[Funland] Mỹ nơm nớp lo tàu sân bay "cà khổ" của Nga tự chìm

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vậy mấy con anh em của nó thì thế nào nhỉ (Ấn, Khựa)

Hải quân Mỹ luôn phải để mắt tới tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga vì lo ngại rằng con tàu này có thể tự chìm bất cứ lúc nào.


Robert Beckhusen, một nhà phân tích tại Đại học San Marco, Texas (Mỹ) vừa có bài phản ảnh thảm trạng của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang phục vụ trong Hải quân Nga, đồng thời cho biết mối lo ngại của Hải quân Mỹ về mức độ an toàn của con tàu này. Sau đây là nội dung bài viết:
Trong tháng 12/2011, tàu sân bay “già nua, tàn tật” Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga đã rời căn cứ để bắt đầu đợt triển khai thứ 4 tới Địa Trung Hải. Con tàu với lượng giãn nước đầy tải khoảng 55.000 tấn đã có một lịch sử đầy rẫy những trục trặc kỹ thuật kể từ khi nó được đưa vào hoạt động từ năm 1991.

Hải quân Mỹ luôn phải để mắt tới tàu sân bay Đô Đốc Kuznetsov của Nga vì lo rằng nó có thể tự chìm bất cứ lúc nào.​
Hoạt động của Kuznetsov đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây nhờ những nỗ lực tăng cường các hoạt động tuần tra các đại dương và đào tạo thủy thủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã trải qua một số lần nâng cấp để tham gia thường xuyên hơn vào các hoạt động cùng với một số tàu chiến khác.
Tuy nhiên, khi tàu sân bay này di chuyển vòng qua châu Âu để tiến vào Syria, Hạm đội 6 Hải quân Mỹ đã luôn phải để mắt tới nó, phòng trường hợp con tàu này... tự chìm.
Điều này có vẻ khó tin nhưng tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có một lịch sử dày đặc các “thương tật” kể từ khi được đưa vào trang bị. Một thủy thủ Nga đã thiệt mạng khi tàu sân bay này bị cháy trong quá trình triển khai hoạt động đến Địa Trung Hải năm 2009. Trong suốt quá trình triển khai, Kuznetsov đã làm đổ hàng trăm tấn nhiên liệu xuống biển trong quá trình tiếp nhiên liệu. Hệ thống động lực tuabin hơi nước của con tàu hoạt động như một “con ngựa bất kham” và luôn phải có các tàu kéo đi kèm để phòng trường hợp nó dở chứng không hoạt động. Chưa dừng lại ở đó, tàu sân bay Kuznetsov dường như chưa thể làm những điều để được gọi là tàu sân bay.

Vệt dầu loang do nhiên liệu bị rơi xuống biển trong quá trình tiếp nhiên liệu cho tàu sân bay Kuznetsov có thể nhìn thấy từ vệ tinh.
Việc triển khai máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Kuznetsov gặp rất nhiều khó khăn, nó sử dụng một đường băng kiểu nhảy cầu thay vì máy phóng hơi nước. Điều này buộc các máy bay phải giảm trọng lượng cất cánh, gây ảnh hưởng lớn đến thời gian hoạt động tuần tra.
BÀI LIÊN QUAN


Trong năm 2011, mặc dù Mỹ bày tỏ lo ngại nhưng Kuznetsov vẫn về được cảng nhà ở Severomorsk. Tới cuối năm này, con tàu lại được triển khai trở lại Địa Trung Hải mà không có kế hoạch cải thiện động cơ và sàn đáp cho máy bay. Lần này, Hải quân Mỹ không bày tỏ rõ lo ngại liệu con tàu có chìm hay không.
Trong kế hoạch dài hạn của điện Kremlin mới được tiết lộ, Hải quân Nga sẽ thiết lập một lực lượng đặc nhiệm thường trực ở khu vực Địa Trung Hải với các tàu chiến được rút ra từ Hạm đội Biển Đen và Biển Bắc.

