầu thập niên 1970, Miến Điện xuất hiện khủng hoảng kinh tế – xã hội: diện tích canh tác nông nghiệp giảm 400.000 acre so với chiến tranh do đê điều chống ngập mặn hư hỏng không được sửa chữa và thiếu công trình thủy lợi; nông dân không hứng thú sản xuất nông nghiệp do chính sách giá thu mua nông sản không hợp lý; xuất khẩu gạo (chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu) bị giảm mạnh.

Nếu như năm 1963, sau 1 năm cầm quyền của thủ tướng Ne Win, Miến Điện còn xuất khẩu được 1,521 triệu tấn gạo, thì 10 năm sau – năm 1973 – Miến Điện chỉ xuất khẩu được 166 nghìn tấn. Sản xuất công nghiệp cũng trì trệ do thiếu ngoại tệ nhập khẩu máy móc, nguyên liệu.

Dự trữ ngoại tệ sụt giảm, nguồn thuế của nhà nước cũng giảm do kim ngạch thương mại giảm. Ngân sách quốc gia thâm hụt nặng nề dẫn tới lạm pháp. Năm 1975-1976, lạm pháp của Miến Điện lên tới 35,5%. Nhà nước phải phân phối lương thực và hàng hóa tiêu dùng, đời sống nhân dân cả nước vô cùng khó khăn.

Để chống lạm pháp, chính phủ của thủ tướng Ne Win định giá thấp đối với 14 mặt hàng phân phối. CHênh lệch giữa “giá cung cấp” và giá thị trường càng làm “chảy máu” tài sản của nhà nước. Tệ nạn buôn lậu qua biên giới nhất là từ Thái Lan, Bangladet, phát triển mạnh àm tổn thất nhiều tài nguyên quý của nhà nước , hải quan thất thu, một phần ngoại tệ quan trọng rơi vào tay các lực lượng nổi dậy, giúp họ mua sắm vũ khí, lương thực chống lại chính phủ liên bang.

Kinh tế kém phát triển tác động xấu tới các chương trình phúc lợi xã hội khác. Chương trình khám chữa bệnh cho nhân dân không mất tiền của chính phurchir còn là khẩu hiệu suông. Không chỉ lực lượng lao động phổ thông bị thất nghiệp mà nhiều lao động có bằng cấp nư bác sĩ, kỹ sư cũng không có việc làm.

Năm 1975, cả nước có 2 triệu lao động nông nghiệp dư thừa. Năm 1976, cả nước có 8.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng chỉ 2500 sinh viên sinh được việc làm.

Tháng 3-1977, Đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện họp đại hội lần thứ III, đề ra một chính sách mới cởi mở hơn về kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại, tìm các nguồn tài chính mới từ ngân hàng thế giới (WB) để khắc phục khó khăn kinh tế. WB đồng ý cho Miến Điện vay tiền kèm theo các điều kiện chặt chẽ để đảm bảo khả năng phát triển và trả nợ.

Trước đó, Liên hợp quốc đã xếp Miến Điện vào nhóm 30 nước kém phát triển và coi viện trợ, vay, tặng từ các tổ chức quốc tế như: IDA, ADB, UNDP, UNICEF và từ các nước” Nhật Bản, Đức, Na Uy, Mỹ, Anh, Ooxxtraylia, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Italia,.. Từ năm 1974-1989, Miến Điện nhận được tổng cộng 4,5 tỷ USD viện trợ, trong đó 3,1 tỷ USD từ các nước phương tây và 1,4 tỷ USD từ các tổ chức quốc tế.

Nhờ đó các nguồn tài chính từ bên ngoài, cộng với chính sách phát triển nông nghiệp, công nghiệp cởi mở hơn trước, Ngân hàng Nhà nước hoạt động năng động hơn, v.v., từ năm 1977, nên kinh tế quôc dân Miến Điện đã có dấu hiệu phục hồi, GDP tăng 1,5%. Đến năm 1980-1981, tăng trưởng kinh tế đạt 8,3%, trong đó nông nghiệp đạt 9%, công nghiệp đạt 5,8%.

Tuy nhiên, chỉ sau năm năm khởi sắc, từ năm 1983 trở đi, kinh tế quốc dân Miến Điện bắt đầu đi xuống với tốc độ mỗi năm một nhanh. Nguyên nhân chủ yếu do chính phủ của thủ tướng Ne Win dẫn đến hậu quả là mục tiêu kế hoạch bốn năm lần thứ 4 (1982-1986) không hoàn thành, kinh tế suy thái nặng nề, các chỉ số kinh tế chủ yếu tăng trưởng âm: GDP: -0,1%, nông nghiệp: -0,3%, công nghiệp:-0,2%; chỉ có dịch vụ tăng trưởng 0,2%.