Lực lượng này bao gồm các tàu chiến mới và các tàu cũ được cải tiến, đồng thời gia tăng số lần triển khai đến Địa Trung Hải. Về lý thuyết, có khoảng 10 tàu chiến sẽ được triển khai lâu dài ngoài biển, bao gồm tàu sân bay Kuznetsov.

Mỹ và các nước đồng minh sẽ giữ một con mắt thận trọng đối với tàu sân bay của Nga phòng nó khi nó tự chìm.
Thế nhưng, Hải quân Nga lại bị hạn chế về khả năng tiếp tế trên biển, do đó họ cần các cảng biển. Hạm đội biển Đen của Nga có căn cứ tại Sevastopol, Ukraine, nhưng đây là một vị trí bất lợi do cảng này dễ bị tổn thương bởi những bất ổn chính trị ở Ukraine.
Một trở ngại khác là thủ tục di chuyển từ biển Đen qua eo biển Bosporus mà Thổ Nhĩ Kỳ đang kiểm soát khá khó khăn.
Nếu không có căn cứ Tartus ở Syria, Hải quân Nga sẽ có ít hơn một điểm tiếp nhiên liệu. Khi đó, Nga sẽ mất khả năng hỗ trợ cho các tàu lớn như Đô đốc Kuznetsov. Có tin đồn cho rằng, Nga đang xem xét triển khai một căn cứ ở đảo Síp, Montenegro, và Hy Lạp. Trong đó, địa điểm ở đảo Síp thu hút nhiều sự chú ý nhất, bởi nó có liên quan tới mối quan hệ kinh tế gần gũi giữa Nga và quốc đảo này.
Dù như thế nào thì tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũng khó lòng "sống sót" qua năm 2020, khi Kremlin cho nó "lùi về dĩ vãng". Cho tới khi đó, Mỹ và các đồng minh của mình sẽ luôn phải để mắt giám sát, quan tâm để phòng trường hợp con tàu già nua này trở thành mối nguy hiểm cho bản thân nó, thủy thủ đoàn và những người xung quanh.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nghe đồn là 2017 nó có tsb mới rồi.
Cố lên ông già.
Em thấy mẽo nó dìm hàng nga quá đáng, TSB của gấu mà tệ hại thế không nhẽ Liêu Ninh hơn được. Nga có kém thì cũng là 1 nước có trình độ tự đóng TSB .
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em thấy mẽo nó dìm hàng nga quá đáng, TSB của gấu mà tệ hại thế không nhẽ Liêu Ninh hơn được. Nga có kém thì cũng là 1 nước có trình độ tự đóng TSB .
Thì thực sự Nga đã có TSB nào chính thức đâu, nó vẫn là tuần dương hạm chở máy bay mà.
Vả lại nó cũng cổ quá rồi, nên chế cái mới thôi.
Nhật còn có tàu ngầm phóng may bay từ năm 45 mới kinh :D
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Thì thực sự Nga đã có TSB nào chính thức đâu, nó vẫn là tuần dương hạm chở máy bay mà.
Vả lại nó cũng cổ quá rồi, nên chế cái mới thôi.
Nhật còn có tàu ngầm phóng may bay từ năm 45 mới kinh :D
Thì cũng đồng ý với cụ là nó cổ thật, kinh phí nuôi con nghiện này cũng không phải là ít, vấn đề là với khả năng của người nga không lẽ kém đến mức phải để mẽo nó lo con này tự chìm. Mẽo cũng nhiều chuyện vãi:P
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chắc Mẽo nó lo lỡ chìm gần nhau lại đổ tại này nọ thôi.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em bẩu hàng Nga giờ chất lượng kém hơn LX nhiều cụ không tin, tại nạn nhiều hơn cả thằng Mỹ. Ấn mua của Nga cũng gặp nhiều tai nạn, có thể do khí hậu châu Á mà khí tài nhanh hỏng ?.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em bẩu hàng Nga giờ chất lượng kém hơn LX nhiều cụ không tin, tại nạn nhiều hơn cả thằng Mỹ. Ấn mua của Nga cũng gặp nhiều tai nạn, có thể do khí hậu châu Á mà khí tài nhanh hỏng ?.
Mấy cái TSB ấy của LX hết mà cụ, từ thời Nga đã có cái TSB nào thêm đâu.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em bẩu hàng Nga giờ chất lượng kém hơn LX nhiều cụ không tin, tại nạn nhiều hơn cả thằng Mỹ. Ấn mua của Nga cũng gặp nhiều tai nạn, có thể do khí hậu châu Á mà khí tài nhanh hỏng ?.
Không thể nói là kém hơn thời LX được cụ ơi, chất lượng xuống cấp do dùng hàng từ thời liên xô để lại, những cái mới công nghệ hiện đại hơn nhiều, Còn lổi thì thằng nào chẳng có F22, F35 của mẽo vẫn lổi đó thôi. F22 chưa đánh đã rụng 8 chiếc rùi đó.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Làm gì đến 8 chiếc hả cụ, có 2 3 chiếc lỗi " ô xi " và " hệ thống vỏ gặp mưa " .Hàng Nga bán cho các nước khác giảm 1 phần tính năng lại nhanh hư.Bên mình cũng có vụ hỏng su hào đấy thây.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Làm gì đến 8 chiếc hả cụ, có 2 3 chiếc lỗi " ô xi " và " hệ thống vỏ gặp mưa " .Hàng Nga bán cho các nước khác giảm 1 phần tính năng lại nhanh hư.Bên mình cũng có vụ hỏng su hào đấy thây.
Cái bài em post lên trong thớt so sánh F22 và T50 nó nói rớt năm nào , ở đâu và 8 cái đấy. Su hào nhà mình em nhớ 2008 rớt ở thanh hóa là Su 22 cũ rích rùi mà.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Em bẩu hàng Nga giờ chất lượng kém hơn LX nhiều cụ không tin, tại nạn nhiều hơn cả thằng Mỹ. Ấn mua của Nga cũng gặp nhiều tai nạn, có thể do khí hậu châu Á mà khí tài nhanh hỏng ?.
*** dầm chớ đổ tại cờ Hym
Có thể thấy rằng, tai nạn máy bay có rất nhiều nguyên nhân: lỗi của hệ thống kỹ thuật, thao tác sai của con người và ảnh hưởng của thiên nhiên.