Hậu quả tiếp theo là nợ nước ngoài tăng 20,4% GDP năm 1978 lên tới 45,2% GDP năm 1986. Khủng hoảng kinh tế – xã hội khiến chính phủ Miến Điện không thể trả được nợ và lãi suất của nước ngoài ngày càng tăng theo thời gian. Để được hưởng quy chế tha nợ, tháng 12-1987, chính phủ của thủ tướng Ne Win buộc phải đề nghị và được Liên hợp quốc chấp thuận, xếp Miến Điện vào nhóm nước kém phát triển nhất thế giới. Điều này làm tổn thương nghiêm trọng tới quốc thề và tinh thần tự tôn dân tộc của nhân dân Miến Điện.

NỘI CHIẾN, SỰ KIỆN 8888 VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH PHỦ CỦA THỦ TƯỚNG NE WIN

Nội chiến

Suốt 26 năm tồn tại, chính phủ thủ tướng Ne Win liên tục phải đối phó với sự nổi dậy có vũ trang của các quốc gia dân tộc Kachin, Shan, Karen, Mon, Liên minh các dân tộc thiểu số, lực lượng tàn quân Quốc dân Đảng và lực lượng chống đối do cựu thủ tướng U Nu cầm đầu.

Ngày 1-4-1963, Hội đồng cách mạng ban lệnh ân xá cho các lực lượng khởi nghĩa nếu họ bỏ vũ khí ra đầu hàng chính phủ liên bang trước ngày 1-7-1963. Hội đồng cách mạng hứa sẽ đàm phán trực tiếp với các lực lượng khởi nghĩa để hai bên hiểu rõ lập trường của nhau.

Các cuộc đàm phán giữa hội đồng cách mạng với ************* cờ đỏ, ************* cờ trắng, Quân đội độc lập Kachin, Tổ chức quốc phòng Karen, Quân đội giải phóng quốc gia Shan,.. đều không đạt được kết quả mong muốn. Quân đội chính phủ tiếp tục tấn công truy quét các lực lượng khởi nghĩa. Các lực lượng khởi nghĩa bị tổn thất nhiều, tìm cách liên kết với nhau và tìm sự trợ giúp các lực lượng quân đội Quốc dân Đảng.

Tháng 5-1975, các đảng phái của nhiều sắc tộc thiểu số liên kết với nhau thành lập “Mặt trận dân chủ dân tộc” chống lại chính phủ liên bang, đòi thành lập các quốc gia dân tộc có đường biên giới rõ ràng và có chủ quyền về kinh tế, chính trị, văn hóa. Mặt trận dân tộc dân chủ có lực lượng vũ trang gồm 25.000 quân. Suốt nhiều năm sau, những cuộc xung đột vũ trang giữa mặt trận dân chủ dân tộc với quân đội chính phủ không ngừng xảy ra, tuy quân đội chính phủ chiếm ưu thế về lực lượng và vũ khí nhưng không thể tiêu diệt được các lực lượng nổi dậy. Nội chiến dai dẳng kéo dài hàng chục năm sau.

Buôn bán thuốc phiện là nguồn kinh phí quan trọng để các lực lượng nổi dậy duy trì lực lượng và mua sắm vũ khí. Từ khu vực Lashio, vùng biên giới Miến – Trung – Lào đến Tam giác vàng vùng ngã ba biên giới Miến – Lào – Thái, nguồn thuốc phiện, ma túy được các nhóm phiến quân vận chuyển ra bên ngoài, cung cấp co cả binh lính Mỹ ở Thái Lan và Miền Nam việt Nam.

Nhận thấy mối nguy hiểm này Mỹ quyết định hợp tác với chính phủ của Thủ tướng Ne Win chống việc sản xuất, buôn bán ma túy ở Miến Điện từ tháng 3-1975, Mỹ cung cấp cho Miến Điện một số máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại để quy quét những cơ sở sản xuất thuốc phiện của các nhóm phiến quân.

Quân đội chính phủ đã sử dụng vũ khí hiện đại của Mỹ vào việc tấn công tiêu diệt các lực lượng phiến quân buôn bán thuốc phiện, nổi tiếng nhất là Tương phi Khun Xa. Lực lượng vã trang của Khun Xa có hơn 20.000 tay súng, khống chế một vùng lãnh thổ lớn bang Shan dọc biên giới Thái Lan, điều hành mạng lưới buôn bán thuốc phiện, ma túy xuyên quốc gia suốt nhiều năm qua.

Cuộc nội chiến khốc liệt nhất là cuộc chiến giữa quân đội chính phủ liên bang với lực lượng vũ trang của Đảng Công Sản Miến Điện được bên ngoài hậu thuẫn, có căn cứ ở các quốc gia Nam Shan – vùng Đông Bắc Miến Điện, giáp biên giới Trung Quốc.

Tháng 11-1985, lực lượng vũ trang của ************* Miến Điện từng đánh bại quân đội chính phủ liên bang từ khu vực Hxi Hxi Wan, bang Shan và bao vây phong tỏa cánh quân chi viện của chính phủ. Hội đồng cách mạng Miến Điện phải huy động hai sư đoàn bộ binh sử dụng cả máy bay ném bom Pilatus và tên lửa bốn nòng 122mm của Liên Xô mới đẩy lùi được quân đội ************* Miến Điện.

Đầu năm 1986, quân đội chính phủ thừa thắng tiến quân đánh chiếm Kyubok – vùng lãnh thổ rộng rộng lớn do quân đội ************* Miến Điện kiểm soát. Tiếp đó quân đội chính phủ mở mặt trận thứ 2, vượt sông Thalwin tấn cong vào Tổng hành dinh Pangxgxang của quân đội ************* Miến Điện, gần biên giới Trung Quốc.

Chiến sự kéo dài đến giữa năm 1986 thì quân đội chính phủ tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn lực lượng quân đội ************* Miến Điện . Tàn quân và một số lãnh đạo của ************* Miến Điện phải chạy trốn, sống lưu vong ở nước ngoài, chấm dứt ngần 50 năm tồn tại hoạt động chính trị và vũ trang của ************* Miến Điện.

Sự Kiện 888 và sự sụp đổ của chính phủ của thủ tướng Ne Win

Ngay từ giữa năm 1974, công nhân ở Thủ đô Yangoon và các thành phố lớn bất mãn với cuộc sống đói nghèo, đã biểu tình đòi chính phủ liên bang bù giá cao, tăng lương, bãi bỏ luật cấm biểu tình. Chính phủ của Thủ tướng Ne Win ra lệnh cho quân đội đàn áp cuộc biểu tình khiến sinh hoạt công cộng ở Thủ đô Yangoon bị ngưng suốt năm tháng.

Tháng 12-1974, ở Yangoon lại nổ ra xung đột giữa sinh viên với quân đội, cảnh sát xung quanh việc tổ chứ tang lễ của nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc U Thant. Giới trí thức và sinh viên Miến Điện muốn xây lăng U Thant tại khuôn viên Đại học Tổng hợp Mandalay. Năm 1977, chính phủ chuyển một số trường đại học về các bang, vùng xa những thành phố lớn nhằm hạn chế sinh viên tụ tập biểu tình.

Đến năm 1988, trước thực trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, nội chiến kéo dài, tệ nạn tham nhũng hoành hành, tinh thần tự tôn dân tộc bị tổn thương sau khi biết chính phủ cầu xin Liên hợp quốc “tha nợ” …, từ tháng 3 đến tháng 6-1988, sinh viên các trường đại học ở Yangoon liên tục xuống đường biểu tình chống chính phủ liên bang.

Phong trào lan rộng ra các thành phố khác như Madalay, Bago, Toongi, Mague, Molamayin, Akyab,.. Đáp trả lại, chính phủ của Thủ tướng Ne Win sử dụng biện pháp cứng rắn, huy động cảnh sát thẳng tay trấn át, bắt bớ, khiến nhiều sinh viên và cảnh sát thiệt mạng. Chính phủ ra lệnh đóng cửa các trường đại học và giới nghiêm ở Thủ Đô Yangoon.

Sự bất lực về tình hình an ninh chính trị trong nước và khó khăn kinh tế khiến đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện phải tiến hành đại hội bất thường, Chủ tịch đảng Ne Win tuyên bố từ bỏ chính trường, rút về tuyến sau với lý do: “vì tôi tin rằng, tôi gián tiếp chịu trách nhiệm trước những sự kiện bi thảm tháng 3 và tháng 6, và vì tôi cũng cao tuổi”. Quyền điều hành chính phủ được giao cho phó chủ tịch hội đồng cách mạng Xein Luyn với cương vị mới là chủ tịch đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện kiêm thủ tướng.