Trong số các nước sử dụng Su-30 thì Ấn Độ là nước gặp nhiều tai nạn nhất. Năm 2012, Ấn Độ đã bắt đầu lên tiếng phàn nàn về Su-30MKI, chỉ ra một số khiếm khuyết về công nghệ chế tạo trong hệ thống điều khiển điện tử và kiểm soát bay, do phía Nga không đưa ra phản ứng gì trong vụ việc trên nên Ấn Độ đã công khai những vấn đề này trước công chúng.

Ấn Độ cũng đã đề nghị Nga cải tiến thiết kế của động cơ AL-31F, loại động cơ này bất kể ở các máy bay Su-30 của Nga hay Su-30 MKI của Ấn đều nhiều lần phát sinh sự cố giống nhau. Các vụ tai nạn Su-30 MKI trong 3 năm qua đã chứng tỏ vấn đề này chưa hề có gì cải thiện.

Về phía Nga, sau khi một chiếc Su-30MKI bị rơi năm 2011, các chuyên gia Nga đã phải sang tận nơi điều tra và phát hiện đa số các máy bay chiến đấu Ấn Độ đậu ngoài trời. Nga kết luận sự chiếu xạ kéo dài của các tia cực tím đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thân máy bay và tính năng của các thiết bị.

Tuy nhiên, nhiều nước có điều kiện thời tiết khắc nghiệt chẳng kém gì Ấn Độ cũng đang sở hữu Su-30…nhưng sao họ không gặp phải thảm trạng như nước này?