Ngay sau khi nắm quyền, Thủ tưởng Xein Luyn ra lệnh bắt giam các nhân vật chống đối và công bố thiết quân luật vào ngày 3-8-1988.

Ngày 8-8-1988, dân chúngThủ đô Yangoon xuống đường biểu tình với quy mô lớn. Các thành phố lớn khác cũng hưởng ứng theo. Chính phủ của Thủ tướng Xein Luyn tung quân đội vào cuộc. Ngày 10 tháng 8, quân đội nổ súng vào đoàn biểu tình, máu đổ ở nhiều nơi, hàng nghìn người chết, bị thương và bị bắt giam.

Ngày 12-8-1988, Thủ tướng Xein Luyn từ chức, Tướng Maung Maung lên thay, bãi bỏ thiết quân luật, rút binh lính khỏi các đường phố , nhưng phong trào biểu tình của nhân dan vẫn tiếp diễn với sự tham gia của mọi thành phần xã hội. Cuối tháng 8-1988, xảy ra cuộc nổi loạn ở nhà tù Insein, nhiều tù nhân trốn thoát.

Các tổ chức chính trị mới lần lượt ra đời. Ngày 28-8-1988, ra đời “Liên hiệp sinh viên toàn Miến Điện”. Ngày 29-8-1988, cựu thủ tướng U Nu thành lập ‘Liên minh vì dân chủ và hòa bình”.

Tháng 4-1988, bà Aung San Suu Kyi, 43 tuổi – con gái út cố thủ tướng Aung San – từ Luân Đôn trở về Miến Điện thăm mẹ ốm. Tại Yangoon, Aung San Suu Kyi trực tiếp chứng kiến “sự kiện 8888” và quyết định ở lại trong nước cùng nhân dân Miến Điện đấu tranh chống chính quyền quân sự Miến Điện.

Ngày 27-8-1988, Aung San Suu Kyi tham gia thành lập “Liên minh quốc gia đấu tranh vì dân chủ” do Aung Gyi (Thiếu tướng dưới thời U Nu) làm chủ tịch, Tin U (cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời U Nu) làm phó chủ tịch, Aung San Suu Kyi làm tổng thư ký, để đối thoại trực tiếp với chính quyền quân sự, đòi bầu cử tự do để thành lập một chính phủ dân chủ hợp hiến, hợp pháp. Ý tưởng này của NLD được các nước phương tây khuyến khích và nhiều người cùng thế hệ với Tướng Aung San ủng hộ. Tháng 12-1988, Aung Gyi tách khỏi NLD, thành lập Đảng Dân tộc dân chủ thống nhất. Tin U thay thế Aung Gyi làm chủ tịch NLD.

Đầu tháng 9-1988, phong trà biểu tình chống đối của sinh viên và nhân dân lan rộng ra 50 thành phố lớn, thu hút sự ủng hộ của nhiều quan chức trong chính phủ và đảng cầm quyền. Các lực lượng chống đối yêu cầu chính phủ từ nhiệm để tuyển cử tự do, bầu chính phủ mới. Cựu thủ tướng U Nu cũng lập một chính phủ lâm thời gồm 26 thành viên để sẵn sàng tranh cử.

Ngày 10-9-1988, Đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện tuyến bố tán thành bầu cử đa đảng. Tướng Maung Maung tuyên bố sẽ cố gắng tổ chức bầu cử trong thời gian sớm nhất và cho biết các đảng lãnh đạo Đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện sẽ không ra ứng cử. Ngày 14-9-1988, nhân dân Yangoon biểu tình lớn đòi chính phủ quân sự từ chức. Tướng Maung Maung ra lệnh cho các công chức trở về làm việc và tuyên bố khai trừ đảng tịch những đảng viên tiếp tục tham gia biểu tình.

Giữa lúc tình hình đang căng thẳng, hỗn loạn và phức tạp, ngày 18-9-1988, Bộ trưởng bộ quốc phòng – Đại tướng Saw Maung cùng các tướng lĩnh thân cận tiến hành cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền của Đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện sau 26 năm trị vì, thành lập hội đồng khôi phục trật tự và pháp luật quốc gia (SLORC) gồm 19 thành viên, do tướng Saw Maung làm chủ tịch. Hội đồng nhà nước và quốc hội cùng các hội đồng địa phương bị giải tán.

Các nhà sử học Miến Điện ghi nhận, 26 năm tồn tại của chính phủ quân sự do thủ tướng Ne Win đứng đầu là thời kỳ kinh tế – xã hội Miến Điện kém phát triển nhất kể từ sau khi giành được độc lập. Trong thời kỳ này, Miến Điện chỉ có một điểm sáng duy nhất thuộc về lĩnh vực thể thao, cũng là niềm tự hào của nhân dân Miến Điện: năm lần vô địch bống đá Đông Nam Á (1965, 1967, 1969, 1971, 1973), hai lần vô địch bóng đá châu Á (1966, 1970) và một huy chương vàng môn cử tạ cùng cúp Fair Play bóng đá tại thế vận hội 1972.

Theo BETRAINING
http://reds.vn/index.php/lich-su/ho-so-tu-lieu/6313-buc-tranh-lich-su-dat-nuoc-myanmar
 

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
802
Động cơ
448,496 Mã lực
Cụ hỏi câu này em xin trả lời từ từ nhé. Trước hết là em quay sang hỏi cụ Gúc về lịch sự hình thành và phát triển của Myanmar tới ngày hôm nay. Tìm được bài này pót lên đây để cụ nào quan tâm thì đọc. :D
Hì hì, ý em là những địa danh cụ đến thôi. Chứ mấy cái trên gôogle thì em cũng biết mà. Ý em là mấy cái ko có trên google cụ ơ. Cám ơn cụ!
 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Em xin tiếp tục hành trình của em. Ra khỏi sân bay đã hơn 9h30' sáng, em đi tìm chỗ nào có ăn sáng cho đỡ đói, tiếp thêm sức để đi ngắm các ngôi chùa, đền nổi tiếng tại Bagan. :D

Chạy một lúc, qua một quán ven đường, trông cũng lịch sự, sạch sẽ, em tạt vào nghỉ ngơi, tranh thủ nạp năng lượng.

 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Nhìn quả menu này em chịu luôn, vì hệ chữ và số Myanmar quả là khác biệt so với hệ chữ số latin.

Tiếng Myanma là ngôn ngữ chính thức ở nước Myanma. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Miến Điện. Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại: loại "chính thống" thường thấy trong văn bản, báo chí và truyền thanh. Loại thứ hai là văn ngôn thường thấy trong hội thoại hàng ngày.

Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Môn. Tiếng Myanma được dùng như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Myanma.
Quay qua quay lại, nhìn thấy tấm biển này dễ đọc hơn hẳn. :D
 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Quán xá trông bày trí cũng có gu riêng



 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Trông cũng gọn gàng, ngăn nắp

 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Em làm ít dưa hấu cho mát mẻ



 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Trong lúc em nghỉ chân, thì con ngựa già thồ em cũng cần nghỉ ngơi, uống nước. :D



 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Trong lúc chờ đợi, em ra ngó xung quanh xem thế nào.


Thùng rác đặt gọn gàng ngay trước cửa quán.


Đối diện có cửa hàng thời trang, quần áo giày dép.
 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Bên cạnh có cửa hàng sửa chữa xe máy, trông cũng giống như một cửa hàng ở VN.

 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Anh thợ sửa xe có vẻ rất lành nghề.

 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Xe máy ở Myanmar có rất nhiều loại, xe tàu cũng nhiều, có cả honda.

 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Nghỉ ngơi đã xong, em tiếp tục cuộc hành trình. Để đi thăm Bagan, ở nhà em đã tra cứu trước vài điểm quan trọng không thể bỏ qua tại Bagan. Tìm đường đến những điểm này em chủ yếu dùng Google Maps, ứng dụng này bật 3G vừa đi vừa tra cứu đường rất tiện. Chỉ có vấn đề là nhanh hết pin, nên phải mang cục sạc dự phòng đi cho an tâm.

Bagan

Bagan là điểm đến không thể thiếu trong hầu hết các tour du lịch Myanmar. Là cố đô của Myanmar, Bagan trải rộng khắp dải đồng bằng khô cằn bên dòng sông Ayeyarwady thơ mộng. Bagan là nơi hội tụ những công trình kiến trúc đền chùa độc đáo nhất Đông Nam Á.