Một số chuyên gia chỉ ra hai nguyên nhân Ấn Độ hay gặp phải tai nạn máy báy:

Quy trình đào tạo phi công của Ấn Độ chất lượng thấp. Sự thiếu hụt nghiêm trọng các máy bay huấn luyện sơ cấp làm không quân Ấn Độ phải cắt giảm 2/3 thời gian bay tập của phi công với các máy bay huấn luyện sơ cấp, đến mức mỗi người chỉ có 25 giờ bay tập, từ đó dẫn đến tình trạng 39% các vụ tai nạn máy bay là do thao tác sai.

Thứ hai là chất lượng một số thiết bị do Ấn Độ sản xuất được lắp trên các máy bay không đảm bảo. Lật lại hồ sơ sản xuất hoặc bảo trì của các vụ tai nạn từ năm 2004 - 2007 người ta mới nhận ra một sự thực kinh hoàng: trong 29 máy bay rơi thì có 26 chiếc do HAL (Công ty hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited) lắp ráp hoặc đại tu. Xa hơn nữa, trong giai đoạn 1992 - 2004, công ty này cũng góp phần lớn vào các vụ tai nạn máy bay: trong số 10 chiếc Mig-21 có liên quan đến HLA (lắp ráp 2 và đại tu 8) thì có 8 chiếc bị rơi; lắp ráp 3 và đại tu 5 chiếc Jaguar thì 6 chiếc tai nạn; đại tu 4 chiếc Mirage-2000 thì cả 4 chiếc đều… đâm xuống đất; đại tu 3 chiếc Mig-29 thì cả 3 cũng rơi nốt; chiếc Su-30MKI thiệt hại năm 2009 cũng là “sản phẩm hoàn hảo” của HAL.

Như vậy có thể thấy rằng, nếu bảo quản đúng quy trình, kiểm tra tỉ mỉ, huấn luyện bài bản và phi công xử lý tình huống nhanh nhạy, quyết đoán sẽ không chỉ hạn chế được rất nhiều tai nạn của Su-30 mà còn nâng cao sức mạnh chiến đấu của cỗ máy được mệnh danh là “hổ mang chúa” này.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cụ @man làm em lại lo gay gáy cái vụ Ấn Độ nâng cấp cho mình 100 con mig 21, haiz ... không biết có sáng sủa gì không đây.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Rơi có mấy cái thôi từ ấy đến h chục năm rồi.
Mà mấy cái rơi đa số là cái chưa nâng cấp
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mà ai cungc chê đồ Nga rớt là quan tài bay, Thế F4 của Hàn xẻng nó rớt hơn 30 chiếc đấy sao không thấy ai nó quan tài bay nhể.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cụ lại tạo flame đấy nhá. Nho nhỏ cái mồm thôi khg ngvta lại nhẩy dựng cả lên
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Hàn Quốc thừa nhận mất 35 chiến đấu cơ

(Lực lượng vũ trang)- Không quân Hàn Quốc thừa nhận kể từ năm 2000 tới nay, lực lượng này đã mất tổng cộng 35 máy bay chiến đấu.


Theo trang tin Jane’s, số liệu này đã được đưa ra trong báo cáo của Không quân Hàn Quốc trước Quốc hội nước này hôm 21/10. Cùng với số máy bay bị mất kể trên, còn có 38 phi công và 1 nhân viên kỹ thuật mặt đất thiệt mạng.

Theo báo cáo, phần lớn những chiếc gặp tai nạn là máy bay cũ. Nguyên nhân của hầu hết các vụ là do lỗi của phi công. Ngoài ra, một số chiếc bị rơi do công tác bảo trì kém và gặp các trục trặc khác nhau.

Trong số 35 chiếc máy bay gặp nạn của Không quân Hàn Quốc, chủ yếu là những chiếc tiêm kích F-4 Phantom II và F-5 Tiger II. Tính trung bình, mỗi năm có gần 3 chiếc tiêm kích các loại này của Hàn Quốc bị rơi.
Một chiếc RF-4C của Hàn Quốc bị rơi năm 2008​

Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, Không quân Hàn Quốc hiện có 83 chiếc tiêm kích F-4E và RF-4C, 194 chiếc tiêm kích F-5E/F. Đây là những chiếc đang trong quá trình được thay thế loại bỏ.