Bagan – cố đô lâu đời của Myanmar

Bagan có tên cũ là Pagan, từng là kinh đô của vương quốc Pagan tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 ở miền trung Myanmar ngày nay

Thành phố Bagan hiện nay nằm ở vùng đất khô, trung tâm Myanmar, nằm ở bờ phía đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145 km về phía Tây Nam, thuộc Vùng Mandalay. Nó có diện tích khoảng 25 dặm vuông với hàng trăm đền chùa, tự viện. Những đền chùa này được xây dựng trong khoảng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada. Những đền chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanmar.

Bagan từng là thủ đô của Myanmar trong suốt 230 năm (giữa thế kỷ XIII và XIV. Hiện nơi đây còn lưu giữ được hơn 2.000 ngôi đền chùa. Những di tích còn sót lại của Bagan có thể sánh ngang với hai quần thể đền tháp nổi tiếng là đền Angkor Wat của Campuchia và đền Borobodur ở miền trung đảo Java, Indonesia.

Một điều đặc biệt là tất cả các đền chùa của Bagan chỉ nằm trong diện tích 42km vuông bên trái bờ sông Ayeyarwady, nay được biết đến là vùng Bagan cũ (Bagan Plain). Những công trình đền chùa còn sót lại chính là hiện thân của một lối kiến trúc đã tiệt chủng, từ những chùa búp tháp đặc kín trong giai đoạn đầu của thời Mon cho tới những ngôi đền có kiến trúc rỗng bên trong của thời hậu Mon.

Vẻ đẹp cổ kính của cố đô Bagan

Kiến trúc Mon rất phổ biến tại các ngôi chùa lớn của Bagan, một trong số đó là chùa vàng Shwezigon. Đây là ngôi chùa vàng đầu tiên được xây dựng tại Miến Điện và cũng là mẫu tiêu biểu cho các ngôi chùa sau này. Nhìn từ xa, du khách sẽ cảm nhận được vẻ linh thiêng toát ra từ kiến trúc kiên cố, tháp trên cùng hình trụ thếp vàng, đặt trên ba tầng tháp vuông. Bên cạnh chùa Shwezigon “cổ xưa nhất”, Bagan còn có ngôi đền Ananda “đẹp nhất”; chùa Thatbyinyu “cao nhất” và cuối cùng là chùa Dhamma Yangyi “đồ sộ nhất”.

 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Điểm đến đầu tiên của em tại Bagan là tháp Shwesandaw.

Tháp Shwesandaw

Bagan tráng lệ, rực rỡ trong ánh bình minh và mơ màng trong dáng chiều đỏ ửng. Những tòa tháp cao thấp khác nhau được đánh thứ tự đến số hàng nghìn, nhấp nhô xen kẽ. Từ trên đỉnh tháp Shwesandaw nhìn xuống, khung cảnh hùng vĩ, mênh mông chùa tháp hiện lên như một bức tranh khổng lồ, khiến những ai đã từng một lần được đặt chân tới Bagan không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ và thán phục cái thời hoàng kim mà vị vua Annawrahta đã gây dựng. Dù cuộc sống bên ngoài thế giới có nhộn nhịp và sôi động thế nào thì cố đô Bagan vẫn nằm đó, bình yên và và trầm mặc như đã ngủ quên vào quá khứ từ hàng thế kỷ trước.


(Ảnh: Internet)

Đền Shwesandaw trông xa giống như một kim tự tháp Ai Cập, có 4 mặt, 5 tầng và một stupa (tháp hình quả chuông úp) trên đỉnh. Tương truyền, ngôi đền này được xây dựng bởi vua Anawrahta năm 1057 để lưu giữ xá lợi là một trong 8 sợi tóc của Phật Thích ca được đem về từ Ấn Độ hồi trước công nguyên. Điểm đặc biệt của đền Shwesandaw là có bốn cầu thang bằng gạch ở bốn mặt, mỗi cầu thang có 5 tầng. Để du khách và người hành hương có thể leo lên các ban công trên cao, người ta đã lắp một dãy ống tuýp sắt khá vững chãi bên phải của cầu thang để du khách dễ leo lên cao vì cầu thang khá dốc và hẹp.

 

G99

Xe buýt
Biển số
OF-70626
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
518
Động cơ
433,260 Mã lực
Ở Myanmar có quy định, trước khi vào khuôn viên chùa, đền mọi người đều phải đi chân đất, không được đi giày hoặc đi tất, không được mặc quần sóc, váy ngắn. Nói chung là quần áo phải lịch sự trước khi vào đền chùa. Nhập gia phải tùy tục thôi. :D

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top