Vụ tai nạn mới đây nhất là một chiếc F-5E đã bị rơi trong khi huấn luyện ngày 26/9/2013. Ngay sau vụ tai nạn này, Hàn Quốc đã cấm bay đối với tiêm kích F-5E nhưng sau đó đã cho cất cánh lại từ ngày 18/10.

Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân vụ tai nạn là công tác bảo trì kỹ thuật không đảm bảo yêu cầu. Trong quá trình bay, phi công đã mất điều khiển và buộc phải sử dụng ghế phóng để thoát hiểm.

Một chiếc F-4D của Hàn Quốc khi còn trong biên chế​

Cả hai loại tiêm kích F-4 Phantom II và F-5 Tiger II đều được phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước. Trong đó, F-4 Phantom II nguyên bản là máy bay tiêm kích-bom có chức năng đánh chặn và có tốc độ siêu thanh.

Thông số chung của F-4 là dài 19,2 m, nặng gần 14 tấn. Máy bay có 2 chỗ ngồi, có 2 động cơ và có thể đạt tốc độ tối đa 2,2 M. F-4 có bán kính tác chiến 680 km và trần bay thực tế trên 18 km.

Mỹ bắt đầu đưa vào trang bị loại máy bay này cho Hải quân từ năm 1960 và đưa F-4 Phantom II trở thành thành tố chủ chốt trong Hải quân và Không quân Mỹ. Tuy nhiên, từ năm 1979, Mỹ đã ngừng sản xuất loại máy bay này.

Hàn Quốc bắt đầu nhận những chiếc F-4D đã qua sử dụng của Không quân Mỹ từ năm 1968 cho tới năm 1988 theo chương trình mang tên “Peace Spectator”. Chiếc F-4D cuối cùng của Hàn Quốc đã “nghỉ hưu” từ năm 2012.

F-4E của Không quân Hàn Quốc​

Cùng với chương trình “Peace Spectator”, Hàn Quốc còn nhận được phiên bản F-4E cả cũ và mới của Mỹ theo chương trình “Peace Pheasant” trong những năm 1970. Khi Nhóm Trinh sát chiến thuật số 460 của Không quân Mỹ giải thể vào năm 1990, Hàn Quốc tiếp tục nhận được những chiếc RF-4C thải loại từ đơn vị này.

Hàn Quốc đã nhận tổng cộng 216 máy bay F-4 các loại từ Mỹ. Sau khi ngừng bay đối với RF-4C, hiện Không quân Hàn Quốc chỉ còn lại 83 chiếc F-4E và RF-4C.
Máy bay chiến đấu F-5E của Hàn Quốc​

F-5 Tiger II cũng được Mỹ phát triển từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước và được đánh giá tương đương với MiG-21 của Liên Xô. Mỹ bắt đầu đưa F-5 vào trang bị từ đầu những năm 1960 và ngừng sản xuất từ năm 1987. Hàn Quốc bắt đầu nhận những chiếc F-5E/F của Mỹ từ năm 1974 và tự sản xuất theo giấy phép của Mỹ phiên bản KF-5 từ năm 1982.

Thông số cơ bản của F-5 là dài 14,45 m, có trọng lượng rỗng trên 4 tấn. Máy bay có 1 chỗ ngồi, 2 động cơ và có thể đạt tốc độ tối đa 1.700 km/h. Tầm bay tối đa của máy bay là 1.405 km và trần bay đạt 15.800 m.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,649
Động cơ
369,006 Mã lực
Mỹ dìm hàng Nga quá đáng!:-?
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
F4 nó cũng cùng thời với Mig, Hàn nó mới tính chuyện thay mới. Ấn nó cùng thay từ chính hàng Nga đấy, hết cháy tàu rồi rớt máy bay. Què chê cụt !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top